Nội Dung Chính
Video (43) 3 Loại Tinh Tấn – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
3 Loại Tinh Tấn – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
Bài giảng ngày 16 tháng 6 năm 2007 tại Như Lai Thiền viện California
(bản text do chị Lê Thị Bích Lan gõ, chưa kiểm duyệt chính tả)
Muốn phát triển tâm và trí tuệ để cuộc đời của hành giả được thăng tiến, hành giả cần tu tập Giới – Định – Tuệ. Hành giả cần có người bạn đạo lí tưởng, là người thật sự là bạn đồng hành. Người bạn đạo lí tưởng có khả năng hướng dẫn tu tập đúng phương pháp để hành giả hưởng được lợi lạc trong sự tu tập. Người bạn đạo lí tưởng hướng dẫn người khác nên làm những điều gì nên làm, đều do tâm từ muốn người này hưởng được lợi lạc và hướng dẫn người khác không nên làm những gì không nên làm, vì do tâm bi mẫn không muốn cho người này bị hại. Người như vậy gọi là (tiếng Pali phút 1:23).
Người bạn đạo lí tưởng chỉ cho người khác một cách cụ thể những quy tắc và kỉ luật để giúp họ có được sự cư xử tốt đẹp qua thân, khẩu. Chữ (tiếng Pali phút 1:42) cũng được dùng để chỉ người có phẩm tính như vậy. (Tiếng pali phút 1:51) là người chỉ đường đúng đắn, chỉ một cách có phương pháp sao cho người khác có được sự hiểu biết căn bản và đi trên chánh đạo để cuối cùng đạt được sự bình an. Do vậy có được sự chỉ dẫn bởi người có kỹ năng hướng dẫn người khác tu tập, sẽ giúp hành giả thành đạt loại hạnh phúc giải thoát (tiếng pali phút 2:25) là loại hạnh phúc thoả mãn qua sự thấm nhập giáo pháp.
Do đó, hành giả cần có người thầy hướng dẫn, cần có người có đầy đủ bảy phẩm tính mà hành giả có thể dùng làm cơ sở để tìm một vị thầy hướng dẫn cho mình tu tập. Hôm nay, Sư cả tiếp tục giảng về đề tài này. Sư cả cũng đã nói qua về loại hạnh phúc có được dễ dàng trong đời sống thế tục, đó là hạnh phúc ngũ dục (tiếng pali phút 3:07). Một loại hạnh phúc dơ bẩn giống như phân gọi là (tiếng pali 3:19) được phàm nhân puthujjana thoả thích hưởng thụ. Loại hạnh phúc hưởng thụ sự tiện nghi, thoải mái puthujjana…. Phút 3:35.. Thế nhưng muốn được loại hạnh phúc khác, loại hạnh phúc bảo đảm hơn, hành giả phải buông bỏ loại hạnh phúc thế tục. Buông bỏ hạnh phúc thế tục, hành giả sẽ hưởng được loại hạnh phúc vượt trội rất nhiều lần so với hạnh phúc thế tục. Đó là loại hạnh phúc từ bỏ (tiếng pali phút 4:07), hạnh phúc do sự ẩn cư (tiếng pali phút 4:15), hạnh phút tịch tĩnh (tiếng pali phút 4:18), hạnh phúc giải thoát (tiếng pali phút 4:21).
Hôm nay, Sư cả sẽ kết thúc các đề tài này. Muốn tu tập thiền minh sát một cách tự do, hành giả phải từ bỏ hạnh phúc thế tục, sự buông bỏ (tiếng pali phút 4:43). Bằng cách buông bỏ hạnh phúc thế tục một cách thành công, hành giả đạt được hạnh phúc giáo pháp. Một khi đã biết hạnh phúc giáo pháp, hạnh giả không còn muốn hạnh phúc thế tục hay chỉ còn muốn rất ít nơi hạnh phúc thế tục. Sự khát khao hạnh phúc thế tục và sự chạy đuổi theo hạnh phúc thế tục không bao giờ chấm dứt, càng có nhiều càng muốn nhiều.
Chạy đuổi theo hạnh phúc thế tục sẽ làm con người trở thành nô lệ cho sự tham lam và nếu không được thoả mãn sẽ đưa đến khủng hoảng, căng thẳng và những vấn đề này trở nên không thể cứu chữa. Nếu hành giả buông bỏ một cách thành công hạnh phúc thế tục, hành giả mới tu tập được dễ dàng. Do buông bỏ hạnh phúc thế tục nên hành giả ít ham muốn và trở nên tri túc, hành giả bằng lòng với những gì hiện có và nếu không được những gì mình muốn hành giả cũng không nản lòng, khi được điều mình muốn hành giả cũng không quá phấn khởi. Người hành thiền minh sát đến một lúc nào đó sẽ có khả năng giữ tâm quân bình, người này có được sự chịu đựng về tinh thần và do đó có được sự tri túc (tiếng pali phút 6:45).
