Nội Dung Chính
DISCOURSE IX: THE POWER OF FORBEARANCE – PHÁP THOẠI IX: NĂNG LỰC CỦA HẠNH NHẪN NẠI
WEBU SAYADAW: At one time, Vepacitta, the king of the Asuras, and Sakka, the king of the Deva world of the Thirty Three (Tvàtimsa), were at war. The Asuras were defeated and Sakka captured their king, bound him with five ropes around his neck, and confined him in the meeting hall of the Devas, Sudhammà. Of course the king of the Asuras could not bear this and was overcome with anger. When he saw Sakka enter his royal palace, Vepacitta vilified, defamed, and reviled him from his prison. When Sakka came out of the royal palace again, Vepacitta couldn’t refrain from bad – mouthing, slandering, and abusing the king of the Devas. But Sakka remained calm and serene.
When Sakka’s charioteer, Màtali, saw this, he said to Sakka “Sire, this king of the Asuras insults you over and over again. Do you accept this so calmly because you are afraid of him ?”
Sakka answered “Young friend, this king of the Asuras is in my power. I can do with him as I like”. “Then why do you accept this kind of behaviour from him, sire ?” Màtali asked.
“He is in my power” Sakka answered. “I can punish him any way I choose, but in spite of this, I forbear with his harangues, defamation, and aspersions.”
Đại Trưởng Lão Webu: Vào một thời, Vepacitta, vua của Chư ATu La, và Đế Thích, vua của cõi giới Tam Thập Tam Thiên (Đao Lợi Thiên), đã có một cuộc chiến tranh. Chư A Tu La đã bị đánh bại và vua trời Đế Thích đã bắt giữ vua của họ lại, đã trói ông ta lại với năm vòng dây thừng quanh cổ của ông ta, và đã giam giữ ông ta ở trong phòng hợp của Chư Thiên, Diệu Pháp. Lẽ tất nhiên là vua của Chư A Tu La không thể chịu đựng điều nầy và đã bị khống chế với sự giận dữ. Khi ông ta đã trông thấy vua trời Đế Thích đi vào hoàng cung của Ngài, thì Vepacitta đã chửi rủa, đã phỉ báng, và đã mắng nhiếc Ngài từ nơi chỗ giam giữ của ông ta. Khi vua trời Đế Thích đã đi ra khỏi hoàng cung một lần nữa, thì Vepacitta đã không thể kiềm chế được việc nói xấu, việc vu khống, và việc sỉ nhục vua của Chư Thiên. Tuy nhiên vua trời Đế Thích đã vẫn cứ điềm tĩnh và thản nhiên.
Khi người quản xa của vua trời Đế Thích, Matàli, đã nhìn thấy điều nầy, ông ta đã nói với vua trời Đế Thích “Tâu Bệ Hạ, vua của Chư A Tu La nầy lăng mạ Ngài năm lần bảy lượt. Ngài đã chịu đựng điều nầy một cách rất là điềm tĩnh là bởi vì Ngài đã sợ hãi ông ta ?”
Vua trời Đế Thích đã trả lời “Nầy người bạn trẻ, vua của Chư A Tu La nầy đã là trong quyền hạn của Ta. Ta có thể làm đối với ông ta như ý Ta muốn”.
“Thế tại sao Ngài chịu đựng tính cách đối xử nầy từ nơi ông ta, tâu bệ hạ ?”
Màtali đã vấn hỏi.
“Ông ta đã là trong quyền hạn của Ta” vua trời Đế Thích đã trả lời. “Ta có thể hành phạt ông ta bất cứ phương thức nào mà Ta quyết định, tuy nhiên mặc dù là vậy, Ta nhẫn nhịn với những lời công kích trách mắng, sự chửi rủa, và sự phỉ báng của ông ta”.
Why did Sakka act in this way ? Because he understood the great benefits that forbearance brings. Though he knew that he could do anything he wanted to his prisoner and that his prisoner would not be able to pay him back, he remained calm and patient. The Buddha said that this is the highest form of patience: to forbear even though you do not have to, even though you could change the
situation. Of course it is also good to practise forbearance when you have no other choice, but to forbear voluntarily is the highest and best sort of forbearance.
Sakka has great power, but if he should react to such insults without being the stronger one, what would happen to him ?
Disciple: Just like the king of the Asuras, he would be defeated and have to endure imprisonement. He would have to suffer.
Vì sao vua trời Đế Thích đã hành động trong phương thức nầy ? Bởi vì Ngài đã hiểu rõ những phúc lợi to lớn mà hạnh nhẫn nại mang lại. Mặc dù Ngài đã biết rằng Ngài có thể làm bất cứ điều gì mà Ngài đã muốn đối với người tù của Ngài và để cho người tù của Ngài sẽ không có khả năng để trả đũa lại với Ngài, Ngài đã vẫn cứ điềm tĩnh và kiên nhẫn. Đức Phật đã nói rằng đây là hình thức cao tột của sự kiên nhẫn: nhẫn nhịn ngay cả khi các con không cần phải như vậy, ngay cả khi các con có thể thay đổi được tình huống. Lẽ tất nhiên đó cũng là thú vị để thực hành hạnh nhẫn nại khi các con không có sự chọn lựa nào khác, tuy nhiên nhẫn nhịn một cách tự nguyện là thể loại thù thắng và tốt nhất của hạnh nhẫn nại.
