Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

TÌM HIỂU VÒNG TỬ SINH LUÂN-HỒI

(SAṂSĀRAVAṬṬA)

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp 

(Dhammarakkhita Bhikkhu) 

(Aggamahāpaṇḍita) 

Lời Nói Đầu

Phần đông nhiều người hay thắc mắc, rồi tự vấn rằng: “Ta từ đâu sinh đến đây? Chết rồi sẽ đi về đâu?” 

Câu hỏi này liên quan đến kiếp quá-khứ và kiếp vị-lai của mình. Đối với hạng người phàm- nhân bình thường chỉ biết kiếp hiện-tại, chứ không sao biết được kiếp quá-khứ và kiếp vị-lai. 

Thật ra, tử sinh luân-hồi đề cập đến kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai tiếp diễn nhau. 

* Tử là tử-tâm đó là quả-tâm cuối cùng diệt, kết thúc kiếp hiện-tại của mỗi kiếp chúng-sinh. 

* Sinh là tái-sinh-tâm đó là quả-tâm sinh, bắt đầu kiếp vị-lai của mỗi kiếp chúng-sinh. 

* Cứ tiếp diễn như vậy, từ kiếp này sang kiếp kia gọi là luân-hồi. 

Tử sinh trong ba giới bốn loài đối với tất cả mọi chúng-sinh còn có vô-minh và tham-ái đó là do nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh. 

Đức-Phật dạy nghiệp và quả của nghiệp rằng: 

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.” 

“Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào thiện- nghiệp hoặc ác-nghiệp, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.” 

Nghiệp có 2 loại: 

– Thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 21 thiện-tâm là 8 dục-giới thiện-tâm, 5 sắc- giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 siêu- tam-giới thiện-tâm gọi là 4 Thánh-đạo-tâm. 

– Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm). 

Thiện-nghiệp có 4 loại: 

– Dục-giới thiện-nghiệp trong 8 dục-giới thiện- tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 đại-quả-tâm gọi là paṭi- sandhicitta: tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại cõi thiện-dục-giới ấy. 

– Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (Trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên, bởi vì tái-sinh bằng nhóm sắc- pháp gọi là jīvitanavakakalāpa làm phận-sự tái- sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên). Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy. 

– Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trên 4 tầng trời vô-sắc- giới phạm-thiên. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy. 

– Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 siêu-tam- giới thiện-tâm đó là 4 Thánh-đạo-tâm liền cho quả là 4 Thánh-quả-tâm không có thời gian khoảng cách (akālikadhamma), nghĩa là: 

– Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm. 

– Nhất-lai Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Nhất-lai Thánh-quả-tâm trong cùng Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm. 

– Bất-lai Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Bất- lai Thánh-quả-tâm trong cùng Bất-lai Thánh- đạo lộ-trình-tâm. 

– A-ra-hán Thánh-đạo-tâm liền cho quả là A- ra-hán Thánh-quả-tâm trong cùng A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm. 

4 Thánh-quả-tâm không có phận sự tái-sinh kiếp sau, mà trái lại làm giảm kiếp tái-sinh kiếp sau theo năng lực của mỗi bậc Thánh-nhân. 

* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, chắc chắn không còn tái-sinh trong cõi ác-giới, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

* Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện- nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, chắc chắn không còn tái-sinh trở lại cõi thiện dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh kiếp sau hóa- sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc- giới phạm-thiên, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

* Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ, gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

– Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là paṭisandhicitta: ác-giới tái- sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy. 

– Nếu người nào tin nghiệp và quả của nghiệp, tin có tử sinh luân-hồi, thì người ấy chỉ có lợi trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai chứ không có hại chút nào cả. 

– Nếu người nào không tin nghiệp và quả của nghiệp, không tin có tử sinh luân-hồi, thì người ấy chỉ có hại trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai chứ không có lợi chút nào cả. 

Thật vậy, người thiện nào tin nghiệp và quả của nghiệp, tin có tử sinh luân-hồi, người thiện ấy biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn các điều-giới của mình trong sạch trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới, và cố gắng tinh-tấn tạo mọi phước-thiện, kiếp hiện-tại của người ấy thường có tâm an-lạc, được bậc thiện- trí tán dương ca tụng. 

