Videos 1. Kinh Triền Cái | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

Kinh Triền Cái 

Ngài Zatila 2016

Tối nay Ngài thiền sư sẽ giảng bài Kinh Triền Cái (Pali, 0:06). Bài Kinh Triền Cái này thuộc Tăng chi bộ kinh (Pali, 0:11) Nikaya. (Pali, 0:17) có nghĩa là triền cái, là chướng ngại, sự ngăn che. Có 5 loại chướng ngại, 5 loại triền cái  (Pali, 0:31)

Năm loại triền cái, năm loại chướng ngại đó là gì? Một là dục tham ái triền cái, hai là sân hận triền cái, ba là hôn trầm thụy miên triền cái, tức là dã dượi, buồn ngủ, bốn là trạo hối triền cái, tức là sự hối hận, dao động, năm là nghi ngờ triền cái. 

Năm loại triền cái này làm ngăn che, cản trở sự thật của các pháp, nó làm cho tâm mê mờ không thấy được sự thật các pháp đang hiện hành. Chính vì vậy, năm pháp này làm cản trở sự tu tập nên có tên là năm triền cái. (Pali, 1:36)

Này các tỳ kheo, để đoạn trừ 5 loại triền cái, 5 loại chướng ngại này thì phải tu tập những gì? Đó là bốn Niệm xứ, (Pali, 1:57) tức bốn niệm xứ cần phải tu tập, vì sao, vì 5 loại triền cái này làm cho tâm mê mờ và chúng ta phải quyết tâm, mạnh mẽ, dõng mãnh để đoạn trừ 5 loại triền cái này. Vì khi tâm có tham lam, có sân hận, có sự hôn trầm, dã dượi, buồn ngủ hay sự hối hận hoặc nghi ngờ thì tâm tinh tấn dũng mãnh tu tập và chánh niệm không thể thiết lập được. Do đó, hành giả cần phải tu tập theo phương pháp Tứ niệm xứ để đoạn trừ và loại trừ 5 loại chướng ngại tâm này. 

Tứ niệm xứ, đó là gì?

Thứ nhất là quán thân trên thân, quán tất cả những gì khởi sanh trên thân với chánh niệm, tinh cần nỗ lực vượt bậc. Trong khi ngồi chúng ta quán sát sự căng cứng và di chuyển nơi phồng xẹp với tinh cần, với chánh niệm hay biết rõ ràng để loại trừ tham lam khởi lên trong tâm, những sân hận, những hôm trầm thụy miên, sự dao động của tâm và những nghi ngờ. Do đó, chúng ta phải nỗ lực tinh cần chánh niệm quán sát những gì trên thân và khi ngồi thì đề mục phồng xẹp là đề mục chính để chúng ta quán sát một cách liên tục.

Và ngài muốn giải thích chi tiết làm sao để chúng ta loại trừ tham lam, sân hận, si mê và sự nghi ngờ trong tâm khi chúng ta ngồi thiền. Thông thường thì tâm của chúng ta có khuynh hướng đi đây đó, thậm chí chúng ta đang ngồi quán sát phồng xẹp nơi bụng tâm của chúng ta cũng có khuynh hướng chạy về quá khứ, nhớ lại những kinh nghiệm đã qua, hoặc hướng về tương lai, suy nghĩ, tính toán, dự định, Hoặc tâm chúng ta luôn phóng đi, suy nghĩ và hay nhớ lại những cái hối hận, ai làm cho ta đau buồn, v.v… và chúng ta luôn có khuynh hướng hướng về tham ái hoặc sân hận, buồn rầu, đau khổ vì những đối tượng của quá khứ, những kinh nghiệm của quá khứ. 

Do đó, bây giờ chúng ta ngồi hành thiền, quán sát phồng xẹp là đề mục chính và khi tâm phóng đi, chúng ta biết ngay tâm phóng đi, ghi nhận, phóng tâm, phóng tâm hoặc suy nghĩ, suy nghĩ rồi đưa tâm trở về. Ghi nhận chánh niệm phồng xẹp nơi bụng, bám sát vài phút, tâm lại ra đi, có khuynh hướng rong ruổi, suy nghĩ, ta lại hướng tâm đưa tâm trở về phồng xẹp.

