THUYẾT GIỚI ƯNG ÐỐI TRỊ
(Pācittiye vitthāruddeso)
Ime kho pan’ āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.
- Sampajānamusāvāde pācittiyaṃ.
- Omasavāde pācittiyaṃ.
- bhikkhupesuññe pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu anupasampannaṃ padaso dhammaṃ vāceyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu anupasampannena utta-ridvirattatirattaṃ saha seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu mātugāmena saha sey-yaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu mātugāmassa uttarichap-pañcavācāhi dhammaṃ deseyya aññatra viññunā purisaviggahena pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu anupasampannassa utta-rimanussadhammaṃ āroceyya bhūtasmiṃ pācitti-yaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa duṭṭhullaṃ āpattiṃ anupasampannassa āroceyya aññatra bhik-khusammatiyā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu paṭhaviṃ khaṇeyya vā khaṇāpeyya vā pācittiyaṃ.
Musāvādavaggo paṭhamo.
- Bhūtagāmapātabyatāya pācittiyaṃ.
- Aññavādake vihesake pācittiyaṃ.
- Ujjhāpanake khīyanake pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu saṅghikaṃ mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā bhisiṃ vā kocchaṃ vā ajjhokāse santha-ritvā vā santharāpetvā vā taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gac-cheyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre seyyaṃ santharitvā vā santharāpetvā vā taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gaccheyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre jānaṃ pubbūpagataṃ bhikkhuṃ anupakhajja seyyaṃ kap-peyya yassa sambādho bhavissati so pakkamissatī’ti etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ kupito anat-tamano saṅghikā vihārā nikkaḍḍheyya vā nikkaḍ-ḍhāpeyya vā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre upari-vehāsakuṭiyā āhaccapādakaṃ mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā abhinisīdeyya vā abhinipajjeyya vā pācittiyaṃ.
- Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃ kārayamānena yāva dvārakosā aggalaṭṭhapanāya ālo-kasandhiparikammāya dvitticchadanassa pariyāyaṃ appaharite ṭhitena adhiṭṭhātabbaṃ. Tato ce uttariṃ appaharitepi ṭhito adhiṭṭhaheyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakaṃ uda-kaṃ tiṇaṃ vā mattikaṃ vā siñceyya vā siñcāpeyya vā pācittiyaṃ.
Bhūtagāmavaggo dutiyo.
- Yo pana bhikkhu asammato bhikkhuniyo ovadeyya pācittiyaṃ.
- Sammatopi ce bhikkhu atthaṅgate suriye bhikkhuniyo ovadeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhunūpassayaṃ upasaṅkamitvā bhikkhuniyo ovadeyya aññatra sama-yā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānā hoti bhik-khunī ayaṃ tattha samayo.
- Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya āmisahe-tu bhikkhū bhikkhuniyo ovadantī’ti pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuni-yā cīvaraṃ dadeyya aññatra parivaṭṭakā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā cīvaraṃ sibbeyya vā sibbāpeyya vā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhānamaggaṃ paṭipajjeyya antama-so gāmantarampi aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo satthagamaniyo hoti maggo sāsaṅka-sammato sappaṭibhayo. Ayaṃ tattha samayo.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekanāvaṃ abhirūheyya uddhagāminiṃ vā adhogāminiṃ vā aññatra tiriyantaraṇāya pācit-tiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ bhikkhunīpari-pācitaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjeyya aññatra pubbe gihisa-mārambhā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
Ovādavaggo tatiyo.
- Agilānena bhikkhunā eko āvasathapiṇḍo bhuñjitabbo tato ce uttariṃ bhuñjeyya pācittiyaṃ.
- Gaṇabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānasamayo cīvaradānasamayo cīvarakārasamayo addhānagamanasamayo nāvābhi-rūhanasamayo mahāsamayo samaṇabhattasamayo. Ayaṃ tattha samayo.
- Paramparabhojane aññatra samayā pācit-tiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānasamayo cīvara-dānasamayo cīvarakārasamayo. Ayaṃ tattha samayo.