Sau khi người thiện ấy chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại- quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục- giới là cõi người, hoặc cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi mãn quả của đại-thiện- nghiệp ấy. 

– Người ác nào không tin nghiệp và quả của nghiệp, không tin có tử sinh luân-hồi, người ác ấy không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm các điều-giới nào của mình tạo ác- nghiệp điều-giới ấy, kiếp hiện-tại của người ác ấy thường có khổ tâm, bị bậc thiện-trí chê trách. 

Sau khi người ác ấy chết, ác-nghiệp trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện- quả vô-nhân-tâm gọi là paṭisandhicitta: ác-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy. 

Vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới gồm có 31 cõi-giới và bốn loài chúng-sinh là thai-sinh, noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh là sự-thật hiển nhiên. Mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng từ vô thủy đã trải qua vô số kiếp quá-khứ không sao biết được, mỗi kiếp đã tạo mọi đại- thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp dù nhẹ dù nặng đều được lưu trữ ở trong tâm sinh rồi diệt liên tục, từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, tất cả mọi nghiệp ấy được tích lũy đầy đủ trọn vẹn không hề mất mát một mảy may nào cả. 

Cho nên, kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng là quả của các nghiệp mà người ấy đã tạo trong vô số kiếp quá-khứ. 

Ví dụ: * Kiếp chót Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác Siddhattha sinh ra đời vào ngày rằm tháng tư tại khu vườn Lumbīnī, có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc-đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, đó là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la- mật mà vô số tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát đã tạo trong suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất. 

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đi 7 bước, rồi dừng lại dõng dạc truyền dạy rằng: 

“Aggo’ham’asmi lokassa! 

 Jeṭṭho’ham’asmi lokassa! 

 Seṭṭho’ham’asmi lokassa! 

 Ayamantimā jāti, 

 Natthi dāni punabbhavo.”

“Ta là Bậc cao cả nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh! 

Ta là Bậc vĩ đại nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh! 

Ta là Bậc tối thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh! 

Kiếp này là kiếp chót của ta. 

Ta không còn tái-sinh kiếp nào khác nữa.” 

* Năm 35 tuổi, vào ngày rằm tháng tư, Đức- Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đi đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-đề tại khu rừng Uruvelā, Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt tận được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trên toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức- Phật Gotama, vào canh chót đêm rằm tháng tư, tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā. 

Phật-ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama 

Khi ấy, Đức-Phật Gotama cảm ứng tự thuyết ở trong tâm bằng 2 gāthā 153, 154 rằng: 

“Anekajātisaṃsāraṃ, sandhāvissaṃ anibbisaṃ. 

Gahakāraṃ gavesanto, dukkhā jāti punappunaṃ. 

Gahakāraka! Diṭṭho’si, puna gehaṃ na kāhasi. 

Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ. 

Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayamajjhagā.” 

– Này người thợ ‘tham-ái’ xây nhà ‘thân’. 

Như-Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp. 

Nên tử sinh luân-hồi vô số kiếp. 

Tái-sinh mãi trong tam-giới là khổ. 

– Này tham-ái! Người thợ xây nhà ‘thân’. 

 Bây giờ Như-Lai đã gặp ngươi rồi. 

 Tất cả sườn nhà, ‘phiền-não’ của ngươi. 

 Như-Lai đã hủy hoại sạch cả rồi. 

 Đỉnh nhà ‘vô-minh’ cũng bị tiêu diệt. 

 Nay ngươi không còn xây nhà Như-Lai. 

 Tâm Như-Lai đã chứng ngộ Niết-bàn. 

 Diệt tận được tất cả mọi ‘tham-ái’. 

 Như-Lai đã chứng đắc A-ra-hán. 

Hai bài kệ cảm ứng tự thuyết này ở trong tâm của Đức-Phật Gotama gọi là Phật ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama (Paṭhamabuddhavacana). 

Đức-Phật đã từng trải qua vô số kiếp quá-khứ tử sinh luân-hồi, bởi vì vô-minh và tham-ái. Kiếp hiện-tại Đức-Phật đã diệt tận được mọi vô-minh và mọi tham-ái không còn dư sót, nên Đức-Phật không còn tái-sinh kiếp sau nữa. 

