Bạn trốn đi đâu bây giờ?

Nhiều người đến đây để xuất gia. Nhưng sau khi trở thành nhà sư, họ đối diện với chính mình và cảm thấy rằng chẳng an lạc chút nào. Thế rồi họ nghĩ đến việc hoàn tục, chạy trốn. Nhưng đi tìm an lạc ở đâu bây giờ? 

Biết được cái gì tốt, cái gì xấu mới là điều quan trọng, dù đi nhiều nơi hay ở một chỗ cũng thế thôi. Bạn không thể tìm được an lạc trên đỉnh núi cao vời hay trong hang động sâu thẳm. Dầu có thể tới tận nơi Đức Phật thành đạo nhưng không phải nhờ thế mà bạn có thể đến gần chân lý hơn. 

Điều đương nhiên đến với bạn trước tiên là hoài nghi: Tại sao chúng ta phải tụng kinh? Tại sao chúng ta ngủ ít thế? Tại sao phải nhắm mắt lúc ngồi thiền? Những câu hỏi tương tự như vậy sẽ nảy sinh trong tâm bạn khi bạn bắt đầu hành thiền. Chúng ta phải thấy tất cả mọi nguyên nhân của đau khổ – đó là Chân Pháp, Tứ Diệu Đế, chứ chẳng phải một phương pháp luyện tâm đặc biệt nào. Chúng ta phải quan sát cái gì đang xảy ra. Nếu quan sát sự vật chúng ta sẽ thấy chúng đều là vô thường và trống rỗng, từ đó một ít trí tuệ sẽ nảy sinh. Khi chưa thật sự hiểu thực tại, chưa thấy rõ thực tại, chúng ta chưa hết hoài nghi và sự chán nản sẽ trở lại với chúng ta nhiều lần. Đó không phải là dấu hiệu xấu. Đó là một phần của những gì mà chúng ta phải đối đầu; đó là những sở hữu của chính tâm ta, đó chính là Tâm và Trí của ta.  

Đi tìm Đức Phật

Ngài Ajahn Chah thường tỏ ra dễ dãi và cảm thông với những đệ tử xuất gia Tây phương thích đến rồi đi. Theo truyền thống, một thầy tỳ khưu mới tu phải ở với vị thầy đầu tiên ít nhất năm hạ rồi mới được ra đi làm một du tăng khất sĩ. Ajahn Chah thường nhắn nhủ đệ tử phải giữ gìn giới luật trong sạch. Giới luật là phần tối thiết yếu trong việc tu trì của một nhà sư. Phải nghiêm trì giới luật, ép mình trong khuôn khổ kỷ luật của thiền viện và của tăng đoàn. Nhưng một số nhà sư Tây phương, giống như trẻ được nuông chiều, đã được Ajahn Chah cho phép ra đi trước thời hạn để đến học với những vị thầy khác. Thông thường một vị sư ra đi là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải luyến lưu, nhung nhớ hay gây chút xáo trộn nào trong thiền viện. Đời sống trong giáo pháp trực tiếp, đầy đủ và trọn vẹn. Mỗi lần ngồi ở đâu Ajahn Chah đều nói, “Chẳng có ai đến và chẳng có ai đi.” 

Sau một năm rưỡi tu tập tại chùa Wat Pah Pong, một nhà sư Mỹ xin phép đến tu học với các thầy người Thái và Miến Điện khác. Một hai năm sau, nhà sư Mỹ trở về với nhiều mẩu chuyện về cuộc hành trình của mình gồm nhiều tháng hành thiền tích cực và một số kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Sau buổi tụng kinh lễ Phật chấm dứt, nhà sư Mỹ được đối xử bình thường như chẳng hề có chuyện ra đi. Sau buổi thảo luận Phật Pháp và hoàn tất mọi công việc thường nhật với các nhà sư và khách đến viếng thăm, Ajahn Chah hỏi nhà sư Mỹ xem thử nhà sư có tìm thấy giáo pháp gì mới lạ và hay ho không? 

— Không, mặc dù tôi đã học được nhiều điều mới trong khi hành thiền, nhưng thật ra, tất cả những điều đó đều tìm thấy ở Wat Pah Pong này. Giáo pháp luôn luôn ở ngay đây để mọi người thấy và thực hành. 

Ajahn Chah cười nói: 

— A! Đúng vậy. Tôi đã từng nói với sư điều này trước khi sư đi, nhưng sư không hiểu đó thôi. 

Nhà sư Mỹ sau đó đến cốc của Ajahn Sumedho, vị học trò đầu đàn người Tây phương của Ajahn Chah, và kể lại tất cả hành trình của mình, những điều hiểu biết mới và những thành quả lớn lao trong việc hành thiền. Sumedho yên lặng lắng nghe và chuẩn bị bình trà buổi chiều được pha bằng một vài loại cây rừng. Sau khi câu chuyện chấm dứt, Sumedho mỉm cười nói, “Vâng, thật kỳ diệu. Hãy để cho chúng trôi qua.” 

