THUYỀT GIỚI ƯNG XẢ ÐỐI TRỊ
(Nissaggiyapācittiye vitthāruddeso)
Ime kho pan’āyasmanto tiṃsa nissaggiyā pā-cittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.
- Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāre-tabbaṃ taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vip-pavaseyya aññatra bhikkhu sammatiyā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine bhikkhuno pan’eva akālacīvaraṃ uppaj-jeyya ākaṅkhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ paṭiggahetvā khippameva kāretabbaṃ no c’assa pā-ripūri māsaparamantena bhikkhunā taṃ cīvaraṃ nikkhipitabbaṃ ūnassa pāripūriyā satiyā paccāsāya. Tato ce utariṃ nikkhipeyya satiyāpi paccāsāya nis-saggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā purāṇacīvaraṃ dhovāpeyya vā rajāpeyya vā ākoṭā-peyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā hatthato cīvaraṃ paṭigganheyya aññatra pārivaṭṭa-kā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātakaṃ gahapaṭiṃ vā gahapatāniṃ vā cīvaraṃ viññāpeyya aññatra samayā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. Tath’ āyaṃ samayo acchin-nacīvaro vā hoti bhikkhu naṭṭhacīvaro vā. Ayaṃ tattha samayo.
- Tañce aññātako gahapati vā gahapatānī vā bahūhi cīvarehi abhihaṭṭhuṃ pavāreyya santarut-taraparamantena bhikkhunā tato cīvaraṃ sāditab-baṃ tato ce uttariṃ sādiyeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.
- Bhikkhuṃ pan’eva uddissa aññātakassa gahapatissa vā gahapatāniyā vā cīvaracetāpanaṃ upakkhataṃ hoti: Iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarena acchā-dessāmī’ti. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya sādhu va-ta maṃ āyasmā iminā cīvaracetāpanena evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādehī’ti kal-yānakamyataṃ upādāya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Bhikkhuṃ pan’eva uddissa ubhinnaṃ añ-ñatakānaṃ gahapatīnaṃ vā gahapatānīnaṃ vā pac-cekacīvaracetāpanā upakkhatā honti imehi mayaṃ paccekacīvaracetāpanehi paccekacīvarāni cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarehi acchādessāmā’ti. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito upasaṅkami-tvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya sādhu vata maṃ ayasmanto imehi paccekacīvaracetāpanehi evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādetha ubho va santā ekenāti kalyānakamyataṃ upādāya nissag-giyaṃ pācittiyaṃ.
- Bhikkhuṃ pan’eva uddissa rājā vā rāja-bhoggo vā brāhmaṇo vā gahapatiko vā dūtena cīva-racetāpanaṃ pahineyya iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarena acchādehī’ ti. So ce dūto taṃ bhikkhuṃ upasaṅka-mitvā evaṃ vadeyya idaṃ kho bhante āyasmantaṃ uddissa cīvaracetāpanaṃ ābhataṃ paṭigganhātu āyasmā cīvaracetāpanan’ti. Tena bhikkhunā so dū-to evam-assa vacanīyo na kho mayaṃ āvuso cīva-racetāpanaṃ paṭigganhāma cīvarañca kho mayaṃ paṭiggaṇhāma kālena kappiyan’ ti. So ce dūto taṃ bhikkhuṃ evaṃ vadeyya atthi pan’āyasmato koci veyyāvaccakaro’ti. Cīvaratthikena bhikkhave bhik-khunā veyyāvaccakaro niddisitabbo ārāmiko vā upā-sako vā eso kho āvuso bhikkhūnaṃ veyyāvaccaka-ro’ti. So ce dūto taṃ veyyāvaccakaraṃ saññāpetvā taṃ bhikkhuṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya yaṃ kho bhante āyasmā veyyāvaccakaraṃ niddisi sañ-ñatto so mayā upasaṅkamatu āyasmā kālena cīvare-na taṃ acchādessatī’ti cīvaratthikena bhikkhave bhikkhunā veyyāvaccakaro upasaṅkamitvā dvittik-khattuṃ codetabbo sāretabbo attho me āvuso cīva-renā’ti. Dvittikkhattuṃ codayamāno sārayamāno taṃ cīvaraṃ abhinipphādeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce abhinipphādeyya catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chak-khattuparamaṃ tuṇhībhūtena uddissa ṭhātabbaṃ. Catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chakkhattuparamaṃ tuṇhīhūto uddissa tiṭṭhamāno taṃ cīvaraṃ abhinip-phādeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce abhinipphādeyya tato ce uttariṃ vāyamamāno taṃ cīvaraṃ abhinip-phādeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. No ce abhinip-phādeyya yat’assa cīvaracetāpanaṃ ābhataṃ tattha sāmaṃ vā gantabbaṃ dūto vā pāhetabbo yaṃ kho tumhe āyasmanto bhikkhuṃ udissa cīvaracetāpanaṃ pahinittha na taṃ tassa bhikkhuno kiñci atthaṃ anubhoti yuñjant’ āyasmanto sakaṃ mā vo sakaṃ vinassā’ ti. Ayaṃ tattha samīci.
