PHÉP KÝ GỞI Y BÁT
(VIKAPPA)

Sự ký gởi giống như ký thác cái gì cho ai, để không bận tâm với cái đó nữa.

Y dư (atirekacīvara) và bát dư (atirekapatta), Tỳ-kheo giữ lâu lắm là mười ngày, nếu quá hạn sẽ phạm luật ưng xả đối trị. Trường hợp giữ không phạm tội là y bát dư đã ký gởi (vikappa) cho người khác rồi.

Có thể ký gởi đến vị Tỳ-kheo khác hoặc vị sa-di nào đó cũng được; sự ký gởi có hai cách: Trực tiếp và gián tiếp.

* Cách ký gởi trực tiếp.

Gởi ngay vị ấy, gọi là ký gởi trực tiếp. Tỳ-kheo muốn ký gởi y bát cho vị nào thì đem y bát đến tìm vị ấy và nói như sau:

Imaṃ [33] cīvaraṃ [34] āyasmato vikappemi.
Tôi ký gởi y này đến Tôn giả.

Vị nhận ký gởi ấy nên ủy quyền cho Tỳ-kheo người gởi, như sau:

Imaṃ cīvaraṃ mayhaṃ santakaṃ paribhuñja vā visajjehi vā yathāpaccayaṃ vā karohi.
Y nầy là sở thuộc của tôi, Ngài hãy dùng xài hoặc phân phát hoặc sử dụng tuỳ duyên.

* Cách ký gởi gián tiếp.

Ký gởi cho người vắng mặt, gọi là gởi gián tiếp.

Tỳ-kheo muốn ký gởi cho vị sư bạn nhưng không được giáp mặt thì hãy nói với một vị khác thay mặt, nói như sau:

Imaṃ cīvaraṃ [35] Itthannāmassa bhikkhuno [36] vikappemi.
Tôi ký gởi y nầy đến Tỳ-kheo Itthannāma.

Vị được nhờ ký gởi cũng nên đại diện để ủy quyền lại Tỳ-kheo người gởi, như sau:

Imaṃ cīvaraṃ Itthannāmassa bhikkhuno san-takaṃ paribhuñja vā vissajjehi vā yathāpaccayaṃ vā karohi.
Y nầy là sở thuộc của Tỳ-kheo Itthannāma, Ngài hãy dùng xài hoặc phân phát hoặc sử dụng tùy duyên.

DỨT PHÉP KÝ GỞI Y BÁT

-ooOoo-


[1] Nếu sám hối với vị nhỏ hạ hơn mình thì đổi tiếng xưng hô là āvuso (hiền giả).

[2] Nếu sám hối tội ưng đối trị thì nói: ekaṃ pācittiyaṃ; tội tác ác thì nói: ekaṃ dukkataṃ; tội ác khẩu thì nói: ekaṃ dubbhāsitaṃ .

[3] Chứng cho vị lớn hạ hơn mình thì hỏi là: passatha bhante taṃ āpattiṃ .

[4] Nhắc nhở vị lớn hạ hơn thì nói là: āyatiṃ bhante saṃvareyyātha.

[5] Cần thay đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp.

[6] Nếu là tội khác thì đổi dve pācittiyāyo, hay dve dukkatāyo, hay dve dubbhāsitāyo.

[7] Cần thay đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp.

[8] Thay đổi tội danh nếu cần, như pācittiyāyo hay dukkatāyo hay dubbhāsitāyo.

[9] Cần đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp .

[10] Tội ưng phát lộ có thể có nhiều vị đồng phạm trong 1 điều luật, và như thế các vị có thể cùng sám hối, phải đổi āpajjiṃ ra là āpajjimhā, và paṭidesemi ra là paṭidesema.

[11] Xả nhiều y dư thì nói imāni … cīvarāni dasāhātikkantāni nissaggiyāni imān’ āhaṃ

[12] Nếu Tỳ-kheo chủ y là vị trưởng lão cao hạ hơn tất cả các Tỳ-kheo tăng hội, thì dùng tiếng āvuso thay thế bhante .

[13] Lời tuyên ngôn trình tăng để tự nhận đại diện Tăng chứng tội cho Tỳ-kheo sám hối ưng xả đối trị, sẽ được áp dụng giống nhau trong mọi trường hợp khác.

[14] Tùy theo hạ lạp của vị sám và vị chứng phải biết dùng tiếng āvuso hay bhante cho hợp lẽ như các trường hợp lễ sám hối đã nói trước.

[15] Nếu sám hối hai tội ưng xả thì nói dve nissaggiyāyo pācittiyāyo āpanno tā …; nếu nhiều tội thì nói sambahulā nissaggiyāyo pācittiyāyo āpanno tā

[16] Với nhiều y thì cần thay đổi văn tự thích hợp, đổi imāni cīvarāni thay idaṃ cīvaraṃ, đổi nissaggiyānithay nissaggiyaṃ, đổi nissaṭṭhāni thay nissaṭṭhaṃ.

[17] Tùy theo hạ lạp mà dùng tiếng bhante hay āvuso .

[18] Nếu là y vai trái thì nói là uttarāsaṅgo; nếu là y nội thì nói là antaravāsako.

[19] Ðối với y uttarāsaṅgo hay y antaravāsako thì phải đổi là vippavuṭṭho.

[20] Nếu là y uttarāsaṅgo hay y antaravāsako thì chỗ nầy phải là nissaggiyo .

[21] Lưu ý sắp văn tự trong lời khai tội với các nghi thức tuyên ngôn chứng tội … cho hợp nhau.

[22] Nếu nói với vị cao hạ hơn mình thì nói là haratha … ārocetha.

[23] Nếu chuyển lời trình tăng giúp vị Tỳ-kheo nhỏ hạ hơn mình, thì nói Itthannāmo bhante bhikkhu gilānov.v…

[24] Thay đổi tùy theo chỗ an cư .

[25] Nếu nhiều vị đồng nguyện hạ thì nói upema .

[26] Nếu nguyện y trong tầm tay thì nói imaṃ nếu ở ngoài tầm tay thì nói etaṃ.

[27] Thay đổi tên trang phục một trong chín thứ đã kể trên: uttarāsaṅgaṃ, antaravāsakaṃ … v. v…

[28] Nếu vật ngoài tầm tay thì nói etaṃ.

[29] Xả bỏ thứ y nào thì nói tên y đó.

[30] Nếu bình bát để ngoài tầm tay thì nguyện là etaṃ.

[31] Nếu nguyện bát đất thì đổi là mattikapattaṃ. Hoặc nguyện là pattaṃ cho cả bát sắt và bát đất cũng được.

[32] Nếu ngoài tầm tay thì nói etaṃ.

[33] Nếu gởi y bát để ngoài tầm tay thì nói etaṃ .

[34] Nếu gởi bình bát thì nói pattaṃ .

[35] Chú ý thay đổi cần thiết tùy theo vật trong tầm tay hoặc ngoài tầm. Thay đổi tùy theo y (cīvaraṃ) hay bát (pattaṃ). Thay đổi số lượng tùy theo ít hay nhiều.

[36] Nếu là sa-di thì nói Itthannāmassa sāmaṇerassa; nếu là Tỳ-kheo cao hạ hơn thì nói Itthannāmassa āyasmato .

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app