THUYẾT GIỚI TĂNG TÀNG
(Saṅghādisesuddeso)

Ime kho pan’āyasmanto terasa saṅghādise-sā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

  1. Sañcetanikā sukkavisaṭṭhi aññatra supi-nantā saṅghādiseso.
  2. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cit-tena mātugāmena saddhiṃ kāyasaṃsaggaṃ samā-pajjeyya hatthaggāhaṃ vā veṇiggāhaṃ vā aññata-rassa vā aññatarassa vā aṅgassa parāmasanaṃ saṅ-ghādiseso.
  3. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena citte-na mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya yathā-taṃ yuvā yuvatiṃ methunūpasañhitāhi saṅghādiseso.
  4. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cit-tena mātugāmassa santike attakāmapāricariyāya vaṇṇaṃ bhāseyya etadaggaṃ bhagini pāricariyānaṃ yā mādisaṃ sīlavantaṃ kalyāna dhammaṃ brah-macāriṃ etena dhammena paricareyyā’ti methu-nūpasañhitena saṅghādiseso.
  5. Yo pana bhikkhu sañcarittaṃ samāpaj-jeyya itthiyā vā purisamatiṃ purisassa vā itthīmatiṃ jāyattane vā jārattane vā antamaso taṃkhaṇikāya pi saṅghādiseso.
  6. Saññācikāya pana bhikkhunā kutiṃ kāra-yamānena assāmikaṃ attuddesaṃ pamāṇikā kāre-tabbā tatridaṃ pamāṇaṃ dīghaso dvādasavidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ sattantarā bhikkhū abhi-netabbā vatthudesanāya tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ sāram-bhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane saññāci-kāya kutiṃ kareyya bhikkhū vā anabhineyya vat-thudesanāya pamāṇaṃ vā atikkāmeyya saṅghādiseso
  7. Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃ kā-rayamānena sassāmikaṃ attuddesaṃ bhikkhū abhi-netabbā vatthudesanāya tehi bhikkhūhi vatthuṃ de-setabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ sārambhe ce bhikkhuvatthusmiṃ aparikkamane mahallakaṃ vihāraṃ kāreyya bhikkhū vā anabhineyya vatthu-desanāya saṅghādiseso.

8- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto amūlakena pārājikena dhammena anud-dhaṃseyya appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyan’ti tato aparena samayena samanuggāhi-yamāno vā asamanuggāhiyamāno vā amūlakañceva taṃ adhikaranaṃ hoti bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.

9.Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto aññabhāgiyassa adhikaraṇassa kiñci desaṃ lesamattaṃ upādāya pārājikena dhammena anud-dhaṃseyya appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyan’ ti tato aparena samayena samanuggāhi-yamāno vā asamanuggāhiyamāno vā aññabhāgiyañ-ceva taṃ adhikaranaṃ hoti koci deso lesamatto upādinno bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.