 Những giây phút chúng ta có chánh niệm là chúng ta loại trừ được những phóng tâm, những vọng tâm, những tham tâm hoặc là sân tâm. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải tu tập, phải hành thiền một cách tích cực và chánh niệm một cách liên tục để loại trừ những chướng ngại tâm tham lam, sân hận, tức là ta có chánh niệm một cách liên tục. So sánh với cuộc đời thường ngày, nếu chúng ta không hành thiền thì tâm của chúng ta luôn rong ruổi và có khuynh hướng chạy theo những đối tượng, những cảnh trần khởi tham ái hoặc là sân hận. Do đó, chúng ta cần phải chánh niệm và cố gắng tinh tấn, chánh niệm một cách liên tục. Khi ngồi phải ghi nhận phồng xẹp nơi tâm. Muốn loại trừ được những chướng ngại của tâm, những triền cái này là tham lam, tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi ngờ thì thiền sinh cần phải hành thiền tích cực nhiều hơn và chúng ta và chánh niệm một cách liên tục.

Dĩ nhiên là lúc ban đầu những thiền sinh mới bắt đầu hành thiền thì những chướng ngại này sẽ chiếm hữu tâm của chúng ta và làm cho chúng ta có những khó khăn khi hành thiền lúc ban đầu, vì lúc đó tâm chúng ta chưa đủ chánh niệm, sự tinh tấn chưa đủ mạnh và những sự phóng tâm, những suy nghĩ, hôn trầm dã dượi buồn ngủ sẽ xâm chiếm tâm của chúng ta và chúng ta không bắt được đề mục phồng xẹp và từ đó chúng ta chán nản việc hành thiền.

Nhưng với tinh tấn nỗ lực chúng ta hãy cố gắng ghi nhận phồng xẹp và càng thực hành chánh niệm thì việc tu tập và chánh niệm của chúng ta sẽ tiến bộ, và do chánh niệm của chúng ta gia tăng mạnh mẽ hơn, do thiết lập được chánh niệm một cách liên tục thì tham dục, tham ái, sân hận sẽ loại trừ dần dần. Tùy thuộc vào công phu và sự thực hành giáo pháp, thực hiện tu tập chánh niệm liên tục hay không mà chúng ta loại trừ được những chướng ngại, những hôn trầm, tham dục sân hận trong tâm của ta. 

Có những thiền sinh do biết hành thiền lâu năm và chánh niệm mạnh mẽ, một tháng, hai tháng cũng không có những cái tham ái, sân hận khởi lên là họ sống một cách rất là an lạc. Những thiền sinh này có được cuộc sống an lạc trong giáo pháp, do nhờ nỗ lực tinh tấn và những vị này có được cuộc sống hạnh phúc, an lạc. Khi hành thiền, chúng ta ngoài việc ngồi thiền ghi nhận chánh niệm phồng xẹp nơi bụng, thiền sinh cần phải đi kinh hành một cách chánh niệm và sinh hoạt trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày v.v, chúng ta cũng phải ghi nhận chánh niệm một cách liên tục. Nhờ như vậy chánh niệm của chúng ta liên tục và mạnh mẽ, thì so với trước khi hành thiền, việc tu tập của mình có tiến bộ. Ngài cũng nhắc rằng một số thiền sinh biết cách quán sát, phồng xẹp tốt do đó chánh niệm liên tục và loại trừ được tham dục, sân hận và những chướng ngại như buồn ngủ, dã dượi, lười biếng. Do đó họ đã có niềm tin và càng tinh tấn hành thiền hơn.

thứ hai Ngài hướng dẫn cách quán sát, các cảm thọ khởi lên trong thân và tâm. Có ba loại cảm thọ, cảm thọ vui, lạc, cảm thọ khổ, không hài lòng, bất như ý, và thứ ba là cảm thọ không khổ không lạc hay còn gọi là xả thọ.

Khi quán sát các cảm thọ hài lòng, vừa ý thì chúng ta có khuynh hướng thích thú và muốn nắm giữ, duy trì, mong cầu những cảm thọ đó khởi lên liên tục. Với sự tinh tấn dũng mãnh, chúng ta hãy quán sát bất cứ những gì khởi lên trong thân và tâm và hãy ghi nhận những cảm thọ như nó đang là, không sân hận, không khó chịu, bực bội khi những cảm thọ như nóng nặng, đau nhức v.v…tức là những cảm thọ bất hài lòng, không như ý và không buồn bực, thất vọng, khó chịu. 

Khi có những đau nhức trong người như ngồi lâu, chân tê, v.v…và khi hành thiền chúng ta không được mong cầu, không nên mong cầu có những cảm thọ nhẹ nhàng của thân tâm, những cái trạng thái an lạc, chúng ta không được mong cầu, không được trông mong, đó là một trạng thái của tâm tham.

