6- Thập-Giới Của Người Tại-Gia

Thập-giới vốn là thường-giới của bậc xuất-gia sa-di. Bậc sa-di có thập-giới là thường-giới và các loại giới khác, 14 pháp-hành, v.v … cần phải giữ gìn suốt ngày đêm cho được trong sạch và trọn vẹn trong phẩm-hạnh của vị sa-di.

Đối với người tại-gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch đặc biệt nơi Tam-bảo, nhưng người ấy chưa có đủ duyên được xuất gia, nên họ suy xét rằng:

“Ta chưa có đủ duyên từ bỏ nhà đi xuất gia như các bậc xuất-gia trở thành sa-di, tỳ-khưu, vì ta còn bị ràng buộc bởi gia đình, xã hội.

Nay, ta được rảnh rỗi nghỉ ngơi một thời gian ngắn, ta nên vào chùa xin thọ-trì thập-giới như giới của vị sa-di suốt thời gian ngắn ngủi ở trong chùa, để có cơ hội tốt thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ. Bởi vì, đời sống của người tại-gia có nhiều ràng buộc, khó thực-hành phạm-hạnh được trong sạch và trọn vẹn hoàn toàn”.

Sau khi suy xét đúng đắn như vậy, người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ ấy đến chùa, nếu có mang theo tiền của, vàng bạc, của cải quý giá, người ấy phải gửi cho người hộ-Tăng trong chùa, nhờ cất giữ. Sau khi xả thập-giới, người ấy đến xin nhận lại tiền của, vàng bạc, những của cải quý giá đã gửi nơi người hộ-Tăng ấy.

Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến đảnh lễ Ngài Trưởng lão trong chùa, bạch với Ngài Trưởng-lão biết rõ ý nguyện của mình xin ở trong chùa, kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia suốt thời gian ngắn ngủi ở trong chùa.

Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia

Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch đặc biệt nơi Tam-bảo mới có khả năng thọ phép quy-y Tam-bảo và thập-giới của người tại-gia.

Nghi thức theo tuần tự

Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ (hoặc hành-giả) đảnh lễ Ngài Trưởng-lão xong, tiếp theo thực-hành nghi lễ theo tuần tự như sau:

* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn

* Lễ sám hối Tam-bảo

– Lễ sám hối Đức-Phật-bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.

Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,

Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)

– Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.

Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,

Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)

– Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.

Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,

Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)

Bài kệ cầu nguyện

Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.

Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.

Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,

Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.

Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,

Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.

Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia

Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasa-gahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasa-gahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con. Bạch Ngài.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.

Phép quy-y Tam-bảo và thập-giới của người tại-gia

Hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia như sau:

Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:

– Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).

(Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con hãy nên lặp lại đúng từng chữ từng câu như thế ấy).

Người cận-sự-nam (hoặc cận-sự-nữ) thưa rằng:

– Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài).

Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn

Ngài Trưởng-lão hướng dẫn đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rằng:

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy,

Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)

Thọ phép quy-y Tam-bảo

Sau khi đảnh lễ Đức-Phật xong, Ngài Trưởng-lão hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo như sau:

– Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.

– Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.

– Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.

– Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.

– Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.

– Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.

– Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.

– Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.

– Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.

NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.

(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)

CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài).

Thọ-trì thập-giới của người tại-gia

Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo xong, tiếp theo thọ-trì thập-giới của người tại-gia như sau:

1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.

2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.

3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự hành-dâm.

4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.

5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi.

6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời.

7- Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát là pháp nghịch với pháp-hành giới-định-tuệ.

8- Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhū-sanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.

9- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10- Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, châu báu.

NTL: Tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ sādhutaṃ katvā appamādena sampādehi.

Phép quy-y Tam-bảo và thập-giới của người tại-gia xong rồi, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh.

CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài).

NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā.

Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.

Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới,

Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới,

Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới,

Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!

CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!).

Sau khi đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia xong rồi, tiếp theo cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy-y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy-y nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau:

Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ, Buddho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ, Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.(1)

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.

Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.

Do nhờ năng lực của lời chân thật này.

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.

Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.

Do nhờ năng lực của lời chân thật này.

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.

Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.

Do nhờ năng lực của lời chân thật này.

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia đối với người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ.

Phần Giảng Giải

Thập-giới gồm có 10 điều-giới, từ điều-giới thứ nhất đến điều-giới thứ 6 và điều-giới 9 đã được giải thích trong phần ngũ-giới và bát-giới uposathasīla.

Trong phần này sẽ giải thích 3 điều-giới còn lại là điều-giới thứ 7, điều-giới thứ 8, và điều-giới thứ 10.