Vua trời Đế Thích có quyền lực vĩ đại, tuy nhiên nếu như Ngài sẽ phải phản ứng lại với những lời lăng mạ như thế, khi không phải đang là một đấng hùng anh, thì điều chi sẽ xẩy đến với Ngài ?
Đệ Tử: Cũng giống như vua của Chư A Tu La, ông ta sẽ bị đánh bại và phải cam chịu sự tù đày. Ông ta sẽ bị thọ hình khổ đau.
S: Yes indeed. Whoever tries to be something he is not has to suffer a lot, doesn’t he ?
So, even though he could have taken action, he observed this practice of developing forbearance in his mind, and that is very noble. The noble ones of old practised this at all times. Sakka practised this, as I have just told you, and the Bodhisattas practise this too, don’t they ?
When our Bodhisatta was reborn as the Nàga king Bhuridatta, he was very rich (*). He possessed as many treasures as Sakka.
[(*): See the Bhùridatta Jàtaka (Jàtaka No. 543). In this life, the Bodhisatta is reborn as a Nàga. Wishing to escape from that world in the future, he keeps the Observance Days (Uposatha) in the human plane. Through a series of unfortunate circumstances he is discovered by a snake charmer and drugged and beaten until all his bones are broken. As he is observing the Uposatha with the strong determination to keep his mind free of desire, jealousy, intoxication, and anger, he does not react to the Brahman’s attacks. Having gained power over him, the snake charmer uses him to earn his living in the towns and villages. After a while, the Bodhisatta is freed by one of his brothers, and the Brahman becomes a leper.]
Having put all his riches aside, he decided to observe the Uposatha precepts. But while he was observing the Uposatha, a snake charmer came along and found the Bodhisatta. Now, compared with the Bodhisatta, he had no power at all. Was our Bodhisatta endowed with power ?
U: I don’t know this Jàtaka story, sir.
S: You know it all right. You are just afraid you’ll get tired if you have to tell it. Now the Bodhisatta’s power was so great he could turn someone to ashes by just looking at them sideways. So what use would this snake charmer’s spell be against the Bodhisatta ? Of no use at all ! But the Bodhisatta did not budge because he was afraid of breaking the moral precepts (Sìla). He did not even open his eyes. So the snake charmer used his tricks on him and brought him under his power. Then he did many things to him. If the Bodhisatta had not wanted to be bothered, he could have flown up into the sky. Or he could have dived into the ground. Or, as we said, he could have given the snake charmer a sideways glance. He also could have assumed the appearance of Sakka or a great Brahmà, couldn’t he ?
D: He could have, sir.
S: Đúng vậy đó. Bất cứ người nào cố gắng để có được một điều chi thì vị ấy không phải chịu nhiều khổ đau, có phải không ?
Vì thế, ngay cả khi vị ấy đã có thể để bắt đầu tạo tác, thì vị ấy đã quán sát việc tiến tu hạnh nhẫn nại nầy trong tâm thức của mình, và điều đó rất là cao quý. Các bậc Thánh nhân ở thời cổ xưa đã thường luôn tu tập điều nầy. Vua trời Đế Thích đã tu tập điều nầy, như Sư đã mới vừa nói với các con, và các vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) cũng tu tập điều nầy, họ có phải không ?
Khi vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) của chúng ta đã được tục sinh làm Long Vương Bhùridatta, Ngài đã là rất giàu có (*). Ngài đã sở hữu rất nhiều của cải châu báu như là vua trời Đế Thích.
[(*): Xem Túc Sanh Truyện Bhùridatta (Túc Sanh Truyện số 543). Trong kiếp sống nầy, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã được tục sinh như là một con Rồng. Với sự ước nguyện để được thoát khỏi ở nơi cõi giới đó trong thời vị lai, Ngài hành trì những ngày Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới) ở trong cõi nhân loại. Trải qua một loạt những tình huống bất hạnh Ngài đã bị khám phá ra do bởi một kẻ làm xiếc rắn, và bị đánh thuốc mê, và bị đánh đập cho đến khi tất cả các xương cốt của Ngài bị bể vỡ ra. Vì Ngài đang hành trì Thanh Tịnh Giới với sự quyết tâm mãnh liệt để giữ cho tâm thức của mình được thoát khỏi sự tham muốn, sự đố kỵ, sự trúng độc, và sự sân hận, Ngài không phản ứng với các việc làm tổn hại của người Bà La Môn. Với quyền lực đang có ở trong Ngài, kẻ làm xiếc rắn đã sử dụng Ngài để đi kiếm sống cho ông ta ở các thị trấn và các làng mạc. Sau một thời gian, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã được giải cứu do bởi một trong các anh em của Ngài, và người Bà La Môn trở thành một người mắc bệnh phong cùi.]
