Giới là dụng cụ
Nhiều người sợ mình hành động sai lầm, tội lỗi, lo lắng quá đáng đến độ mất ngủ. Lúc còn dính mắc vào giới luật thì giới luật là gánh nặng, dần dần bạn sẽ giữ giới một cách nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Nhưng thoạt đầu bạn phải trải qua thời kỳ nặng nề cũng như trước khi vượt qua đau khổ, bạn phải đau khổ trước. Một người tận tâm, chu đáo trong việc tu hành, trước tiên phải chịu nhiều khó khăn, chẳng khác nào cá nước ngọt phải sống trong nước mặn. Cố gắng giữ giới luật khiến mắt bạn nóng bỏng, xốn xang.
Một người thờ ơ và cẩu thả trong việc giữ gìn giới luật thì sẽ chẳng cảm thấy bị phiền lụy chút nào, nhưng họ cũng chẳng bao giờ có dịp học hỏi để thấy chân lý.
Giữ hai trăm hai mươi bảy (227) giới là điều thiết yếu mà một nhà sư phải hành trì. Chúng ta phải giữ gìn giới luật trong sạch. Nhưng không phải chỉ giữ giới là đủ. Hãy nhớ rằng giới chỉ là sự chế định hay dụng cụ mà thôi. Không cần phải nghiên cứu hết mọi ý nghĩa lý của giáo pháp hay thông hiểu hết tất cả luật lệ. Cũng như khi làm một con đường băng qua rừng, bạn chẳng cần phải đốn hết cây rừng.
Mọi phương pháp thực hành đều dẫn đến giải thoát, trở thành người thấy rõ ánh sáng trong mọi thời gian. Con đường duy nhất giúp giới tịnh là làm cho tâm trong sạch.
Sang trái, sang phải
Một nhà sư Tây phương lưu ngụ ở Wat Pah Pong đã lấy làm thất vọng vì phải thực hành khó khăn và phải giữ nhiều giới luật phức tạp và có vẻ phi lý. Thầy bắt đầu chỉ trích những vị sư khác là hành thiền tùy tiện không đến nơi đến chốn. Thầy nghi ngờ những lời dạy của Ajahn Chah. Một dịp nọ thầy đến gặp ngài Ajahn Chah than phiền, cho rằng ngay chính ngài Ajahn Chah cũng mâu thuẫn và dường như nhiều lúc đi ngược lại đường lối giải thoát.
Ajahn Chah cười và cho biết nhiều nhà sư đã tự gánh lấy đau khổ khi chú ý phán đoán những người chung quanh. Sau đó Ajahn Chah giải thích cho nhà sư Tây phương rõ đường lối giảng dạy đơn giản của ngài: Cũng giống như trường hợp tôi thấy một người đang đi trên con đường mà tôi quen thuộc. Tôi theo dõi và biết người ấy sắp rơi vào hố bên phải của con đường. Tôi bèn gọi người ấy, “Hãy đi sang trái, sang trái”. Cũng thế, khi thấy một người sắp rơi vào hố bên trái, tôi lại lớn tiếng, “Sang phải, sang phải”. Đó là phạm vi chỉ dẫn của tôi. Bất kỳ thầy dính mắc vào cực đoan nào, dính mắc vào cái gì tôi đều bảo, “Hãy buông bỏ chúng đi. Hãy đi sang phải, hãy đi sang trái, rồi trở về trung tâm”. Làm như thế thầy sẽ đến gặp Chân pháp.
CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH
- Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Chấm dứt hoài nghi
- Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức
- Học hỏi và kinh nghiệm
- Những tên trộm trong tâm bạn
- Bỏ đói phiền não
- Hạnh phúc và Đau khổ
- Tâm phân biệt
- Theo thầy
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Hãy để cho cây mọc tự nhiên
- Tại sao phải hành thiền?
- Giữ rắn trong tay
- Giới hạnh
- Giới, Định, và Tuệ
- Đừng bắt chước
- Thế nào là tự nhiên
- Điều hòa
- Hãy nương tựa vào mình
- Biết mình, biết người
- Tình yêu thật sự
- Đương đầu với tâm mình
- Chánh niệm
- Cốt tủy của Thiền Minh Sát
- Thiền hành
- Ai mắc bệnh đây?
- Tập chú tâm
- Kham nhẫn và điều hòa
- Bảy ngày đắc đạo
- Học tụng kinh
- Quên thời gian đi!
- Vài gợi ý trong việc hành thiền
- Quán chiếu mọi vật
- Lá rụng
- Thu thúc
- Giới là dụng cụ
- Chữa trị bất an
- Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
- Tiết chế lời nói
- Đối diện với tham ái
- Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
- Bạn trốn đi đâu bây giờ?
- Hãy nương tựa vào chính mình
- Học hỏi cách dạy học
- Giữ Giáo pháp đơn giản
- Cái cốc của ngài Ajahn Chah
- Chân phép màu
- Pháp hành của người chủ nhà
- Vô ngã
- Nước ngầm
- Niềm vui của Đức Phật
- Tôi nói ngôn ngữ Zen
- Bên trong bạn không có gì cả
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình