Videos 2. Kinh Ngày & Đêm | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

 

KINH NGÀY VÀ ĐÊM

Hôm nay, Ngài thiền sư sẽ thuyết một bài kinh (Pali 04:07), có nghĩa là Kinh Ngày và Đêm (Pali 11:40). Kinh này thuộc (Pali, 0:20), có nghĩa là Tăng chi bộ kinh. (Pali: 0:22)

Này các tỳ kheo, nếu vị tỳ kheo nào có sáu pháp này, này các tỳ kheo thời bất luận ngày hay đêm, nhiều ngày nhiều đêm hoặc nhiều năm tháng thì sự chờ đợi cho vị tỳ kheo ấy là sự thoái đọa, là sự sa đọa trong các thiện pháp, không có sự tăng trưởng. Và thế nào? Những gì là sáu pháp? Sáu pháp ấy là gì?

(Pali 1:12 -1:33) Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo có nhiều ái dục mạnh mẽ, có nhiều sân hận, hiềm giận, không bằng lòng với những vật dụng cần thiết như là y áo, thực phẩm, khất thực, sàng tòa, các dược phẩm trị bệnh, không có lòng tin, không có đức tin nơi giáo pháp, ác giới, vị đó không có giữ giới trong sạch, lười biếng, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. 

Này các tỳ kheo, người có sáu pháp này thì vị ấy dù là tỳ kheo, tỳ kheo ni, là sa di hoặc là những vị tu hành lâu năm, nhiều hạ lạp, nhưng đối với những vị này vẫn còn tham lam, ái dục mạnh mẽ, vẫn còn sân hận với những gì mình đang có như tứ vật dụng, y phục, thực phẩm khất thực, sàng tòa, thuốc men và chỗ ở. Thì như vậy, vị ấy không phát triển trong giáo pháp, và vị ấy không thực hành những lời dạy của Đức Phật, đang chờ đợi vị ấy là sự sa đọa, thoái đọa. 

Đức Phật dạy, là một vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni, vị sa di hay cư sĩ nam, cư sĩ nữ nếu không chấp nhận những gì mình đang có, những vật dụng, tứ vật dụng mình đang dùng, mình không hài lòng, không thỏa mãn, không chấp nhận nhũng gì mình đang có và với tâm mong cầu, với tham dục mạnh mẽ. Có những vị có một ngôi chùa, muốn xây một ngôi chùa lớn, rồi xong một ngôi chùa, lại xây một ngôi chùa và hai ngôi chùa. Như vậy, vị ấy ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, bận rộn với công việc xây dựng, không có thời gian để tu tập. Mặc dù vị ấy đã ba mươi tuổi hạ, bốn mươi tuổi hạ, những ngày tháng, năm tháng đã trôi qua nhưng vị ấy không có thời gian để hành thiền, không có thời gian để thực tập giáo pháp. Do đó vị ấy không thấy được sự thật của pháp và vị ấy không tiến triển, không phát triển trong việc hành thiền tu tập giáo pháp. 

Đức Phật dạy pháp thứ hai là nếu vị tỳ kheo không có đức tin. Nếu vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di hay vị thiện nam, tín nữ mà không có đức tin tức là (PALI 4:22 -4:28), vị ấy không có đức tin nơi mình, không có đức tin nơi pháp hành thiền và vị ấy mặc dù là những tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di mặc y Phật, mang bát Phật, thọ giới nhưng không có đức tin và tin vào giáo pháp của Đức Phật, không tin vào các pháp hành thiền, không tin vào các pháp mang tính vô thường, bất toại nguyện, khổ đau và vô ngã. Mặc dù vị ấy mặc bát mang y nhưng vị ấy không hưởng được những giáo pháp cao thượng của Đức Phật. Nhiều tuổi hạ, nhiều ngày tháng trôi qua, nhiều năm tháng trôi qua, nhiều tuổi hạ trôi qua nhưng vị ấy không có hành thiền và không thấy được các pháp của vô thường, khổ đau và vô ngã. 

