Videos 6. Kinh Samanasañña | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

 

KINH SAMANASANNA

 

Hôm nay là buổi tối thứ 6, Ngài sẽ thuyết pháp thoại dựa vào bài kinh Samanasanna Sutta. Samana có nghĩa là sa môn, hay vị Tỳ -kheo, Tỳ-kheo ni chỉ chung cho những bậc xuất gia. Sanna có nghĩa là ghi nhớ, nhớ tưởng. Nếu vị nào luôn ghi nhớ, nhớ tưởng những vị sa môn, hay Tỳ -kheo, Tỳ-kheo ni, sadi, những vị xuất gia, những vị tu tập luôn nhớ nghĩ những điều này thì vị ấy sẽ tiến bộ trong việc tu tập. Do đó, bài kinh hôm nay có tên Samanasanna Sutta. Bài kinh này thuộc trong (Pali:0:53) tức là Tăng Chi bộ kinh (Pali: 0:56) có nghĩa là này các Tỳ-kheo, những vị Tỳ -kheo, Tỳ-kheo ni, những vị xuất gia luôn nhớ nghĩ 3 điều này, luôn ghi nhớ nằm lòng và luôn nhắc đi nhắc lại mỗi ngày thường xuyên về 3 điều này thì vị ấy sẽ được tiến bộ trong tu tập, sẽ làm cho sung mãn những thiện pháp và sẽ làm cho đầy đủ 7 pháp khác. 

Tại sao Đức Phật lại dạy bài Kinh này bởi vì thông thường nếu một người không tu tập thì tham lam, tham ái, ái dục, sân hận, bực bội, khó chịu, si mê, ngã mạn, tự cao sẽ luôn thường xuyên dễ dàng sanh khởi trong tâm của vị ấy. Do đó, nếu 1 vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Sadi, những vị hành giả, xuất gia luôn ghi nhớ 3 điều này thì sẽ được tiến bộ, tăng trưởng trong các thiện pháp. Và này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Sadi, những vị hành giả, xuất gia, đệ tử của Đức Phật nếu luôn ghi nhớ 3 điều này tức là ghi nhớ mình đã xuất gia, hôm nay mình đã cạo tóc xuất gia, mặc y. Người xuất gia có hình tướng khác với người thế tục tức là tóc đã cạo, không mặc những đồ thế tục, luôn mặc y, cạo tóc, mang bát. Người thế gian, y phục họ có nhiều màu sắc, do đó từ hình tướng cũng khác với người thế tục. Mặc dù những Tỳ-kheo ni, tu nữ mặc y phục có màu khác nhau nhưng họ đều có một mục đích là xuất gia để giải thoát. Và chúng ta luôn nhớ rằng mình không còn như người thế tục về hình tướng, nội tâm. Hình tướng chúng ta xuất gia cạo tóc, mặc y, mang bát; Về nội tâm chúng ta hướng đến sự tu tập, giác ngộ, giải thoát do đó luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình phải có những hành động, lời nói, việc làm đều phải khác người thế tục, phải luôn nhắc nhở mình để giữ gìn oai nghi, giữ gìn giới hạnh.

