Thu thúc

Lối sống thế tục có tính cách hướng ngoại, buông lung. Lối sống của nhà tu bình dị và tiết chế. Nhà sư có lối sống khác hẳn kẻ thế tục, từ bỏ thói quen, ăn ngủ và nói ít lại. Nếu làm biếng, phải tinh tấn thêm; nếu cảm thấy khó chịu đựng, phải kiên nhẫn thêm; nếu cảm thấy yêu chuộng và dính mắc vào thân xác, phải nhìn những khía cạnh bất tịnh của cơ thể mình. 

Nhiều người cho rằng, “Đối kháng lại dục vọng, tham ái, là một điều khó khăn, chúng ta hãy nương theo nó và bỏ dần, đây là một phương pháp chậm chạp nhưng có hiệu quả.” Tôi không đồng ý như thế, vì dung túng cho tham ái, dục vọng bạn sẽ không bao giờ đến đích được. 

Giới luật và thiền định hỗ trợ tích cực cho việc luyện tâm, giúp cho tâm an định và thu thúc. Nhưng bề ngoài thu thúc chỉ là một sự chế định, một dụng cụ giúp tâm an tịnh. Bởi vì dù bạn có cuí đầu nhìn xuống đất đi nữa, tâm bạn vẫn có thể bị chi phối bởi những vật ở trong tầm mắt bạn. 

Có thể bạn cảm thấy cuộc sống khó khăn và bạn không thể làm gì được. Nhưng càng hiểu rõ chân lý của sự vật, bạn càng được khích lệ hơn. Giả sử trên đường về nhà, bạn dẫm phải gai. Gai đâm sâu vào chân bạn. Quá đau đớn bạn cảm thấy không thể nào đi nổi. Thế rồi, thình lình một con cọp xuất hiện. Bạn quên hết cái đau, nhổm dậy chạy về nhà. 

Phải luôn luôn tự hỏi, “Tại sao ta xuất gia?” Hãy xem câu này như một khích lệ giúp ta tiến bước. Không phải xuất gia để được thoải mái và hoan lạc. Sống ở đời còn dễ dàng hơn nhiều. Trong lúc đi khất thực, phải luôn luôn tự hỏi, “Tại sao ta phải làm như vầy? Ta không nên bỏ thói quen này.” Khi nghe pháp, bạn nghe lời dạy hay chỉ nghe âm thanh? Có thể lời nói đi vào tai, nhưng bạn đang suy nghĩ, “Khoai lang điểm tâm sáng nay thật tuyệt.” 

Phải giữ tâm chánh niệm thật sắc bén. Trong khi làm các công việc trong tu viện phải làm với sự chú ý. Phải biết mình đang làm gì, đang có cảm giác gì trong khi làm. Phải biết rằng khi tâm quá dính mắc vào ý niệm thiện ác của nghiệp là tự mang vào mình gánh nặng nghi ngờ và bất an vì luôn luôn e sợ không biết hành động của mình có sai lầm, có tạo nên nghiệp ác không. Đó là một sự dính mắc cần tránh. Quá dính mắc vào điều này làm bạn trở nên e dè sợ hãi mỗi khi làm công việc gì. Chẳng hạn lúc quét nhà, bạn lo sợ sẽ làm kiến chết. Trong khi đi, bạn lo sợ sẽ làm hại cây cỏ. Càng giữ giới trong sạch, những nghi ngờ lo sợ càng đến với bạn nếu bạn dính mắc vào giới.

Nếu tiếp tục băn khoăn lo lắng, bạn chỉ đạt được sự bình an tạm thời. Bạn phải hiểu rõ tiến trình của hoài nghi để chấm dứt nó. 

Trong lúc tụng kinh chúng ta thường nói rằng chúng ta là những kẻ phụng sự Đức Phật. Phụng sự có nghĩa là hoàn toàn đặt mình dưới quyền điều khiển và sử dụng của ông chủ, và ông chủ sẽ ban cho ta mọi nhu cầu: thức ăn, quần áo, chỗ ở, lời hướng dẫn, v. v. 

Chúng ta, những kẻ mặc áo thừa kế của Đức Phật, phải hiểu rằng mọi nhu yếu chúng ta nhận được từ thiện tín nhờ đức hạnh của Đức Phật chớ không phải ở phước báu riêng của chúng ta. Chúng ta phải biết tri túc trong vật dụng (thức ăn, y phục, chỗ ở, thuốc men). Chẳng cần phải mặc y thật tốt; y chỉ cốt đủ che thân. Chẳng cần phải có thức ăn ngon; thực phẩm chỉ để nuôi mạng sống. Đi trên đường Đạo là đối kháng lại mọi phiền não và ham muốn thông thường. 

Một nhà sư lúc đi khất thực, nếu thấy lòng tham muốn nói, “Cho tôi nhiều”, ngài sẽ nói, “Cho tôi ít”. Nếu phiền não nói, “Cho tôi mau mau”, hạnh thu thúc sẽ nói, “Cho tôi chậm chậm”. Nếu tham ái muốn thức ăn nóng và mềm, hạnh thu thúc sẽ yêu cầu nó lạnh và cứng. 

Trong mọi hành động của chúng ta — mặc y, đi bát, đều phải làm trong chánh niệm. Giáo pháp và giới luật Đức Phật ban cho ta chẳng khác nào một vườn cây trái ngon ngọt. Chúng ta khỏi bận tâm về việc gieo trồng và săn sóc. Chúng ta cũng khỏi phải lo sợ gặp phải trái cây độc hay không thích hợp. Tất cả đều có lợi ích và tốt đẹp cho ta. 

Một khi đạt được sự mát mẻ bên trong, bạn không nên vứt bỏ nếp sống tu viện này. Bạn hãy làm khuôn mẫu cho những kẻ đến sau, đó là thái độ của những nhà sư giác ngộ.

 

CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH

  1. Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
  2. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  3. Chấm dứt hoài nghi 
  4. Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức 
  5. Học hỏi và kinh nghiệm 
  6. Những tên trộm trong tâm bạn 
  7. Bỏ đói phiền não 
  8. Hạnh phúc và Đau khổ 
  9. Tâm phân biệt 
  10. Theo thầy
  11. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  12. Hãy để cho cây mọc tự nhiên
  13. Tại sao phải hành thiền?
  14. Giữ rắn trong tay
  15. Giới hạnh
  16. Giới, Định, và Tuệ
  17. Đừng bắt chước
  18. Thế nào là tự nhiên
  19. Điều hòa
  20. Hãy nương tựa vào mình
  21. Biết mình, biết người
  22. Tình yêu thật sự
  23. Đương đầu với tâm mình
  24. Chánh niệm
  25. Cốt tủy của Thiền Minh Sát
  26. Thiền hành
  27. Ai mắc bệnh đây?
  28. Tập chú tâm
  29. Kham nhẫn và điều hòa
  30. Bảy ngày đắc đạo
  31. Học tụng kinh
  32. Quên thời gian đi!
  33. Vài gợi ý trong việc hành thiền
  34. Quán chiếu mọi vật
  35. Lá rụng
  36. Thu thúc
  37. Giới là dụng cụ
  38. Chữa trị bất an 
  39. Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
  40. Tiết chế lời nói
  41. Đối diện với tham ái
  42. Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
  43. Bạn trốn đi đâu bây giờ?
  44. Hãy nương tựa vào chính mình
  45. Học hỏi cách dạy học
  46. Giữ Giáo pháp đơn giản
  47. Cái cốc của ngài Ajahn Chah
  48. Chân phép màu
  49. Pháp hành của người chủ nhà
  50. Vô ngã
  51. Nước ngầm
  52. Niềm vui của Đức Phật
  53. Tôi nói ngôn ngữ Zen
  54. Bên trong bạn không có gì cả
  55. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
  56. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

 

 

Các bài viết trong sách
36. Thu Thúc
50. Vô Ngã

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app