Sau khi đã đặt tất cả tài sản của mình sang một bên, Ngài đã quyết định để hành trì những điều học Thanh Tịnh Giới. Nhưng trong khi Ngài đã đang hành trì Thanh Tịnh Giới, một kẻ làm xiếc rắn đã đi tới và đã tìm thấy vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát). Bấy giờ, đem so sánh với vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát), thì ông ta không có chút quyền lực nào cả. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã hội đủ phước duyên với quyền lực ?
D: Con không biết truyện ký câu chuyện Tiền Thân (Túc Sanh Truyện) nầy, kính bạch Ngài.
S: Các con hoàn toàn biết về nó. Các con chỉ có lo sợ các con sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu như các con phải kể về câu chuyện đó.
Bấy giờ quyền lực của vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) rất là tuyệt vời, Ngài đã có thể biến thành tro bụi một người bằng cách chỉ cần việc liếc mắt nhìn ngang người họ. Thế kẻ làm xiếc rắn nầy đã sử dụng điều chi để làm mê hoặc mà chống lại vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) ? Quả không có sử dụng điều chi cả ! Tuy nhiên vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã không nhúc nhích là vì Ngài đã lo sợ về việc làm hư hỏng các điều học giới đức (Giới Luật). Thậm chí Ngài đã không mở đôi mắt của Ngài. Vì vậy kẻ làm xiếc rắn đã sử dụng thủ đoạn của mình lên Ngài và đã làm cho Ngài phục tùng dưới quyền lực của ông ta. Thế rồi ông ta đã làm rất nhiều điều đối với Ngài. Nếu như vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã không muốn bị quấy rầy, thì Ngài đã có thể bay vút lên vào hư không. Hoặc Ngài đã có thể lặn xuống mặt đất biến mất. Hoặc, như chúng ta đã nói, Ngài đã có thể cho kẻ làm xiếc rắn một cái liếc mắt nhìn ngang. Ngài cũng đã có thể giả ra sự thị hiện của vua trời Đế Thích hay là một vị Phạm Thiên vĩ đại, có phải không ?
D: Ngài đã có thể làm điều đó, kính bạch Ngài.
S: But he didn’t do any of these things. So the snake charmer took him by force and put powerful poisons in his mouth. As he did so, our Bodhisatta
practised divine purity of mind and did not react, even to this. Was this because he was weaker than the snake charmer ?
D: No. He was strong, but he was forbearing.
S: Why was he forbearing ?
D: He was a noble person who had aspired to Buddhahood, and he was fulfilling the perfections (Pàramìs), sir.
S: If this should happen to you while you are observing the Uposatha, would you act in the same way ?
D: I wouldn’t be able to endure that, sir. If the person doing it was weaker than me, as in this case, I would flatten him.
S: Tuy nhiên Ngài đã không làm bất cứ một điều nào trong những điều nầy. Vì vậy, kẻ làm xiếc rắn đã dùng bạo lực đối với Ngài và đã bỏ các chất độc mạnh mẽ vào trong miệng của Ngài. Trong khi ông ta đã làm như thế, vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) của chúng ta đã tu tập tâm thức thuần tịnh siêu phàm và đã không phản ứng lại, ngay cả đối với việc nầy. Sự việc nầy đã như vậy là bởi do Ngài đã yếu kém hơn kẻ làm xiếc rắn ?
D: Dạ thưa không. Ngài đã là dũng mãnh, nhưng vì Ngài đã đang hành hạnh nhẫn nại.
S: Vì sao Ngài đã đang hành hạnh nhẫn nại ?
D: Ngài đã là một bậc cao quý là người đã có sở nguyện cầu đến Quả vị Phật, và Ngài đã đang hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật), kính bạch Ngài.
S: Nếu như điều nầy sẽ xẩy đến với các con trong khi các con đang hành trì Thanh Tịnh Giới, thì các con sẽ hành động trong cùng phương thức tương tự ?
D: Con sẽ không có khả năng để chịu đựng được điều đó, kính bạch Ngài. Nếu như người đang hành động điều đó đã là yếu kém hơn con, thì trong trường hợp nầy, con sẽ đánh gục ngã ông ta.
S: And if you were someone with great powers ?
D: I would certainly use them, sir.
S: Would you remain quiet, not even opening your eyes ?
D: Oh no sir, I would open them very wide.
S: If you act like that, will you get what you want ?
U: No, sir.
S: Yes, you see what I mean. The Bodhisatta acted that way. But that was not the end. He was beaten the way washermen beat cloth when they do the laundry, but he didn’t react or even move. The Bodhisatta followed the snake charmer’s commands for quite some time, remaining calm. He did what the snake charmer told him and even more. And he did all this in order to attain what he aspired to. This is the fulfilling of the perfections. He fulfilled them to the utmost. And did he get results that are inferior to what others get ?