Ngay cả vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di tin rằng (Pali, 5:35) không có thánh nhân, không có bậc thánh trong ngày nay, vì những vị này không có đức tin mạnh mẽ trong giáo pháp của Đức Phật và vị này không có tinh tấn tu tập và nghĩ rằng chúng ta đã cách Đức Phật 2000 năm, 3000 năm rồi thì không còn thánh nhân ở trên cuộc đời này nữa. Nhưng vì Đức Phật chưa bao giờ nói rằng 2000, 3000 năm nữa sau khi Đức Phật nhập Niết bàn thì không có bậc thánh trong cuộc đời. Đức Phật chưa bao giờ nói như vậy. Ngày nào còn có người thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, ngày nào còn có người thực hành tinh tấn thiền Vipassana thì thánh nhân vẫn còn trên thế gian, chúng ta phải có đức tin mạnh mẽ vào lời dạy của Đức Phật. Và vì không muốn hành thiền nên những vị này, những người không có đức tin vào giáo lý của Đức Phật,  không có niềm tin mạnh mẽ trong pháp hành thiền Vipassana nên họ có nhiều phàn nàn, than trách rằng chúng ta không đủ phước hoặc không đủ công đức Ba la mật để đạt thành những thánh quả, chứng đắc đạo quả, từ đó niềm tin của họ không mạnh mẽ và việc thực hành cũng không được rốt ráo, tinh tấn. Vì không có đức tin nên những vị này nghĩ sai, nói sai về những giáo pháp, những lời dạy của Đức Phật.

Và pháp thứ ba, vị tỳ kheo phạm phải nếu có pháp này thì vị đó không tiến triển và bị sa đọa. Đức Phật dạy, vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di và những người xuất gia, tu nữ nếu thọ giới của Đức Phật nhưng vị ấy không giữ giới một cách trong sạch, không giữ gìn (PALI 7:29) là những giới luật mà Đức Phật đã chế định dành cho những vị xuất gia, vị ấy phạm phải dù là những giới nhỏ nhất, từ một giới nhỏ họ đã dễ dàng phạm phải, vì dễ duôi, bung lung, họ đã phạm phải nhiều giới nhỏ và dần dần họ phạm phải những giới nghiêm trọng. Và những người không có giới trong sạch, dễ duôi, phóng túng và họ nói năng lời nói cũng dễ duôi, không có chánh niệm. Và vì lời nói không có chánh niệm, dễ duôi nên lời nói phạm nhiều lỗi lầm. Và vì không giữ giới trong sạch, vị ấy không có giới, cách cư xử của vị ấy cũng không đúng pháp, không đúng với một người xuất gia. 

Nhiều ngày tháng trôi qua, nhiều năm tháng trôi qua, vị ấy vì không giữ giới nên mặc dù mặc y là người xuất gia nhưng vị ấy không tiến bộ trong giáo pháp, không tiến bộ trong việc thực hành giáo pháp, đặc biệt là việc thực hành thiền Vipassana.

Và điều thứ tư, (PALI  8:49- 8:53) là lười biếng, biếng nhác, vì làm biếng nên vị này thích xem ti vi, thích lên mạng nhiều giờ, nói chuyện cả ngày, thích ăn, thích ngủ nhiều giờ, họ không muốn hành thiền. Chỉ một giờ ngồi thiền hoặc 30 phút cũng không thể ngồi thiền với chánh niệm, chỉ một giờ ngồi họ cũng cảm thấy khó khăn vì sự dễ duôi, sự làm biếng, chỉ vài phút ngồi thiền là vị ấy đã chán nản, đã muốn đứng dậy tìm một việc gì đó để làm cho vui, tìm người để nói chuyện, đi đứng thì nhìn ngó đó đây, vị ấy không giữ chánh niệm trong các oai nghi. 

Vì lười biếng, biếng nhác vị ấy không thể nỗ lực tinh tấn trong việc tu tập. Do không tinh tấn tu tập, vị ấy không thể có định và chánh niệm quá yếu, vị ấy không thể nẳm bắt đề mục và do đó vị ấy không muốn hành thiền vì chán nản. 

Là một thiền sinh tích cực thì một ngày sẽ phải hành thiền bảy lần. Tức là ngồi thiền một lần một giờ và một ngày đúng theo khóa thiền để tích cực phát triển, tích cực phát triển là phải bảy lần ngồi trong ngày. Vị ấy nhờ hành thiền tinh tấn như vậy thì vị ấy mới quán sát và chánh niệm trong mọi cử chỉ dù là những cử chỉ nhỏ nhất như là chớp mắt, như là nuốt nước miếng, những cử chỉ nhỏ nhất vị ấy cũng chánh niệm. 