  1. 10. Yo pana bhikkhu samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya bhedanasaṃvattanikaṃ vā adhikaranaṃ samādāya paggayha tittheyya. So bhik-khu bhikkhūhi evam-assa vacanīyo mā āyasmā sa-maggassa saṅghassa bhedāya parakkami bheda-nasaṃvattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya pag-gayha aṭṭhāsi samet’āyasmā saṅghena samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ekuddeso phāsu viharatī’ ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’ eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvata-tiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya yāva-tatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.
  2. Tass’eva kho pana bhikkhussa bhikkhū honti anuvattakā vaggavādakā eko vā dve vā tayo vā te evaṃ vadeyyuṃ mā āyasmanto etaṃ bhikkhuṃ kiñci avacuttha dhammavādī c’eso bhikkhu c’eso bhikkhu amhākañc’eso bhikkhu chandañca ruciñca ādāya voharati jānāti no bhāsati amhākamp’etaṃ khamatī’ti. Te bhikkhū bhikkhūhi evam-assu vacanī-yā mā āyasmanto evaṃ avacuttha na c’eso bhikkhu dhammavādī na c’eso bhikkhu vinayavādī mā āyas-mantānampi saṅghabhedo rucittha samet’ āyasman-tānaṃ saṅghena samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ekuddeso phāsu viharatī’ti. Evañca te bhikkhū bhikkhūhi vuccamānā tath’eva paggaṇhey-yuṃ te bhikkhū bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhā-sitabbā tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce sa-manubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyyuṃ iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyyuṃ saṅghādiseso.
  3. Bhikkhu pan’eva dubbacajātiko hoti udde-sapariyāpannesu sikkhāpadesu bhikkhūhi saha-dhammikaṃ vuccamāno attānaṃ avacanīyaṃ karoti mā maṃ āyasmanto kiñci avacuttha kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā ahamp’āyasmante na kiñci vakkhāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā viramath’ āyamanto mama vacanāyā’ti. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vaca-nīyo mā āyasmā attānaṃ avacanīyaṃ akāsi vaca-nīyameva āyasmā attānaṃ karotu āyasmāpi bhikkhū vadetu sahadhammena bhikkhūpi āyasmantaṃ vak-khanti sahadhammena evaṃ saṃvaḍḍhā hi tassa bhagavato parisā yadidaṃ aññamaññavacanena añ-ñamaññavuṭṭhāpanenā’ ti. Evañca so bhikkhu bhik-khūhi vuccamāno tath’eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭi-nissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.
  4. Bhikkhu pan’ eva aññataraṃ gāmaṃ vā nigamaṃ vā upanissāya viharati kuladūsako pāpasa-mācāro. Tassa kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni ca tena duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vaca-nīyo āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca ku-lāni c’ āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenā’ ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno te bhik-khū evaṃ vadeyya chandagāmino ca bhikkhū dosagā-mino ca bhikkhū mohagāmino ca bhikkhū bhayagā-mino ca bhikkhū tādisikāya āpattiyā ekaccaṃ pabbā-jenti ekaccaṃ na pabbā jentī’ti. So bhikkhu bhikkhū-hi evam-assa vacanīyo mā āyasmā evaṃ avaca na ca bhikkhū chandagāmino na ca bhikkhū dosagāmino na ca bhikkhū mohagāmino na ca bhikkhū bhayagāmi-no āyasmā kho kuladusako pāpasamācāro āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni c’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāse-nā’ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’ eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvatati-yañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya icce-taṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā nava paṭhamāpattikā cattāro yāvatatiyakā. Yesaṃ bhikkhu aññataraṃ vā aññataraṃ vā āpaj-jitvā yāvatihaṃ jānaṃ paṭicchādeti tāvatihaṃ tena bhikkhunā akāmā parivatthabbaṃ parivutthapari-vāsena bhikkhunā uttariṃ chārattaṃ bhikkhumā-nattāya paṭipajjitabbaṃ. Ciṇṇamānatto bhikkhu yat-tha siyā vīsatigaṇo bhikkhusaṅgho tattha so bhik-khu abbhetabbo. Ekenapi ce ūno vīsatigano bhikkhu-saṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya so ca bhikkhu anabbhito te ca bhikkhū gārayhā. Ayaṃ tattha sā-mīci.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’ etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Saṅghādisesuddeso niṭṭhito.

*

Thưa chư Tôn giả đây là mười ba pháp Tăng tàng được thuyết giới.

