Video (44) 6 Phẩm Tính Của Tứ Chúng – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
6 Phẩm Tính Của Tứ Chúng – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
(Ngày 17 tháng 6 năm 2007 tại Như Lai thiền viện California – Bản text được đánh bởi Lê Thị Bích Lan.)
Hôm nay là ngày lễ mừng sự thành công của khoá thiền, hôm nay cũng là ngày cuối của khoá thiền để các thiền sư gặp gỡ các hành giả, sáu tuần đi qua trong sự thành công, nhờ sự hỗ trợ và phục vụ của ban điều hành và các người làm thiện nguyện của Như Lai thiền viện, đặc biệt với thiền đường mới xây xong gần đây đã giúp cho các hành giả có nơi hành thiện tốt đẹp. Sư cả rất vui khi thấy điều này, Muốn thực hành giáo pháp diệt tận phiền não, cần có sự giúp đỡ tứ vật dụng. ở trung tâm này, cung cấp thức ăn cho các hành giả, cũng như nơi ở và các thuốc men cần thiết, còn quần áo các hành giả tự mang theo. Các hành giả được ban điều hành và các thiền sư chăm lo để giúp các hành giả tu tập Giớ – Định – Tuệ.
Sư rất hài lòng khi thấy điều này. Cộng đồng Á Châu ở đây là những Phật tử, bất kì lúc nào có cơ hội hỗ trợ cho sự tu tập giáo Pháp, họ giúp đỡ thực phẩm cũng như các điều cần thiết khác. Sư cả rất vui khi thấy những điều này. Có sự khác biệt giữa sự hỗ trợ bởi các Phật tử thời Đức Phật và thời hiện đại.
Từ lúc mời bắt đầu có giáo pháp cho đến khi Đức Phật nhập diệt, những người Phật tử ủng hộ cho giáo pháp là những người đã thực hành giáo pháp đến mức độ thoải mãn. Nếu không tu tập thiền Tứ niệm xứ không thể biết được tinh tuý của giáo pháp. Không tu tập, người ta chỉ có sự hiểu biết thông thường. Do đó rất quan trọng là phải tu tập đến mức độ thoải mãn để có thể tinh tuý của giáo pháp và do vậy mới có tâm thực sự muốn giúp tứ vật dụng cho công việc hoằng pháp. Vào thời Đức Phật, các Phật tử thường là những người đã chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.
Sau khi chứng đắc, họ trong sạch và hiểu rõ tinh tuý của giáo pháp nên mới giúp đỡ cho công việc hoằng pháp. Các Phật tử này hiểu rõ những gì cần thiết, những gì thực sự thích nghi cho chúng Tăng dùng trong công việc hoằng pháp. Sư cả thấy những người có trách nhiệm tại Như Lai thiền viện đã tu tập đến chừng mực nào đó. Điều Sư cả muốn thấy là mọi người điều trở thành như vị Cấp Cô Độc Anāthapiṇḍika hay vị Visākhā, là hai vị Phật tử thời Đức Phật đã tu tập đến mức độ thoải mãn và trở thành những người hỗ trợ Tứ vật dụng cho Tăng đoàn. Các Phật tử cũng như chư Tăng đều phải cố gắng tu tập đến mức độ thoải mãn.
Sư cả mong rằng những điều này sẽ được thành tựu trong tương lai không xa. Sư cả không cần phải đợi lâu, Sư cả có sự tự tin như vậy. Mọi việc điều trôi trảy tốt đẹp trong sáu tuần qua, do sự hổ trợ tứ vật dụng cũng như các hành giả đã tu tập theo sự hướng dẫn một cách kính trọng, cùng với sự hỗ trợ của các thầy cũng như ban điều hành, các người thiện nguyện đã giúp cho khoá thiền được tốt đẹp và thành công. Sư cả sẽ nhớ suốt đời về điều này. Sư cả rất vui khi thấy điều này.
Sư cả tin rằng trong tương lai sẽ có những khoá thiền thành công tương tự tại trung tâm này. Sư cả tin rằng trong tương lai tiếp tục có những khoá thiền đạt yêu cầu với những phẩm chất tốt đẹp. Sư cả cũng tin rằng, sư cả sẽ thấy trung tâm này thàng công hơn nữa và tốt đẹp hơn nữa. Thực hành văn hoá Phật giáo một cách thực tế là chúng ta phải tô điểm cho Phật pháp để Phật pháp được hoằng dương về cả hai phẩm và lượng cho hiện tại và tương lai. Nói cách khác khi đi trên đường đạo, điều quan trọng nhất là có được phẩm chất, hiệu quả hơn là có số lượng.