Với sự xa lánh những người quen thuộc và sự có được niềm vui giáo pháp, hành giả hiểu lợi lạc và trân quý sự ẩn cư, xa lánh các quan hệ với người. Hành giả cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống ẩn cư. Hành giả cảm thấy hạnh phúc được sống một mình và do sống xa lánh quan hệ với phiền não nên giữ được thân, khẩu trong sạch. Thấy như vậy, hành giả cảm thấy hài lòng, hành giả hài lòng với cuộc đời của mình, hành giả có loại hạnh phúc ẩn cư do xa lánh người và phiền não gọi là (tiếng pali phút 7:40).
Khi hành giả có được loại hạnh phúc ẩn cư, hành giả không còn muốn có được vật tốt, nghe âm thanh hay, hay sự nói chuyện qua sự nhìn ngó trực tiếp người khác, hành giả không còn ham muốn có được sự xúc chạm bởi người khác và hành giả xa lánh những điều này càng nhiều càng tốt và đó là (tiếng pali phút 8:16). Hành giả không muốn có sự pha trộn hai loại hạnh phúc, hạnh phúc ngũ dục và hạnh phúc ẩn cư. Hành giả từ bỏ hạnh phúc thế tục, hành giả có được loại hạnh phúc từ bỏ. Hành giả hiểu được phẩm tính của loại hạnh phúc từ bỏ, hành giả trân quý loại hạnh phúc này, hành giả muốn duy trì hạnh phúc này và do vậy hành giả tu tập tinh cần hơn nữa và hành giả hưởng được sự vui thích và thoả mãn trong sự tu tập.
Một loại vui thích và thoả mãn có tính chất được bảo đảm. Tu tập thiền minh sát đạt đến mức thoả mãn, hành giả vẫn chưa có thể hoàn toàn xa rời hạnh phúc thế tục, nhưng hành giả giữ được không đi quá xa sự cho phép. Nay cả bậc Thánh Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm vẫn còn có ái dục (tiếng pali phút 9:36).Chỉ đến tầng thánh A-na-hàm mới khắc phục hoàn toàn ái dục. Người thực hành thiền minh sát đến mức độ thoả mãn vẫn còn ái dục nhưng không vượt quá mức được phép và không tìm cách có được qua phương tiện bất hợp pháp. Hành giả tri túc với những gì đang có và có một cách hợp pháp.
Hành giả tri túc nhưng không từ bỏ được niềm vui qua ái dục. Người tu tập đến mức độ thoả mãn không làm những gì sai trái và đây là điều quan trọng. Sư cả cho ví dụ trong việc lái xe, nếu người lái xe lái đúng tốc độ, biết tôn trọng luật lệ lưu thông, biết kiểm soát xe đúng cách, biết chạy chậm khi gặp đường ngoằn ngoèo, biết dừng lại khi đèn đỏ thì người này tránh được nhiều lỗi lầm. Do tránh được lỗi lầm nên không làm hại người khác. Tương tự, người hành thiền minh sát đến mức độ thoả mãn, biết kiểm soát cuộc đời mình để không bị lầm lỗi giống như người lái xe thuần thục.
Người bạn đạo lí tưởng là người có được phẩm tính tinh tấn (viriya). Phạn ngữ Viriya được dịch là tinh tấn nhưng có nghĩa ẩn là sự can đảm. Can đảm không làm những gì để bị chê trách, cản đảm làm những gì trong sạch, can đảm thu thúc không làm những gì đáng chê trách. Hành giả can đảm làm những gì cần phải làm và can đảm không làm những gì không nên làm. Do vậy, hành giả không tự hại mình và hại người khác. Muốn phát triển chánh niệm, hành giả cần quân tập ba loại tinh tấn (tiếng pali phút 12:19). Trong khi ngồi thiền, hành giả niệm vào đề mục chính là sự phồng xẹp vốn rất rõ ràng và dễ niệm.
