Nội Dung Chính
DISCOURSE XVI: THE PATH TO BE FOLLOWED IN THIS WORLD – PHÁP THOẠI XVI: ĐẠO LỘ PHẢI ĐƯỢC THỰC HÀNH THEO TRONG THẾ GIAN NẦY
The Teachings of the Buddha contained in the Tipitaka have but one object: liberation from suffering. Methods vary but the object is the same. It is not necessary to follow all the methods. Choose one of them, and then what is required is to put it into practice with adequate energy and in a steadfast
Giáo Lý của Đức Phật đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng nhưng chỉ có một mục đích duy nhất: sự giải thoát khỏi sự đau khổ. Có rất nhiều phương pháp nhưng mục đích thì như nhau. Không nhất thiết là phải nương theo tất cả các phương pháp. Hãy chọn lấy một trong số của chúng, và bấy giờ với điều là thiết yếu thì phải dốc hết tâm sức để tu tập lấy nó với đầy đủ sự nỗ lực và trong một hành xử kiên định.
Vijjà (knowledge) and Carana (conduct) must be developed simulta – neously. Two things can be done at the same
Minh (tri kiến) và Đức Hạnh (tánh hạnh) càn phải được phát triển cùng một lúc. Cả hai sự việc có thể được thực hiện trong cùng một thời
Follow the Teaching of the Buddha as well as that of the teacher. Be respectful. Be humble. Khanti (patience) and Mettà (loving kindness) must be practiced
Hãy thực hành theo Giáo Lý của Đức Phật cũng như điều mà của vị giáo thọ. Phải biết tôn kính. Hãy nên khiêm cung. Nhẫn Nại (kiên nhẫn) và Tâm Từ Ái (tấm lòng lân ái) cần phải được tu tập một cách chuyên cần.
Vipassanà means to see what really is. Meditators must see things as they really are, otherwise it is not Vipassanà.
Minh Sát có nghĩa là nhìn thấy sự việc như thực nó đang là. Các thiền giả cần phải nhìn thấy các sự việc như thực chúng đang là, nếu không thì nó không là Minh Sát.
What really is, is not to be sought elsewhere, it is in one’s own body. It is ever present there. It is unavoidable. It is Nàma – Rùpa (mind – matter).
Sự việc như thực nó đang là, là không phải đi tìm kiếm ở nơi nào khác, nó chính là ở ngay trong thân xác của con người. Nó luôn luôn hiện diện ở nơi đó. Điều đó là tất yếu. Đó là Danh – Sắc (tâm thức – thể chất).
Of all the manifestations of Nàma and Rùpa in the body, the in – breath and out – breath are not easily recognizable but they are easy to
Trong tất cả những biểu thị của Danh và Sắc ở trong cơ thể, hơi thở vô và hơi thở ra thì không dễ dàng để nhận biết được, tuy nhiên chúng thì dễ dàng để thẩm sát.
The process of breathing in and breathing out begins with birth and only ends with death. It goes on without any pause or break. It is always there, whether one is working, talking, studying, or
Quá trình của việc thở vô và việc thở ra được bắt đầu với sự ra đời và chỉ chấm dứt với sự mạng chung. Nó trôi chảy liên tục mà không có một sự ngừng nghỉ hay là gián đoạn. Nó luôn hiện hữu nơi đó, bất luận là người ta đang làm việc, đang nói chuyện, đang học hỏi nghiên cứu, hay là đang ngủ nghỉ.
Although the process of breathing in and breathing out is continuous, it is hardly noticed by unmindful As the Burmese saying goes “Those who are unmindful would not notice a cave. Those who are mindful would notice even the mist.” Only those who are mindful will be aware of the breathing process.
Mặc dù quá trình của việc thở vô và việc thở ra là liên tục, nó quả là khó nhận biết được bởi người thất niệm. Người dân Miến Điện thường nói như vầy “Với những người thất niệm thì sẽ không nhận biết được một hang động. Với những người có chánh niệm thì sẽ nhận biết được ngay cả là mù sương.” Chỉ với những người có chánh niệm thì sẽ nhận biết được về quá trình việc hít thở.
Here, awareness means that the meditator takes note of the in – breath as it touches the nostrils and of the out – breath as it touches the nostrils. As breathing is continous, so awareness must be continuous too. Only then can awareness be properly called Vipassanà
Tại đây, sự tỉnh giác có nghĩa là thiền giả chú ý đến hơi thở vô trong khi nó tiếp chạm những lỗ mũi và đến hơi thở ra trong khi nó tiếp chạm những lỗ mũi. Trong khi việc hít thở được liên tục, thì sự tỉnh giác cũng cần phải được liên tục. Chỉ khi ấy sự tỉnh giác có thể được gọi một cách chính xác là Thiền Minh Sát.
