Kho Tàng Pháp Bảo – Pháp Có Mười Hai Chi

Pháp có mười hai chi

–  Nghiệp  có  12  thứ:  1)  diṭṭhadhammavedanīyakamma: nghiệp trả quả nhãn tiền (hiện tại); 2) upapajjavedanīyakamma: nghiệp trả quả trong kiếp kế liền (như 5 vô gián nghiệp); 3) aparāparavedanīyakamma: nghiệp theo trả quả trong những kiếp sau này (khi nào theo kịp); 4) ahosikamma: nghiệp không có trả quả (như sự hành động của bậc A-la-hán); 5) janakakamma: nghiệp sản xuất là trả quả cho đi tái sanh; 6) upatthambhakakamma: nghiệp vào hỗ trợ, tiếp sức với nghiệp đã có trước, cho thêm sự an vui hoặc tai hại; 7) upapīlikakamma: nghiệp vào phá hoại nghiệp trước cho bớt năng lực; 8) upacchedaka hay là upaghāṭakakamma: nghiệp vào ngăn cản hoặc chặn đứng nghiệp trước không cho trả quả (lành hoặc dữ); 9) garukamma: nghiệp nặng trả quả trước hết (như ác thì 5 vô gián nghiệp, còn thiện thì 4 cõi thiền định); 10) bahulakamma hoặc āciṇṇakamma: nghiệp lành hoặc dữ chỉ làm một lần mà còn nhớ hoài không quên; 11) āsannakamma: nghiệp làm trong lúc gần chết (hấp hối nhớ được); 12) kaṭattākamma: nghiệp lành hoặc dữ chút ít làm không mấy gì cố ý (là nghiệp nhỏ nhen, yếu ớt).

– Đức tin là pháp dẫn đầu các đức lành có 12: 1) saddhā jāto upasaṅkamati: nhờ đức tin mới đi lại gần bậc thiện trí thức; 2) upasaṅkamitvā payirupasati: đi lại gần rồi mới ngồi gần; 3) payirupāsanto sotaṃ odahati: ngồi gần rồi mới lóng tai; 4) odahita sato dhamma sunāti: khi lóng tai mới được nghe pháp; 5) sutvā dhammaṃ dhāreti: được nghe pháp mới nhớ rõ, biết pháp; 6) dhatānaṃ dhammānaṃ atthaṃ upaparikkhati: khi nhớ và biết pháp rồi mới biết được lý kinh; 7) ātthaṃ upaparikkhato dhammā nijjhānaṃ khamanti: khi biết rõ lý kinh rồi mới có sự suy xét đến những pháp ấy; 8) dhammanijjhanakkhantiyā chando jāyati: có sự suy xét mới có sự vừa lòng ưa thích; 9) chandajāto ussāhati: có vừa lòng ưa thích mới siêng năng; 10) ussahitvā tulayati: có siêng năng mới có sự cân nhắc, so sánh; 11) tulayitvā padahati: có cân nhắc, so sánh mới có chủ tâm cố gắng; 12) pahitatto samāno kāyena ceva paramatthasaccaṃ sacchikaroti paññāya taṃ paṭivijjha passati: khi chủ tâm cố gắng mới làm cho thấu rõ lý siêu diệt của chân lý do trí tuệ. 

– Thập nhị nhân quả liên quan phát sanh: 1) avijjā paccayā saṅkhārā: vô minh sanh ra hành vi; 2) saṅkhāra paccayā viññānaṃ:  hành  vi  sanh  ra  thức;  3)  viññāṇā  paccayā nāmarūpaṃ: thức sanh ra danh sắc; 4) nāmarūpa paccayā saḷāyatanaṃ: danh sắc sanh ra lục căn; 5) saḷāyatana paccayā phasso: lục căn sanh ra xúc; 6) phassa paccayā vedanā: xúc phát sanh ra thọ; 7) vedanā paccayā taṇhā: thọ sanh ra ái dục; 8) taṇhā paccayā upādānaṃ: ái dục sanh ra thủ (cố chấp); 9) upādāna paccayā bhavo: thủ sanh ra hữu (cảnh giới); 10) bhava  paccayā  jāti:  hữu  sanh  ra  sanh;  11)  jāti  paccayā jarāmaranaṃ: sanh mới sanh ra già chết; 12) jarāmaraṇaṃ sokaparideva dukkha domanassupāyāsā sambhavanti: già, chết, buồn rầu, khóc than, khổ não, phiền muộn, đau đớn, cũng phát sanh lên. 