Khi ngồi lâu thì chân, người tê cứng, nóng, đau nhức. Những cảm thọ như vậy khởi lên thì chúng ta cũng quyết tâm tinh tấn dũng mãnh ghi nhận và không khởi lên sự sân hận khó chịu khi những cảm thọ bất như ý khởi lên trong thân và tâm của ta, và cũng không lo lắng nếu chúng ta có những cảm thọ đau nhức trong người thì cũng không nên lo lắng, đó là các pháp tự nhiên khởi lên và chúng ta chỉ có một việc là chánh niệm ghi nhận hay biết. Và ngài nhắc rằng cảm thọ khởi lên như vậy thì chúng ta cũng không suy nghĩ, phân tích những gì đang xảy ra và nếu chúng ta có suy nghĩ, lo lắng mà không ghi nhận khi các cảm thọ khởi lên, như vậy sẽ bị phóng tâm và không có chánh niệm một cách liên tục và do phóng tâm thì tâm của chúng ta không có định và chánh niệm yếu ớt. Do đó, bất cứ những cảm giác, cảm thọ khởi lên như thế nào với sự tinh tấn, nỗ lực, dũng mãnh, quyết tâm chúng ta ghi nhận và hay biết như nó đang xảy ra. 

thứ ba là cách quán sát tâm, làm thế nào để quán sát, ghi nhận tâm của chúng ta. Khi chúng ta ngồi thì chúng ta sẽ thấy được nhiều loại tâm khởi lên, thỉnh thoảng thì những tâm tốt khởi lên, rồi tâm xấu, tâm bất thiện, tâm thiện, rồi tâm tham, tâm sân, tâm hối hận, tâm trạo cử, những tâm suy nghĩ về tương lai, tâm nhớ về quá khứ, thỉnh thoảng có tâm hạnh phúc, an lạc, v.v… có nhiều loại trạng thái tâm khởi lên trong lúc chúng ta ngồi thiền, thì chúng ta không có khuynh hướng điều khiển và kiểm soát tâm của mình. Nó khởi lên như thế nào thì chúng ta chỉ có một việc là chánh niệm, ghi nhận hay biết nó đang như thế đó, tức là thiện tâm khởi lên thì ghi nhận rồi trở về quán sát nơi phồng xẹp, với chánh niệm, với quyết tâm là chúng ta hãy ghi nhận phồng xẹp làm đề mục chính. Khi mà hành giả muốn điều khiển tâm của mình hay là muốn kiểm soát, kiềm chế tâm của mình, đó là thái độ hành thiền không đúng và càng muốn kiểm soát tâm mình thì càng khó khăn trong việc hành thiền để chánh niệm ghi nhận. Chúng ta chỉ ghi nhận hay biết, chánh niệm tâm của chúng ta đang khởi lên như thế nào thì chúng ta chỉ quán sát.

Nếu hành giả sơ cơ không biết cách để quan sát trạng thái các loại tâm khởi lên thì chúng ta chỉ hướng tâm trở về, ghi nhận phồng xẹp, như vậy là cũng đủ, cũng tốt cho những hành giả mới ban đầu. Trong lúc ngồi hành thiền hoặc đi kinh hành, hoặc trong những sinh hoạt thì chúng ta cố gắng ghi nhận chánh niệm các trạng thái tâm khi nó khởi lên, cố gắng tinh tấn, nỗ lực một cách liên tục, quán sát những trạng thái của tâm nó như thế nào thì mình ghi nhận và hay biết như thế đó.

Khi một đề mục tâm khởi lên thì chúng ta ghi nhận và sau khi hay biết tâm tham hoặc là tâm sân hoặc là tâm nhớ về quá khứ, chỉ hay viết ghi nhận nó rồi trở về quán sát, ghi nhận phồng xẹp làm đề mục chính.