Thứ hai, người xuất gia luôn sống tùy thuộc và phụ thuộc vào sự hộ độ, cúng dường của thí chủ. Tùy thuộc cuộc sống của người xuát gia, tùy thuộc vào sự hộ độ của nhiều người vì người xuất gia không làm kinh doanh, không kiếm tiền, không tự nuôi sống bằng kiếm tiền như người thế tục. Tứ vật dụng về chỗ ở, y phục, thuốc men, nhà cửa…chúng ta tùy thuộc vào những thí chủ cúng dường. Do đó chúng ta luôn nhắc nhở rằng cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào người khác hộ độ và cúng dường, nó luôn nhắc nhở sự tu tập phải luôn tinh tấn khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng đều phải trang nghiệm, giữ oai nghi của người xuất gia và luôn nhớ, nhắc nhở mình để sống đúng với phẩm hạnh, oai nghi của người xuất gia. Và này các Tỳ -kheo, Tỳ – kheo ni, những sadi, người xuất gia, nếu người ấy luôn ghi nhớ 3 điều này tức là luôn ghi nhớ mình là người xuất gia, mình sống tùy thuộc vào thí chủ và luôn có thái độ ứng xử, cách sống đúng với người xuất gia, một vị Tỳ-kheo, Tỳ – kheo ni thì luôn luôn ghi nhớ, nhắc nhở hàng ngày thường xuyên ghi nhớ thì sẽ được thành tựu, sẽ làm cho việc tu tập của mình tiến bộ, sẽ làm cho mình sung mãn, đầy đủ 7 pháp và những gì là 7 pháp: những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sadi, những vị xuất gia luôn nhớ mình là người xuất gia và do ghi nhớ, nhắc nhở mình thường xuyên như vậy, vị ấy luôn nhớ bổn phận của mình nhờ vậy vị ấy thành tựu được giới bổn tức là vị ấy luôn giữ giới trong sạch, giữ giới mình đã thọ như Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, sadi hay những vị tu nữ hay những vị hành giả giữ 8 giới thì những giới đó mình giữ một cách trong sạch không phạm dù là giới nhỏ nhất. Vì sao luôn nhớ mình là người xuất gia, đã thọ giới và luôn giữ gìn trong sạch những giới mình đã thọ và luôn nhắc nhở do nhờ những thí chủ muốn hộ trì Phật pháp và những thí chủ muốn hộ trì cho những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, sadi, tu nữ và những hành giả tu tập thuận lợi. Do đó một vị Tỳ kheo phải luôn nhớ bổn phận của mình là giữ giới trong sạch, những giới mình đã thọ lãnh và nhờ có giữ giới trong sạch vị ấy luôn tiến bộ trong tu tập, hành thiền của mình và luôn trân trọng sự hộ độ của các thí chủ. 

Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bấy giờ vào một ngày, Ngài tôn giả Moggallāna tức Ngài Mục Kiền Liên đi với Tỳ kheo Tôn giả (Pali:6:29) trên đường đi đến Đức Phật thì Ngài Mục Kiền Liên mỉm cười và Ngài (Pali: 6:35) mới hỏi tại sao ngài hiền giả lại mỉm cười thì Ngài Mục Kiền Liên mới trả lời: đừng hỏi ta vào lúc này, hiền giả hãy hỏi ta câu hỏi đó trước mặt Đức Phật khi chúng ta đến nơi, lúc đó ta sẽ trả lời. Khi hai vị đến đảnh lễ Đức Phật, vị Tỳ kheo (Pali:8:07) mới bạch rằng: Thưa tôn giả Moggallāna tại sao trên đường đi Ngài lại mỉm cười, vì là một bậc thánh khi mỉm cười là có nguyên nhân, lúc đó Ngài tôn giả Moggallāna mới nói rằng: trên đường đến gặp Đức Thế Tôn ta đã thấy nhiều loại ngã quỷ khác nhau, hình dạng khác nhau, đói khổ và rên la đau khổ, do đó ta đã mỉm cười và ta đã thấy những vị này người thì mang màu vàng, người thì có màu nâu đỏ. Ngài (pali:9:08) mới hỏi ngài Mục Kiền Liên rằng: những ngã quỷ đó là ai thưa Ngài? Ngài Mục Kiền Liên mới trả lời rằng: đó là những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni trong kiếp trước họ đã thọ giới mặc y của Đức Phật, do đó ngày nay đọa làm ngã quỷ họ cũng có hình dáng, màu sắc giống như bộ y mà họ mặc nhưng họ chỉ có bộ xương và đau khổ là vì sao? Vì khi họ thọ giới là một vị tỳ kheo, tỳ kheo ni họ đã nhận đầy đủ, tứ sự cúng dường của các thí chủ một cách đầy đủ nhưng họ không giữ giới trong sạch, họ đã phạm giới, không tròn bổn phận của một người xuất gia thọ giới, họ đã nhận nhiều đố tứ vật dụng cúng dường từ những thí chủ, do đó họ đã đọa thành ngã quỷ. Đức Phật nói rằng: một thanh sắt đỏ có đốt thì vị đó chỉ có mất mạng và chết có 1 đời, đau khổ chỉ có 1 đời nhưng nếu vị xuất gia tỳ kheo, tỳ kheo ni, sadi hay những vị xuất gia thọ giới mang y mà phạm giới thì đau khổ đời này, đời sau và nhiều đời, do đó 1 vị tỳ kheo phải nên nhớ và giữ giới cho trong sạch.

