Nội Dung Chính
Tu dưỡng tâm từ bằng thiền chánh niệm
Bế mạc khóa tu
Chúng ta có thể quay trở lại với những điều
chúng ta thường có thể mường tượng là điều bình thường
và nhận thức sức mạnh của sự chuyển biến mà những điều ấy nắm giữ:
sức mạnh của sự quy y, sức mạnh của giới và sức mạnh của tâm từ.
Trước hết, tôi muốn biểu đạt sự trân trọng của mình đối với Susan, Karen và Cassidy vì đã chung tay tiến hành khóa tu này và đã luôn sẵn lòng dấn thân vào những điều chưa biết rõ: để nhìn thấy khóa tu được tiến hành như thế nào và để nhân cơ hội này biết được khóa tu này có thật sự hiệu quả hay không. Tôi đã rất vui thú với thời gian ở đây của mình. Tôi xin biểu đạt lòng trân quý của mình với tất cả quý vị, những người tham gia khóa tu này – đã cùng nhau đến đây, cùng quan tâm và sẵn lòng theo đuổi sự khám phá tâm từ này. Như tôi đã cố gắng nhấn mạnh thông qua khóa tu này, tâm từ không tự thân được biểu hiện. Đó là một phần trong những lời giáo huấn của Đức Phật, vừa tương trợ cho những lời giáo huấn và vừa là kết quả của những lời giáo huấn ấy.
Tôi khuyến khích tất cả quý vị đưa những gì đã học tập được trong suốt thời gian này trở vào thế giới bên ngoài – vào trong đời sống gia đình, xã hội và ở nơi làm việc – và thử nghiệm cách áp dụng những lời dạy này, làm thế nào để duy trì chúng. Khi hoàn mãn khóa tu này, dù sự bình yên nào, tâm từ nào và sự sáng rõ nào mà các vị rèn luyện được, xin hãy mang nó theo cùng với mình. Các vị không cần để tất cả những điều ấy ở lại nơi này. Hãy mang nó theo, chia sẻ nó và nhận diện rằng đó là một món quà dành tặng cho người khác. Sẻ chia từ tâm. Giới đức và điều tốt đẹp: đây là những điều phù hợp để chia sẻ cho người khác và thế giới này đang hết sức cần tới những điều này.
Buổi lễ hoàn mãn khóa tu đơn giản này mà chúng ta vừa tiến hành, tam quy và ngũ giới là hoàn toàn phổ biến trong truyền thống Phật giáo. Nhưng tôi khuyến khích tất cả các vị hiểu rõ và chấp nhận, nghiên cứu và xem làm thế nào sự quy y và giới có thể vừa là chiếc neo cho cuộc sống hàng ngày vừa là quả của một cuộc sống thiện xảo, tốt đẹp. Có được sự nương tựa, có được một chiếc neo trong sự sáng rõ về đạo đức, cho phép giới đức được tốt đẹp và luôn kết nối với sự thật làm nền tảng đời sống của mỗi người.
Tôi đã đề cập đến một trong số các pháp thoại với một trong những công thức phổ biến nhất mà Đức Phật mô tả về bậc thánh Nhập lưu, quả vị đầu tiên của sự giác ngộ và giải thoát, là niềm tin và đức tin vững vàng vào Phật, Pháp, Tăng và sự cam kết bền vững với các giới luật. Thật dễ dàng bỏ qua điều này trong cuộc sống thường nhật. Đó là một trong những bất ổn của chúng ta; khi là con người, chúng ta bỏ qua điều bình thường, bận rộn tìm kiếm điều gì đó khác. Tất nhiên, cả đời chúng ta có xu hướng tìm kiếm điều gì đó khác để làm hài lòng chính mình và bỏ qua những cơ hội của sự thỏa mãn và hài lòng ngay trong thời khắc hiện tại.
Chúng ta tìm kiếm những sự nương tựa, tìm kiếm những thứ giúp giải quyết các vấn đề của mình, tìm kiếm những thứ để chống đỡ cảm giác của sự an lành vốn chỉ ở ngay kia mà thôi. Và điều đó cũng thường ở ngoài tầm với của chúng ta. Trái lại, chúng ta có thể quay trở lại những điều mà chúng ta thường có thể mường tượng là điều bình thường và nhận thức được sức mạnh của sự chuyển biến mà những điều này nắm giữ: sức mạnh của sự quy y, sức mạnh của giới luật và sức mạnh của tâm từ.