Cīvaravaggo paṭhamo
- Yo pana bhikkhu kosiyamissakaṃ santha-taṃ karāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu suddhakāḷakānaṃ eḷa-kalomānaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.
- Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kāra-yamānena dve bhāgā suddhakāḷakānaṃ eḷakalomā-naṃ ādātabbā tatiyaṃ odātānaṃ catutthaṃ gocari-yānaṃ. Anādā ce bhikkhu dve bhāge suddhakāḷa-kānaṃ eḷakalomānaṃ tatiyaṃ odātānaṃ catutthaṃ gocariyānaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggi-yaṃ pācittiyaṃ.
- Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kārā-petvā chabbassāni dhāretabbaṃ. Orena ce channaṃ vassānaṃ taṃ santhataṃ vissajjetvā vā avissajjetvā vā aññaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya aññatra bhikkhusammatiyā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Nisīdanasanthataṃ pana bhikkhunā kāra-yamānena purāṇasanthatassa sāmantā sugatavidat-thi ādātabbā dubbaṇṇakaraṇāya. Anādā ce bhikkhu purāṇasanthatassa sāmantā sugatavidatthiṃ navaṃ nisīdanasanthataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.
- bhikkhuno paneva addhānamaggappaṭi-pannassa eḷakalomāni uppajjeyyuṃ ākaṅkhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbāni paṭiggahetvā tiyojana-paramaṃ sahatthā hāretabbāni asante hārake. Tato ce uttariṃ hareyya asantepi hārake nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhu-niyā eḷakalomāni dhovāpeyya vā rajāpeyya vā vija-tāpeyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jātarūparajataṃ uggaṇ-heyya vā uggaṇhāpeyya vā upanikkhittaṃ vā sādi-yeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu nānappakārakaṃ rūpi-yasaṃvoharaṃ samāpajjeyya nissaggiyaṃ pācitti-yaṃ.
- Yo pana bhikkhu nānappakārakaṃ kaya-vikkayaṃ samāpajjeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
Kosiyavaggo dutiyo.
- Dasāhaparamaṃ atirekapatto dhāretabbo taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu ūnapañcabandhanena pattena aññaṃ navaṃ pattaṃ cetāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. Tena bhikkhunā so patto bhikkhupari-sāya nissajjitabbo yo ca tassā bhikkhuparisāya pattapariyanto so ca tassa bhikkhuno padātabbo ayante bhikkhu patto yāva bhedanāya dhāretabbo’ ti. Ayaṃ tattha sāmīci.