Thứ hai, một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, sadi, hành giả đã nhớ rằng mình đã xuất gia thì luôn nhắc nhở thường xuyên để giảm tham lam, tham ái, tham dục vì đã xuất gia từ bỏ gia đình để tu tập, giác ngộ giải thoát thì tại sao chúng ta phải tham. Những thí chủ đã cúng dường, cung cấp cúng dường thực phẩm, những thí chủ họ đã cúng dường những thực phẩm ngon như thịt, cá và các món thượng vị chúng ta thích thì chúng ta cũng phải chánh niệm, ghi nhận và ăn có chánh niệm, không khởi tâm tham. Nếu có những thí chủ họ chỉ cúng rau quả tức là những thực phẩm chay thì là một vị xuất gia chúng ta cũng phải chấp nhận, trân trọng thọ lãnh, ăn một cách hoan hỷ. Nếu chúng ta không nhớ mình là một người đã xuất gia, đã cạo tóc, mặc y thì chúng ta dễ dàng sanh khởi tâm tham khi gặp thực phẩm ngon và những thực phẩm chúng ta không thích, không cảm thấy ngon miệng thì chúng ta cảm thấy khó chịu và tâm sân khởi lên. Vì sao chúng ta khởi tâm tham? tâm sân? Vì chúng ta đã quên mình là người xuất gia. Do đó, hãy luôn nhắc nhở mình mục đích của việc tu tập để giải thoát, loại trừ tâm tham, tâm sân, do đó để tu tập tiến bộ chúng ta luôn nhớ mình là người xuất gia, đã cạo tóc và mặc y. Và này các Tỳ kheo, nếu chúng ta luôn nhớ là người xuất gia, mình đã cạo tóc, mặc y, không khởi tâm sân hận, tâm ghét bỏ, tâm bực bội. Người thế gian họ phải làm nhiều thứ như kinh doanh, kiếm tiền thì họ nhiều lo lắng, mong cầu và khi mong cầu không được họ dễ dàng khởi sân hận. Mục đích của người xuất gia chỉ có tu tập và giải thoát để loại trừ tham lam, sân hận. Có những vị đã xuất gia nhưng tâm họ vẫn dễ dàng khởi sân hận những gì họ không thích nhưng họ cũng không biết họ đang có tâm sân, không có chánh niệm, không có ghi nhận như vậy họ không biết hổ thẹn, không biết tàm quý, họ nghĩ rằng họ đang sân hận là một chuyện bình thường vì họ quên họ là người tỳ kheo. Nếu họ luôn nhớ họ là một người đã xuất gia đã cạo tóc, mặc y mà sân hận vẫn khởi lên như vậy thì họ phải biết tàm và quý, phải biết giảm thiểu và đoạn tận nó. Này các Tỳ kheo, nếu vị tỳ kheo luôn nhớ mình là người đã xuất gia thì vị ấy phải nên loại trừ ngã mạn, tự cao, mặc dù đã xuất gia nhưng tâm ngã mạn, tự cao của họ vẫn chưa giảm thiểu, đoạn tận. Họ nghĩ rằng ta xuất thân trong một gia đình giàu có, ta có địa vị cao và học vị cao, trước khi xuất gia ta có vị trí cao trong xã hội, khi xuất gia họ vẫn còn giữ sự ngã mạn, thành công của mình trong xã hội nên họ đã quên mình đã xuất gia, đã thọ giới. Có một số trong cuộc sống tu tập, tu tập của họ có nhiều thành tựu, thành công, được sự hộ độ của nhiều thí chủ, có được ngôi chùa lớn, có xe hơi và có được sự cung cấp, cúng dường tứ vật dụng một cách đầy đủ rồi họ tự thấy mình thành công, thấy mình có đầy đủ và tâm ngã mạn nên không nhớ mình là một vị xuất gia, không phải những đồ này vật này mình đang có được là do thương mại mà có được mà do sự cúng dường của thí chủ tín tâm và họ quên rằng họ là người xuất gia, thọ lãnh phụ thuộc vào người khác nhưng khi họ đầy đủ thì họ quên đi bổn phận của người xuất gia và họ tự làm cho mình ngã mạn và quên đi bổn phận xuất gia của mình

