CÁCH THỨC PUGGALA-UPOSATHA

Puggala-uposatha tức là Ðơn thân bố-tát. Khi vị Tỳ-kheo tại trú xứ vào ngày bố-tát không có các vị khác đến cùng làm lễ bố-tát thì một cũng phải làm lễ bố-tát bằng cách chú nguyện rằng:

Ajja me uposatho, Hôm nay là ngày bố-tát của ta.

Hoặc nguyện khác:

Ajja me uposatho paṇṇaraso’ ti adhiṭṭhāmi, ta chú nguyện rằng hôm nay ngày rằm là ngày bố-tát của ta.

DỨT PUGGALA-UPOSATHA
DỨT LỄ BỐ TÁT

-ooOoo-

[1] Những vị Tỳ-kheo ngụ trong chùa cùng một ranh Sīmā, khi Tăng tụ họp làm tăng sự mà vị Tỳ-kheo nào bị bệnh hay hữu sự không thể vào tăng hội để dự tăng sự thì vị ấy phải nhắn gởi lời thoả hiệp (chanda) với một vị khác nhờ trình Tăng thì Tăng sự mới tiến hành tốt đẹp; nếu là tăng sự bố-tát (uposatha) thì ngoài việc gởi lời thoả hiệp (chanda), vị Tỳ-kheo ấy phải tỏ sự thanh tịnh (parisuddhi) của mình để nhờ trình tăng.

[2] Nếu trong ngày Bố-tát ấy không có vị nào gởi lời Chandapāri- suddhi thì nói “idha natthi”, còn nếu có vị Tỳ-kheo bệnh gởi lời thì phải nói “idha atthi” và để cho vị nào trách nhiệm nhận lời đứng ra trình tăng.

[3] Việc kể mùa tiết xác định thời điểm bố-tát (utukkhānaṃ), vị Tỳ-kheo đáp luật phải rành rẽ cách tính, như thông thường mỗi mùa có 8 kỳ bố-tát, riêng mùa mưa (vāssāna utu) thì có 7 kỳ bố-tát và 1 kỳ tự tứ (satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā); gặp năm nhuần, mùa có tháng nhuần thì có 10 kỳ bố-tát (dasa uposathā), phải kể: nay là mùa gì, trong mùa có mấy kỳ bố-tát, hiện đang kỳ bố-tát, đã trải qua mất kỳ hay chưa trải qua(natthi uposatho atikkanto); sẽ còn mấy kỳ hay đã đủ (aṭṭha uposathā paripuṇṇā).

[4] Tùy theo số Tỳ-kheo tăng hội mà nói như hiện có 5 vị thì nói gaṇanā pañca bhikkhū honti. Hiện có 8 vị thì nói gaṇanā aṭṭha bhikkhū honti .v.v…

[5] Theo lịch Ấn Độ thời xưa, tính một tháng có hai thời kỳ: Sukkhapakkha (thời sáng trăng) được 15 ngày, và kāḷapakkha (thời tối trăng) được 15 ngày hoặc 14 ngày (tháng đủ, tháng thiếu). Ngày cuối của mỗi thời (pakkha) gọi là paṇṇarasī (nhằm ngày rằm và 30 âl), ngày cuối của hạ huyền (kālapakkha) tháng thiếu gọi là catuddasī (nhằm ngày 29 âl tháng thiếu). ngày paṇṇarasī và ngày catuddasī nhất định là ngày bố-tát; còn ngày samaggī, tức là ngày hòa hợp, nghĩa là chư tỳ-kheo trước có bất hòa nhưng nay hòa hợp lại, thì ngày hòa hợp bất luận là ngày nào trong tháng cũng đều phải làm bố-tát để thanh tịnh Tăng. Nên nói có 3 ngày làm bố-tát là vậy.

[6] Nếu lễ bố-tát hôm ấy là ngày nào thì phải nói rõ.

[7] Hai mươi mốt hạng người không nên cho vào tăng sự bố-tát là: người thế tục, Tỳ-kheo ni, học nữ, sa-di, sadi ni, người xả giới, người phạm tội cực nặng, người bị treo tội vì nghi, người bị treo tội vì không hối cải, người bị treo tội vì không bỏ ác kiến, người lại cái, người giả tu, người ngoại giáo, loài súc sanh, người giết mẹ, người giết cha, người giết vị A-La-Hán, người dâm Tỳ-kheo ni, người chia rẽ tăng, người trích máu Phật, người lưỡng tính.

[8] Thay đổi tên này lễ bố-tát: paṇṇaraso hoặc catuddaso hoặc samaggo.

[9] Về đơn vị đo lường, 1 gang tay Ðức Phật khó xác định là bao nhiêu; có nhiều sách giải thích khác nhau, chỉ biết rằng 1 gang của Ðức Phật bằn g 3 gang người thường (20 cm x 3 = 60 cm). Như vậy có thể tịnh thất 4,20 m x 7,20 m.

[10] Một do tuần (yojana) bằng 16 km; tuy nhiên có vài sách giải thích khác nhau về đơn vị đo nầy.

[11] Tháng Kattika có hai: 1) pubbakattika hay còn gọi là kattikate-māsikā (tháng 9 âl) và 2) pacchimakattika hay còn gọi là kattikacātumāsika (tháng 10 âl) .

[12] Biệt thí y (accekacīvaraṃ) là y đặc biệt, ngoại lệ.

[13] Hạn kỳ cho phép giữ y, là 1 tháng cuối mùa mưa, nếu có quả báo Kaṭhina thì thêm thời hạn 4 tháng mùa lạnh.

[14] Lối 5 dm (5 tấc tây). Theo chú giải, 1 ngón tay của Ðức Phật bằng 3 ngón tay người thường.

[15] Ðã dẫn chú thích trong điều 6 của giới Tăng tàng (saṅghādisesa).

[16] Ngày rằm hay 30 âl đều nói là paṇṇaraso nếu là ngày 29 âl của tháng thiếu thì nói là catuddaso .

[17] Vì cung kính nên dùng động từ số nhiều, dù chỉ nói với một vị trưởng lão.

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app