Một tháng ngồi thiền thật là khó cho những người làm biếng, cho những người biếng nhác không có tinh tấn. Một tháng đã khó rồi, ba tháng càng khó hơn. Vị ấy không thể dự những khóa thiền dài hạn, những khóa thiền tích cực. Do thói quen làm biếng, do thói quen thích xem tivi, thích lên mạng, thích ngủ nhiều giờ, thích nói chuyện vị ấy không thể tiến xa và tiến bộ trong việc thực hành giáo pháp, trong việc thực hành thiền minh sát.

Và thứ năm (Pali 10:49 -10:54 ) tức là thất niệm, tức là không có chánh niệm. Tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, tu nữ nếu không có chánh niệm, thất niệm thì vị ấy không thể tiến bộ trong việc hành thiền của mình. Dự khóa thiền là cơ hội tốt nhất để phát triển chánh niệm. Chúng ta có thể thuộc lòng kinh, tụng kinh, tụng Ahidhamma một cách thông thạo, thuộc lòng nhưng chưa chắc là chúng ta đã có chánh niệm vì chúng ta đã thuộc và thói quen chúng ta cứ tụng. Nhưng chánh niệm là khác, khi mà người không có chánh niệm thì vị ấy nói và làm việc thất niệm, vị ấy nói nhiều và phóng tâm. Và khi nói nhiều như vậy thì mình không giữ được chánh niệm trong mình. Có những người nói rất khéo, những người thương gia buôn bán vì công việc làm ăn của họ, họ chọn những ngôn ngữ, những lời lẽ khéo léo nhưng mà không phài vì vậy mà họ có chánh niệm. 

(Pali, 11:55 ) tức là tà niệm, họ không phải chánh niệm như chúng ta hành thiền ở đây, họ nói những lời khéo léo, những lời rất là êm tai, nhưng vì công việc kinh doanh của họ, vì lòng tham mà họ nói những lời khéo léo như vậy. Đó gọi là tà niệm. Còn chúng ta đang hành thiền đây là để phát triển chánh niệm (Pali 11:26) để thấy được sự thật, thấy được sự sanh diệt của các pháp ở thân và tâm này và do chánh niệm, chúng ta nói, chúng ta làm, chúng ta suy nghĩ và những hành động cử chỉ của chúng ta với chánh niệm và để thấy được sự thật của các pháp. 

Nếu không có chánh niệm thì tuệ giác không thể phát sanh và tuệ giác không phát sanh thì không thể thành tựu thánh đạo, thánh quả và Niết bàn. Do đó chánh niệm rất quan trọng, người có chánh niệm tu tập nghiêm túc khi hành thiền, thì khi có chánh niệm thì đồng thời cũng có chánh định đi theo. Chánh niệm và chánh định luôn luôn hỗ trợ cho nhau, ngược lại có những người tu định, tu thiền Samatha, tu thiền chỉ, thiền vắng lặng những vị này có thể ngồi đến 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ 10 giờ 12 giờ bất động với định sâu, nhưng khi ra định có những vị không có chánh niệm, họ làm việc, họ nói năng một cách thất niệm. Có những vị hành thiền khi đến gặp Ngài trình pháp nói rằng con hành pháp được ba tiếng, bảy tiếng, mười tiếng…nhưng khi Ngài hỏi những câu hỏi về sự chánh niệm như thế nào thì không trả lời được, thì có nghĩa là vị này chỉ phát triển định, sự vắng lặng nơi tâm, tức là thiền định Samatha. Do đó ngài nói rằng việc chánh niệm rất quan trọng trong việc hành thiền để mà thành tựu thành đạo, thánh quả và Niết bàn.