D: No, sir. He got results that are higher and nobler.
S: He practised in order to reach a high level of perfection. Now, if a person is forbearing because he has no choice, that is also good, but if a person doesn’t endure when he has to, what will happen ?
D: He will suffer, sir.
S: Yes. I have explained a little bit about forbearance now. If I were to explain it fully, there would be no end. Forbearance gives benefits now and for the rest of Samsàra. If you want to be happy in the present, you must work on your patience. If you want to be happy in the future, you must work on your something in your present life, then develop forbearance and patience.
Didn’t the Nàga king accomplish this ?
D: He did, sir.
S: Yes, he did. The Nàga king Bhùridatta established himself in and observed morality (Sìla). If he had simply avoided the difficulty, would he have gained anything ?
D: No, sir.
S: Và nếu như các con đã là người với những quyền lực vĩ đại ?
D: Con chắc chắn sẽ sử dụng chúng, kính bạch Ngài.
S: Các con sẽ giữ sự lặng yên, thậm chí không mở đôi mắt của mình ra ?
D: Ồ không phải vậy, kính bạch Ngài. Con sẽ mở đôi mắt ra thật to.
S: Nếu như các con hành động như thế đó, thì các con sẽ nhận được điều mà các con mong muốn ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy, các con có thấy điều mà Sư muốn nói. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã hành động phương thức đó. Nhưng điều đó đã không là một sự kết thúc. Ngài đã bị đánh đập như cách thức các người giặt giũ đập vào quần áo khi họ giặt giũ quần áo, nhưng Ngài đã không phản ứng lại hoặc thậm chí là nhúc nhích. Vị Giác Hữu Tình (Bồ Tát) đã làm theo các mệnh lệnh của kẻ làm xiếc rắn trong thời
gian khá lâu, mà vẫn duy trì sự tĩnh lặng. Ngài đã làm điều mà kẻ làm xiếc rắn đã bảo với Ngài và thậm chí còn nhiều hơn nữa. Và Ngài đã làm tất cả với mục đích để đạt thành điều mà Ngài đã có sở nguyện cầu đến. Đây là việc hoàn thành viên mãn về các Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật). Ngài đã hoàn thành viên mãn chúng đến mức cùng tột. Và Ngài đã gặt hái được những thành quả mà còn thua kém hơn so với những gì mà những người khác có được không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Vị ấy đã gặt hái những thành quả còn thù thắng hơn và cao quý hơn.
S: Ngài đã tu tập nhằm để đạt đến một trình độ cao của Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật). Bây giờ, nếu như một người đang hành hạnh nhẫn nại là bởi vì ông ấy không có sự chọn lựa, điều đó quả cũng là tốt, tuy nhiên nếu như một người không chịu đựng khi vị ấy phải là, thì điều chi sẽ xẩy ra ?
D: Ông ta sẽ khốn khổ, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy. Sư đã có giải thích một chút ít về hạnh nhẫn nại vừa tức thời. Nếu như Sư có được giải thích một cách đầy đủ về nó, thì có thể sẽ không có sự chấm dứt. Hạnh nhẫn nại cho nhiều phúc lợi ngay hiện tại và cho phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Nếu như các con muốn được hạnh phúc trong hiện tại, thì các con phải tiếp tục tu tập hạnh kiên nhẫn của mình. Nếu như các con muốn được hạnh phúc trong thời vị lai, thì các con phải tiếp tục tu tập hạnh kiên nhẫn của mình. Nếu như các con muốn làm một điều chi, để hoàn thành một điều chi ở ngay trong kiếp sống hiện tại nầy, thế thì hãy phát triển hạnh nhẫn nại và tính kiên nhẫn. Long Vương đã có hoàn thành điều nầy không ?
D: Vị ấy đã có làm, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy, Ngài đã có làm. Long Vương Bhùridatta đã tự bản thân mình thiết lập và đã hành trì trong việc đức hạnh (Giới Luật). Nếu như Ngài đã hoàn toàn tránh xa sự gian khổ, Ngài đã có thể thành đạt được bất cứ điều chi không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: If he had escaped into the sky when the snake charmer came, would he have met him and been able to gain perfection in patience and forbearance ?
D: No, sir.
S: And if he had assumed the appearance of Sakka ?
D: He would not have been able to get results then either, sir.
S: But he didn’t use his powers in that way. If he had just blinked at him, thinking “This man is bothering me” what would have happened then ?
D: The snake charmer would have turned to ashes, sir.
S: But he did none of these things. Even though the snake charmer had absolutely no power over him, he put up with him calmly in order to attain perfection. He didn’t even want to budge. He went there to observe the Uposatha and determined that the snake charmer could do with him whatever he wanted. So he endured everything. Once he had made his determination, he carried it through.