* Trong kinh Dhammacakkappavattanasutta, Đức-Phật khẳng định với nhóm 5 tỳ-khưu rằng: 

“Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi. 

Athā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya“anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. 

Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbavo’ti.” 

– Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ- thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-lai. 

– Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng:“Như-lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh, nhân- loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy. 

Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như- lai biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát khổ của Như-lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.” 

Như vậy, Đức-Phật Gotama khẳng định kiếp này là kiếp chót. Theo lịch sử của Đức-Phật Gotama, Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật trải qua 3 giai đoạn: 

– Giai đoạn đầu: Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức- Phật Gotama đã phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác để tế độ cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ luân-hồi, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt khoảng thời gian 7 a-tăng-kỳ, trải qua vô số kiếp cho đến khi có nhiều năng lực. 

– Giai đoạn giữa: Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã phát nguyện ra bằng lời nói để cho mọi chúng-sinh biết Đức-Bồ-tát có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba- la-mật suốt khoảng thời gian 9 a-tăng-kỳ, trải qua vô số kiếp cho đến khi có nhiều năng lực. 

Như vậy, dù Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức- Phật Gotama đã thực-hành các pháp-hạnh ba- la-mật suốt 16 a-tăng-kỳ vẫn còn là Đức-Bồ-tát bất-định (aniyatabodhisatta), bởi vì Đức-Bồ-tát có thể thoái chí, chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác. 

Trường-hợp Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức- Phật Gotama vẫn kiên trì không hề nao núng quyết tâm tiếp tục thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật để trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác. 

– Giai đoạn chót: Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. 

Kể từ kiếp đó, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha đã trở thành Đức-Bồ-tát cố-định (niyata- bodhisatta), các kiếp Đức-Bồ-tát tiếp theo, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama, đã tinh-tấn không ngừng thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp- hạnh ba-la-mật để trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. 

Trong khoảng thời gian suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, có 24 Đức-Phật Chánh Đẳng-Giác theo tuần tự xuất hiện trên thế gian, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác nào xuất hiện trên thế gian, thì Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đều đến hầu đảnh lễ Đức-Phật ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại. Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, và Đức-Bồ-tát tỳ-khưu Jotipāla được Đức- Phật Kassapa cuối cùng thọ ký xác định thời gian còn lại trong cùng kiếp trái đất gọi là Bhadda- kappa này, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. 

Đức-Bồ-tát tỳ-khưu Jotipāla tinh-tấn bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót là Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha là con của Bà Mahāmāyādevī Chánh- cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana tại kinh-thành Kapilavatthu. 

* Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh ra đời tại khu vườn Lumbīnī vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), có 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, đó là quả-báu của 30 pháp- hạnh ba-la-mật. 

* Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Gotama tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā vào ngày rằm tháng tư (âm lịch) lúc tròn 35 tuổi. 

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng- sinh suốt 45 năm, Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng sāla xứ Kusinārā vào ngày rằm tháng tư (âm lịch) lúc tròn 80 tuổi. 

* Trong bộ Therāpadāna, phần đầu chư bậc Thánh A-ra-hán thuật lại những tiền-kiếp quá- khứ của quý Ngài. 

Phần cuối, kiếp hiện-tại mỗi bậc Thánh A-ra- hán cho biết ân-đức đặc biệt mà Ngài đã chứng đắc đó là 4 tuệ-phân-tích (paṭisambhidā), 8 pháp- giải-thoát (vimokkha), lục-thông (chaḷabhiññā), đã hoàn thành xong lời giáo huấn của Đức-Phật. 

Mỗi bậc Thánh A-ra-hán đều khẳng định rằng: Kiếp hiện-tại này là kiếp chót sẽ tịch diệt Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

Như vậy, tử sinh luân-hồi từ vô thủy trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh trong ba giới gồm có 31 cõi- giới, bốn loài chúng-sinh là thai-sinh, noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh đó là sự-thật hiển nhiên. 