- Bhikkhu pan’eva kulaṃ upagataṃ pūvehi vā manthehi vā abhihaṭṭhuṃ pavāreyya. Ākaṅkha-mānena bhikkhunā dvittipattapūrā paṭiggahetabbā. Tato ce uttariṃ paṭiggaṇheyya pācittiyaṃ. Dvittipat-tapūre paṭiggahetvā tato nīharitvā bhikkhūhi sad-dhiṃ saṃvibhajitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.
- Yo pana bhikkhu bhuttāvī pavārito ana-tirittaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhuttāviṃ pavāritaṃ anatirittena khādanīyena vā bhojanīyena vā abhihaṭṭhuṃ pavāreyya handa bhikkhu khāda vā bhuñja vā’ti jānaṃ āsādanāpekkho bhuttasmiṃ pācit-tiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu vikāle khādanīyaṃ vā bhojnīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu sannidhikārakaṃ khā-danīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.
- Yāni kho pana tāni paṇītabhojanāni sey-yathīdaṃ sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ maccho maṃsaṃ khīraṃ dadhi. Yo pana bhikkhu evarūpāni paṇītabhojanāni agilāno attano atthāya viññāpetvā bhuñjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu adinnaṃ mukhadvāraṃ āhareyya aññatra udakadantapoṇā pācittiyaṃ.
Bhojanavaggo catuttho.
- Yo pana bhikkhu acelakassa vā paribbā-jakassa vā paribbājikāya vā sahatthā khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā dadeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ evaṃ vadey-ya eh’ āvuso gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisis-sāmā’ti tassa dāpetvā vā adāpetvā vā uyyojeyya gac-ch’ āvuso na me tayā saddhiṃ kathā vā nisajjā vā phāsu hoti ekakassa me kathā vā nisajjā vā phāsu hotī’ti. etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācit-tiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu sabhojane kule anupa-khajja nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ raho paṭicchanne āsane nisajjaṃ kappeyya pācitti-yaṃ.
- Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto sa-māno santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo cīvaradāna-samayo cīvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo.
- Agilānena bhikkhunā cātummāsappacca-yappavāraṇā sāditabbā aññatra punappavāraṇāya aññatra niccappavāraṇāya tato ce uttariṃ sādiyeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu uyyuttaṃ senaṃ dassa-nāya gaccheyya aññatra tathārūpappaccayā pācitti-yaṃ.
- Siyā ca tassa bhikkhuno koci deva pac-cayo senaṃ gamanāya dvirattatirattaṃ tena bhik-khunā senāya vasitabbaṃ. Tato ce uttariṃ vaseyya pācittiyaṃ.
- Dvirattatirattañce bhikkhu senāya vasa-māno uyyodhikaṃ vā balaggaṃ vā senabyūhaṃ vā anīkadassanaṃ vā gaccheyya pācittiyaṃ.
Acelakavaggo pañcamo.
- Surāmerayapāṇe pācittiyaṃ.
- Aṅgulippatodake pācittiyaṃ.
- Udake hassadhamme pācittiyaṃ.
- Anādariye pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhiṃsāpeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu agilāno visīvanāpekkho jotiṃ samādaheyya vā samādahāpeyya vā aññatra tathārūpappaccayā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu oren’aḍḍhamāsaṃ nahā-yeyya aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ sama-yo diyaḍḍho māso seso gimhānanti vassānassa paṭha-mo māso iccete aḍḍhateyyamāso uṇhasamayo pari-ḷāhasamayo gilānasamayo kammasamayo addhā-nagamanasamayo vātavuṭṭhisamayo. Ayaṃ tattha samayo.