How about you ? When you undertake the Uposatha observances, when you decide to observe the Uposatha, you keep it, don’t you ?
D: Yes, sir. We observe the Uposatha.
S: When you take the moral precepts, you observe them for the full day, don’t you ?
D: We do, sir.
S: After establishing yourselves in the moral precepts, do you keep them, whatever comes your way, no matter what happens ?
D: We don’t accept everything, sir.
S: But don’t you get a full day of practice ?
D: No, sir. We don’t put in a full day.
S: How much do you get out of one day ?
D: After taking the Uposatha precepts, we try to progress for one day, but sometimes we actually regress by more than a day, sir.
S: How much more ?
D: Maybe one and a half days, sir.
S: So you take this Sìla for one day, and then you regress in one day by one and a half days. Is that effort good enough ?
D: No it isn’t, sir.
S: Nếu như Ngài đã trốn thoát vào trong hư không khi kẻ làm xiếc rắn đã đi đến, thì Ngài đã có thể gặp được ông ta và đã có khả năng để thành đạt được Pháp Toàn Thiện trong tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Và nếu như Ngài đã giả ra sự thị hiện của vua trời Đế Thích ?
D: Trong trường hợp đó Ngài cũng sẽ không có thể có được khả năng để thành đạt được những thành quả, kính bạch Ngài.
S: Nhưng mà Ngài đã không sử dụng năng lực của mình trong phương thức đó. Nếu như Ngài đã chỉ có việc chớp mắt nhìn vào ông ta, với việc nghĩ suy “Người đàn ông nầy thì đang quấy rầy Ta” điều chi sẽ có thể đã có xẩy ra sau đó ?
D: Kẻ làm xiếc rắn sẽ có thể đã biến thành tro bụi.
S: Nhưng mà Ngài đã không có làm những sự việc nầy. Ngay cả khi kẻ làm xiếc rắn quả tất nhiên là đã không có năng lực hơn được Ngài, mà Ngài lại kiên nhẫn chịu đựng với ông ta nhằm để cho thành đạt được Pháp Toàn Thiện. Thậm chí Ngài đã không muốn nhúc nhích. Ngài đã đi đến nơi đó để hành trì Thanh Tịnh Giới và đã quyết tâm rằng kẻ làm xiếc rắn sẽ có thể làm đối với Ngài bất cứ điều gì mà ông ta đã muốn. Thế rồi Ngài đã chịu đựng tất cả mọi thứ. Một khi Ngài đã thực hiện sự quyết tâm của mình, thì Ngài đã đạt thành điều đó hoàn toàn.
Thế còn các con thì sao ? Khi các con đảm trách việc hành trì Thanh Tịnh Giới, khi các con quyết định hành trì Thanh Tịnh Giới, thì các con gìn giữ lấy nó, có phải không ?
D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài. Chúng con hành trì Thanh Tịnh Giới.
S: Khi các con tín thọ các điều học giới đức, các con hành trì chúng cho trọn cả ngày, phải không ?
D: Dạ chúng con làm vậy, kính bạch Ngài.
S: Sau khi tự bản thân thiết lập trong các điều học giới đức, các con gìn giữ lấy chúng, và bất cứ điều chi xẩy đến trong tình thế của mình, thì không có vấn đề quan trọng nào sẽ xẩy ra ?
D: Chúng con không chấp nhận tất cả mọi thứ, kính bạch Ngài.
S: Nhưng mà các con không có lấy trọn cả một ngày để tu tập sao ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Chúng con không có thực hành trọn cả một ngày.
S: Các con buông xả bao nhiêu lần trong một ngày ?
D: Sau việc tín thọ những điều học Thanh Tịnh Giới, chúng con cố gắng để tiến hóa cho được một ngày, nhưng đôi khi chúng con thực sự còn lui sụt nhiều hơn nữa của một ngày, kính bạch Ngài.
S: Nhiều hơn bao nhiêu ?
D: Có thể là một ngày rưỡi, kính bạch Ngài.
S: Thế là các con tín thọ Giới Luật nầy cho một ngày, và sau đó các con lui sụt trong một ngày gần bằng một ngày rưỡi. Sự nỗ lực đó có vừa đủ không ?
D: Dạ thưa không, nó thì không đủ, kính bạch Ngài.
S: Having established ourselves in energy (Viriya) we can accomplish everything with our patience and forbearance. Is it not possible to apply this everywhere ? When you return home from here, you will encounter objects of the senses that you like and objects that you don’t like. You constantly encounter these two types of objects. Do you agree that you are confronter with one or the other of these two kinds of objects all the time ?
D: There is always either a sense object that we like or one that we don’t like, sir. One of the two is always there.
S: When you encounter either kind, forbear ! If you live a life of patience and forbearance, what happens when you encounter these sense objects ?
D: If we encounter pleasant objects, we reject them through our efforts. And if we encounter unpleasant objects, we establish our efforts more strongly and throw them out.
S: Really ? Now, if you meet with pleasant sense impressions, will unskillful states of mind flow in ?