Thứ tư là làm thế nào để quán sát pháp. Này các tỳ kheo, Đức Phật dạy hãy quán sát Pháp như thật nó đang xảy ra, khi sáu căn tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Hãy ghi nhận với Chánh niệm, khi mắt thấy sắc hãy ghi nhận thấy thấy, khi chúng ta quán sát với Tinh Tấn một cách liên tục, thì khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần chúng ta có chánh niệm ghi nhận ngay. Vì nếu không ghi nhận thì nếu thấy cảnh sắc thích, hài lòng, vừa ý thì tâm tham sẽ khởi lên, khi cảnh sắc không vừa lòng, bất như ý thì tâm sân sẽ dễ dàng khởi lên. Trong lúc chúng ta dùng cơm ăn uống chúng ta cũng phải ghi nhận, quán sát, chánh niệm một cách liên tục. Vì sao, khi dùng thực phẩm, món ăn ngon thì tâm tham sẽ dễ dàng khởi lên, và khi thực phẩm, thức ăn không ngon thì sự không hài lòng, sự bực bội sẽ dễ dàng khởi lên, đó là trạng thái của tâm sân.

Khi chúng ta ngồi thiền, mặc dù chúng ta nhắm mắt quán sát phồng xẹp nơi bụng nhưng chúng ta cũng thấy thỉnh thoảng tâm chúng ta phóng đi hoặc chúng ta thấy những cảnh khởi lên tâm như là thấy những cảnh đẹp hoặc là người chúng ta thích thú, những người mà chúng ta yêu mến, hoặc là những cảnh, những cái gì làm cho tâm chúng ta dễ dính mắc, thì như vậy, nếu chúng ta không chánh niệm liên tục ghi nhận ngay lập tức thì tâm tham sẽ dễ dàng khởi lên. Do đó, khi thấy một cái gì trong lúc ngồi thiền tâm chúng ta thấy cảnh gì khởi lên thì ghi nhận thấy thấy thấy và trở về quán sát phồng xẹp nơi bụng.

Nếu chúng ta biết cách quán sát các pháp thì khi xong khóa thiền chúng ta trở về cuộc sống gia đình, cuộc sống sinh hoạt tại nhà của mình thì chúng ta cũng biết ghi nhận quán sát mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, miệng nếm các hương vị, thân xúc chạm hoặc là ý suy nghĩ, chúng ta cũng biết cách quán sát các pháp khởi lên với chánh niệm, sự tinh tấn dũng mãnh để loại trừ bớt những tham tâm, những tham ái hoặc những sân hận, đây là những lời dạy của Đức Phật về phương pháp tu tập thiền quán Vipassana thiết lập chánh niệm.

Lời dạy của Đức Phật rất là đơn giản, mặc dù đơn giản nhưng rất là lợi ích và đem lại nhiều an lạc. Nếu chúng ta tu tập chánh niệm, biết cách quán sát, quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp để loại trừ năm triền cái, năm chướng ngại của tâm, đó là tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên hay còn gọi là dã dượi, buồn ngủ, lười biếng, trạo cử và nghi ngờ. Đó là năm chướng ngại làm cho tâm mê mờ không thấy được sự thật, không được an lạc, làm cho tâm phiền muộn.

Khi chúng ta biết cách quán sát ghi nhận với chánh niệm trên thân họ tâm pháp thì chúng ta sẽ được sự an lạc, lợi ích rất nhiều. Và lời dạy của Đức Phật đơn giản, lợi ích thiết thực, chúng ta không cần phải tốn tiền bạc để có được cuộc sống an lạc, cuộc sống hạnh phúc. Chỉ cần nỗ lực tinh tấn, chánh niệm ghi nhận quán sát đề mục thì chúng ta sẽ có được sự an lạc, loại trừ những phiền não, những nhiễm ô của tâm, những chướng ngại của tâm. Khi chúng ta bệnh thì chúng ta cần đi đến bác sĩ và chúng ta phải tốn tiền để chữa khỏi bệnh của mình. 

Nhưng lời dạy của Đức Phật loại trừ những phiền não, những ô nhiễm tâm, những đau khổ, buồn phiền. Nhưng chúng ta chỉ cần sự nỗ lực tinh tấn, không phải tốn tiền bạc, do đó mà hãy thực hiện, thực hành giáo pháp của Đức Phật một cách chánh niệm theo kinh Đại Niệm Xứ, tức là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp để loại trừ những bất thiện tâm, những ô nhiễm tâm, những phiền não đang ngủ ngầm trong tâm của chúng ta. Loại trừ 5 chướng ngại này, năm triền cái này thì tâm của chúng ta sẽ được an lạc và cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều lợi ích. Chúng ta sẽ thấy được sự thật của Pháp. Sự thật lời dạy của Đức Phật là rất rõ ràng và đơn giản. Ngài dạy cách quán sát nơi thân thọ tâm pháp để ghi nhận như nó đang xảy ra.