Ở một mức độ nào đó, có thể là nhàm chán và cũ kỹ: “Mong tất cả chúng sanh được an lành và hạnh phúc”. Bạn sẽ nhìn thấy điều này được viết ra khắp nơi trong các bản kinh văn Phật giáo, và thậm chí bạn có thể ghi ở phần chữ ký trong thư điện tử của mình điều gì đó tương tự như thế. Nhưng hãy nhận diện rằng có một sức mạnh làm chuyển biến bên trong đó: một sự cam kết thật sự và thấu hiểu cách áp dụng nó, cách “làm việc” với nó, cách nương dựa vào nó và cách quay trở lại với nó để cho phép nó trở thành điều nuôi dưỡng con tim và nuôi dưỡng cuộc sống hàng ngày của bạn.
Cả một tuần chúng ta có mặt nơi đây, những gì mà tôi giảng dạy và nhấn mạnh là điều khá bình thường. Tất nhiên, hầu hết mọi người đều nghe nói về nó hoặc đã từng đọc được nó. Nhưng tôi nghĩ rằng ngay chính khi chúng ta thực hiện một cam kết bên trong chính mình, đưa nó vào bên trong để thực hành, hãy cho nó không gian để nó hoạt động, và hãy tự tin ở lại với nó trong một thời gian: đó là khi sự chuyển biến diễn ra. Không phải là nếu ai đó có một chút thông tin mới thì sẽ chuyển hóa được chúng. Mà chính những điều cũ kỹ và bình thường lại có thể hữu ích nhất.
Nhận diện, phản hồi, nghiên cứu và cho phép những điều đó dịch chuyển trong ý thức. Hãy sẵn lòng duy trì việc thử nghiệm, áp dụng và quan sát xem đâu là những cách thức mới của sự nắm giữ một góc nhìn, của sự thực hành, quy chuẩn đạo đức hay cách rèn luyện bản thân đặc biệt.
Còn với tôi, đây là năm thứ 35 trong cuộc đời người xuất gia, và không có toàn điều mới mẻ mà tôi học được. Nhưng điều mà tôi đã và đang học được chính là cách sử dụng điều bình thường: những nền tảng nào là vô cùng quan trọng, đâu là nền tảng của những lời giáo huấn và sự rèn luyện của chúng ta. Khi chúng ta phát triển một sự trân quý sâu sắc hơn và một kỹ năng sâu sắc hơn trong cách sử dụng những điều này thì chúng ta nhìn thấy sự buông xả hoàn toàn nào đó được diễn ra, sự sẵn lòng hoàn toàn nào đó để đặt nhiều thứ xuống mà chúng ta đã không muốn mang theo bên mình bằng bất cứ hình thức nào.
Vì thế một lần nữa, tôi chỉ muốn được bày tỏ sự trân trọng của mình đến với tất cả mọi người đã có sự tương trợ. Mọi người đã trợ duyên trong khóa tu này, trong ý nghĩa rằng, khi bạn có mặt ở nơi đây, bạn tích cực tham gia; mọi người làm cho khóa tu được diễn ra. Đó là điều đáng trân trọng. Sự tri nhận của chính tôi về mọi thứ, và những gì ban tổ chức khóa tu đã chia sẻ với tôi, rằng mọi thứ đã diễn ra một cách rất trôi chảy. Điều đó thật sự đáng trân trọng khi chúng ta cùng nhau đến đây và thực hành: hiển hiện một ví dụ rõ rành rằng khi mọi người tích cực tham gia vào, cùng tương trợ và hòa hợp với nhau thì cuộc sống này diễn ra một cách khá trôi chảy. Trong cõi người, được như vậy thì còn gì tốt đẹp bằng.
Các danh mục
* Những bản dịch sau đây đã được trích in với lòng biết ơn:
- Các bài kinh Trung Bộ 21, 48, 128 (1995) của Tỳ-kheo Bodhi. Trích in từ Kinh Trung Bộ của Đức Phật, NXB Wisdom (Boston).
- Các bài kinh Tăng Chi Bộ 1:575, 1:576-582, 1:583, 1:586-590, 6:10, 8:19, 10:219, 11:15 (2012) của Tỳ-kheo Bodhi. Trích in từ Kinh Tăng Chi Bộ của Đức Phật, NXB Wisdom (Boston).
- Bài kinh Tăng Chi Bộ 1:53 (1999) do Hội xuất bản Phật giáo phát hành. Trích in từ Kinh Tăng Chi Bộ của Đức Phật, NXB AltaMira Press (Walnut Creek).
- Bài kinh Tăng Chi Bộ 3:66 (2003) của Tỳ-kheo Ṭhānissaro. Trích in từ ấn phẩm Handful of Leaves, số 3. Trung tâm Phật học và tâm từ Sati, tu viện Trong rừng phát hành.