There are twenty four hours in a day. If your awareness can be continuous for twenty four hours, the beneficial results will be very clear. If possible, the ascetic practice of always sitting (Nesajjika dhùtanga) should be performed. What the Buddha teaches is not suffering but the cessation of suffering. In the Buddha’s lifetime, those who performed this ascetic practice of always sitting were healthier and lived longer. If you give in to sleepiness and go to sleep, you are likely to sleep forever in the round of rebirth (Samsàra). If you wish to sleep, go to place where no sleep is
Có hai mươi bốn giờ trong một ngày. Nếu như sự tỉnh giác của các con có thể được liên tục trong hai mươi bốn giờ, thì những quả phúc lợi sẽ rất là rõ ràng. Nếu như có thể được, việc tu tập khổ hạnh của oai nghi ngồi thường luôn (Hạnh Đầu Đà Oai Nghi Ngồi) là nên được thực hiện. Điều mà Đức Phật giảng dạy không là sự khổ đau mà trái lại là sự chấm dứt của sự khổ đau. Trong thời kỳ của Đức Phật, với những người mà đã thực hiện việc tu tập khổ hạnh của oai nghi ngồi thường luôn nầy đã là khỏe mạnh hơn và đã sống lâu dài hơn. Nếu như các con đầu hàng với cơn buồn ngủ và đi ngủ, thì các con có khả năng để ngủ mãi mãi trong vòng của những sự tái tục (Vòng Luân Hồi). Nếu như các con ước muốn được ngủ, thì nhất thiết phải đi đến nơi mà không có ngủ.
Being mindful of what really is, or seeing things as they really are, that is the main purpose of the three sikkhas, the Noble Eightfold Path, the thirty seven Bodhipakkhiyas , in short, of the entire They are all covered, as it were, in one stroke.
Đang khi chánh niệm vào điều mà thực sự đang là, hoặc đang nhìn thấy các sự việc như thực chúng đang là, đó là chủ đích chánh yếu của ba Điều Học, Bát Thánh Đạo, ba mươi bảy Giác Chi Phần, một cách ngắn gọn, của toàn bộ Tam Tạng. Chúng đã được bao trùm hết tất cả, có thể là, trong một sự cố gắng.
Touch or contact is Rùpa. Knowing or awareness is Nàma.
Sự tiếp chạm hoặc sự tiếp xúc là Sắc. Sự hiểu biết hoặc sự tỉnh giác là
Danh.
Appearance and disappearance of vibrating manifestations are the process of becoming and
Sự xuất hiện và sự biến mất của những biểu hiện dao động là quá trình của sự trở thành và sự chấm dứt.
As meditators notice the swiftly changing process of appearance and disappearance of contact sensations at the nostrils, concentrated insight (Vipassanà – samàdhi) develops in due course, that is to say, after a considerable length of time. The concentration developed in this way becomes more and more intense until a meditator becomes aware of swiftly sweeping changes all over the body.
Khi các thiền giả nhận thấy quá trình đang thay đổi một cách nhanh chóng của sự xuất hiện và sự biến mất của các xúc giác tại những lỗ mũi, thì tuệ giác được tập trung (Thiền Quán – Thiền Chỉ) phát triển theo đúng trình tự, điều đó để nói rằng, sau một thời gian dài đáng kể. Sự định thức đã được phát triển trong phương thức nầy trở nên càng lúc càng tập trung mãnh liệt cho đến khi một thiền giả trở nên liễu tri về sự thay đổi một cách nhanh chóng ở phạm vi rộng lớn khắp cả toàn thân.
When these swiftly sweeping changes are seen with insight, the charac – teristic of Anattà becomes most obvious, and accordingly the characteristics of Dukkha and Anattà are also seen. It is not necessary to utter them by word of mouth. Vipassanà meditation means being mindful of what actually happens. Mindfulness develops day by day, and consequently, meditators gain penetrating insight.
Khi những thay đổi một cách nhanh chóng ở phạm vi rộng lớn đã được nhìn thấy với tuệ giác, thì đặc tướng của Vô Ngã trở nên hết sức là rõ ràng, và nương theo đó đặc tướng của Khổ Đau và Vô Ngã cũng đã được nhìn thấy. Nó không nhất thiết là phải công bố chúng qua ngôn từ ở nơi cửa miệng. Thiền Minh Sát có nghĩa là trạng thái chú niệm vào điều mà thực sự đang xẩy ra. Chánh Niệm phát triển ngày qua ngày, và vì thế, các thiền giả có được tuệ giác sâu sắc thẩm thấu.
