Những tên trộm trong tâm bạn 

Mục đích của thiền là nắm sự vật lên và đưa vào phòng thử nghiệm để rõ thực chất của chúng. Chẳng hạn, khi nhìn hình dáng của một vật, ta thấy nó xinh đẹp, trong khi đó Đức Phật dạy chúng ta: nó là bất tịnh, vô thường, và chất chứa đau khổ. Vậy quan niệm nào đúng theo chân lý?  

Chúng ta như du khách đến viếng một xứ lạ. Không hiểu ngôn ngữ bản xứ nên chúng ta chẳng thấy thú vị. Nhưng một khi đã học nói, học nghe ta có thể cười và nói đùa với người bản xứ.  

Quan điểm thông thường cho rằng những yếu tố của đời sống chúng ta, bắt đầu từ cơ thể, là ổn cố. Một đứa bé chơi bong bóng. Quả bóng vướng phải gai hay một vật nhọn, nổ tung; cậu bé khóc lóc tiếc nuối. Một cậu bé khác, khôn ngoan hơn, biết rằng bong bóng rất dễ vỡ nên không buồn rầu khi bong bóng vỡ. Con người đi vào cuộc sống như kẻ mù. Họ quên cái chết như người tham ăn, ngốn vào bụng thật nhiều thức ăn khoái khẩu mà chẳng nghĩ rằng mình phải bài tiết. Đến khi đau bụng, vì không dự liệu trước, nên chẳng biết phải chạy đi đâu.  

Thế gian đầy hiểm nguy, hiểm nguy từ những yếu tố của cuộc sống, hiểm nguy từ những tên trộm. Trong chùa chiền cũng có những mối hiểm nguy như vậy. Đức Phật dạy chúng ta truy tầm những mối hiểm nguy này và đặt tên “Bhikkhu” cho người xuất gia. Bhikkhu có hai nghĩa: người đi xin, và người thấy được hiểm nguy tham ái trong luân hồi. Chúng sanh đầy tham lam, sân hận, si mê. Bị ba loại phiền não này chế ngự nên họ phải nhận lấy quả, gia tăng thói xấu, tạo thêm nghiệp, và lại bị ngã quỵ trước phiền não.  Tại sao không thể loại bỏ tham, sân, si ? Nếu bạn có tư tưởng xấu, bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn có sự hiểu biết đúng, bạn có thể chấm dứt đau khổ.  

Phải biết hiệu lực và sự tác động của nghiệp, của nhân và quả. Dính mắc vào khóai lạc sẽ nhận lấy quả khổ. Ăn quá độ thức ăn ngon thì dạ dày và ruột sẽ phản ứng và bạn sẽ nhận lấy hậu quả sau đó. Bạn vui mừng khi lấy trộm của ai vật gì; nhưng sau đó cảnh sát sẽ còng tay bạn. Khi quan sát theo dõi, bạn sẽ biết cách hành động, sẽ biết cách chấm dứt sự nắm giữ và phiền muộn. Đức Phật thấy được điều này nên cương quyết thoát khỏi mọi hiểm nguy thực sự của thế gian.  

Muốn thoát khỏi mối nguy hiểm của thế gian này, phải chế ngự những mối hiểm nguy bên trong chúng ta. Hiểm nguy bên ngoài không đáng sợ bằng hiểm nguy bên trong. Những hiểm nguy bên trong gồm: Gió, Lửa, Nước, và Những Tên Trộm.  

Gió: Gió đến từ giác quan của chúng ta, thúc ép tham lam, sân hận và si mê khởi dậy, hủy diệt phần bên trong tốt đẹp của chúng ta. Thông thường chúng ta chỉ thấy gió khi gió thổi lá cây, không thấy được gió của giác quan. Gió giác quan này nếu không được theo dõi sẽ gây ra bão tố tham muốn.  

Lửa: Chùa chúng ta có thể chẳng bao giờ bị hỏa hoạn. Nhưng tham lam, sân hận, si mê đốt cháy chúng ta luôn khi. Tham ái và sân hận khiến chúng ta có ngôn ngữ sai lầm. Si mê khiến chúng ta thấy thiện ra ác, ác ra thiện, xấu thành tốt, không có giá trị thành có giá trị. Những người không hành thiền thì không thấy được nên bị lửa đốt cháy.  

Nước: Mối hiểm nguy ở đây là lũ lụt phiền não trong tâm chúng ta, nhận chìm bản tính thực sự của chúng ta.  

Trộm: Những tên trộm chính tông không ở ngoài chúng ta. Chùa chúng ta trong vòng hai mươi năm nay chỉ bị trộm một lần. Nhưng năm nhóm đạo chích của tham ái, ngũ uẩn, đã luôn luôn trộm cắp, đánh đập ta, hành hạ ta đủ điều.  

Năm uẩn này gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức.  

  1. Sắc: (hay Thân) là mồi của bệnh hoạn và đau nhức. Khi nó không hợp với ý muốn của chúng ta, chúng ta sẽ sân hận và phiền muộn. Không hiểu được bản chất già và bản chất suy tàn của cơ thể nên chúng ta bị đau khổ. Chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn bởi cơ thể kẻ khác hay có ác cảm với cơ thể của họ là ta đã bị cướp mất sự an lạc thật sự.  
  2. Thọ: (hay Cảm giác) Khi đau nhức hay thích thú phát sinh, chúng ta quên rằng chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Chúng ta đồng hóa mình với những xúc động của mình và như vậy là chúng ta bị hành hạ bởi sự hiểu biết sai lầm của chúng ta. 
  3. Tưởng: (hay Trí nhớ, tri giác) Đồng hóa mình với những gì mình ý thức và nhớ tưởng đến chuyện đã qua khiến tham, sân, si phát sinh. Sự hiểu biết sai lầm của chúng ta trở thành thói quen chất chứa tiềm thức chúng ta.  
  4. Hành: (tác ý, chú ý và những yếu tố khác của tâm) Không hiểu rõ bản chất của các trạng thái tâm (tâm, sở), chúng ta phản ứng, suy nghĩ và cảm giác, yêu ghét, hạnh phúc và phiền muộn phát sinh. Quên rằng chúng là vô thường, khổ và vô ngã nên chúng ta mắc vào chúng.  
  5. Thức: Chúng ta chấp giữ các hiểu biết về bốn uẩn kia. Chúng ta nghĩ rằng: “Tôi biết, tôi là, tôi cảm thấy” và bị giới hạn bởi ảo tưởng về tự ngã, về sự phân ly giữa năm uẩn cho rằng Thức chính là Tự Ngã.  

Tất cả những tên trộm ấy — sự hiểu biết sai lầm — đưa ta đến hành động sai lầm. Đức Phật không có ham muốn điều này. Ngài thấy không thể tìm được chân hạnh phúc ở đây. Thế nên Ngài đã ban danh từ “Bhikkhu” cho những ai thấy được mối hiểm nguy và tìm đường tránh thoát.  

Đức Phật dạy chư tăng bản chất của năm uẩn và cách buông bỏ chúng. Không dính mắc vào chúng, không xem chúng là ta hay của ta. Khi hiểu bản chất của chúng, chúng ta sẽ thấy chúng có tiềm năng làm hại lớn lao, có giá trị lớn lao. Chúng không biến mất, nhưng chúng ta không còn nắm giữ chúng như của riêng của mình nữa. Sau khi thành đạo, Đức Phật vẫn còn có thân, bệnh, có cảm giác đau khổ hay khóai lạc, có trí nhớ, có suy nghĩ, có tâm. Nhưng Ngài không dính mắc vào chúng, không xem chúng là tự ngã, là ta, là của ta. Ngài biết, Ngài hiểu chúng theo đúng bản chất của chúng. Cái hiểu biết đó cũng không phải là ta, là tự ngã.  

Tách rời ngũ uẩn khỏi phiền não và tham ái chẳng khác nào phát quang những bụi cây nhỏ trong rừng mà không làm hại đến cây lớn. Chỉ có sự sinh và diệt tồn tại, phiền não không còn chỗ đứng. Chúng ta sinh ra và chết đi với ngũ uẩn. Ngũ uẩn đến và đi theo bản chất tự nhiên của chúng.  

Khi có ai nguyền rủa ta, và nếu ta không có cảm giác về tự ngã, thì chuyện xảy ra chấm dứt theo với lời nói và ta không đau khổ. Nếu cảm giác không vừa lòng phát sinh, hãy chấm dứt chúng ngay tại chỗ và hiểu rằng cảm giác không phải là chúng ta.  

“Nó hại tôi, nó quấy rầy tôi, nó là kẻ thù của tôi,” một vị tỳ khưu không nghĩ như thế. Vị tỳ khưu cũng không nắm giữ sự kiêu căng hay ngã mạn. Nếu chúng ta không đứng trong tầm đạn, chúng ta sẽ không bị bắn. Nếu thư không có người nhận thì sẽ được trả lại người gởi. Thong thả đi vào cuộc đời không bị dính mắc vào việc đánh giá các việc xảy ra, thầy tỳ khưu an nhiên tự tại. Đó là con đường Niết Bàn, trống rỗng và giải thoát.  

Theo dõi năm uẩn và làm sạch khu rừng, bạn sẽ là một người khác hẳn trước đây. Rất ít người hiểu được sự trống rỗng và thực hành theo, nhưng ai làm được điều này sẽ có niềm vui lớn lao. Tại sao không thử xem? Bạn có thể trừ khử những tên trộm trong tâm và xếp đặt mọi chuyện hoàn hảo mà! 

 

CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH

  1. Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
  2. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  3. Chấm dứt hoài nghi 
  4. Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức 
  5. Học hỏi và kinh nghiệm 
  6. Những tên trộm trong tâm bạn 
  7. Bỏ đói phiền não 
  8. Hạnh phúc và Đau khổ 
  9. Tâm phân biệt 
  10. Theo thầy
  11. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  12. Hãy để cho cây mọc tự nhiên
  13. Tại sao phải hành thiền?
  14. Giữ rắn trong tay
  15. Giới hạnh
  16. Giới, Định, và Tuệ
  17. Đừng bắt chước
  18. Thế nào là tự nhiên
  19. Điều hòa
  20. Hãy nương tựa vào mình
  21. Biết mình, biết người
  22. Tình yêu thật sự
  23. Đương đầu với tâm mình
  24. Chánh niệm
  25. Cốt tủy của Thiền Minh Sát
  26. Thiền hành
  27. Ai mắc bệnh đây?
  28. Tập chú tâm
  29. Kham nhẫn và điều hòa
  30. Bảy ngày đắc đạo
  31. Học tụng kinh
  32. Quên thời gian đi!
  33. Vài gợi ý trong việc hành thiền
  34. Quán chiếu mọi vật
  35. Lá rụng
  36. Thu thúc
  37. Giới là dụng cụ
  38. Chữa trị bất an 
  39. Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
  40. Tiết chế lời nói
  41. Đối diện với tham ái
  42. Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
  43. Bạn trốn đi đâu bây giờ?
  44. Hãy nương tựa vào chính mình
  45. Học hỏi cách dạy học
  46. Giữ Giáo pháp đơn giản
  47. Cái cốc của ngài Ajahn Chah
  48. Chân phép màu
  49. Pháp hành của người chủ nhà
  50. Vô ngã
  51. Nước ngầm
  52. Niềm vui của Đức Phật
  53. Tôi nói ngôn ngữ Zen
  54. Bên trong bạn không có gì cả
  55. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
  56. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

 

 

Các bài viết trong sách
36. Thu Thúc
50. Vô Ngã

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app