* Nhiều bài tụng và sự phản hồi được đề cập trong suốt khóa tu có thể được tìm thấy trên trang điện tử của tu viện Abhayagiri:
ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ
Thiền sư Ajahn Pasanno thọ giới xuất gia tại Thái Lan vào năm 1974 với y chỉ sư Phra Khru Nāṇasirivatana. Trong suốt năm đầu tiên của đời sống tu sĩ, ngài được thầy của mình đưa đến gặp Thiền sư Ajahn Chah, ngài đã xin phép để được ở lại và tu học với Thiền sư. Là một trong những tu sĩ đầu tiên của tu viện Pah Nanachat, Thiền sư Ajahn Pasanno trở thành trụ trì của tu viện này vào năm thứ chín tu học tại đây của ngài. Trong suốt thời gian đương trách của ngài, tu viện Pah Nanachat đã phát triển một cách đáng kể, cả về diện tích lẫn danh tiếng. 24 năm sống ở Thái Lan, Thiền sư Ajahn Pasanno trở thành một vị tăng, một vị giáo thọ sư nổi tiếng và được kính ngưỡng. Ngài đã chuyển đến California vào đêm giao thừa năm 1996 để chia sẻ trách vụ trụ trì của tu viện Phật giáo Abhayagiri với ngài Ajahn Amaro. Năm 2010, ngài Ajahn Amaro chấp thuận lời mời đến trụ trì tại tu viện Phật giáo Amaravati ở Anh quốc. Thiền sư Ajahn Pasanno hiện giờ là vị trụ trì duy nhất của tu viện Abhayagiri.
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Creative Commons
Được cấp quyền – Phi thương mại – Không phái sinh theo Giấy phép Quốc tế 4.0.
Để xem bản sao của giấy phép này, vào trang điện tử: http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0/
Đây là bản tóm lược (không phải bản phụ đề) của giấy phép nói trên.
Nhà cấp phép không thể hủy bỏ những sự cho phép này miễn là bạn tuân thủ theo các điều khoản của giấy phép.
Bạn được tùy nghi:
- Chia sẻ – sao chép và tái phân phối tài liệu này dưới bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Theo các điều khoản sau đây:
- Được cấp quyền – Bạn phải cung cấp danh mục phù hợp, cung cấp đường dẫn đến giấy phép này, và nêu ra những sự thay đổi nếu có. Bạn có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức phù hợp nào, nhưng không phải bằng cách gợi ý nhà cấp phép xác thực cho bạn hay cho việc sử dụng của bạn.
- Phi thương mại – Bạn không được phép sử dụng tài liệu này vì các mục đích thương mại.
- Không phái sinh – Nếu bạn trộn tạp, làm thay đổi hay phát triển trên tài liệu này, bạn không được phép phân phối tài liệu đã sửa đổi đó.
Không có thêm giới hạn nào khác – Bạn không được áp dụng các điều khoản theo luật hay các giải pháp công nghệ có thể giới hạn một cách hợp pháp hành vi bất kỳ nào của người khác mà giấy phép này cho phép.
Các lưu ý:
Bạn không phải chiếu theo giấy phép này đối với các yếu tố của tài liệu trong phạm vi sử dụng cộng đồng hay ở nơi mà việc sử dụng của bạn được cho phép căn cứ theo ngoại lệ hay sự giới hạn đã được chấp thuận.
Không bảo đảm. Giấy phép này có thể không cho bạn tất cả những sự chấp thuận cần thiết cho việc sử dụng theo định hướng của bạn. Ví dụ, các quyền khác như quyền cộng đồng, quyền cá nhân hay các quyền thuộc về đạo đức có thể giới hạn cách thức bạn sử dụng tài liệu này.
Tôi sẽ an trú
trong sự lan tỏa một phương
bằng cái tâm thấm đẫm
từ tâm;
tương tự như vậy với phương thứ hai,
tương tự như vậy với phương thứ ba,
tương tự như vậy với phương thứ tư;
cũng như vậy bên trên và phía dưới,
chung quanh và mọi nơi;
và đến cho tất cả
cũng như đến
cho bản thân tôi.
TU DƯỠNG TÂM TỪ BẰNG THIỀN CHÁNH NIỆM
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Địa chỉ: 65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email: [email protected]
Điện thoại: 04.39260024 Fax: 04.39260031
*
Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Bùi Việt Bắc
Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Lý Bá Toàn
Biên tập: Phan Thị Ngọc Minh
Bìa và mỹ thuật: Trần Nguyên Hải – 0989100421
Trình bày: Nguyên Sơn
Sửa bản in: Đức Hòa – Đình Long
*
Đối tác liên kết: Công ty TNHH Quảng cáo và Truyền thông NIB
*
In 1.000 cuốn, khổ 14.5cm x 20.5cm
tại Xí nghiệp in FAHASA, số 774 Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM
Số XNKHXB: 3786 – 2017/CXBIPH/15 – 86/HĐ – 19/HĐ , QĐXB: 518/QĐ-NXBHĐ,
Cấp ngày: 15/12/2017. In xong và nộp lưu chiểu: 2018 ISBN: 978-604-89-1426-4