- Yāni kho pana tāni gilānānaṃ bhik-khūnaṃ patisāyanīyāni bhesajjāni seyyathīdaṃ sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ tāni paṭiggahetvā sattāhaparamaṃ sannidhikārakaṃ paribhuñjitabbāni taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Māso seso gimhānanti bhikkhunā vassi-kasātikacīvaraṃ pariyesitabbaṃ aḍḍdhamāso seso gimhānanti katvā nivāsetabbaṃ. Orena ce māso seso gimhānanti vassikasātikacīvaraṃ pariyeseyya oren’ aḍḍdhamāso seso gimhānanti katvā nivāseyya nis-saggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa sāmaṃ cīva-raṃ datvā kupito anattamāno acchindeyya vā acchin-dāpeyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu sāmaṃ suttaṃ viññā-petvā tantavāyehi cīvaraṃ vāyāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Bhikkhum pan’eva uddissa aññātako ga-hapati vā gahapatānī vā tantavāyehi cīvaraṃ vāyā-peyya. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito tanta-vāye upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya idaṃ kho āvuso cīvaraṃ maṃ uddissa vīyati āyatañ ca ka-rotha vitthatañca appitañca suvītañca suppavāyi-tañca suvilekhitañca suvitacchitañca karotha appeva nāma mayampi āyasmantānaṃ kiñci mattaṃ anup-padajjeyyāmā’ti. Evañca so bhikkhu vatvā kiñci mat-taṃ anuppadajjeyya antamaso piṇḍapātamattampi nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Dasāhānāgataṃ kattikatemāsipuṇṇamaṃ bhikkhuno paneva accekacīvaraṃ uppajjeyya acce-kaṃ maññamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ pa-ṭiggahetvā yāvacīvarakālasamayaṃ nikkhipitabbaṃ. Tato ce uttariṃ nikkhipeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
- Upavassaṃ kho pana kattikapuṇṇamaṃ yāni kho pana tāni āraññakāni senāsanāni sāsaṅ-kasammatāni sappaṭibhayāni tathārūpesu bhikkhu senāsanesu viharanto ākaṅkhamāno tiṇṇaṃ cīvarā-naṃ aññataraṃ cīvaraṃ antaraghare nikkhipeyya siyā ca tassa bhikkhuno koci-d-eva paccayo tena cīvarena vippavāsāya chārattaparamantena bhikkhu-nā tena cīvarena vippavasitabbaṃ tato ce uttariṃ vippavaseyya aññatra bhikkhusammatiyā nissaggi-yaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lā-bhaṃ pariṇataṃ attano pariṇāmeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.
Pattavaggo tatiyo.
Uddiṭṭhā kho āyasmanto tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā.
Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?
Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.
Nissaggiyā pācittiyā niṭṭhitā.
*
Bạch chư Tôn giả, đây là ba mươi pháp ưng xả đối trị được thuyết giới.
PHẨM 1: PHẨM Y
- Khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả Tỳ-kheo chỉ được cất giữ y dư lâu lắm là mười ngày, quá hạn ấy phạm ưng xả đối trị.
- khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả nếu Tỳ-kheo xa lìa tam y, dù chỉ một đêm, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ Tỳ-kheo được cho phép.
- Khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả có vải y ngoại thời phát sanh cho vị Tỳ khưu, Tỳ-kheo cần thì được nhận, nhận xong phải nhanh chóng may mặc, nếu không đủ vải thì y ấy Tỳ-kheo chỉ nên giữ lại lâu lắm là một tháng để đợi bù vào chỗ thiếu; nếu giữ lại quá hạn ấy dù có mong tìm, cũng phạm ưng xả đối trị.
- Tỳ-kheo nào khiến Tỳ-kheo ni không phải thân quyến, giặt hoặc nhuộm hoặc vắt xả y cũ, phạm ưng xả đối trị.
- Tỳ-kheo nào thọ nhận y từ tay tỳ-kheo ni không phải thân quyến, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ trao đổi.
- Tỳ-kheo nào xin y nơi nam gia chủ, hoặc nữ gia chủ không phải thân quyến, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là Tỳ-kheo y bị cướp đoạt hoặc y bị hư hoại, đây là trường hợp trong điều này vậy.
- Nếu có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải thân quyến xin được dâng tặng nhiều y đến Tỳ-kheo ấy, Tỳ-kheo chỉ nên vui nhận nhiều lắm là bộ nội ngoại y thôi, nếu thích hơn số ấy, phạm ưng xả đối trị.
- Có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải thân quyến để dành tiền sắm y cho vị Tỳ khưu, nghĩ rằng: “Ta sẽ mua sắm y với tiền sắm y này rồi dâng y cho vị Tỳ-kheo tên ấy mặc” Trong việc này nếu vị Tỳ-kheo ấy chưa được yêu cầu trước mà đi đến kèo nài việc y như sau: “tốt lắm, Ðạo hữu hãy sắm y như vầy, dâng cho tôi mặc”. Vì muốn đẹp, phạm ưng xả đối trị.