D: It is because this might happen, in order to keep them from flowing in that we must establish effort and endure.
S: And if many of these impressions come towards you ?
D: Then we have to forbear more, sir.
S: And if you encounter only a few ?
D: Then we only need a little forbearance, sir.
S: Now, when you go home and the children talk and make noise – only a little noise, but enough for you to find it intolerable, what do you do ?
U: In that case I will have to make an effort to be patient.
S: If you do that, don’t you gain ?
D: I do, sir.
S: Sau khi tự bản thân đã thiết lập trong sinh lực (Tinh Tấn) thì chúng ta có thể hoàn thành tất cả mọi việc với tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại của mình. Liệu không thể nào áp dụng được điều nầy ở khắp mọi nơi ? Khi từ nơi đây các con quay trở về nhà, các con sẽ phải tiếp xúc những đối tượng của các giác quan mà các con ưa thích và các đối tượng mà các con không ưa thích. Các con tiếp xúc một cách không ngớt cả hai thể loại đối tượng nầy. Các con có đồng ý rằng các con luôn mãi phải đối diện với cái nầy hoặc cái khác của hai thể loại đối tượng nầy không ?
D: Nó thì luôn luôn có hoặc là một cảm giác mà chúng con ưa thích hay là một cảm giác mà chúng con không ưa thích, kính bạch Ngài. Một trong hai thì luôn luôn hiện hữu ở nơi đó.
S: Khi các con tiếp xúc thể loại nầy hay thể loại khác, hãy nhẫn nại ! Nếu các con sống một đời sống của tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại, thì điều chi sẽ xẩy ra khi các con tiếp xúc những cảm giác nầy ?
D: Nếu như chúng con tiếp xúc những đối tượng duyệt ý, thì chúng con loại trừ chúng bằng với các sự nỗ lực của mình. Và nếu như chúng con tiếp xúc những đối tượng bất duyệt ý, thì chúng con thiết lập các sự nỗ lực của mình dũng mãnh hơn nữa và tẩy trừ chúng đi.
S: Thực vậy sao ? Bây giờ, nếu như các con tiếp xúc với những cảm tưởng duyệt ý, thì những trạng thái không khôn khéo (Bất Thiện) của tâm thức sẽ tuôn tràn vào ?
D: Đó là bởi vì điều nầy có thể có xẩy ra, nhằm để gìn giữ chúng từ nơi việc tuôn tràn ở trong sự việc đó thì chúng con phải thiết lập sự nỗ lực và sức chịu đựng.
S: Và nếu như có nhiều ấn tượng nầy hướng đến các con ?
D: Thế thì chúng con phải nhẫn nại nhiều hơn nữa, kính bạch Ngài.
S: Và nếu như các con tiếp xúc chỉ có một ít ?
D: Thế thì chúng con chỉ cần một chút ít hạnh nhẫn nại, kính bạch Ngài.
S: Bây giờ, khi các con về nhà và những con trẻ nói chuyện và làm ồn – chỉ ồn một chút ít, nhưng mà vừa đủ để cho các con có thể tìm thấy điều đó là không thể chịu đựng nổi, thì các con sẽ làm gì ?
D: Trong trường hợp đó con sẽ phải thực hiện một sự nỗ lực để hành kiên nhẫn.
S: Nếu như các con làm điều đó, các con có đạt được không ?
D: Con đạt được, kính bạch Ngài.
S: What if they become noisier and more intolerable ?
D: Then I will have to make a lot of effort and forbear, sir.
S: Is that so ? Will you really do that ?
D: I said that in order to give the right answer, sir.
S: You haven’t gone home yet, but you have started this practice now. When you practise this you wll be strong. It is not tiresome at all. Or do you think you will get tired by living with patience ?
D: No, sir, it is not tiresome. S: Does it cost you anything ? D: It doesn’t cost anything, sir.
S: Do you lose anything ?
D: Through patience and forbearance we gain much, sir. We don’t lose anything. But we are lacking in faith, effort, skill and wisdom, sir.
S: If you are confused by such thoughts you will think “Should I do this now? Should I do that ?” Then you will be confused. Just remember that you have to be forbearing. Thoughts may come like “Should I apply this or that ? Should I look for this or for that ? If this is not there, everything will be in vain”. But you should do as we have just said, think only about this one thing.
D: Do you mean that we should just be forbearance, sir ?
S: Yes. If you do that, through forbearance everything will go well.
Whatever it is, it will be alright.
When I was still a young monk, the Burmese in this country were not very civil, but the Indians were. When I went on my alms round, there was an old Indian man who came running to offer a gift as soon as he saw me. In spite of his old age, this old Indian staggered through the streets selling things, and when he saw me, he came running, even from afar, to give Dàna.
Now, how is it that our Burmese people were not civil ? The parents gave money to the children and they bought sweets and snacks with it. This old Indian was selling what they could afford to buy. Now, how did they call him over ? They shouted “Hey, Indian dog !” They called him that ! Did you hear ?