- Navaṃ pana bhikkhunā cīvaralābhena tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaraṇānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇa-karaṇaṃ ādātabbaṃ nīlaṃ vā kaddamaṃ vā kāḷasā-maṃ vā. Anādā ce bhikkhu tiṇṇaṃ dubbaṇṇakara-ṇānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ navaṃ cīvaraṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa vā bhikkhu-niyā vā sikkhamānāya vā sāmaṇerassa vā sāmaṇe-riyā vā sāmaṃ cīvaraṃ vikappetvā appaccuddhāra-kaṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa pattaṃ vā cīvaraṃ vā nisīdanaṃ vā sūcigharaṃ vā kāyaban-dhanaṃ vā apanidheyya vā apanidhāpeyya vā anta-maso hassāpekkhopi pācittiyaṃ.
Surāpāṇavaggo chaṭṭho
- Yo pana bhikkhu sañcicca pāṇaṃ jīvitā voropeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakaṃ udakaṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ yathādhammaṃ nihatādhikaranaṃ punakkammāya ukkoteyya pācit-tiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa jānaṃ duṭṭhullaṃ āpattiṃ paṭicchādeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ ūnavīsativassaṃ puggalaṃ upasampādeyya so ca puggalo anupasam-panno te ca bhikkhū gārayhā idaṃ tasmiṃ pācitti-yaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ theyyasatthena saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhāmaggaṃ paṭipajjeyya antamaso gāmantarampi pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhānamaggaṃ paṭipajjeyya anta-maso gāmantarampi pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya tathā’ haṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi yathā ye’ me antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭise-vato n’ ālaṃ antarāyāyā’ ti. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vacanīyo mā āyasmā evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya aneka-pariyāyena āvuso antarāyikā dhammā vuttā bhaga-vatā alañca pana te paṭisevato antarāyāyā’ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno Tath’ eva paggaṇ-heyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanu-bhāsitabbo tassa paṭinissaggāya yāvatatiyañce sama-nubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ tathāvādinā bhik-khunā akaṭānudhammena taṃ diṭṭhiṃ appaṭinissaṭ-ṭhena saddhiṃ sambhuñjeyya vā saṃvaseyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
- Samaṇuddeso pi ce evaṃ vadeyya tathā’ haṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi yathā ye’ me antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭise-vato n’ ālaṃ antarāyāyā’ ti. So samaṇuddeso bhik-khūhi evamassa vacanīyo mā āvuso samanuddesa evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya anekapariyāyena āvuso samaṇuddesa anta-rāyikā dhammā vuttā bhagavatā alañca pana te paṭi-sevato antarāyāyā’ti. Evañca so samaṇuddeso bhik-khūhi vuccamāno Tath’eva paggaṇheyya so sama-ṇuddeso bhikkhūhi evam-assa vacanīyo ajjatagge te āvuso samaṇuddesa na c’eva so bhagavā satthā apadisitabbo yampi c’ aññe samaṇuddesā labhanti bhikkhūhi saddhiṃ dvirattatirattaṃ sahaseyyaṃ sā’pi te natthi cara pire vinassā’ ti. Yo pana bhikkhu jānaṃ tathānāsitaṃ samaṇuddesaṃ upalāpeyya vā upaṭṭhāpeyya vā sambhuñjeyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.
Sappāṇakavaggo sattano.
- Yo pana bhikkhu bhikkhūhi sahadham-mikaṃ vuccamāno evaṃ vadeyya na tā v’ā haṃ āvu-so etasmiṃ sikkhāpade sikkhissāmi yāva n’ aññaṃ bhikkhuṃ byattaṃ vinayadharaṃ paripucchāmī’ ti pācittiyaṃ. Sikkhamānena bhikkhave bhikkhunā aññatabbaṃ paripucchitabbaṃ paripañhitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.