Thứ sáu là (Pali 14:9 – 14:20) tức là không có trí tuệ, vì không có trí tuệ nên vị ấy không có thấy được giáo pháp, không có thấy được sự thật của các pháp. Ngày nay, nhiều trường Phật học, nhiều trường đại học Phật giáo mở ra ở nhiều nước như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan… từ các trường đại học Phật học này đạo tạo những bậc tu sĩ, cử nhân, cao học, tiến sĩ, giáo sư, học những các khoa như Pali và nhiều khoa khác, nhiều học vị từ các nước Phật giáo như Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan thì những học vị giáo sư, tiến sĩ có nhiều kiến thức về pháp học gọi là học thức, kiến thức. Như vậy, những học vị này, những kiến thức này không gọi là trí tuệ.

Nếu vị này không hành thiền thì vị này cũng không đạt được thánh đạo, thánh quả và không thể chứng đắc được Niết bàn. Vì vậy, việc hành thiền là quan trọng để phát sanh tuệ giác. Tuệ giác này được gọi là trí tuệ, tuệ giác thấy được sự thật của các pháp, vô thường, thấy được khổ đau, bất toại nguyện, thấy được vô ngã và đưa đến, do thấy được sự thật các pháp, vị ấy có thể chứng đắc được các thánh đạo, thánh quả, niết bàn và trở thành những bậc thánh nhân, không có hành thiền thì không thể thành tựu những thánh quả này. Do đó, việc hành thiền là rất quan trọng. 

Nếu vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, tu nữ mà có sáu pháp này trong mình, tức là vị ấy có ái dục mạnh mẽ, tham dục mạnh mẽ, có sân hận, hiềm giận và vị ấy không bằng lòng với những gì mình đang có về tứ vật dụng cần thiết như là y phục, thực phẩm khất thực, như là sàng tòa, các dược phẩm trị bệnh và vị ấy không bằng lòng, không có đức tin trong giáo pháp, vị ấy là những người phạm giới, không có giữ giới trong sạch. Vị ấy là những người lười biếng, biếng nhác, vị ấy là những người thất niệm, không có chánh niệm và vị ấy là những người ác tuệ không có trí tuệ thì dù là những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sadi, tu nữ đã nhiều năm xuất gia nhưng vị ấy không có tiến bộ trong giáo pháp, không có tiến bộ trong việc thực hành thiền, tu tập chánh niệm.

(Pali 16:57 – 17:01) này các tỳ kheo, nếu vị tỳ kheo nào có thành tựu được sáu pháp này, thì các vị tỳ kheo ấy dù bất luận ngày hay đêm, nhiều ngày đêm, nhiều năm tháng thì sự chờ đợi cho vị ấy là sự tăng trưởng trong các thiện pháp, vị ấy không bị thoái đọa, không bị sa đọa. 

Sáu pháp ấy là gì? (Pali 17:37 – 17:59). Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo không có ái dục mạnh mẽ, vị ấy không có hiềm giận, không có sân hận. Vị ấy bằng lòng với những gì đang có, với bất cứ vật dụng cần thiết nào như là y phục, thức ăn, đồ ăn khất thực, sàng tòa các dược phẩm trị bệnh vị ấy hài lòng vì không có lòng tham những gì mình đang có nên vị ấy dễ dàng thực hành giáo pháp, dễ dàng thực tập chánh niệm, vị ấy dễ dàng tăng trưởng trong các thiện pháp. (Pali 18:41 – 18:43) tức là đức tin, vị ấy có đức tin mạnh mẽ trong giáo pháp, vó đức tin trong việc thực hành thiền Vipasana, do có đức tin nên vị ấy tinh tấn dũng mãnh và quyết tâm thực hành, do tinh tấn thực hành nên vị ấy tiến bộ trong việc hành thiền. (Pali 19:01) tức là vị ấy có giới, vị ấy có giữ giới trong sạch nên tiến bộ trong việc hành thiền một cách dễ dàng và việc chánh niệm của vị ấy tốt. (Pali 19:20 ) có nghĩa là vị ấy tinh cần, tinh tấn một cách dũng mãnh. Do tinh cần, tinh tấn trong việc hành thiền nên vị ấy vượt qua chướng ngại một cách dễ dàng. (Pali 19:32) vị ấy có chánh niệm, do có chánh niệm trong lúc ngồi thiền, trong lúc kinh hành, có chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày nên vị ấy tiến bộ rất mau trong việc hành thiền của mình. 