So, the children were calling him from every side, and what did he do ? He went to them, smiling. He continued to smile, and whoever called to him like that first, he would go to them first. He came to them and they kept calling him “Indian dog”. He did not think “Now, can these boys call me like this to buy something worth a peeny – me, an old man who is their senior ?” No, he just made the effort to go to those boys. What would you do if young children called you what they called this old man ?
D: We would be angry, of course, sir.
S: Điều chi xẩy ra nếu chúng ồn ào hơn và không thể chịu đựng hơn nữa ?
D: Thế thì con sẽ phải thực hiện thật nhiều sự nỗ lực và nhẫn nại, kính bạch
Ngài.
S: Là như thế đó sao ? Các con thực sự sẽ làm điều đó ?
D: Con đã nói là nhằm để cho có câu trả lời thích hợp, kính bạch Ngài.
S: Các con vẫn chưa có về nhà, nhưng ngay bây giờ các con đã bắt đầu tu tập điều nầy. Khi các con tu tập điều nầy thì các con sẽ trở nên dũng mãnh. Điều đó không có làm mệt mỏi chút nào cả. Hay là các con nghĩ rằng các con sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đang sống với tính kiên nhẫn ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, điều đó không có làm mệt mỏi.
S: Điều đó có đòi hỏi các con bất cứ điều chi không ?
D: Điều đó không có đòi hỏi bất cứ điều nào cả, kính bạch Ngài.
S: Các con có mất mát bất cứ điều chi không ?
D: Thông qua tính kiên nhẫn và hạnh nhẫn nại chúng con đạt được rất nhiều, kính bạch Ngài. Chúng con không có mất mát bất cứ điều nào cả. Mà trái lại chúng con đang khiếm khuyết trong đức tin (Tín), sự nỗ lực (Tấn), sự liễu tri (Niệm), và trí tuệ (Tuệ), kính bạch Ngài.
S: Nếu như các con đã bị rối trí do bởi những nghĩ suy như vầy, các con sẽ nghĩ rằng “Tôi có nên làm điều nầy ngay bây giờ không? Tôi có nên làm điều đó không ?” Như thế các con sẽ bị rối trí đi. Chỉ cần ghi nhớ rằng các con phải là nhẫn nại. Những ý nghĩ có thể xẩy đến như sau “Tôi có nên áp dụng điều nầy hay là điều đó không ? Tôi có nên tìm kiếm điều nầy hay là điều đó không ? Nếu như điều nầy không có ở nơi đó, tất cả mọi thứ sẽ là vô ích”. Tuy nhiên các con chỉ nên làm điều mà chúng ta mới vừa nói, chỉ nghĩ suy duy nhất một việc về điều nầy.
D: Ý Ngài muốn nói chúng con là chỉ nên hành nhẫn nại, kính bạch Ngài ?
S: Đúng vậy. Nếu như các con làm được điều đó, thông qua hạnh nhẫn nại mà tất cả mọi thứ sẽ đi đến tốt đẹp. Bất luận điều đó là chi, thì nó sẽ được ổn thỏa.
Khi Sư còn là một vị tu sĩ trẻ tuổi, người dân Miến Điện ở trong đất nước nầy đã không có được văn hóa lắm, trái lại người dân Ấn Độ thì có. Khi Sư đã đi trì bình khất thực, thì đã có một lão già Ấn Độ ông ta đã chạy đến để cúng dường một vật phẩm ngay khi ông ta đã trông thấy Sư. Mặc dù với tuổi già của mình, người Ấn Độ lão mại nầy đã bước đi lảo đảo băng qua các đường lộ đang bầy bán hàng hóa, và khi ông ta đã trông thấy Sư, ông ta đã chạy đến, ngay cả từ ở nơi xa, để xả thí cúng dường.
Bây giờ, là như thế nào mà người dân Miến Điện của chúng ta đã không có được văn hóa lắm ? Các bậc Cha Mẹ đã cho tiền đến các con trẻ và chúng đã mua những bánh ngọt và các thức ăn nhẹ với đồng tiền đó. Người lão già Ấn Độ nầy đã bán những gì mà chúng có đủ khả năng để mua. Bấy giờ, chúng đã gọi tên ông ta như thế nào không ? Chúng đã hét to lên “Nầy, con chó Ấn Độ !” Chúng đã gọi ông ta như thế đó ! Các con đã nghe không ?
Thế là, các bọn trẻ đã gọi ông ta từ mọi phía, và ông ta đã làm gì ? Ông ta đã đi đến bọn chúng, và mỉm cười. Ông ta vẫn cứ tiếp tục mỉm cười, và bất cứ ai đã gọi đến ông ta như thế đó đầu tiên, thì ông ta sẽ đi đến bọn chúng đầu tiên. Ông ta đã đi đến bọn chúng và chúng đã tiếp tục đang gọi ông ta “Con chó Ấn Độ.” Ông ta đã không có nghĩ rằng “Bây giờ, có thể những bọn trai trẻ nầy gọi Ta như thế nầy để mua một cái gì đó đáng giá một đồng xu – Ta, một lão già là người cao niên lớn tuổi của bọn chúng ?” Không, ông ta chỉ cố gắng để đi đến bọn trai trẻ đó.