- Yo pana bhikkhu pāṭimokkhe uddis-sa-māne evaṃ vadeyya kimpan’ imehi khuddānukhud-dakehi sikkhāpadehi uddiṭṭhehi yāvadeva kukkuc-cāya vihesāya vilekhāya saṃvattantī’ ti. Sikkhāpa-davivaṇṇanake pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu anvaḍḍhamāsaṃ pāṭi-mokkhe uddissamāne evaṃ vadeyya idān’eva kho ahaṃ jānāmi ayampi kira dhammo suttāgato sutta-pariyāpanno anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchatī’ ti. Tañce bhikkhuṃ aññe bhikkhū jāneyyuṃ nisinna-pubbaṃ iminā bhikkhunā dvittikkhattuṃ pāṭimok-khe uddissamāne ko pana vādo bhiyyo’ti na ca tassa bhikkhuno aññāṇakena mutti atthi yañca tattha āpattiṃ āpanno tañca yathādhammo kāretabbo uttariñc’ assa moho āropetabbo tassa te āvuso alā-bhā tassa te dulladdhaṃ yaṃ tvaṃ paṭimokkhe ud-dissamāne na sādhukaṃ aṭṭhikatvā manasikarosī’ ti. Idaṃ tasmiṃ mohanake pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anat-tamano pahāraṃ dadeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anattamano talasattikaṃ uggireyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ amūlakena saṅghādisesena anuddhaṃseyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu bhikkhussa sañcicca kukkuccaṃ upadaheyya iti’ ssa muhuttampi aphāsu bhavissatī’ ti. Etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.
78.Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ bhaṇḍa-najātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ upas-sutiṃ tiṭṭheyya yaṃ ime bhanissanti taṃ sossāmī’ ti. Etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu dhammikānaṃ kam-mānaṃ chandaṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ apajjeyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu saṅghe vinicchayaka-thāya vattamānāya chandaṃ adatvā utthāy’ āsanā pakkameyya pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu samaggena saṅghena cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ āpajjeyya yathā santhutaṃ bhikkhū saṅghikaṃ lābhaṃ pari-ṇāmentī’ ti pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lā-bhaṃ pariṇataṃ puggalassa pariṇāmeyya pācittiyaṃ.
Sahadhammikavaggo aṭṭhamo
- Yo pana bhikkhu rañño khattiyassa mud-dhābhisittassa anikkhantarājake aniggataratanake pubbe appaṭisaṃvidito indakhīlaṃ atikkāmeyya pā-cittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu ratanaṃ vā ratana-sammataṃ vā aññatra ajjhārāmā vā ajjhāvasathā vā uggaṇheyya vā uggaṇhāpeyya vā pācittiyaṃ. Rata-naṃ vā pana bhikkhunā ratanasammataṃ vā ajjhā-rāme vā ajjhāvasathe vā uggahetvā vā uggahāpetvā vā nikkhipitabbaṃ yassa bhavissati so harissatī’ ti. Ayaṃ tattha sāmīci.
- Yo pana bhikkhu santaṃ bhikkhuṃ anā-pucchā vikāle gāmaṃ paviseyya aññatra tathārūpā accāyikā karaṇīyā pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu aṭṭhimayaṃ vā danta-mayaṃ vā visānamayaṃ vā sūcigharaṃ kārāpeyya bhedanakaṃ pācittiyaṃ.
- Navaṃ pana bhikkhunā mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā kārayamānena aṭṭhaṅgulapādakaṃ kāre-tabbaṃ sugataṅgulena aññatra heṭṭhimāya aṭaniyā taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā tūlonaddhaṃ kārāpeyya uddālanakaṃ pācittiyaṃ.
- Nisīdanaṃ pana bhikkhunā kārayamāne-na pamāṇikaṃ kāretabbaṃ tatridaṃ pamāṇaṃ dī-ghaso dve vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ diyad-dhaṃ dasā vidatthī taṃ atikkāmayato chedakaṃ pā-cittiyaṃ.
- Kaṇḍuppaṭicchādiṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamāṇikā kāretabbā tatridaṃ pamā-naṃ dīghaso catasso vidatthiyo sugatavidatthiyā tiri-yaṃ dve vidatthiyo taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.
- Vassikasāṭikaṃ pana bhikkhunā kāraya-mānena pamānikā kāretabbā tatridaṃ pamānaṃ dīghaso cha vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ aḍ-ḍhateyyā taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.