  1. Cố ý làm di tinh, phạm tăng tàng, ngoại trừ mộng tinh.
  2. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, xúc chạm thân người nữ, hoặc nắm tay hoặc nắm tóc hoặc rờ chạm bất cứ chi thể nào, phạm Tăng tàng.
  3. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, nói lời tục tĩu với phụ nữ, như thể trai với gái liên hệ dâm dục, phạm Tăng tàng.
  4. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, đối trước phụ nữ lại ca ngợi sự cung phụng dục lạc cho mình, nói rằng “Này cô em, sự cung phụng này là tối thượng, tức là cô nào với pháp dâm dục cung phụng bậc giới hạnh thiện hạnh phạm hạnh như tôi đây”. Bởi liên hệ dâm dục, phạm Tăng tàng.
  5. Tỳ-kheo nào làm mai mối, là đem ý người nam nói với người nữ, hoặc đem ý người nữ nói với người nam, để làm vợ chồng hoặc để làm tình nhân, dù chỉ cho họ đến nhau chốc lát, phạm Tăng tàng.
  6. Thất liêu do Tỳ-kheo tự quyên góp xây cất, không có thí chủ, tự làm cho mình, thì cần phải làm đúng kích cỡ, trong điều này đúng kích cỡ là mười hai gang chiều dài, bảy gang chiều ngang, theo gang tay Ðức Phật [9] phải mời chư Tỳ-kheo để chỉ định nơi chốn, nơi chốn được tỳ-kheo ấy chỉ định là chỗ không có trở ngại, có lối thông. Nếu vị Tỳ-kheo làm thất liêu do tự quyên góp, làm ở chỗ có trở ngại, không lối thông, cũng không mời các Tỳ-kheo để chỉ định nơi chỗ, vượt quá kích cỡ, phạm Tăng Tàng.
  7. Tịnh xá lớn mà Tỳ-kheo xây dựng cho mình, có thí chủ cúng, phải mời chư Tỳ-kheo để chỉ định nơi chốn, nơi chốn được các Tỳ-kheo ấy chỉ định là chỗ không có trở ngại, có lối thông; nếu vị Tỳ-kheo làm tịnh xá lớn ở nơi có điều trở ngại, không lối thông, lại không mời các Tỳ-kheo để chỉ định nơi chỗ, phạm Tăng Tàng.
  8. Tỳ-kheo nào phẫn nộ sân hận bất bình, vu khống vị Tỳ-kheo với tội triệt khai không căn cứ, nghĩ rằng làm vị ấy bại hoại phạm hạnh này. Sau lúc đó, có bị gạn hỏi hay chưa được gạn hỏi, sự tố tụng ấy là vô căn cứ và dù Tỳ-kheo này có nhìn nhận lỗi lầm vẫn phạm Tăng Tàng.
  9. Tỳ-kheo nào phẫn nộ sân hận bất bình, vịn cớ nhỏ nào đó của một sự vụ khác rồi vu khống vị Tỳ-kheo với tội triệt khai, nghĩ rằng làm vị ấy bại hoại phạm hạnh này. Sau lúc đó, bị gạn hỏi hay chưa được gạn hỏi, nhưng sự tố tụng ấy là sự vụ khác được vịn lấy cớ nhỏ, và Tỳ-kheo này có nhìn nhận lỗi lầm vẫn phạm Tăng Tàng.
  10. Tỳ-kheo nào cố gắng phá vỡ hòa hợp Tăng, hoặc sống chấp giữ tranh sự dẫn đến chia rẽ; Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như sau: “Tôn giả chớ cố gắng phá vỡ hòa hợp tăng, hay đừng sống chấp giữ tranh sự dẫn đến chia rẽ, Tôn giả hãy đoàn kết với tăng, vì Tăng hòa hòa hợp hoan hỷ nhau, không tranh cãi, đồng quan điểm, sẽ trú an lạc”. Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp như thế Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu khi được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.
  11. Những vị Tỳ-kheo tùng bọn phe đảng của Tỳ-kheo chia rẽ ấy, có một, hoặc hai, hoặc ba vị; họ nói như sau: “Chư Tôn giả chớ nói gì vị Tỳ-kheo ấy, tỳ-kheo đó là bậc thuyết pháp, thuyết luật, Tỳ-kheo đó lấy điều tâm tư nguyện vọng của chúng tôi mà tỏ bày cảm thông và nói ra theo chúng tôi, vả lại chúng tôi cũng chấp nhận”. Các Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo rằng: “Các Tôn giả đừng nói như vậy, Tỳ-kheo đó không phải là vị thuyết pháp, thuyết luật, các Tôn giả chớ vui thích chia rẽ tăng, các Tôn giả hãy đoàn kết với Tăng, vì Tăng hòa hợp, hoan hỷ nhau, không tranh cãi, đồng quan điểm, sẽ trú an lạc.” Các vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp thì các Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu khi được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.
  12. Vị Tỳ-kheo có tánh khó dạy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo đúng pháp theo những điều học liên quan giới bổn, tỏ ra mình không cần khuyên dạy rằng: “Các Tôn giả đừng nói chi đến tôi điều tốt hay xấu, tôi cũng không nói gì đến các Tôn giả điều tốt hay điều xấu; các Tôn giả hãy thôi khuyên dạy tôi”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nói như sau:

“Xin Tôn giả chớ tỏ ra mình khó dạy, hãy làm người dễ dạy; Tôn giả hãy nhắc bảo chư Tỳ-kheo theo đúng pháp, chư Tỳ-kheo cũng sẽ nhắc bảo Tôn giả theo đúng pháp, như vậy hội chúng của Ðức Thế Tôn được tăng thịnh tức là nhờ sự nhắc bảo lẫn nhau, thức tỉnh lẫn nhau”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc nhở như vậy mà vẫn cố chấp thế ấy thì vị Tỳ-kheo đó cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.

  1. Vị Tỳ-kheo sống nương làng mạc hay thị trấn nào đó, làm nhơ nhà người, có hành vi xấu; những hành vi xấu của vị ấy đều được thấy được nghe, các tục gia bị vị ấy làm nhơ cũng đều được thấy được nghe. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên nhắc như sau: “Tôn giả là kẻ làm nhơ nhà người, có hành vi xấu, những hành vi xấu của Tôn giả đều được thấy được nghe, các tục gia bị Tôn giả làm nhơ cũng đều được thấy được nghe; Tôn giả hãy đi khỏi chỗ này; đủ rồi cuộc sống của ông tại đây!”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy lại nói với chư Tỳ-kheo như sau; “chư Tỳ-kheo là tây vị thương, chư Tỳ-kheo tây vị ghét, chư Tỳ-kheo tây vị dốt nát, chư Tỳ-kheo tây vị sợ hãi; tội phạm như nhau mà có người đuổi đi, có người không đuổi”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên bảo như vầy: “Tôn giả chớ có nói như vậy, chư Tỳ-kheo không tây vị thương, chư Tỳ-kheo không tây vị ghét, chư Tỳ-kheo không tây vị dốt nát, chư Tỳ-kheo không tây vị sợ hãi đâu; Tôn giả là kẻ làm nhơ nhà người, có hành vi xấu, những hành vi xấu của Tôn giả đều được thấy được nghe, các tục gia bị Tôn giả làm nhơ cũng đều được thấy được nghe; Tôn giả hãy đi khỏi chỗ này! đủ rồi cuộc sống của ông tại đây!”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc nhở như vậy mà vẫn cố chấp thế ấy thì vị Tỳ-kheo đó cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm tăng tàng.

Bạch chư Tôn giả, mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết giới; có chín điều phạm ngay lúc đầu, bốn điều phạm sau ba lần can gián, vị Tỳ-kheo vi phạm bất cứ điều nào, biết mà che giấu đến bao nhiêu ngày thì Tỳ-kheo ấy phải bị biệt trú cưỡng bức bấy nhiêu ngày; Tỳ-kheo đã mãn hạ biệt trú cần phải thực hành thêm sáu đêm tự hối. Tỳ-kheo đã đủ thời tự hối, vị ấy phải được phục vị tại nơi mà có Tỳ-kheo Tăng túc số hai mươi vị. Nếu Tỳ-kheo Tăng thiếu túc số hai mươi, dù chỉ thiếu một, lại phục vị cho Tỳ-kheo ấy, thì vị Tỳ-kheo ấy vẫn không được phục vị, còn chư Tỳ-kheo kia đáng quở trách. Ðây là cách hợp thức hóa.

Ở đây tôi xin hỏi chư Tôn giả, các ngài có thanh tịnh chăng? Lần thứ nhì, tôi xin hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng? Lần thứ ba, tôi hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng? Chư Tôn giả được thanh tịnh nên mới im lặng, tôi ghi nhận việc đó là vậy.

 DỨT THUYẾT GIỚI TĂNG TÀNG.

–ooOoo–

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app