Nhưng tại sao thiền sinh khi hành thiền lại gặp nhiều khó khăn? Đó là do tâm của chúng ta. Nếu chúng ta biết cách quán sát thì việc hành thiền trở nên dễ dàng, đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Vì sao? Chúng ta thấy khó khăn vì chúng ta không chấp nhận, do không chấp nhận rồi tăng suy nghĩ, phóng tâm, chúng ta hay khởi lên những tâm chống đối, và tâm ganh tị tâm, tâm tham muốn, tâm bực bội tâm không hài lòng và chúng ta không có nỗ lực ghi nhận chánh niệm một cách liên tục.

Việc hành thiền chúng ta ngồi một giờ, cố gắng quán sát, phồng xẹp nơi bụng. Rồi sau một giờ hành thiền, ngồi thiền, chúng ta đi kinh hành một giờ, cũng liên tục ghi nhận chánh niệm khi đi kinh hành. Cả ngày chúng ta cố gắng quán sát tất cả những trạng thái thân, thọ, tâm, pháp của mình với chánh niệm, do quán sát với chánh niệm, chánh niệm của chúng ta trở nên mạnh mẽ, phát triển và việc tu tập của mình được dễ dàng hơn.

Một số thiền sinh do không biết cách quán sát, không biết cách ghi nhận đề mục, mặc dù hành thiền đã ba ngày, bốn ngày nhưng vẫn không biết cách để quán sát và nghĩ rằng việc hành thiền khó quá, chắc là chúng ta không thực hiện được và do đó là thối tâm, không nỗ lực tinh tấn. Thật ra việc hành thiền mục đích là để quán sát thân và tâm của mình, nó đang xảy ra những gì với chánh niệm, với nỗ lực tinh tấn, chúng ta phải chấp nhận hết những gì đang khởi lên trong mình, nơi thân và tâm, không được phân tích, không mong cầu, không than phiền. Chúng ta không nên chống đối với các pháp đang khởi lên và cũng không thắc mắc tại sao nó khởi lên như vậy. Nếu biết quán sát thì việc hành thiền trở nên dễ dàng và có nhiều lợi ích.

Tối nay ngài cũng muốn chỉ cách để chúng ta đi kinh hành như thế nào. Tất cả chúng ta hãy cố gắng quán sát  phương pháp đi kinh thành để có được chánh niệm một cách liên tục. Sau một giờ ngồi thiền thì chúng ta đi kinh hành và chúng ta cũng phải chánh niệm trong sinh hoạt hằng ngày. 

Và bây giờ ngài thiền sư bắt đầu sẽ hướng dẫn đi kinh hành. Ngài dạy rằng vì có nhiều hành giả, nhiều thiền sinh, trong đây có những thiền sinh cũ và cũng có nhiều thiền sinh mới. Do đó ngài hướng dẫn cách quán sát khi đi kinh hành. Sau một giờ ngồi thiền thì chúng ta cũng có một giờ để đi kinh hành.

Trong một giờ đi kinh hành chúng ta chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là chúng ta quán sát phải trái của bước chân, khi bước chân phải, ghi nhận phải, chân trái bước thì ghi nhận trái trong 20 phút. Giai đoạn 2 có 20 phút. chúng ta ghi nhận dở, đạp chân phải dỡ đạp và ghi nhận qua chân trái dỡ đạp trong 20 phút và 20 phút cuối của giờ kinh hành là chúng ta ghi nhận dở bước đạp, tức là ba giai đoạn, 20 phút dở, bước tới và đạp. Trong lúc đi kinh hành thì chúng ta cũng có thể để tay ở phía trước, hoặc là để tay ra phía sau tùy theo sở thích của mỗi vị và chúng ta không nên cúi đầu quá thấp. Chúng ta đi một cách bình thường, nhìn phía trước khoảng hơn một mét và tiếp tục ghi nhận nơi đôi chân của mình. Khi đi kinh thành thì chúng ta phải quán sát, ghi nhận nơi hai bàn chân của mình. Việc ngồi thiền là quan trọng nhưng đi kinh thành cũng là rất quan trọng để duy trì chánh niệm một cách liên tục. Do đó, chúng ta không thể không đi kinh hành, đi kinh thành là để chúng ta duy trì chánh niệm một cách liên tục. Vì nếu không đi kinh hành, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định không thể thiết lập được, do đó chúng ta phải đi kinh thành một tiếng đồng hồ sau khi ngồi thiền. 20 phút, chúng ta ghi nhận phải trái, phải trái của đôi bàn chân của mình. Chúng ta đi một cách chậm rãi để tâm ghi nhận khít khao với đôi chân của mình. Khi bước phải mình ghi nhận phải bước, bước trái ghi nhận trái, tâm và thân phải ăn khớp và nhịp nhàng đúng như đang xảy ra.