- Yo pana bhikkhu sugatacīvarappamānaṃ cīvaraṃ kārāpeyya atirekaṃ vā chedanakaṃ pācit-tiyaṃ. Tatridaṃ sugatassa sugatacīvarappamānaṃ dīghaso nava vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ cha vidatthiyo. Idaṃ sugatassa sugatacīvarappamāṇaṃ.
Ratanavaggo navamo.
Udditthā kho āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā, Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?
Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī evametaṃ dhārayāmi.
Pācittiyā niṭṭhitā.
*
Bạch chư Tôn giả, đây là chín mươi hai pháp ưng đối trị được tổng thuyết như sau:
PHẨM 1: PHẨM NÓI DỐI
- Biết rõ lại nói dối, phạm ưng đối trị.
- Chửi mắng vị khác, phạm ưng đối trị.
- Nói đâm thọc Tỳ-kheo, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào dạy pháp thể thơ kệ cho người chưa thọ cụ túc giới (đọc chung) phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào ngủ chung với người chưa thọ cụ túc giới quá hai ba đêm, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào ngủ chung với phụ nữ (một nhà), phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nói pháp cho người nữ quá năm sáu lời, phạm ưng đối trị, ngoại trừ được người nam tỉnh táo chứng kiến.
- Vị Tỳ-kheo nào tiết lộ pháp cao nhân đã thực chứng với người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào tiết lộ tội lỗi của Tỳ-kheo với người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị ngoại trừ vị Tỳ-kheo được phép.
- Vị Tỳ-kheo nào đào bới đất hoặc sai đào bới, phạm ưng đối trị.
PHẨM 2: PHẨM THẢO MỘC
- Phá hại thảo mộc, phạm ưng đối trị.
- Nói tráo trở gây khó khăn, phạm ưng đối trị.
- kích bác chỉ trích, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào lấy giường của Tăng hoặc ghế hoặc nệm hoặc gối trải ra nơi trống hay sai trải ra rồi khi đi khỏi không thu dọn cũng không nhờ thu dọn hoặc đi không từ giã, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào trải dọn chỗ nằm, hoặc sai trải dọn, trong tịnh thất của Tăng rồi khi rời khỏi chỗ ấy không thu dọn cũng không nhờ thu dọn hoặc đi không cáo từ phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết trong tịnh thất của Tăng có vị Tỳ-kheo đã đến trước, vẫn chen vào trải dọn chỗ ngủ nghĩ rằng ai bực bội thì đi ra; chỉ có nguyên nhân đó không việc gì khác cũng phạm tội ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình với Tỳ-kheo rồi kéo lôi hoặc sai kéo lôi ra khỏi tịnh thất của tăng, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào ngồi hoặc nằm trên giường ghế kê tạm ở gác lửng trong tịnh xá của tăng, phạm ưng đối trị.
- Khi vị tỳ-kheo cho làm tịnh thất lớn, cần phải đứng ở khoảng cách cửa cái để mở then gài, để sơn phết cửa sổ; đứng tại chỗ không phải ruộng rẩy để lợp mái, chỉ lợp hai ba lớp. Nếu thực hiện vượt quá cách đó, dù đứng tại chỗ không phải ruộng rẫy, cũng phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ nước có sinh vật lại đổ hoặc sai đổ trên cỏ hay mặt đất, phạm ưng đối trị.
PHẨM 3: PHẨM GIÁO ÐẠO
- Vị Tỳ-kheo nào chưa được cho phép mà giáo đạo các Tỳ-kheo ni, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo mặc dù đã được cho phép nhưng giáo đạo các Tỳ-kheo ni lúc mặt trời đã lặn, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào đi đến cư xá ni chúng mà giáo đạo chư Tỳ-kheo ni, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là có Tỳ-kheo ni bị bệnh.