– Điều-giới thứ 7: Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā veramaṇisikkhā padaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát là pháp nghịch với pháp-hành giới-định-tuệ.

– Điều-giới thứ 8: Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.

Hai điều-giới này được tách ra từ điều-giới thứ 7 trong bát-giới uposathasīla thành 2 điều-giới riêng biệt trong thập-giới.

Trong thập-giới, *điều-giới thứ 7:“Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā,…” tự mình nhảy múa, ca hát, thổi kèn,… và sai bảo người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, … để xem, để nghe do tâm tham-ái, đó là ác-pháp nghịch với pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, mà hành-giả nên tránh xa.

Vì vậy, điều-giới này trở thành một điều-giới riêng biệt trong thập-giới.

Điều-giới thứ 8:“Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā, …” tự mình đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái, đó là ác-pháp mà hành-giả nên tránh xa.

Vì vậy, điều-giới này trở thành một điều-giới riêng biệt trong thập-giới.

* Điều-giới thứ 10: “Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.”

* Nghĩa từng chữ:

– Jātarūpa: Vàng ròng, gồm tất cả những đồ trang sức làm bằng vàng như dây chuyền vàng, nhẫn vàng, …

– Rajata: Bạc, gồm tất cả những đồ làm bằng bạc, tiền bạc bằng đồng, bằng bạc, bằng giấy, bằng ngân phiếu, …

– Paṭiggahanā: Nhận lấy, đụng chạm đến vàng bạc, tiền bạc, châu báu, … bằng 5 cách:

1- Uggaha: tự mình thọ nhận, đụng chạm đến vàng, bạc, tiền bạc, ngân phiếu, …

2- Uggahāpana: sai bảo người khác thọ nhận vàng, bạc, tiền bạc, ngân phiếu, … cất giữ cho mình.

3- Upanikkhittasādayana: thí-chủ đem vàng, tiền bạc, ngân phiếu, … dâng cúng dường đến vị tỳ-khưu để mua sắm y mặc, mua dép mang, mua vé xe, vé tàu,… vị tỳ-

khưu ấy không thọ nhận bằng thân hoặc bằng khẩu mà thọ nhận bằng tâm hoan-hỷ số vàng, tiền bạc, ngân phiếu, … ấy dành cho mình.

4- Dubbicāraṇa: người thí-chủ hiểu biết giới luật của tỳ-khưu, cho nên không trực tiếp dâng vàng, tiền bạc, ngân phiếu, … đến vị tỳ-khưu ấy.

Trước tiên, người thí-chủ đem số tài chánh ấy gửi cho người hộ-Tăng, nhờ người hộ-Tăng ấy mua những thứ vật dụng cần thiết dâng đến vị tỳ-khưu ấy.

Vị sa-di cũng phải nên thực-hành theo điều-giới này.

Sau đó, người thí-chủ tìm đến vị tỳ-khưu ấy bạch rằng:

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con có gởi một số tài chánh cho người hộ-Tăng, nhờ người ấy mua sắm những thứ vật dụng mà Ngài cần dùng.

Khi Ngài cần thứ vật dụng nào, kính thỉnh Ngài đến gặp người hộ-Tăng ấy, nhờ người ấy đi tìm kiếm thứ vật dụng ấy, để dâng đến Ngài.

5- Āmasana: Vị tỳ-khưu không được phép hoan-hỷ đụng chạm đến vàng, bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … của người khác.

Đó là 5 cách mà hành-giả thọ-trì điều-giới thứ 10 cần phải tránh xa để giữ gìn điều-giới ấy được trong sạch.

Hành-giả là người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch đặc biệt nơi Tam-bảo, thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

Để giữ gìn điều-giới thứ 10: “Tránh xa thọ nhận vàng bạc, châu báu, tiền bạc, ngân phiếu…” trong suốt thời gian ngắn phát nguyện thọ-trì thập-giới, thì người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ nếu có mang theo vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … thì trước tiên, người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ ấy nên đem số vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … gửỉ người hộ-Tăng đáng tin cậy trong chùa, rồi mới xin làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

Sau khi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia xong, hành-giả ấy nên thực-hành giống như bậc xuất-gia sa-di, tỳ-khưu, tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, từ một người nào khác, kể cả người thân trong gia đình, để giữ gìn điều-giới thứ 10 cho được trong sạch trong thời gian ngắn ở trong chùa.

Thập-giới của người tại-gia với thập-giới của bậc xuất-gia sa-di khác nhau như thế nào?