Dựa vào bài Kinh Sobhana – chói sáng Tăng chúng. Phẩm một, Kinh số bảy thuộc chương bốn pháp, Tăng Chi Bộ Kinh. Sư cả sẽ giải thích và kết thúc phần hướng dẫn qua buổi giảng pháp hôm nay. Theo bài Kinh có bốn hội chúng, mang sáu phẩm tính. Phẩm tính thứ nhất, khả năng biết những gì có lợi hay không có lợi viyatta. Phẫm tính thứ hai, có thân, khẩu, ý tốt đẹp vinīta. Phẩm tính thứ ba, can đảm, không sợ hãi, vì có tâm trong sạch visārada. Phẩm tính thứ tư, có kiến thức cả hai pháp học và pháp hành bahussuta. Phẩm tính thứ năm, khả năng nhớ pháp dhammadhara. Và phẩm tính thứ sáu, hành đúng theo phương pháp dhammānudhammappaṭipannā.
Hội chúng gồm bốn hạng người: tỷ khưu, tỳ khưu ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ. Nếu bốn hạng người này mang đầy đủ sáu phẩm tính sẽ làm Phật pháp được đẹp đẽ. Ngày nay theo truyền thống Bắc Tông vẫn còn tỳ khưu ni, nhưng theo truyền thống Nam Tông dùng danh xưng tu nữ để chỉ người nữ tu tập theo Tam học Giới-Định-Tuệ, còn cư sĩ nam và cư sĩ nữ là những người quy y Tam Bảo. Thời Đức Phật, bốn hạng thánh chúng này mang đầy đủ Phẩm và Lượng. Nhưng thời nay, Lượng thì nhiều nhưng Phẩm thì không đạt được tiêu chuẩn như những người thuở trước.
Sáu phẩm tính mà bốn hạng thánh chúng này có được làm cho Phật pháp được rạng ngời. Phẩm tính thứ nhất viyatta, là khả năng biết phân biệt lợi lạc và không lợi lạc. Phẩm tính thứ hai vinīta, là có văn hoá, là người có thân, khẩu, ý tốt đẹp qua sự tu tập Giới-Định-Tuệ đã trở nên người trong sạch, tốt đẹp. Phẩm tính thứ ba visārada, là sự tự tin hay can đảm, người có sự sợ hãi những điều bất thiện, xấu xa. Khi đã loại bỏ được các tâm bất thiện, người này có sự tự tin và can đảm. phẩm tính thứ tư bahussuta, là người có cả hai kiến thức về pháp học và pháp hành, người có khả năng giải thích Phật pháp cả hai phương diện lí thuyết và thực hành. Phẩm tính thứ năm dhammadhara tức khả năng ghi nhớ, không quên những gì đã học qua. Phẩm tính thứ sáu dhammānudhammappatipannā, là khả năng thực hành giáo pháp một cách đúng phương pháp để giúp cho mình được thăng tiến, người có khả năng đi trên chánh đạo qua sự tu tập Giới-Định-Tuệ và đi trên Thánh đạo thành công.
Hành giả cần có các phẩm tính này, và khi có được đầy đủ các phẩm tính này, hành giả là người xứng đáng, không phân biệt hành giả là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cư sĩ nam, hay cư sĩ nữ. Biết được giáo pháp rồi, hành giả hãy tự đánh giá xem mình đã có được các phẩm tính này chưa. Sư sẽ giảng chi tiết về các phẩm tính này. Phẩm tính thứ nhất viyatta là khả năng biết phân biệt lợi lạc và không lợi lạc. Khi có cơ hội nói về mình hay người khác, người này biết nên nói những điều lợi hay không lợi. Nếu có lợi lạc thì người này xem xét coi điều ấy có thích nghi không, có đúng thời không. Phẩm tính này không những được dùng trong giới tu hành mà còn có cả ngoài thế gian Khi làm điều gì, đừng nên làm mà không có sự hiểu biết, đừng làm một cách mù quáng, mà hãy xem xét một cách lợi lạc hay không lợi lạc.