– Thập nhị nhân quả liên quan (diệt tắt): 1) avijjāya tve’va asesavirāga nirodhā saṅkhāra nirodho: sự diệt tắt vô minh không dư sót rồi thì hành cũng diệt tắt theo; 2) saṅkhāra nirodhā viññāṇa nirodho: khi hành diệt thì thức cũng diệt; 3) viññāṇa nirodhā nāmarūpa nirodho: khi thức diệt thì danh sắc cũng diệt; 4) nāmarūpa nirodhā saḷāyatana nirodho: khi danh sắc diệt thì lục căn diệt; 5) saḷāyatana nirodhā phassa nirodho: khi lục căn diệt thì xúc cũng diệt; 6) phassa nirodhā vedanā nirodho: khi xúc diệt thì thọ cũng diệt; 7) vedanā nirodhā taṇhā nirodho: khi thọ diệt thì ái dục cũng diệt; 8) taṇhā nirodhā upādāna nirodho: khi ái dục diệt thì thủ cũng diệt; 9) upādāna nirodhā bhava nirodho: khi thủ diệt thì hữu cũng diệt; 10) bhava nirodhā jāti nirodho: khi hữu diệt thì sự sanh cũng diệt; 11) jāti nirodhā jarāmaranaṃ soka parideva dukkha domanassupāyāsā nirujjhanti: sanh mà diệt đi thì sự già, chết, buồn rầu, khóc than, khổ não, phiền muộn, đau đớn, tuyệt vọng cũng diệt theo tất cả; 12) kể từ jarāmanaṃ soka v.v… thuộc về chi thứ 12.

– Sự tri túc có 12 chi: 1) cīvare yathālābha santosa: tri túc trong y phục tùy theo được lợi; 2) cīvare yathābala santosa: tri túc trong y phục tùy theo sức mình; 3) cīvare yathāsāruppa santosa: tri túc trong y phục tùy theo cấp bậc của mình; 4) trong 3 vật dụng kia là Paṇḍapāte, senāsane, gilānappaccaye chỉ đổi chữ đầu còn bao nhiêu đều giống in nhau mỗi vật dụng đều có 3 điều, 4 vật dụng thành ra 12 điều tri túc. 

–  Sự khổ não có 12: 1) jātidukkhaṃ: khổ sanh; 2) jarādukkhaṃ:  khổ  già;  3)  byādhidukkhaṃ:  khổ  đau;  4) maraṇadukkhaṃ: khổ chết; 5) sokadukkhaṃ: khổ buồn rầu; 6) paridevadukkhaṃ: khổ khóc than; 7) dukkhadukkhaṃ: khổ vì sự khổ; 8) domanassadukkhaṃ: khổ phiền muộn; 9) upāyāsadukkhaṃ:   khổ   vì   khó   chịu;   10)   appīychi sampayogadukkhaṃ: không ưa mến mà gần cũng khổ; 11) pīyehi vippayogadukkha: thương mến mà phải xa lìa cũng khổ; 12) yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ: muốn mà không được như ý cũng khổ (như muốn đừng già, đau, chết nhưng không được). 

– Trong thân ta có 12 chất nước: 1) pittaṃ: mật; 2) semhaṃ: đàm; 3) pubbo: mủ; 4) lohitaṃ: máu; 5) sedo: mồ hôi; 6) medo: mỡ đặc; 7) assu: nước mắt; 8) vasā: mỡ lỏng; 9) khelo: nước miếng; 10) siṅghānikā: nước mũi; 11) lasikā: nước nhớt chỗ mấy khớp xương; 12) muttaṃ: nước tiểu. 

– Cách xét về vô thường có 12: 1) aniccantikato: có trạng thái không bền vững; 2) tāvakālikato: có trạng thái xấu xa trong các thời gian; 3) uppādavayaparicchinnato: không có nhất định được sự đã sanh và diệt; 4) palokato: có trạng thái chia rẽ ra, tan rã ra; 5) calato: có trạng thái rung động; 6) pabhaṅgato: có tánh cách tự tan rã hoặc bên ngoài làm cho tan rã; 7) adhuvato: có trạng thái không trường tồn, vững chãi; 8) vipariṇāmadhammato: có tánh cách luôn luôn thay đổi;  9)  asārakato:  không  nền  tảng  (không  có  lõi);  10) vibhavato: có trạng thái sẽ mất đi; 11) saṅkhatato: là pháp hữu vi (do nguyên nhân mà phát sanh lên); 12) maraṇadhammato: có trạng thái chết hết là thường lệ.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app