Hành giả phải vận dụng tinh tấn sao cho tâm ghi nhận tiến được đến đề mục. Sau khi niệm được một lúc, hành giả cảm thấy mơ màng và gục gật vì hành giả trước đây quen với sự thoải mái. Biếng nhác là kẻ thù gần nhất gây cho hành giả. Vì hành giả đã quen sống thoải mái và thư giản nên rất khó buông bỏ loại hạnh phúc có từ sự thoải mái, dễ chịu. Hành giả không muốn vận dụng tinh tấn khi gặp khó khăn, khi gặp đau nhức, hành giả liền đổi oai nghi, cựa quậy và mở mắt. Điều này cho thấy hành giả thiếu can đảm. Trong trường hợp này, điều rất quan trọng là chiến thắng cho được kẻ nội thù gần hành giả nhất đang gây khó khăn cho hành giả. Hành giả cần gia tăng thêm tinh tấn, vận dụng loại tinh tấn triển khai (tiếng pali phút 14:07) để chống lại sự lười biếng và buồn ngủ. Hành giả tiếp tục tinh tấn từng giai đoạn một cho đến khi khắc phục hoàn toàn sự biếng nhác và buồn ngủ để đạt mục tiêu. Mục tiêu ấy là gì, là sự bình an. Hành giả phải biết tự kiểm soát sao cho thân, khẩu, ý trong sạch, không làm tổn thương người khác. Hành giả phải giữ chánh niệm để làm một con người thật sự là một con người, tu tập để có được một cái tâm thật sự là con người thật sự, để trở thành một con người phi thường.
Muốn là một con người phi thường, hành giả phải vận dụng tinh tấn triển khai qua nhiều giai đoạn để cuối cùng thành đạt được mục tiêu. Được trang bị với tinh tấn, hành giả sẽ không làm mất đi sức mạnh tinh tấn trong việc tu tập với mục đích đem lợi lạc cho chính mình và cho người khác. Hành giả biết cách gia tăng tinh tấn sao cho hành giả có sự can đảm hành thiền, hành thiền vì lợi lạc cho chính mình và cho người khác. Hành giả cần tinh tấn trong sự giữ gìn những gì cần phải giữ gìn và làm những gì cần phải làm. Hành giả cũng dùng tinh tấn để ngăn ngừa không cho phiền não phát sinh. Hành giả cần có ba loại tinh tấn trong sự tu tập và vận dụng tạo cho các loại tinh tấn này phát triển càng ngày càng mạnh hơn.
Khi hành giả niệm vào đề mục phồng xẹp vốn biểu hiện một cách rõ ràng nhất, hành giả cần phải vận dụng tinh tấn để đưa tâm ghi nhận đến đề mục, hành giả cần phải vận dụng tinh tấn sao cho phiền não không thể chiếm được ưu thế. Nhờ tinh tấn nên tâm thiền chiếm ưu thế. Nếu không có chánh niệm, tâm trở thành bất thiện. Bằng cách vận dụng tinh tấn liên tục, tâm ghi nhận đến được với đề mục và thiết lập được chánh niệm chặt chẽ. Nhờ chánh niệm giữ chặt chẽ nên phiền não không có chỗ sinh khởi. Hành giả từ bỏ phiền não theo lối này. Nhờ tinh tấn, hành giả ngăn chặn luồng phiền não, nếu không chánh niệm một giây luồng phiền não mở một giây, nếu không chánh niệm một phút luồng phiền não mở sáu mươi giây, không chánh niệm năm phút luồng phiền não mở ba trăm giây và nếu hành giả nghĩ ngợi chuyện này chuyện kia mà không niệm vào đề mục, phiền não sinh khởi và bỏ ngõ cho luồng phiền não tuôn chảy tự do.
Bằng cách niệm vào đề mục đang sinh khởi, vận dụng tinh tấn đưa tâm đến ghi nhận đề mục. Hành giả thiết lập chánh niệm chặt chẽ, nhờ chánh niệm chặt chẽ nên giữ không cho phiền não sinh khởi. Luồng phiền não bị ngăn chặn và hành giả tạo sức mạnh cho tinh tấn. Sức mạnh của tinh tấn ngày càng gia tăng sẽ trở thành loại tinh tấn dũng mãnh (tiếng pali phút 18:41) và tinh tấn gia tăng sức mạnh để trở thành loại tinh tấn kiên trì (tiếng pali phút 18:50). Sư cả cho ví dụ khi muốn kéo vật gì lên gấp, hành giả muốn vật tiếp tục đi lên không bị tuột xuống hay ngừng giữa chừng. Cùng thế ấy, hành giả nên có được loại tinh tấn kiên trì (tiếng pali phút 19:14) giúp cho sự tu tập tiếp tục tiến bộ không ngừng. Tinh tấn là một trong những phẩm tính của người bạn đạo lí tưởng. Người này có tinh tấn tu tập để cho chính mình được lợi lạc.