– Tử (cuti) đó là cuticitta: tử-tâm là quả- tâm cuối cùng của mỗi kiếp, làm phận sự chuyển kiếp tử (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của mỗi kiếp chúng-sinh. 

– Sinh (paṭisandhi) đó là paṭisandhicitta: tái- sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu mỗi kiếp làm phận sự tái-sinh kiếp sau sinh bắt đầu mỗi kiếp chúng-sinh. 

– Luân-hồi: tử rồi lại tái-sinh cứ tiếp diễn như vậy đối với mỗi chúng-sinh còn có vô-minh và tham-ái dắt dẫn nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong ba giới, bốn loài. 

Ngoài nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh ra, không có một ai có khả năng an bài số mạng của mỗi kiếp chúng-sinh dù lớn dù nhỏ trong ba giới gồm có 31 cõi-giới, trong bốn loài chúng-sinh là thai-sinh, noãn-sinh, thấp- sinh, hóa-sinh.

Thật ra, mỗi chúng-sinh sinh ra rồi, dù lớn như chư phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, vô-sắc-giới phạm-thiên, dù nhỏ như con kiến, … đến khi hết tuổi thọ hoặc hết nghiệp hỗ trợ đều phải tử (chết) cả thảy không ngoại trừ một ai cả. 

Vì vậy, mỗi chúng-sinh nào đã có sinh thì ắt có tử trong cùng một kiếp chúng-sinh ấy. 

Sau khi số chúng-sinh nào tử (chết) rồi, nếu số chúng-sinh ấy còn có vô-minh và tham-ái dắt dẫn nghiệp lại cho quả tái-sinh kiếp sau, thì tử rồi lại sinh cứ tiếp diễn như vậy luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, không giải thoát khổ được. 

Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được vô- minh và tham-ái không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại hoàn toàn không còn tạo thiện-nghiệp mới và ác-nghiệp mới nữa, nhưng mà mọi đại- thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp đã tạo và được lưu trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp ấy vẫn có cơ hội cho quả của nghiệp ấy. 

– Nếu đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì cho quả trước khi bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn. 

– Nếu ác-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì cho quả trước khi bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn. 

Sau khi Bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết- bàn rồi thì tất cả mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có cơ hội cho quả được nữa, bởi vì đã giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. 

Người thiện nào tin có tử sinh luân-hồi, tin nghiệp và quả của nghiệp, người thiện ấy có kammassakatā sammādiṭṭhi: chánh-kiến sở- nghiệp của mình, người thiện ấy không còn tin số-mệnh hoặc định-mệnh do một ai an bài cả, cho nên, chính người thiện ấy có khả năng tự định đoạt kiếp vị-lai của mình, ngay trong kiếp hiện-tại này. 

– Nếu muốn kiếp vị-lai sẽ không sinh trong 4 cõi ác-giới, thì ngay kiếp hiện-tại người thiện ấy phải biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới. 

– Nếu muốn kiếp vị-lai sẽ trở lại sinh làm người, thì ngay kiếp hiện-tại người thiện ấy phải biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch trọn vẹn, tránh xa 10 ác-nghiệp, hành 10 đại-thiện- nghiệp, tạo 10 phước-thiện như bố-thí, giữ-giới, … trong sạch trọn vẹn. 

– Nếu muốn kiếp vị-lai sẽ hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời nào trong 6 cõi trời dục-giới, thì ngay kiếp hiện-tại người thiện ấy phải biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê- sợ tội-lỗi, biết giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch trọn vẹn, có đầy đủ 5 pháp của chư-thiên đó là đức-tin, giới trong sạch, hiểu biết về Phật-giáo, bố-thí, trí-tuệ. 

– Nếu muốn kiếp vị-lai sẽ hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời nào trong 16 tầng trời trời sắc-giới phạm-thiên, thì ngay kiếp hiện-tại người ấy phải là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, rồi thực-hành pháp-hành thiền- định dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào tương xứng với tầng trời sắc-giới quả-tâm ấy, … 

Sau khi người thiện ấy chết, thiện-nghiệp ấy trong thiện-tâm ấy sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau đúng như tiền-kiếp của người ấy đã lựa chọn. 