Các con sẽ làm điều chi nếu như bọn con trẻ đã gọi các con điều mà chúng đã gọi người lão già nầy ?
D: Chúng con sẽ nổi giận, lẽ tất nhiên, kính bạch Ngài.
S: Would you just be angry and remain silent ?
D: I would not remain silent, sir. Maybe I woul even hit those children.
S: Would you get their penny, then ? And aside from that what would happen ?
D: The Burmese would hit me, sir.
S: Yes, you see, this didn’t happen to him. He didn’t create any unskillful state of mind, either. He didn’t get angry. This is what I encounter when I went on my alms round as a young monk. Even thought they called to him like that, he didn’t get angry.
If he had been angry, would that have been wholesome (Kusala) or unwhole
- some (Akusala) as an action ?
D: Unwholesome, sir.
S: Các con chỉ sẽ nổi giận và vẫn cứ giữ yên lặng ?
D: Con sẽ không giữ yên lặng, kính bạch Ngài. Có thể con sẽ còn đánh những đứa trẻ đó.
S: Thế rồi, các con sẽ có được một đồng xu của bọn chúng không ? Và ngoài ra điều đó thì điều chi sẽ xẩy ra ?
D: Người dân Miến Điện sẽ đánh con, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy, các con thấy đấy, điều nầy đã không có xẩy đến ông ta. Cũng thế, ông ta đã không có tạo tác bất kỳ một trạng thái không khôn khéo nào (Bất Thiện) của tâm thức. Ông ta đã không có nổi giận. Đây là điều mà Sư đã gặp phải khi Sư đã đi trì bình khất thực trong khi là một vị tu sĩ trẻ tuổi. Cho dù là bọn chúng đã gọi ông ta như thế đó, ông ta đã không có nổi giận.
Nếu như ông ta đã nổi giận, thì hành động đó đã là thiện hạnh (Thiện) hay là bất thiện hạnh (Bất Thiện) ?
D: Bất Thiện Hạnh, kính bạch Ngài.
S: Now, you all want to be forbearing, according to the Teachings of the Buddha, don’t you ?
D: Even though we wish to practise the Teachings to some degree, we aren’t forbearing to that extent, sir.
S: Don’t be distracted by other things. Do just one thing; be forbearing. Do you understand ? No matter how much the people living with you upset you, just practise this fully for yourself. What if other people always did the right thing ?
D: Then I would be very pleased. But even if they should be chaotic, I should remain calm and pleasant, knowing that if greed arises it will be unwholesome for me, sir.
S: But what will you do if it gets to be too much ?
D: I’ll be forbearing.
S: Yes. Remember just this. Don’t worry about anything else. If you look into this book or that book to see what they say, then your own practice will suffer. Just practise forbearance. If you exert yourself in just this one thing, you can achieve anything.
S: Bây giờ, tất cả các con muốn hành hạnh nhẫn nại, thì phải tùy thuận theo Giáo Lý của Đức Phật, có phải không ?
D: Cho dù chúng con ước nguyện để tu tập Giáo Lý được đến một đôi chút mức độ, chúng con không có hành nhẫn nại đến mức độ đó được, kính bạch Ngài.
S: Đừng có bị phân tâm do bởi những việc khác. Chỉ làm một việc: là hãy nhẫn nại. Các con có hiểu không ? Bất luận là bao nhiêu người đang sống với các con phiền lụy các con, chỉ cần tu tập điều nầy một cách tròn đủ cho chính mình. Giả sử như người ta đã thường luôn làm điều thích hợp thì sao ?
D: Thế thì con sẽ rất là vui mừng. Tuy nhiên cho dù chúng sẽ là hỗn loạn, thì con cần phải giữ bình tĩnh và hoan hỷ, liễu tri được rằng nếu như lòng tham khởi sinh thì nó sẽ là bất thiện hạnh cho con, kính bạch Ngài.
S: Tuy nhiên điều mà các con sẽ làm nếu như nó quả là quá nhiều thì sao ?
D: Con sẽ hành nhẫn nại.
S: Đúng vậy. Chỉ cần nhớ lấy điều nầy. Đừng có lo lắng về bất cứ điều nào khác. Nếu như các con nghiên cứu quyển sách nầy hay quyển sách kia để xem điều mà họ nói, sau đó việc tu tập của chính các con sẽ phải chịu tổn hại. Chỉ cần tu tập hạnh nhẫn nại. Nếu như các con tự cố gắng chỉ ngay trong một điều nầy, thì các con có thể đạt được bất cứ điều gì.
Một số videos về Ngài Webu Sayadaw
Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo
5Antinhthuthangdao