Cứ thế, những người Tây phương tiếp tục đến rồi đi, tất cả đều tự mình học những bài học này. Đôi lúc, trước khi họ lên đường, Ajahn Chah chúc họ đi thành công, nhưng thường thì nói vài câu trêu chọc họ. 

Một nhà sư người Anh băn khoăn trong việc tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo, một vị thầy hoàn hảo, đến rồi đi, xuất gia rồi hoàn tục nhiều lần. Thấy thế, Ajahn Chah quở trách, “Nhà sư này đang tìm kiếm gì đây?” Ajahn Chah tuyên bố với toàn thể tăng chúng, “Con rùa có râu không? Quý vị nghĩ xem ông ta phải đi bao xa mới tìm thấy nó?” 

Tệ hơn nữa, một vị sư Tây phương đến xin phép Ajahn Chah để đi, vì nhà sư thấy rằng việc thực tập với đời sống bó buộc của tu viện quá khó khăn, thấy quanh mình thật nhiều tệ hại, “Một số sư nói chuyện nhiều quá! Tại sao chúng tôi phải tụng kinh mới được chứ? Tôi cần nhiều thì giờ ngồi thiền một mình. Những vị sư cao hạ hơn, và ngay cả thầy nữa, chẳng chỉ vẽ gì cho người mới cả.” Nhà sư nói trong nỗi thất vọng, “Ngay cả thầy cũng chẳng có vẻ gì là người giác ngộ cả. Thầy luôn luôn thay đổi. Lúc thì thật khó khăn, lúc thì như bất cần. Làm sao tôi biết thầy đã đắc đạo chưa?” 

Ajahn Chah cười cởi mở khi nghe nhà sư người Anh nói thế. Vừa vui đùa, vừa chọc tức nhà sư trẻ, Ajahn Chah nói: 

— Cái hay là ở chỗ tôi không tỏ ra đã đắc đạo đối với sư. Bởi vì nếu như tôi giống khuôn mẫu người giác ngộ của sư, người giác ngộ lý tưởng phải làm những hành động như sư nghĩ thì sư vẫn dính mắc mãi vào việc tìm kiếm ông Phật ở bên ngoài. Ông Phật không ở ngoài, Phật ở ngay trong chính tâm của sư.” 

Nhà sư trẻ cúi đầu lạy Ajahn Chah, rồi trở về cốc để tìm ông Phật thật.

 

CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH

  1. Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
  2. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  3. Chấm dứt hoài nghi 
  4. Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức 
  5. Học hỏi và kinh nghiệm 
  6. Những tên trộm trong tâm bạn 
  7. Bỏ đói phiền não 
  8. Hạnh phúc và Đau khổ 
  9. Tâm phân biệt 
  10. Theo thầy
  11. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  12. Hãy để cho cây mọc tự nhiên
  13. Tại sao phải hành thiền?
  14. Giữ rắn trong tay
  15. Giới hạnh
  16. Giới, Định, và Tuệ
  17. Đừng bắt chước
  18. Thế nào là tự nhiên
  19. Điều hòa
  20. Hãy nương tựa vào mình
  21. Biết mình, biết người
  22. Tình yêu thật sự
  23. Đương đầu với tâm mình
  24. Chánh niệm
  25. Cốt tủy của Thiền Minh Sát
  26. Thiền hành
  27. Ai mắc bệnh đây?
  28. Tập chú tâm
  29. Kham nhẫn và điều hòa
  30. Bảy ngày đắc đạo
  31. Học tụng kinh
  32. Quên thời gian đi!
  33. Vài gợi ý trong việc hành thiền
  34. Quán chiếu mọi vật
  35. Lá rụng
  36. Thu thúc
  37. Giới là dụng cụ
  38. Chữa trị bất an 
  39. Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
  40. Tiết chế lời nói
  41. Đối diện với tham ái
  42. Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
  43. Bạn trốn đi đâu bây giờ?
  44. Hãy nương tựa vào chính mình
  45. Học hỏi cách dạy học
  46. Giữ Giáo pháp đơn giản
  47. Cái cốc của ngài Ajahn Chah
  48. Chân phép màu
  49. Pháp hành của người chủ nhà
  50. Vô ngã
  51. Nước ngầm
  52. Niềm vui của Đức Phật
  53. Tôi nói ngôn ngữ Zen
  54. Bên trong bạn không có gì cả
  55. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
  56. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

 

 

Các bài viết trong sách
36. Thu Thúc
50. Vô Ngã

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app