Quyển sách nhỏ tìm hiểu về Vòng Tử Sinh Luân-Hồi này, bần sư đã dày công sưu tầm, gom nhặt các nguồn tài liệu từ trong Tam-tạng Pāḷi, Chú-giải Pāḷi và các bộ sách khác, để giúp cho độc giả hiểu biết về tử sinh luân-hồi của chúng-sinh trong ba giới gồm có 31 cõi-giới và 4 loài chúng-sinh là thai-sinh, noãn-sinh, thấp- sinh, hóa-sinh chỉ được bấy nhiêu thôi! 

Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về tử sinh luân-hồi của tất cả mọi chúng-sinh trong tam-giới, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ suất, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư. 

Để lần sau tái-bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện-trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình. 

Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta. 

Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư. 

Quyển sách nhỏ “Vòng Tử Sinh Luân-Hồi” được hoàn thành do nhờ có nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem bản thảo, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại bản thảo, dàn trang, làm thành quyển sách và đã được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép ấn hành. 

Bần sư vô cùng hoan hỷ, biết ơn tất cả quý vị. 

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp thí thanh cao này đến Ngài Đại- Trưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsarakkhitamahāthera là sư phụ của con, đồng thời đến Ngài Đại- Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài Đại-Trưởng-lão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão Giới-Nghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ-Quang) Ngài Trưởng-lão Hộ-Nhẫn (chùa Thiền-Lâm, Huế) cùng chư Đại-Trưởng-Lão khác đã dày công đem Phật-giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-Lão ở nước Thái-Lan, nước Myanmar đã có công dạy dỗ con về pháp- học và pháp-hành. 

Con kính mong quý Ngài hoan hỷ. 

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo. 

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng, chia phần phước-thiện đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện-tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an-lạc lâu dài. 

Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti- mittānañ ceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha. 

Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong các cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong các tầng trời sắc- giới phạm-thiên, … 

Xin tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước- thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an-lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. 

Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu. 

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não trầm-luân không còn dư sót, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. 

Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân-hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái- sinh trong 4 cõi ác-giới và cũng do năng lực phước-thiện thanh cao này chỉ hỗ trợ đại-thiện- nghiệp cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới: cõi người, 6 cõi trời dục-giới mà thôi. 

Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo lời giáo-huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp-hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, mong diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra- hán trong giáo-pháp của Đức-Phật. 

Trong kiếp tử sinh luân-hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức- Tăng ngự nơi nào, dù gần dù xa, chúng con cũng liền phát sinh đại-thiện-tâm hỷ lạc, có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, quyết tâm tìm đến nơi ấy, để hầu đảnh lễ Đức- Thế-Tôn, hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, cố gắng tinh- tấn thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn. 

Nay, chúng con hết lòng thành kính thọ phép quy-y Tam-bảo: Quy-y nơi Đức-Phật-bảo, quy- y nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nơi Đức-Tăng-bảo, và thành tâm hộ trì Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp. 

 Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này theo hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con trong mỗi kiếp, dù có được thành tựu quả báu ở cõi người (manussasampatti) hưởng được mọi sự an-lạc đầy đủ trong cõi người như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù có được thành tựu quả báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được mọi an-lạc đầy đủ trong cõi trời như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. 

Thật ra, mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con chỉ có cầu mong sớm được thành tựu quả báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti) mà thôi, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. 

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ, 

khippameva samijjhatu. 

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con 

Cầu mong sớm được thành tựu như ý. 

  1. 2562/ DL. 2019 

 Rừng Núi Viên-Không 

xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành 

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 

 Tỳ-khưu Hộ-Pháp 

 (Dhammarakkhita Bhikkhu) 

 (Aggamahāpaṇḍita)

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Vòng Tử Sinh Luân Hồi, tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu    

Link cuốn Vòng Tử Sinh Luân Hồi
Link tải sách ebook Vòng Tử Sinh Luân Hồi
Link video cuốn Vòng Tử Sinh Luân Hồi
Link audio cuốn Vòng Tử Sinh Luân Hồi
Link thư mục tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link thư mục ebook Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link giới thiệu tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda 

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app