Là một vị tỳ kheo nếu luôn nhớ 3 điều này tức là nhớ mình đã xuất gia, mình sống phụ thuộc vào sự hộ độ, cung cấp của các thí chủ và luôn nhớ hành vi, cử chỉ, lời nói của mình luôn phải thích hợp và đúng với một vị tỳ kheo có những oai nghi, phẩm hạnh của 1 vị tỳ kheo, luôn nhớ 3 điều này thì vị ấy sẽ luôn luôn tiến bộ và phát triển trong việc tu tập của mình. Mục đích của việc xuất gia là tu tập đầy đủ và trọn vẹn trong sạch những giới bổn, những giới mình đã thọ, đầy đủ, định, chánh định tu tập để thành tựu những trí tuệ. Là một vị Tỳ kheo thì phải tu tập để thành tựu (pali:17:07) tức là thành tựu giới, định và tuệ. Vị Tỳ kheo luôn nhớ rằng mình là Tỳ kheo đã thọ giới, đã mặc y do đó khi thọ dụng những vật dụng như thực phẩm thì luôn quán tưởng chúng ta dùng những thực phẩm này không vì dễ hưởng thụ, không vì để làm đẹp, không vì dùng thực phẩm này để trang điểm thân thể, không vì lòng tham lam dính mắc mà chúng ta ăn, dùng thực phẩm này chỉ vì để nuôi dưỡng thân mạng, vì muốn tinh tấn tu tập để thành tựu thánh đạo, thánh quả và niết bàn. Cũng vậy, khi mặc y, người xuất gia cũng phải ghi nhận quán tưởng mặc chiếc y này chỉ để che thân, không vì hưởng thụ, không vì làm đẹp trang điểm thân thể, không vì lòng tham mà chỉ vì sự tu tập để hướng đến đạo quả giác ngộ, giải thoát, thánh đạo, thánh quả và niết bàn, thường xuyên phải quán tưởng và chánh niệm. Như vậy, những thực phẩm do đà la thí chủ cúng dường, nếu thực phẩm đó chúng ta cảm thấy ngon hay không ngon chúng ta cũng phải chấp nhận ăn thực phẩm đó với chánh niệm để không bị dính mắc, không khởi tâm sân, không khởi sự khó chịu. Nếu thọ dụng không có chánh niệm, không có quán tưởng thì tâm khó chịu khởi lên, tâm sân, tâm dính mắc, tâm tham khởi lên do đó người tu hành là một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sadi, một tu nữ nếu không thường xuyên quán chiếu mình là một người xuất gia sẽ không đoạn tận và loại trừ bởi tham lam và sân hận. Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng: người xuất gia tinh tấn tu tập luôn sống với chánh niệm để giải thoát sinh tử luân hồi, để đạt thành thánh đạo, thánh quả, niết bàn và duy trì Phật pháp trên thế gian này. 

Những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, sadi, tu nữ nếu luôn nhớ rằng mình đã xuất gia, mặc y và thọ giới thì luôn luôn tinh tấn tu tập vì mục đích của việc xuất gia là để tu tập, giải thoát sinh tử, loại trừ phiền não, chứng đắc thánh đạo, thánh quả và niết bàn, phải luôn nhắc nhở, kiểm tra mình, tự biết mình bao nhiêu tuổi, năm nay mình 40, 50 hay 70 tuổi, tuổi đời mình đã cao, tuổi đạo mình cũng cao, xuất gia được bao nhiêu năm 1 năm, 2 năm, nhiều năm nhưng việc tu tập của mình có tiến bộ chưa, chúng ta đã loại trừ phiền não, ô nhiễm, nhiệm vụ bổn phận của người xuất gia đã hoàn thành chưa, phải luôn nhắc nhở và quán tưởng rằng: việc tu hành cần phải tinh tấn, nỗ lực, liên tục, tu tập không ngừng nghỉ. Vì sao những vị ấy lại dễ duôi, không tinh tấn vì đã quên mình là người xuất gia vì mục đích giải thoát. Vì quên mục đích của mình nên vị ấy đã dùng thời giờ một cách phung phí, dùng nhiều thời giờ để xem ti vi, lên mạng internet, dùng thời gian vô ích để nói chuyện không đem lại lợi ích. Nếu một người luôn nhớ rằng mình là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, tu nữ đang trên bước đường tu tập phải nỗ lực tinh tấn, cả ngày phải hành thiền, tọa thiền, 4 lần tọa thiền trong ngày, hoặc 5 lần, 6 lần tọa thiền trong ngày để luôn chánh niệm, tỉnh giác để loại trừ tham ái, tham tâm, sân hận, ngã mạn, tà kiến, ô nhiễm tâm làm cho tâm trong sạch để chứng đạt thánh đạo, thánh quả và niết bàn. Do đó vì luôn quán tưởng và luôn ghi nhớ rằng mình là người xuất gia nên luôn tinh tấn nỗ lực trong việc hành thiền để loại trừ ô nhiễm.

Này các Tỳ kheo, nếu vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, tu nữ, xuất gia luôn nhớ và nhắc nhở mình về 3 điều này, nay ta đã xuất gia, cạo tóc, đã thọ giới, mặc y, đời sống tu tập của ta phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào sự hộ độ cúng dường của những thí chủ và chúng ta là những người xuất gia phải có những cử chỉ oai nghi, phạm hạnh của người xuất gia, khi thực hiện và luôn ghi nhớ 3 điều này thì vị ấy sẽ tiến bộ trong việc tu tập, vị ấy sẽ làm cho được sung mãn, đầy đủ 7 thiện pháp đó là: Vị ấy sẽ giữ giới trong sạch, giữ giới liên tục cho đến trọn đời; Vị ấy sẽ giảm được những tham ái, tham dục, không còn tham ái; Không còn sân hận, không còn tâm hãm hại người khác; Giảm thiểu được sự ngã mạn, tự cao; Ưa thích học tập và tu tập, luôn tinh tấn tu tập thực hành giới, định, tuệ; Luôn luôn quán tưởng thọ dụng đúng với mục đích tu tập; Luôn luôn tinh tấn trong việc tu tập vì luôn nhớ rằng mục đích của việc xuất gia là để mong cầu giải thoát, thành tựu thánh đạo, thánh quả, niết bàn. Do vì luôn nhớ bổn phận của người xuất gia và thực hành đầy đủ 7 pháp này, khi một Phật tử đến chùa vì lòng tin họ hộ trì Tam Bảo, họ phát tâm cúng dường rộng rãi và họ thấy những vị Sư, tu nữ, sư cô tinh tấn tu tập, có giới hạnh, có đức tin, không tham lam, không sân hận, ngã mạn, họ càng có đức tin và hộ độ Tam Bảo, hộ trì sự tu tập của quý Sư và do đó luôn luôn nhắc nhở bổn phận của mình là tu tập và thành tựu 7 pháp. Muốn thành tựu 7 pháp thì phải nhớ 3 điều: mình xuất gia, cạo tóc, thọ giới và cuộc sống của người xuất gia luôn tùy thuận vào thí chủ và luôn có cử chỉ đúng, oai nghi đúng của 1 người xuất gia.

Hôm nay Ngài cầu chúc và mong rằng các hành giả sau khi nghe pháp thoại này, mình luôn nhắc nhở mình, làm đúng bổn phận để tiến bộ trong việc tu tập. Ngài kết thúc bài pháp thoại hôm nay.   

(Bản text do Lê Thuý đánh máy)

 

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app