* Đối với người tại-gia, trước khi đi vào chùa để thọ-trì thập-giới của người tại-gia, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ không phải từ bỏ gia đình, không phải xả bỏ tất cả của cải, vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu châu báu, của cải tài sản, … trong nhà, trong ngân hàng, …

Khi đi đến chùa, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có mang theo vàng bạc, tiền bạc, châu báu, thì cần phải gửi người hộ-Tăng tin cậy trong chùa, mới xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

Sau khi hành-giả đã thọ-trì thập-giới của người tại-gia xong, hành-giả ấy không thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … từ người khác, dù người ấy là người thân trong gia đình, để giữ gìn thập-giới cho được trong sạch làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.

Khi hành-giả mãn thời hạn phát nguyện thọ-trì thập giới của người tại-gia xong, hành-giả là cận-sự-nam, cận-sự-nữ xả thập-giới ra, rồi xin thọ-trì ngũ-giới là thường-giới trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường của người tại-gia.

* Đối với bậc xuất-gia là sa-di, tỳ-khưu, trước khi đi vào chùa để làm lễ xuất-gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong Phật-giáo, người cận-sự-nam từ bỏ tất cả của cải, vàng bạc, tiền bạc, châu báu, … của mình.

Khi đi vào chùa, người cận-sự-nam giới tử xin cạo tóc, làm lễ xuất-gia trở thành sa-di trong Phật-giáo.

* Vị sa-di có nhiều loại giới, trong đó có thập-giới là thường-giới của bậc xuất-gia là sa-di.

Trong thập-giới có điều-giới thứ 10 là điều-giới tránh xa sự thọ nhận vàng, bạc, châu báu,… mà vị sa-di phải giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn suốt cuộc đời phạm-hạnh sa-di của mình.

* Vị tỳ-khưu có 227 điều-giới, trong đó có điều-giới không nhận vàng bạc, tiền bạc, châu báu, …

Như vậy, thập-giới của người tại-gia với thập-giới của bậc xuất-gia là vị sa-di (tỳ-khưu) khác nhau như vậy.

Nhận xét điều-giới thứ 10 trong thập giới của người tại-gia

Thập-giới vốn là thường-giới của bậc xuất-gia là vị sa-di, trong thập-giới có điều-giới thứ 10: “Tránh xa thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, v.v …” mà vị sa-di, vị tỳ-khưu không được phép đụng chạm đến vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … trong suốt cuộc đời thực-hành phạm-hạnh của mình.

Còn đối với người tại-gia là cận-sự-nam, cận-sự-nữ, vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, … là những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của người tại-gia không thể thiếu được.

Khi người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ nào có đức-tin đặc biệt trong sạch nơi Tam-bảo, có ý nguyện muốn thọ-trì thập-giới của người tại-gia trong khoảng thời gian ngắn theo ý nguyện của mình.

Về hình thức bên ngoài, hành-giả ấy là cận-sự-nam, cận-sự-nữ không phải là bậc xuất-gia, nhưng nội tâm bên trong, hành-giả ấy thực-hành điều-giới thứ 10: “ tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, v.v…” giống như vị sa-di, vị tỳ-khưu, trong suốt khoảng thời gian phát nguyện thọ-trì thập-giới của người tại-gia.

Cho nên, quả báu của thập-giới của người tại-gia ấy chắc chắn cao quý hơn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới và cửu-giới uposathasīla có 9 điều.

Những tính chất của phước-thiện giữ-giới

* Patiṭṭhāpanalakkhaṇa: Phước-thiện giữ-giới có trạng-thái làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho các thiện-pháp phát sinh.

* Dussīlaviddhaṃsanarasa: Phước-thiện giữ-giới có phận sự tiêu diệt sự phạm giới.

* Soceyyapaccuppaṭṭhāna: Phước-thiện giữ-giới làm cho trong sạch thanh-tịnh thân và khẩu là quả hiện hữu.

* Hiri ottappapadaṭṭhāna: Hổ-thẹn tội-lỗi, ghê-sợ tội-lỗi là nguyên nhân gần phát sinh phước-thiện giữ-giới.

* Paṭikkhepadhamma: Pháp nghịch với phước-thiện giữ-giới đó là tâm sân (dosa) phá hoại đối tượng.

*Anuññātadhamma: Pháp giúp tạo cơ hội phước-thiện giữ-giới đó là tâm vô-sân (adosa).

(Tìm hiểu trong bộ “Nền-Tảng-Phật-Giáo” quyển III “Pháp-Hành Giới” cùng soạn giả.)

Bài viết trích từ cuốn Phước ThiệnTỳ Khưu Hộ Pháp biên soạn. Quý vị có thể tải sách bản PDF tại đây.

AUDIO TOÀN BỘ CUỐN SÁCH PHƯỚC THIỆN

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app