Phẩm tính thứ hai vinīta, có văn hoá hay mềm mỏng. Sự thô bạo đã từng theo hành giả qua bao kiếp luân hồi. Chỉ khi nào loại trừ được loại phiền não tác động thì mới loại bỏ được sự thô bạo. Hành giả phải ngăn ngừa, không cho loại phiền não tư tưởng xuất hiện nơi tâm, bằng cách niệm vào khi tư tưởng phát sinh. Nhờ vậy, ngăn ngừa, không để phát tác ra thân, khẩu. Nếu hành giả diệt được loại phiền não ngủ ngầm vốn là gốc rễ của loại phiền não tư tưởng thì loại phiền não tác động cũng không thể sinh khởi. Muốn diệt tận các loại phiền não này cần phải hành thiện Tứ niệm xứ. Vì sự tu tập Tứ niệm xứ có liên quan đến cả ba Tam học Giới-Định-Tuệ. Nếu không tu tập Tam học đúng phương pháp, hành giả vẫn còn có sự cư xử thô bạo.
Qua sự tu tập Tứ niệm xứ, ba loại phiền não sẽ dần dần bị chế ngự. Khi trở thành Tu-đà-hoàn sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi loại phiền não tác động. Nhờ vậy, hành giả có sự cư xử qua thân, khẩu, ý mềm mỏng, có văn hoá. Nhờ tu tập Tứ niệm xứ sẽ đem cho hành giả phẩm tính này. Phẩm tính thứ ba visārada, có nghĩa can đảm hay tự tin, có liên đới với hạnh phúc và hiểu biết. Nếu không chánh niệm, hành giả sẽ không thấy rõ danh-sắc nên sẽ tin vào có linh hồn. hành giả sẽ chấp vào tà kiến. Do tà kiến, nên làm điều bất thiện, vì tin rằng làm cho linh hồn được vui vẻ, hạnh phúc. Hành giả không có đức tin, phân vân và hoài nghi, không biết đúng sai.
Thay vì có tự tin và đức tin chắc chắn, biết điều gì đúng điều gì sai. Nếu không hiểu biết đúng sai, sẽ làm điều xấu do tham lam, sân hận. Do vậy, làm con người trở nên thấp kém, xấu xa. Các phiền não sẽ làm cho đời người giảm giá trị gọi là pháp tội lỗi pāpakamma. Bao lâu, cá nhân còn chấp nhận mang trang thái tâm thấp kém, thì đời người này sẽ còn bị đi trở xuống. Người này vẫn còn bị đe doạ bởi những tội lỗi, làm cho người này trở nên sợ hãi và nhục chí. Nếu loại bỏ được các phiền não, người này sẽ trở nên can đảm và tự tin. Nhờ tu tập Tứ niệm xứ sẽ giúp cá nhân loại bỏ phiền não, đạt được đức tin và có sự tự tin chắc chán không lay chuyển.
Do thắng được tham, sân, si nên cá nhân cảm thấy hạnh phúc, không còn sợ bị mất phẩm giá. Biết rằng mình không còn bị kéo xuống tình trạng xấu xa, thấp kém nữa. Phẩm tính thứ tư bahussuta, có sự hiểu biết giúp cho đời mình và đời sau. Nếu có sự hiểu biết, hành giả muốn đem lợi lạc cho người khác qua sự hiểu biết mà mình có. Học hỏi giáo pháp với mục đích tốt, học hỏi, bàn bạc và giảng dạy giáo pháp sẽ làm gia tăng kiến thức. Gặp được giáo pháp trong kiếp này, hành giả cần phải có ít nhất sự hiểu biết về kinh Tứ niệm xứ và hiểu biết đúng đắn về phương pháp tu tập thiền Tứ niệm xứ.
Phương pháp tu tập đúng đắn có thể thu thập từ sự đọc kinh điển, nhờ học hỏi và bàn bạc giáo pháp, giúp cho cá nhân thu thúc không làm điều xấu và có khả năng làm điều thiện lành qua thân, khẩu, ý. Cũng nhờ vậy, cá nhân có khả năng hướng dẫn được người khác tu tập. Hành giả có thể thu thập kiến thức nhiều hơn qua sự tìm đọc kinh điển, càng có hiểu biết giáo pháp càng nhiều thì càng tốt. Phẩm tính thứ năm dhammadhāra, là khả năng nhớ, học và sau đó nhớ nằm lòng. Hành giả phải nhớ nằm lòng phương pháp tu tập và hành giả theo đó tu tập. Do nhớ nằm lòng nên sẽ không quên.