Thí dụ mình bước chân phải mình phải niệm phải ngay khi mình bước chân bước đi, như vậy thì chánh niệm thiết lập một cách đúng đắn và liên tục. Khi chúng ta đã đi đến cuối con đường thì chúng ta đứng lại và cũng ghi nhận đứng đứng và khi đứng như vầy chúng ta cũng không nên quay mình một cách thất niệm, tức là chúng ta phải ghi nhận toàn thân đang đứng với tư thế đứng, ghi nhận, quán sát toàn thân và ghi nhận, niệm đứng đứng đứng rồi sau đó thì chúng ta mới xoay mình chánh niệm. Xoay người thì phải ghi nhận cái tâm muốn xoay, muốn muốn muốn và khi xoay người chúng ta cũng xoay một cách chậm rãi với chánh niệm và ghi nhận xoay xoay xoay, quán sát và ghi nhận một cách chánh niệm tỉnh giác là thân của chúng ta đang xoay và khi mà đã xoay người rồi, chúng ta đứng lại thì chúng ta cũng phải ghi nhận toàn thân đang đứng với tư thế đứng và ghi nhận đứng đứng đứng một cách chánh niệm, hay biết toàn thân với tư thế đang đứng và 20 phút tiếp theo là chúng ta ghi nhận và quán sát dở đạp.

Khi dở lên chúng ta ghi nhận dở và khi đạp xuống chúng ta phải ghi nhận và hay biết một cách tỉnh giác và chánh niệm là đạp. Khi chân chúng ta cứ chạm với cái sàn nhà thì chúng ta hay biết và ghi nhận những trạng thái và biết chúng ta đang đạp và chân phải dở đạp rồi xoay qua chân trái dở đạp.

Chúng ta cũng không nên dở bước chân mình quá cao, chỉ dở một cách vừa phải và ghi nhận đang dở lên và đạp xuống, dở lên đạp xuống, trong khi đi kinh thành như vậy chúng ta phải khít khao, tâm mình ghi nhận và hay biết từng bước chân dở và đạp. 

Trong suốt 20 phút chúng ta ghi nhận một cách liên tục, khít khao thì chánh niệm của chúng ta sẽ thiết lập một cách mạnh mẽ, liên tục. Sau khi đã đi đến cuối đoạn đường dừng lại thì chúng ta cũng ghi nhận đứng đứng, đứng và hay biết toàn thân của chúng ta đang ở tư thế đứng với chánh niệm và niệm đứng đứng đứng, và khi chúng ta xoay người thì cũng ghi nhận xoay xay xoay một cách chậm rãi và chánh niệm. Chúng ta sau khi đã xoay người và chúng ta đứng lại thì cũng phải ghi nhận chánh niệm là chúng ta đang đứng và niệm đứng đứng đứng. Trong lúc đi kinh hành thỉnh thoảng chúng ta có những suy nghĩ khởi lên, những cái phóng tâm, khởi lên, những suy nghĩ ngắn ngủi thoáng qua thì chúng ta có thể bỏ qua và vẫn tiếp tục ghi nhận dở đạp hoặc phải trái, hoặc là dở bước đạp, nếu những suy nghĩ nó liên tục, nó mạnh mẽ, chúng ta không thể quán sát những bước chân thì chúng ta phải dừng lại để quán sát suy nghĩ tâm đó, tức là chúng ta phải ghi nhận suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ vì lúc đó suy nghĩ nó quá mạnh mẽ, tâm của chúng ta đang hướng đến đối tượng suy nghĩ hoặc là phóng tâm hoặc là nhớ chuyện gì thì chúng ta phải dừng lại để ghi nhận cái trạng thái tâm đang khởi lên, đó là suy nghĩ, suy nghĩ. Rồi khi suy nghĩ dừng lại thì chúng ta tiếp tục đi kinh hành vào quán sát, bước chân phải trái hoặc là dỡ đạp hoặc là dỡ bước đạp và 20 phút cuối cùng của kinh hành tức là 60 phút, 1 tiếng thì chúng ta phân ra làm 3 giai đoạn, giai đoạn cuối 20 phút này thì chúng ta quan sát 3 bước, tức là dở, bước tới và đạp xuống và chúng ta niệm dở, bước, đạp và ghi nhận một cách khít khao với những bước đi chậm rãi, dở, bước tới, đạp xuống. Dở, bước, đạp trong vòng 20 phút.