- Vị Tỳ-kheo nào nói như sau “chư Tỳ-kheo giáo đạo Tỳ-kheo ni vì nhân lợi lộc” phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào cho y đến Tỳ-kheo ni không phải quyến thuộc, phạm ưng đối trị, ngoại trừ trao đổi.
- Vị Tỳ-kheo nào may hoặc nhờ may y cho Tỳ-kheo ni không phải quyến thuộc, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau với vị Tỳ-kheo ni hành trình chung một đường dài, thậm chí dù chỉ qua một khoảng xóm, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là con đường cần đi thành đoàn, có điều nghi ngờ, có sự nguy hiểm.
- Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau với Tỳ-kheo ni ngồi chung một thuyền, đi xuôi hoặc đi ngược dòng, phạm ưng đối trị, trừ khi băng đò ngang.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vẫn ăn thực phẩm do Tỳ-kheo ni sắp đặt, phạm ưng đối trị, trừ khi người cư sĩ khởi xướng trước.
- Vị Tỳ-kheo nào cùng với Tỳ-kheo ni, một với một, ngồi chỗ vắng vẻ, phạm ưng đối trị.
PHẨM 4: PHẨM VẬT THỰC
- Với Tỳ-kheo vô bệnh, thức ăn tại bố thí đường chỉ nên dùng một lần, nếu thọ dụng hơn hạn ấy, phạm ưng đối trị.
- Thọ thực chung nhóm, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là lúc bị bệnh, lúc lễ dâng y, lúc bận làm y, lúc đi đường xa, lúc đi thuyền, lúc đại hội, lúc tu sĩ thí thực. Ðây là trường hợp trong điều học này.
- Thọ thực hậu thỉnh phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây trường hợp này là lúc bị bệnh, lúc lễ dâng y, lúc bận làm y. Ðây là trường hợp trong điều học này.
- Vị Tỳ-kheo đi đến tư gia, có người yêu cầu để cúng dường bánh hoặc lương khô. Nếu vị Tỳ-kheo muốn thì chỉ nên thọ nhận hai-ba bát đầy. Nếu thọ nhận quá hạn ấy phạm ưng đối trị. Sau khi thọ nhận hai ba bát đầy, đem khỏi nơi ấy cần phải phân chia với các vị Tỳ khưu. Ðây là cách làm đúng trong điều học này.
- Vị Tỳ-kheo nào đã ăn xong, đã ngăn thực, lại ăn hoặc thưởng thức vật thực loại cứng hay loại mềm phi tàn thực, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nài ép dâng cho Tỳ-kheo đã ăn xong và ngăn vật thực rồi, bằng thức ăn loại cứng hay loại mềm phi tàn thực, bảo rằng: “Này Tỳ-kheo hãy ăn, hãy thọ dùng” biết rõ nhưng muốn chỉ trích; khi vị đó ăn xong, vị này phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nhai ăn hoặc thọ dùng vật thực loại cứng hay loại mềm trong phi thời, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nhai ăn hoặc thọ dùng vật thực loại cứng hay loại mềm đã dự trử, phạm ưng đối trị.
- Những thức ăn thượng vị nào như là bơ tươi, bơ đặc, dầu mè, mật ong, đường, cá, thịt, sữa tươi, sữa đông; vị Tỳ-kheo nào vô bệnh vì lợi mình mà xin những thức ăn thượng vị như vậy rồi thọ dùng, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào đưa vào miệng thứ vật thực chưa được cho, phạm ưng đối trị ngoại trừ nước lả và tăm xỉa răng.