(Pali 19:48) tức là vị ấy có trí tuệ, trí tuệ ở đây với một vị hành giả đó là chúng ta biết cách hành thiền, biết phương pháp hành thiền một cách đúng đắn. Sau khi nghe hướng dẫn, sau khi nghe bài giảng của Ngài và các vị thiền sư thì chúng ta hiểu rõ cách để hành thiền, hiểu rõ phương pháp để hành thiền và khi hiểu rõ được rồi thì việc hành thiền của chúng ta dễ dàng không khó khăn. 

Chúng ta có những vị rất am tường về pháp học, Abhidhamma tức là Vi Diệu Pháp, phân tích tâm, phân tích danh sắc, bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu tâm vương… Đức Phật dạy việc tu tập thiền trong bài kinh Đại niệm xứ (Pali 20:34) tức là Trung kinh Đại niệm xứ, Ngài dạy về phương pháp quán sát thân tâm bằng thân thọ tâm pháp và chúng ta chánh niệm liên tục để ghi nhận và quán sát nơi thân tâm này. Ngài chưa bao giờ hướng dẫn để chúng ta đến những tâm vương, những tâm sở, bao nhiêu tâm khởi lên khi hành thiền. Bao nhiêu tâm sở cùng với những tâm vương. Như vậy, pháp học là để hỗ trợ, để chúng ta biết, chúng ta phân tích. Trong pháp hành tức là pháp hành thiền Minh sát thì chúng ta chỉ chánh niệm ghi nhận những gì xảy ra nơi thân và tâm trong giây phút hiện tại, trong giờ phút hiện tại chúng ta chánh niệm. Nếu chúng ta biết cách hành thiền đúng đắn là chúng ta đã có kiến thức để tu tập một cách đúng đắn. 

Vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, tu nữ xuất gia, nếu vị nào có được sáu pháp này trong mình, tức là vị ấy không có tham dục mạnh mẽ, không có ái dục, không có sân hận, hiềm giận và bằng lòng với những gì mình đang có về tứ vật dụng cần thiết như là y phục, đồ ăn khất thực, sàng tòa, các dược phẩm trị bệnh và có đức tin, có thiện giới, tức là có giữ giới trong sạch, có sự tinh tấn trong việc tu tập giáo pháp, có chánh niệm và có trí tuệ thì vị ấy có sự tăng trưởng trong các thiện pháp nhiều ngày, nhiều năm tháng trôi qua, việc tu tập của chúng ta sẽ tiến bộ, việc tu tập của chúng ta sẽ tiến bộ nhanh chóng. Trong vị ấy không có tham lam, không có ái dục, không có sân hận, biết sống tri túc, ít ham muốn và vị ấy có đức tin nơi giáo pháp, có giới trong sạch, vị ấy có sự tinh tấn dũng mãnh, vị ấy có trí tuệ. Do đầy đủ sáu pháp này nên vị ấy tu tập một cách tiến bộ, vị ấy hành thiền một cách dễ dàng, trưởng thành trong giáo pháp của Đức Phật và đời sống xuất gia tu tập có ý nghĩa, đạt được mục địch tối thượng của sa môn, của người xuất gia.

Hôm nay, Ngài nhắc nhở tất cả chúng ta hãy kiểm tra lại bản thân mình, bao nhiêu lợi lạc, những pháp này chúng ta đã đạt được gì trong việc thực hành giáo pháp và chúng ta kiểm tra lại lòng tham của mình còn nhiều hay ít, sự sân hận của mình được giảm thiểu bao nhiêu, sự hài lòng của mình trong việc thực tập đối với những vật dụng, vật thực và tứ sự và đức tin của mình có mạnh mẽ hay không trong việc hành thiền và giới của chúng ta có được trong sạch hay không, sự tinh tấn của chúng ta có được dũng mãnh chưa và trí tuệ của chúng ta đạt được bao nhiêu trong việc thực hành giáo pháp. 

Ngài cũng nhắc nhở chúng ta hãy tinh tấn thực hành và kiểm tra lại mình để việc tu tập của mình được tiến bộ và xứng đáng, cuộc sống tu tập, là đệ tử của Đức Phật với đầy đủ ý nghĩa để sớm đạt được mục đích giải thoát của mình. Và Ngài chấm dứt buổi pháp thoại tối nay.

(Bản text do Giáo Nguyễn đánh máy)

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app