Bản tóm lược tam-nhân, nhị nhân bậc cao, bậc thấp

Bản tóm lược tam-nhân, nhị nhân bậc cao, bậc thấp

Tam-nhân, Nhị-nhânđại-thiện-nghiệp Thời-kỳ tái-sinh Thời-kỳ sau khi

đã tái-sinh

1-Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ 8 đại-quả-tâm + 8 thiện-quả vô-nhân-tâm, có 16 quả-tâm
2- Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp và nhị-nhân đại-thiện- nghiệp bậc cao 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ + 8 thiện-quả

vô-nhân-tâm, có 12 quả-tâm

3- Nhị-nhân đại-thiện-

nghiệp bậc thấp

1suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiêp 8 thiện-quả vô-nhân-tâm

Năng lực của muñcacetanā

* Phước-thiện nào trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp hoặc nhị-nhân đại-thiện-nghiệp là do năng lực của muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm khi đang tạo phước-thiện ấy như sau:

Nếu muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ khi đang tạo phước-thiện nào, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp (tihetukakusalakamma).

Nếu muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, không có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ khi đang tạo phước-thiện nào, thì phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp (dvihetukakusalakamma).

Năng lực của aparacetanā

* Phước-thiện nào trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp hoặc nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, bậc thấp là do năng lực của aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi như sau:

Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp

– Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan-hỷ, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên không làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma).

– Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh

với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp (tihetuka-omakakusalakamma).

Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc bậc thấp

– Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan-hỷ, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên không làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma).

– Người nào đã tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā đã trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp; nếu khi đến thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, sau thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi người ấy niệm tưởng đến phước-thiện ấy, phát sinh đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, nên làm ô nhiễm đại-thiện-tâm ấy, thì phước-thiện ấy trở thành nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp (dvihetuka-omakakusalakamma).

Cho nên, mọi người thiện nên gần gũi thân cận với chư bậc thiện-trí, để có cơ hội học hỏi, lắng nghe lời giáo huấn của chư bậc thiện-trí, để hiểu biết cách tạo phước-thiện ấy trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma), đó là đại-thiện-nghiệp cao quý có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người tam-nhân cao quý (tihetukapuggala) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc và vô số kiếp, nhất là làm nhân-duyên dắt dẫn đến sự thành-tựu Nibbānasampatti, thì hạnh phúc biết dường nào!

Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu

Trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới:

– Dục-giới có 11 cõi-giới.

– Sắc-giới có 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

– Vô-sắc-giới có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Cõi người (manussabhūmi) là 1 trong 31 cõi-giới, cõi người là nơi sinh sống của loài người (manussa).

Loài người ở trong 4 châu lớn, mà mỗi châu nằm mỗi hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc xung quanh chân núi Sineru như sau:

1- Pubbavidesadīpa: Đông thắng-thần-châu.

2- Aparagoyānadīpa: Tây ngưu-hoá-châu.

3- Jambūdīpa: Nam thiện-bộ-châu.

4- Uttarakurudīpa: Bắc cưu-lưu-châu.

Con người ở trong cõi Nam thiện-bộ-châu có tính chất đặc biệt hơn loài người trong 3 châu khác nói riêng, và cũng có tính chất đặc biệt hơn tất cả chúng-sinh trong các cõi-giới khác nói chung.

Con người ở trong cõi Nam-thiện-bộ-châu có tính chất đặc biệt như thế nào?

* Con người (manussa) sinh sống trong cõi Nam-thiện-bộ-châu (trái đất của chúng ta) này có tâm dũng mãnh trong thiện-nghiệp thì đạt đến cực-thiện, trong ác-nghiệp thì đến cực-ác như sau:

– Trong thiện-nghiệp thì đạt đến cực-thiện nghĩa là tâm của con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu có đức tính đặc biệt như sau:

* Có khả năng đặc biệt thuận lợi tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng đầy đủ trọn vẹn, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh muôn loài.

* Có khả năng đặc biệt thuận lợi tạo 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, đầy đủ trọn vẹn, để trở thành Đức-Phật Độc-Giác cao thượng có nhiều Đức-Phật trong cùng thời.