Muốn làm việc vì lợi lạc cho người khác, hành giả cần phải có cả hai: kiến thức kinh điển và khả năng nhớ nằm lòng. Hai phẩm tính này là cốt yếu trong sự làm việc để đem lợi lạc cho người khác. Hành giả phải tự chính mình tu tập. Hành giả tu tập để có trí tuệ và hiểu phương pháp tu Giới-Định-Tuệ. Hành giả phải nhớ, thuộc các tu tập và áp dụng vào việc tu tập để cho hành giả không quên. Được làm người và được gặp giáo pháp trong kiếp này, hành giả phải tu tập Giới-Định-Tuệ trọn vẹn. Có nhiều hành giả đến đây để tham dự khoá tu Giới-Định-Tuệ, cần phải biết cách giúp đỡ một cách có phương pháp các nhu cầu cần thiết cho khoá thiền, cũng như nhu cầu cho cá nhân các thiền sinh, cần phải học cách hỗ trợ cho Phật pháp một cách phù hợp và thành công, cần phải biết cách cải tiến từ những khuyết điểm và thất bại, sao cho việc hỗ trợ Phật pháp có phẩm chất ngày càng cao hơn.
Hai phẩm tính: hiểu biết kinh điển và khả năng nhớ nằm lòng, rất rộng rãi và sâu xa. Nhưng Sư cả nghĩ đến chừng này cũng đủ cho các hành giả hiểu về hai phẩm tính này. Phẩm tính thứ sáu là khả năng thực hành giáo pháp một cách có phương pháp để giúp cá nhân thăng tiến dhammānudhammappatipannā. Nhóm chữ này gồm ba phần: dhamma, anudhamma và patipannā. Quan trọng hơn hết là nhóm chữ patipannā với ý nghĩa đi trên chánh đạo. Muốn có được giới hạnh, hành giả phải tu tập để thành đạt đúng đắn trí tuệ siêu thế, gọi là anudhamma, anudhamma còn có nghĩa tu tập Giới-Định-Tuệ để đạt được Thánh pháp ariya dhamma. Hành giả phải tu tập Giới-Định-Tuệ không ngừng, sao cho tâm trở nên tập trung và phát triển từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh, từ ít sang nhiều. Hành giả cần phải phát triển trí tuệ để làm bật gốc rễ phiền não, Tu tập, phát triển trí tuệ siêu thế gọi là dhamma anudhamma patipannā. Hay nói cách khác, còn gọi là ý nghĩa của sự tu tập thiền Tứ niệm xứ.
Muốn làm cho mình trong sạch, thánh thiện và giải thoát khỏi phiền não, hành giả phải tu tập Giới-Định-Tuệ, đây là mục tiêu chính. Hành giả cần phải tu tập đến mức đạt yêu cầu tối thiểu. Muốn tu tập đến mức đạt yêu cầu tối thiểu, hành giả cần phải thực hành hằng ngày với các đề mục sinh khởi, trong thân, hành giả phải niệm vào mọi đề mục để có được trí tuệ. Bằng cách tu tập Giới-Định-Tuệ tròn đầy, hành giả thành đạt tạo quả và chứng đạt Niết bàn. Hành giả cần phải thành đạt ít nhất ở tầng Thánh đầu tiên Tu-đà-hoàn.
Sư cả đã giải thích qua về phẩm chất của sự hiểu biết, đâu là lợi lạc hay không lợi lạc, thích nghi hay không thích nghi về cách cư xử có văn hoá, về đức tính can đảm và tự tin, hay về sự hiểu biết về pháp học và pháp hành. Khi hành giả có được đầy đủ sáu phẩm tính, hành giả sẽ hiểu giáo pháp một cách dễ dàng và bất kì lúc nào hành giả thấy cách giải giáo pháp, thấy và nghe cách giải giáo pháp, hành giả biết được người ta giải đúng hay sai. Nhờ đó, hành giả biết so sánh với những gì Đức Phật dạy, với những gì người ta dạy với giáo pháp. Bằng lối này, hành giả có khả năng phân biệt cái gì đúng, cái gì sai. Hành giả nên có Phẩm hơn là Lượng.
Chỉ có số đông là số lượng không làm lợi cho Phật pháp, cần phải có phẩm chất sao cho số đông người tu tập theo giáo pháp trở nên đẹp đẽ. Hành giả nên có đầy đủ sáu phẩm tính vừa nói qua và hãy có câu châm ngôn: “Tôi sẽ đi tìm Phẩm hơn là Lượng”. Hành giả phải tu tập thiền Tứ niệm xứ để có được sáu phẩm tính. Để có được sáu phẩm tính này thì hành giả tô điểm và làm đẹp cho Phật pháp. Sư cả khuyên các hành giả có khả năng đi trên Minh sát đạo để thanh lọc chính mình được trong sạch, cũng như để tô điểm và làm đẹp Phật pháp.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007