Sau khi đã đi kinh hành 60 phút, khi chúng ta muốn ngồi xuống để ngồi thiền thì cũng không nên ngồi một cách nhanh chóng, ngồi một cách thất niệm mà chúng ta phải ghi nhận, quán sát trạng thái đang đứng, ghi nhận đứng đứng đứng, quán sát toàn thân với tư thế đứng. Sau khi đã đứng rồi, muốn ngồi thì ghi nhận cái tâm muốn ngồi, muốn ngồi và sau khi đã ghi nhận tâm ở trạng thái muốn ngồi thì chúng ta từ từ chậm rãi ngồi xuống và khi di chuyển ngồi thì chúng ta sẽ thấy là quán sát một cách chậm rãi trong thư thế di chuyển từ đứng sang ngồi, thì chúng ta sẽ thấy những cơ, bắp thịt của chúng ta nó đang căng cứng hoặc là nó đang xảy ra như thế nào và trong tư thế chúng ta di chuyển từ tư thế đứng đến khom khom và ngồi xuống. Phải làm một cách chậm rãi để chánh niệm một cách liên tục, tức là khi chúng ta thấy những trạng thái căng cứng của đôi bàn chân, của những cái đè xuống khi chúng ta ngồi xuống như ngài vừa mới làm cho chúng ta xem. Cố gắng làm chậm rãi để chánh niệm một cách liên tục, khi chúng ta muốn lấy đôi kiếng của mình ra, nếu những vị đeo kiếng thì cũng phải ghi nhận đôi tay của chúng ta. Trước nhất là chúng ta phải ghi nhận cái tâm muốn lấy kính ra.

Sau khi ghi nhận rồi chúng ta phải quán sát biết cái tay mình đang dở lên, đang nâng lên và cái tay chạm và kiếng và ghi nhận hay biết, khi tay đã chạm vào kiếng rồi thì chúng ta lấy kiếng ra cũng phải với chánh niệm và đưa tay xuống từ từ, từ từ với chánh niệm và khi để kiếng trên sàn nhà hoặc là trên tọa cụ của mình cũng phải làm phong cách chậm rãi với chánh niệm.

Và trước khi ngồi thiền thì chúng ta đặt tay vào nhau, tức là tay phải đặt lên tay trái hoặc tay trái đặt lên tay phải. Chúng ta cũng làm một cách chánh niệm hay biết, rồi mắt nhắm lại, chúng ta cũng ghi nhận mắt chúng ta nhắm và lưng thẳng và bắt đầu quán sát sự phồng xẹp nơi bụng.

Nói tóm lại là Ngài dạy tất cả những cử chỉ, những việc làm của chúng ta đều được quán sát và ghi nhận với chánh niệm một cách liên tục và khi giờ đồng hồ thiền tập đã xong, khi chúng ta nghe tiếng kẻng hoặc tiếng báo động thì chúng ta phải ghi nhận nghe nghe nghe và chúng ta trước khi mở mắt thì chúng ta cũng phải ghi nhận cái tâm muốn mở mắt và khi mở mắt thì chúng ta cũng phải ghi nhận với Chánh niệm mắt đang mở, mở mở mở và hay biết mí mắt của chúng ta đang mở ra.

Và khi muốn lấy kiếng để đeo thì cũng phải ghi nhận, muốn muốn muốn và tay với lấy mắt kiếng thì ghi nhận sự di chuyển của tay đến mắt kiếng và khi chạm vào kiếng cũng phải đi nhận chạm chạm chạm và lấy kiếng đưa lên đeo thì cũng phải ghi nhận đưa lên, đưa lên, nâng và đeo, tất cả đều được ghi nhận với chánh niệm. Và khi muốn đứng dậy thì chúng ta cũng phải ghi nhận, muốn đứng, muốn đứng và thân thể di chuyển từ tư thế ngồi lên tư thế đứng một cách chậm rãi và ghi nhận quán sát toàn thân trong tư thế di chuyển một cách chánh niệm, quán sát sự khác nhau trong tư thế di chuyển như vậy và những cảm thọ, vì những gì đang khởi lên trên thân và tâm của chúng ta, làm một cách chậm rãi với Chánh niệm quán sát một cách kỹ càng. 