Người này có can đảm giữ gìn những gì cần phải giữ gìn, có can đảm ngăn ngừa và chữa trị được phiền não. Người này có can đảm trong việc làm bật gốc rễ loại phiền não ngủ ngầm. Người này lấy việc tu tập Giới -Định- Tuệ làm hạnh phúc và lợi lạc thật sự cho chính mình. Với thái độ tu tập như vậy nên người này biết tự kiểm soát, có khả năng tự kiểm soát, thoát khỏi phiền não và do vậy không làm thương tổn đến người khác. Người tu tập đem lại lợi lạc cho chính mình và cho người khác sẽ có khả năng chỉ dẫn người khác về cả hai lý thuyết và thực hành. Người này hướng dẫn người khác, giúp họ có can đảm trong sự thu thúc không làm điều bất thiện và có can đảm dám làm điều thiện.
Có nhiều điều khác nữa nhưng Sư cả chỉ giải thích đến chừng này thôi không nói xa hơn. Người bạn đạo lí tưởng còn có phẩm tính khác là chánh niệm (tiếng pali phút 21:04). Khi chánh niệm được duy trì chặt chẽ và liên tục trên đề mục, phiền não không thể xâm nhập tâm. Với chánh niệm, tâm được bảo vệ không cho phiền não phát sinh. Khi tâm được bảo vệ an toàn khỏi phiền não, tâm được xem là giải thoát khỏi phiền não (tiếng pali phút 21:40) có nghĩa là giải thoát. Tâm không còn dao động bởi ái dục cũng như các phiền não khác, nhờ vậy hành giả thấy rõ bản chất thật sự của đề mục. Nhờ tâm được bảo vệ, giải thoát khỏi phiền não là nguyên nhân đưa đến các loại hạnh phúc do sự ẩn cư hay tịnh lạc. Chánh niệm chặt chẽ (tiếng pali phút 22:16) là loại chánh niệm nên được huân tập. Muốn có loại chánh niệm này, hành giả không được lơ đãng mà phải tinh cần. Hành giả tinh cần không thất bại trong sự phải thu thúc những gì cần phải thu thúc sao cho hành giả không bị hại. Cũng như hành giả tinh cần không thất bại trong sự phải làm những gì cần phải làm sao cho hành giả có được lợi lạc.
Phạn ngữ (tiếng pali phút 23:01) có nghĩa không dễ duôi trái nghịch với chữ (tiếng pali phút 23:06) là dễ duôi. Do không dễ duôi, hành giả không quên những gì phải thu thúc và những gì cần phải làm. Người có được chánh niệm và tinh cần, không dễ duôi đi chung với nhau rất là quan trọng. Con người bị bại hoại về đạo đức cũng vì họ dễ duôi, họ không biết giá trị làm người, họ thiếu chánh niệm để biết thu thúc những gì cần phải thu thúc. Dễ duôi nên thất bại và không có chánh niệm nên đa số tạo nghiệp bất thiện. Lấy ví dụ về thực phẩm, thực phẩm có loại thích hợp, có loại không thích hợp cho từng cá nhân, phải biết tránh không ăn những gì không thích hợp. Nếu ăn những gì không thích hợp sẽ bị bệnh và phải biết ăn những gì thích hợp cho cơ thể để giúp bồi dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh. Cùng thế ấy, một người cần phải có chánh niệm để tránh không làm những gì nguy hại và làm những gì có lợi. Hành giả không nên dễ duôi, phải tinh cần, thu thúc những gì cần phải thu thúc và dám làm những gì cần phải làm. Nhờ có tinh tấn nên chánh niệm được giữ liên tục.
Chánh niệm giữ gìn và bảo vệ tâm làm cho phiền não không thể sinh khởi. Do đó tâm được an toàn. Có sự an toàn, tâm được an tĩnh không còn bị dao động bởi ái dục, tâm tạm thời được bình an. Nếu chánh niệm mạnh sẽ làm phát triển định tâm. Khi tâm định mạnh, hành giả phân biệt được danh-sắc, hiểu rõ vô thường, khổ và vô ngã. Cho dù hành giả có gặp vật ưa thích, khi chánh niệm vào các đối tượng này, ái dục sẽ không phát sinh. Cũng như khi gặp vật không ưa thích, khi chánh niệm vào các đối tượng này, sân hận sẽ không phát sinh. Có sự hiểu biết rõ ràng sẽ xua đuổi vô minh. Với chánh niệm, hành giả xua đuổi được ái dục, sân hận và si mê, tâm có được hạnh phúc an tịnh hay tịnh lạc.