PHẨM 5: PHẨM LÕA THỂ
- Vị Tỳ-kheo nào tự tay cho thức ăn loại cứng hoặc loại mềm đến tu sĩ lỏa thể hay nam du sĩ hay nữ du sĩ, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nói với Tỳ-kheo khác như sau: “này hiền giả hãy đi, chúng ta sẽ vào làng hay thị trấn để khất thực; nhưng rồi khi đã bố thí cho vị ấy hoặc chưa bố thí lại xua đuổi về: hãy đi đi này hiền giả nói chuyện với ông hay ngồi lại với ông, tôi không thoải mái, thà tôi nói chuyện một mình hay ngồi một mình mà an vui hơn”. Chỉ có nguyên nhân ấy không chi khác, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào xen vào ngồi trong gia đình đôi vợ chồng, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào ngồi trong chỗ che dừng kín đáo với người phụ nữ, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào ngồi khuất vắng với người phụ nữ, một với một, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào được mời thỉnh nhận đi thọ thực, nếu chưa từ giã vị Tỳ-kheo đang có mặt lại đi thăm viếng các gia đình khác trước hoặc sau thời ngọ trai, phạm ưng đối trị., ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là lúc lễ dâng y, lúc đang làm y. Ðây là trường hợp trong điều học này.
- Với vị Tỳ-kheo vô bệnh chỉ nên vui nhận vật dụng yêu cầu thời hạn bốn tháng, nếu vui nhận quá thời hạn ấy, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có lời yêu cầu tiếp tục hay được yêu cầu vĩnh viễn.
- Vị Tỳ-kheo nào đi xem quân đội diễn tập, phạm ưng đối trị. Ngoại trừ có duyên cớ thích đáng.
- Ðối với vị Tỳ-kheo có duyên cớ chi phải đến gia binh thì vị Tỳ-kheo ấy chỉ nên ngụ lại trong gia binh hai ba đêm. Nếu ngụ quá hạn ấy, phạm ưng đối trị.
- Nếu vị Tỳ-kheo khi đang cư ngụ tại gia binh hai ba đêm mà đi đến chỗ tập trận, chỗ đóng quân, chỗ tập hợp quân hoặc chỗ duyệt binh, phạm ưng đối trị.
PHẨM 6: PHẨM UỐNG RƯỢU
- Uống rượu ngâm, rượu cất, phạm ưng đối trị.
- Chơi thọc cù lét, phạm ưng đối trị.
- Giỡn nước, phạm ưng đối trị.
- Thái độ bất cần, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào hù nhát Tỳ-kheo, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào vô bệnh, đốt lửa muốn sưởi ấm hoặc sai đốt lửa, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có duyên cớ hợp lẽ.
- Vị Tỳ-kheo nào chưa tới nửa tháng mà tắm, phạm ưng đối trị. ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là còn một tháng rưỡi cuối mùa nóng, tháng đầu của mùa mưa, đó là hai tháng rưỡi thời gian oi bức; trường hợp thời tiết nực nội; trường hợp bệnh hoạn; trường hợp làm việc nhọc; trường hợp đi đường xa; trường hợp mưa gió. Ðây là duyên cớ trong điều học này.
- Vị Tỳ-kheo nhận được y mới phải lấy một trong ba màu tối để làm hoại sắc, là màu xanh, màu bùn hay màu đen. Nếu vị Tỳ-kheo không lấy một trong ba màu tối làm hoại sắc mà sử dụng y mới, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào tự mình ký gởi y cho Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni hoặc học nữ hoặc sa-di hoặc sa-di ni, chưa rút lời mà sử dụng, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào cất giấu hoặc bảo cất giấu bình bát của Tỳ khưu, hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây lưng. Dù chỉ để vui cười. phạm ưng đối trị.