Chúng ta đứng thì ghi nhận toàn thân đang đứng, khi chúng ta đi đến nhà ăn thì chúng ta cũng phải ghi nhận, quán sát đôi chân bước của mình, tức là phải, trái phải trái, vì khi đi đến nhà ăn thì chúng ta xếp hàng và chúng ta chỉ ghi nhận một cách tổng quát hai chân chúng ta đang bước với chân phải, chân trái, bước trái bước phải một cách chánh niệm liên tục.

Khi đứng lại thì toàn thân với tư thế đứng, ghi nhận đứng đứng, đứng. Khi bước vào nhà lấy thức ăn thì chúng ta cũng ghi nhận tay muốn lấy thức ăn và khi giơ tay chúng ta cũng phải làm với chánh niệm, và khi nhận thức ăn, khi chúng ta ngồi xuống cũng phải ghi nhận và khi ăn thì chúng ta cũng phải ghi nhận là lấy thức ăn rồi tay đưa lên miệng và khi mình mở ra và thực phẩm đưa vào và khi chúng ta nhai, ghi nhận nhai nhai và nuốt, nuốt thực phẩm xuống chúng ta cũng phải ghi nhận một cách khít khao và một cách chánh niệm liên tục.

Làm như vậy chúng ta cả một ngày có rất là nhiều đối tượng, rất là nhiều cơ hội để chúng ta chánh niệm và nhờ có ghi nhận một cách liên tục như vậy Chánh niệm của chúng ta sẽ được mạnh mẽ và liên tục. Việc hành thiền của chúng ta sẽ tiến bộ rất nhanh. 

Trong khóa thiền chúng ta là những người giàu có hoặc là chúng ta là những người nổi tiếng, địa vị cao trong xã hội, những người có học thức cao hoặc là những người nghèo khó hoặc là người nam hoặc người nữ hoặc là những sai ý hoặc là những tu nữ hoặc là tỳ kheo, tỳ kheo ni, v.v… không phân biệt người đó là như thế nào? Vì sao tất cả đều bình đẳng trên giáo pháp của Đức Phật? Nếu là người nổi tiếng hay giàu có mà không thực hành giáo pháp, không nỗ lực tinh tấn thì cũng không đạt lợi ích và việc hành thiền cũng không thể tiến bộ.

Do đó mà việc hành chánh niệm cần phải liên tục khít khao thì việc hành thiền của chúng ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Lời dạy của Đức Phật là chúng ta phải thực hành quán thân, thọ, quán tâm và quán Pháp và quán sát một cách liên tục, chánh niệm khít khao để việc hành thiền được tiến bộ, không phân biệt người đó như thế nào thì giáo pháp là bình đẳng cho tất cả mọi người.

Những người nào có tâm muốn thực hành giáo pháp, có tâm trong việc tu tập để giác ngộ giải thoát, đoạn trừ những khổ đau, những phiền não, những ô nhiễm tâm thì chúng ta hãy nỗ lực với tinh tấn dũng mãnh, chánh niệm một cách liên tục như ngài vừa mới hướng dẫn. Trong 10 ngày, chúng ta nỗ lực và hành thiền một cách nghiêm túc, một cách cẩn thận, một cách tôn trọng giáo pháp theo lời Đức Phật dạy, theo lời hướng dẫn thiền sư thì chỉ mười ngày thôi chúng ta cũng có rất nhiều lợi ích trong việc thiền tập chánh niệm. 

Nếu chúng ta không biết quán sát, không biết thực hành và thực hành một cách không tôn trọng, không cẩn thận, không liên tục chánh niệm thì dù có 10 năm, 20 năm, việc hành thiền cũng khó mà tiến bộ được. Và vì không tiến mộ trong việc tu tập, trong việc chanh niệm tu thiền quán, do đó sẽ không có lợi ích trong giáo pháp của Đức Phật. Ngài khuyên tất cả hành giả, những yogi trong khóa thiền 10 ngày hôm nay hãy cố gắng nỗ lực tinh tấn chánh niệm một cách liên tục trong lúc ngồi thiền, trong lúc đi kinh thành và trong sinh hoạt hằng ngày, để việc  hành thiền sẽ tiến bộ và đem lại nhiều lợi ích cho tất cả chúng ta trong khóa thiền 10 ngày hôm nay và Ngài kết thúc buổi pháp tối hôm nay.

(Bản text do Đinh Huế đánh máy)

 

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app