* Có khả năng thuận lợi tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, đầy đủ trọn vẹn, để trở thành 2 bậc Thánh A-ra-hán Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, chư bậc Thánh A-ra-hán Đại-thanh-văn đệ-tử, chư bậc Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác,…

– Trong ác-pháp thì đến cực-ác nghĩa là tâm con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu có thể tạo 5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội đó là ác-nghiệp giết cha, ác-nghiệp giết mẹ, ác-nghiệp giết bậc Thánh A-ra-hán, ác-nghiệp làm bầm máu ngón chân cái của Đức-Phật, tỳ-khưu có thể tạo ác-nghiệp chia rẽ tỳ-khưu-Tăng.

* Con người ở trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, mỗi người có khả năng thuận lợi tạo mọi đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, tạo đầy đủ 10 phước-thiện puññakriyāvatthu, và cũng có cơ hội tạo mọi ác-nghiệp, tất cả mọi đại-thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp dù nặng, dù nhẹ đều được lưu-trữ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm sinh rồi diệt của mỗi người nói riêng, mỗi chúng-sinh nói chung, từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại, mặc dù mỗi kiếp thân bị thay đổi do năng lực quả của nghiệp, còn mỗi tâm vẫn có phận sự lưu-trữ đầy đủ trọn vẹn tất cả mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp dù nặng dù nhẹ không hề bị mất mát một mảy may nào cả.

* Tất cả mọi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này có tính chất đặc biệt hơn tất cả mọi chúng-sinh trong các cõi-giới khác về vấn đề nghiệp cho quả như sau:

– Tất cả chúng-sinh trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, loài a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh phần nhiều chỉ có ác-nghiệp có cơ hội cho quả khổ mà thôi, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới mong thoát khỏi cõi ác-giới ấy. Còn mọi đại-thiện-nghiệp ít có cơ hội cho quả an-lạc. Ngoại trừ có một số loài súc-sinh như voi báu, ngựa báu, con chó, con mèo tinh khôn, con chim nói tiếng người, … Các con súc vật ấy tuy ác-nghiệp đã có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) làm loài súc-sinh, nhưng trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, có đại-thiện-nghiệp của chúng trong kiếp quá-khứ có cơ hội cho quả an-lạc, nên các con súc vật ấy được mọi người thương yêu quý mến, được chăm lo săn sóc nuôi dưỡng đặc biệt.

– Chư vị thiên-nam hoặc chư vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới, chỉ đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả an-lạc mà thôi, còn mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả khổ.

– Chư phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên và trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp, vô-sắc-giới thiện-nghiệp có cơ hội cho quả an-lạc mà thôi, tuyệt đối mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả khổ được.

* Tất cả mọi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận-duyên (sampatti) có cơ hội cho quả an-lạc đến cho người nào, thì người ấy được hưởng mọi sự an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, hoặc nếu ác-nghiệp nào gặp nghịch-duyên (vipatti) có cơ hội cho quả khổ đến cho người nào, thì người ấy phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Cho nên, mỗi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, khi thì đại-thiện-nghiệp gặp thuận duyên (sampatti) có cơ hội cho quả an-lạc, khi thì ác-nghiệp gặp nghịch duyên (vipatti) có cơ hội cho quả khổ.

Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này, đều tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của mình, hoàn toàn không có số mệnh hoặc định mệnh do một ai có khả năng an bài được cả.

Thật vậy, giả thử mỗi người nói riêng, mỗi chúng-sinh dù lớn dù nhỏ nói chung đều có mỗi số-mệnh hoặc mỗi định-mệnh đã được an bài định sẵn.

Nếu đúng như vậy thì ai có khả năng an bài mỗi số-mệnh hoặc mỗi định-mệnh của mỗi người nói riêng, mỗi chúng-sinh lớn hoặc nhỏ nói chung trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới chúng-sinh này ???

Cho nên, chắc chắn không có số-mệnh hoặc định-mệnh của mỗi chúng-sinh lớn hoặc nhỏ, mà chỉ có nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh lớn hoặc nhỏ mà thôi.

Đức-Phật dạy các hàng thanh-văn đệ-tử hằng ngày thường suy xét về nghiệp và quả của nghiệp rằng:

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma-bandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃvā, tassa dāyādo bhavissāmi.”

Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp,’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, như người thừa kế quả của nghiệp của mình (kammadāyādo).

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app