As meditators develop concentration, their insight develops as well, culminating in the realization of Path Knowledge (Magga Nàna) and Fruition State Knowledge (Phala Nàna). This realization is as evident and satisfying as quenching your thirst by drinking water. The meditator who has realized the Path and Fruition State has realized it by himself in this present lifetime, not hereafter. Therefore, the result of his practice is “seen by himself and in self”(Sanditthiko).
Khi các thiền giả phát triển sự định thức, tuệ giác của họ cũng được phát triển, đưa đến kết quả trong sự chứng tri của Tuệ Tri về Đạo (Đạo Tuệ) và Tuệ Tri về Thành Quả (Quả Tuệ). Sự chứng tri nầy quả là hiển nhiên và được hài lòng như là việc làm dịu cơn khát của các con qua việc được uống nước. Thiền giả mà đã được chứng tri về Đạo và Quả là đã được chứng tri điều đó do chính tự bản thân của mình ngay chính trong kiếp sống hiện tại nầy, mà không phải kiếp sau. Do đó, kết quả của việc tu tập của mình là “được thấy do chính mình và trong con người mình” (Thiết thực hiện tại).
After the Knowledge of the Path and the Knowledge of the Fruition State is attained, if someone wishes to regain the attainment of the Fruition State (Phala Samàpatti), he has to return to the practice of Vipassanà and progressive realization. The attainment of the Fruition State (Phala Samàpatti) can be compared to one’s own
Sau việc Tuệ Tri về Đạo và Tuệ Tri về Thành Quả đã đạt được, nếu một người nào đó ước mong trở lại sự thành tựu của Thành Quả (Nhập Thiền Quả), vị ấy phải trở lại việc thực hành Thiền Minh Sát và tiến hành từng bước sự chứng tri. Sự thành tựu về Thành Quả (Nhập Thiền Quả) có thể được so sánh xem như trú xứ của chính mình.
With firm faith and unflagging energy, be mindful of the contact of the breath with the nostrils without any let up or break. Do not waver. Do not procras
– tinate. Do it now, and the sustained practice will yield results forthwith. The result is the end of being tormented by passions and the enjoyment of indescribable bliss. Therefore, the results of the practice are immediately effective (Akàliko).
Với niềm tin kiên định và sinh lực dồi dào, hãy chú niệm vào sự tiếp xúc của hơi thở với những lỗ mũi mà không có một sự ngừng nghỉ hay là sự nghỉ ngơi. Đừng có do dự. Đừng có trì hoãn. Hãy làm ngay bây giờ, và việc tu tập được duy trì liên tục sẽ mang lại kết quả ngay tức thì. Kết quả là sự chấm dứt của trạng thái ưu phiền do bởi tham dục và nguồn vui hưởng phước báu không thể miêu tả được. Do vậy, những kết quả của việc tu tập gọi là ngay lập tức có hiệu quả (Bất Đoạn Thời).
HOW TO FULFIL SÌLA
Do meritorious deeds such as cleaning a pagoda or watering the Bodhi tree, or by serving your teacher or parents, or even by attending to the needs of your family – all these will go into the credit side of your fulfillment of Sìla. While doing these things, you can still meditate. If you neglect any of these duties, can you say for certain that you have fulfilled Sìla ? If Sìla is fulfilled, can you acquire the happiness you are looking for ? If there is no happens no peace, you cannot get Samàdhi. Without Samàdhi you cannot acquire Pannà.
LÀM THẾ NÀO HOÀN THÀNH VIÊN MÃN GIỚI LUẬT
Hãy làm những thiện hạnh như là việc quét dọn một ngôi chùa, hay là việc tưới nước cây Bồ Đề, hoặc là việc phục vụ vị giáo thọ của các con hay là các bậc Cha Mẹ, hoặc là ngay cả qua việc xử lý các nhu cầu của gia đình các con – tất cả những điều nầy sẽ đi vào bên phía tín dụng của việc hoàn thành viên mãn về Giới Luật của các con. Trong khi đang làm những sự việc nầy, các con vẫn có thể thiền định. Nếu như các con sao lãng bất cứ một trong những bổn phận nầy, liệu có thể nào các con nói một cách đoan chắc rằng các con đã hoàn thành viên mãn về Giới Luật không ? Nếu như Giới Luật đã được hoàn thành viên mãn, liệu có thể nào các con đạt được niềm hạnh phúc mà các con đang mưu cầu tìm kiếm không ? Nếu như không có niềm hạnh phúc, không có sự an lành, thì các con không thể nào đạt được Định. Mà không có Định thì các con không thể nào đạt được Tuệ.
Một số videos về Ngài Webu Sayadaw
Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo
5Antinhthuthangdao