- Có hai nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải thân quyến để dành tiền sắm y cổ phần dâng cho vị Tỳ khưu, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ lấy cổ phần tiền sắm y này mà mua y cổ phần rồi dâng vị Tỳ-kheo tên ấy mặc”. Trong việc này, nếu vị Tỳ-kheo ấy chưa được yêu cầu trước mà đi đến kéo nài việc y như sau: “Tốt lắm, các đạo hữu hãy lấy các cổ phần tiền sắm y nầy mà mua y như vầy, như vầy, dâng cho tôi mặc, hai người chung một” Vì muốn đẹp, phạm ưng xả đối trị
- Ðức vua, quan lại, bà-la-môn hoặc gia chủ gởi theo sứ giả số tiền sắm y, nói rằng: “Ngươi hãy lấy số tiền sắm y này mua y rồi dâng cho vị Tỳ-kheo tên ấy mặc”. Nếu vị sứ giả ấy đi đến vị Tỳ-kheo nọ và nói như sau: “Bạch Tôn giả, số tiền sắm y này được để dành cho Ngài, xin Ngài hãy nhận lãnh số tiền sắm y” vị Tỳ-kheo nọ nên bảo sứ giả rằng: “Này đạo đạo hữu, chúng tôi không thọ nhận tiền sắm y, chúng tôi chỉ nhận lãnh y hợp thời thôi”Nếu vị sứ giả ấy nói với vị Tỳ-kheo nọ rằng: “Có ai là người phục dịch cho Tôn giả chăng?”
Nầy chư Tỳ khưu, vị Tỳ-kheo có nhu cầu y thì nên chỉ ra người phục dịch hoặc người hộ tự hoặc một cận sự nam: này đạo hữu, đó là người phục dịch của chư Tỳ khưu”. Nếu vị sứ giả ấy giao việc cho người phục dịch kia rồi, bèn đến vị Tỳ-kheo nọ mà nói như sau: “Bạch Tôn giả, người phục dịch mà Ngài đã chỉ ra, người ấy được tôi giao việc rồi, Tôn giả hãy đến họ và họ sẽ dâng y hợp thời cho Ngài mặc”.
Nầy chư Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo có nhu cầu y nên đến người phục dịch mà thông báo gợi ý đôi ba lần rằng: “Ðạo hữu, tôi cần y”. Khi thông báo gợi ý đôi ba lần, có được y ấy, như thế là tốt; bằng không thành thì phải đứng im lặng trước mặt họ bốn năm lần; nhiều lắm là sáu lần; khi đứng im lặng trước họ bốn, năm, sáu lần mà có được y ấy như thế là tốt, nếu không thành mà cố gắng vượt quá hạn ấy, thành tựu y, phạm ưng xả đối trị. Nếu vẫn không thành thì từ đâu đưa tiền sắm y, phải tự mình đến đấy hoặc phái người đi, nói rằng: “các đạo hữu, tiền sắm y mà các ông đã gởi để dâng vị Tỳ-kheo, tiền đó không thành tựu lợi ích gì cho vị Tỳ-kheo ấy; các ông hãy đòi lại vật sở hữu, đừng bỏ phí vật sở hữu của các ông”. Ðây là cách làm đúng trong trường hợp này.
PHẨM 2: PHẨM TƠ TẰM
- Vị Tỳ-kheo nào khiến làm ngọa cụ trộn lẫn tơ tằm, phạm ưng xả đối trị.
12.Vị Tỳ-kheo nào khiến làm ngọa cụ toàn bằng lông cừu màu đen, phạm ưng xả đối trị.
- Khi vị Tỳ-kheo khiến làm ngọa cụ mới phải lấy lông cừu hai phần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu đỏ. Nếu vị Tỳ-kheo khiến làm ngọa cụ mới mà không lấy lông cừu hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư đỏ, phạm ưng xả đối trị.
- Khi đã cho làm ngọa cụ mới, vị Tỳ-kheo phải giữ xài đến sáu năm. Nếu dưới sáu năm mà bỏ ngọa cụ ấy, hoặc không bỏ, rồi khiến làm ngọa cụ mới khác, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ vị Tỳ-kheo được cho phép.
- Khi vị Tỳ-kheo khiến làm tọa cụ phải lấy một mảnh vuông của tấm tọa cụ cũ, cỡ gang tay Ðức Phật, để làm hoại sắc. Nếu vị Tỳ kheo khiến làm tọa cụ mới mà không lấy một mảnh vuông của tấm tọa cụ cũ, cỡ gang tay Ðức Phật, để hoại sắc, phạm ưng xả đối trị.