Vì có hạnh phúc, lửa phiền não bị dập tắt nên trí tuệ phát triển. Khi hạnh phúc tịnh lạc trở nên mạnh mẽ, hạnh giả sẽ có nhiều hạnh phúc hơn, nhiều bình an hơn nữa. Tiếp tục tu tập, hành giả hiểu rõ sự sinh diệt, hạnh giả có được nhiều hạnh phúc hơn nữa. Loại hạnh phúc mà hành giả kinh nghiệm ở giai đoạn này vượt trội quá nhiều so với hạnh phúc thế tục. Hạnh phúc thế tục không thể so sánh được với loại hạnh phúc này. Loại hạnh phúc vượt trội hơn cả hạnh phúc của chư thiên và loài người. Ở giai đoạn này, cả hai tâm và trí tuệ đều phát triển. Hành giả thấy đây quả là loại hạnh phúc khó buông bỏ. Tuy nhiên còn nhiều điều khác nữa sẽ xuất hiện ở các tuệ giác về sau. Hành giả có được loại hạnh phúc ở giai đoạn này, hành giả cảm thấy hạnh phúc ngũ dục không còn cao nữa. Nó chỉ còn là loại hạnh phúc dơ bẩn như phân, hành giả cảm thấy loại hạnh phúc thế tục chẳng là gì nữa. Người bạn đạo lí tưởng còn có phẩm tính khác nữa là có đức tin đầy đủ (tiếng pali phút 28:10) là một trong tám phẩm tính có được nơi bạn đạo lí tưởng.
Tám phẩm tính ấy là: đức tin, giới hạnh, kiến thức, sự rộng rãi, tinh tấn, chánh niệm, chánh định, trí tuệ. Ngoài ra, người bạn đạo lí tưởng còn có bảy phẩm tính khác như đã bàn qua trong các bài pháp trước. Đó là người được thương mến, được kính trọng, được dùng làm đối tượng để rãi tâm từ, khả năng chỉ lỗi, nhẫn nhục khi bị chỉ trích, khả năng giải thích giáo pháp thâm sâu, không lợi dụng học trò hay bạn đạo. Hành giả muốn tu tập đúng đắn để có hạnh phúc bảo đảm nên chọn một người bạn đạo lí tưởng với đầy đủ các phẩm tính vừa nói. (tiếng pali phút 29:37) là loại hạnh phúc đạt được ở giai đoạn tuệ sinh diệt (tiếng pali phút 29:43), là một loại hạnh phúc rất lớn lao. Trí tuệ trở nên sâu sắc, hành giả thấy biện biệt ngay cả chi tiết nhỏ nhặt, cả hai thân tâm đều an tịnh. Các tịnh quan tâm sở được tròn đầy trong giai đoạn này. Hành giả kinh nghiệm loại hạnh phúc vượt trội hơn loại hạnh phúc thế tục rất nhiều lần.
Tiếp tục tu tập, hành giả sẽ thành đạt tuệ siêu thế ngay trong kiếp sống này. Có năm yếu tố giúp hành giả thành đạt trí tuệ siêu thế là : có đức tin và tự tin, sức khoẻ tốt, chân thật, có được ba loại tinh tấn, thành đạt sự hiểu biết về sinh diệt. Nếu có đầy đủ năm yếu tố này, hành giả sẽ chứng đắc niết bàn ngay trong kiếp sống này. Khi hành giả chứng đắc niết bàn, đạo quả, hạnh giả sẽ thấy hạnh phúc thế tục không còn ý nghĩa. Qua sự buông bỏ hạnh phúc thế tục, hành giả sẽ có được loại hạnh phúc bảo đảm. Sư cả không giải thích chi tiết về vấn đề này, Sư cả chỉ giúp hành giả cách thức tu tập. Giống như ví dụ về việc làm toán, nếu như giải đúng phương pháp sẽ tìm được kết quả đúng, phải tự mình làm bài để có đáp số đúng là điều quý hơn. Sư cả chỉ là người hướng dẫn hành giả cách tu tập. Hành giả sẽ thành đạt được kết quả đúng đắn nếu hành giả tu tập đúng phương pháp.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật
BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007