- Khi vị Tỳ-kheo đi đường xa có phát sanh lông cừu, nếu cần thì nhận; khi nhận rồi, không có người mang giúp, thì chỉ nên tự mình mang đi xa lắm là ba do tuần [10] nếu không có người mang giúp mà tự mang đi quá giới hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào sai Tỳ-kheo ni không phải thân nhân, giặt hoặc nhuộm hoặc chải lông cừu, phạm ưng xả đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nhận lấy vàng và bạc, hoặc sai nhận lấy, hoặc vui thích của để dành cho, phạm ưng xả đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào dự việc mậu dịch tài sản bằng mọi hình thức phạm ưng xả đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào dự việc thương mãi bằng mọi hình thức, phạm ưng xả đối trị.
PHẨM 3: PHẨM BÌNH BÁT
- Bình bát dư chỉ nên giữ lâu lắm là mười ngày, vượt quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào có bình bát nứt bể chưa tới năm dấu mà sắm tìm bình bát mới khác, phạm ưng xả đối trị. Bình bát ấy cần được vị Tỳ-kheo đó xả bỏ giữa hội chúng Tỳ-kheo; bình bát nào là bát cuối cùng của hội chúng tỳ-kheo ấy, bát đó nên giao cho vị Tỳ-kheo đó, bảo rằng; Này Tỳ-kheo, đây là bình bát của Ngài, cần phải giữ cho đến khi bể thôi”. Ðây là cách hợp thức trong việc này.
- Các thứ thuốc cần dùng mà để cho các vị Tỳ-kheo bệnh, như là bơ đặc, bơ tươi, dầu mè, mật ong, nước đường; sau khi thọ nhận chỉ nên cất giữ thọ dùng lâu lắm là bảy ngày, quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.
- Còn một tháng cuối mùa nóng, Tỳ-kheo nên tìm kiếm y tắm mưa; nửa tháng cuối mùa nóng, mới nên may mặc. Nếu chưa đến tháng cuối mùa nóng mà tìm kiếm y tắm mưa, chưa đến nửa tháng cuối mùa nóng mà may mặc, phạm ưng xả đối trị.
- Tỳ-kheo nào chính mình đã cho y đến vị Tỳ-kheo rồi giận hờn bất bình mà cướp lại, hoặc sai cướp lại, phạm ưng xả đối trị.
- Tỳ-kheo nào chính mình xin chỉ vải rồi biểu thợ dệt, dệt thành y, phạm ưng xả đối trị.
- Có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải quyến thuộc, biểu thợ dệt y để dâng vị Tỳ khưu. Trường hợp này nếu vị Tỳ-kheo ấy khi không được yêu cầu trước mà đi đến các thợ dệt, kèo nài việc y, rằng: “Ðạo hữu, y này được dệt cho tôi, vậy ông hãy làm khổ dài, khổ rộng, làm cho khít khao, đều đặn, dẻ dặt, mịn màng, mướt láng; chúng tôi sẽ ban thưởng cho các đạo hữu thêm chút ít cái chi nhé!” vị Tỳ-kheo ấy nói như vậy rồi ban thưởng cho chút gì đó, thậm chí chỉ là vật thực, cũng phạm ưng xả đối trị.
- Còn mười ngày nữa sẽ đến ngày rằm tháng Kattikatemāsikā [11] (tháng 9 âl), có biệt thí y [12] phát sanh đến vị Tỳ khưu; vị Tỳ-kheo nghĩ là y biệt thí thì được nhận, khi nhận rồi chỉ nên cất giữ trong hạn kỳ y [13], nếu quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.
- Ðến ngày rằm tháng 9 âl (kattikapuṇ-ṇamī) mãn an cư, như ở rừng, chỗ bị khả nghi, có nguy hiểm vị Tỳ-kheo trú ngụ những trú xứ như vậy, nếu muốn gởi lại trong xóm một y nào trong tam y, vì có duyên cớ chi cho vị Tỳ-kheo ấy xa lìa y đó; thì vị Tỳ-kheo chỉ nên xa lìa y đó lâu lắm là sáu đêm, quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ vị Tỳ-kheo được cho phép.
- vị Tỳ-kheo nào biết rõ lợi lộc đã hiến thuộc về Tăng lại sang đoạt về mình, phạm ưng xả đối trị.
Bạch chư Tôn giả, ba mươi pháp ưng xả đối trị đã được tổng thuyết. Ở đây, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng? Lần thứ ba, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng?
Chư Tôn giả trong đây thanh tịnh, do đó im lặng. Tôi xin ghi nhận sự việc này như vậy.
DỨT PHÁP ƯNG XẢ ÐỐI TRỊ.
-ooOoo-