PHẨM 7: PHẨM CÓ SINH VẬT
- Vị Tỳ-kheo nào cố ý đoạt mạng sống sinh vật, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ nước có sinh vật mà vẫn sử dụng, phạm ưng đối trị
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vụ kiện tụng đã được xử theo pháp vẫn khơi dậy để xử lại, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ lại che giấu tội xấu xa của Tỳ khưu, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ người chưa đủ hai mươi tuổi mà truyền cụ túc giới, phạm ưng đối trị; người ấy không đắc cụ túc giới và chư Tỳ-kheo ấy đáng bị quở trách.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ mà rủ nhau hành trình chung đường dài cùng với bọn lậu thương, dù chỉ đi qua một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau hành trình chung đường dài với người phụ nữ, dù chỉ qua một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nói như sau: “theo tôi hiểu biết pháp do Ðức Thế Tôn đã thuyết thì những pháp mà Ðức Thế Tôn bảo là pháp tai hại, những pháp ấy thật không đủ gây tai hại cho người hành theo đâu”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên bảo như vầy: “Tôn giả chớ có nói như vậy, chớ có xuyên tạc Ðức Thế Tôn, sự xuyên tạc Ðức Thế Tôn chắc chắn là không tốt; bởi lẽ đức Thế Tôn không hề nói như vậy, này hiền giả các pháp tai hại được đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tuyên bố hại thì những pháp ấy hẳn đúng là gây tai hại cho người hành theo”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp như cũ thì vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ lời ấy; nếu khi được can gián ba lần mà bỏ thì là điều tốt, bằng nếu không bỏ, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vẫn ăn chung hoặc ở chung hoặc ngủ chung với Tỳ-kheo người nói quấy không hành theo pháp, không bỏ tà kiến ấy, phạm ưng đối trị.
- Nếu có vị sa-di nói như sau: “theo tôi hiểu pháp Ðức Thế Tôn đã thuyết, thì những pháp mà Ðức Thế Tôn tuyên bố là tai hại, những pháp ấy thật sự không đủ để làm tai hại cho người thực hành đâu”. Vị sa-di ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như sau: “Này ông sa-di, ngươi chớ có nói như vậy, chớ xuyên tạc Ðức Thế Tôn, vì sự xuyên tạc Ðức Thế Tôn là không tốt, chắc chắn Ðức Thế Tôn không tuyên bố như vậy; này ông sa-di những pháp tai hại đã được Ðức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tuyên bố thì những pháp ấy hẳn đúng là gây tai hại cho người thực hành” Vị sa-di ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy vẫn cố chấp thì vị sa-di ấy cần được chư Tỳ-kheo nói rằng: ” kể từ hôm nay này ông sa-di, Ðức Thế Tôn không cần ngươi bái làm bậc Ðạo Sư nữa; lợi đắc nào mà các vị sa-di khác có được như quyền đồng cư với chư Tỳ-kheo hai ba đêm, lợi đắc ấy ngươi không có, hỡi kẻ xấu hãy đi mất đi”. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vị sa-di đã bị tẩn xuất như thế lại dụ dỗ hoặc sai phục dịch hoặc ăn chung hoặc ngủ chung, phạm ưng đối trị .
PHẨM 8: PHẨM THEO PHÁP
- Vị Tỳ-kheo nào khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo đúng pháp lại nói như sau: “Nầy chư hiền cho đến khi nào tôi chưa hỏi vị Tỳ-kheo khác thông thạo trì luật thì đến chừng ấy tôi vẫn chưa chịu học tập điều học đó đâu” nói vậy phạm ưng đối trị. Này chư Tỳ khưu, với vị Tỳ-kheo cầu học cần phải tìm hiểu, cần phải học hỏi, cần phải nghi vấn. Ðây là điều hợp lý trong pháp này.
- Vị Tỳ-kheo nào khi giới bổn đang được thuyết tụng lại nói như sau: “có ích gì với những điều học nhỏ nhặt tiểu tiết này, chỉ là dẫn đến sự hối tiếc, ray rứt bận tâm thôi”. Vì thái độ chê bai học giới, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào khi giới bổn được thuyết tụng mỗi nửa tháng một lần, lại nói như sau: “tới nay tôi mới biết là pháp này được tổng thuyết mỗi nửa tháng lại có liên quan đến kinh luật, hệ thuộc kinh luật”. Các vị Tỳ-kheo khác vẫn biết rõ đối với Tỳ-kheo này đã từng ngồi nghe thuyết tụng giới bổn đôi ba lần, huống chi là nhiều hơn nữa. Ðối với Tỳ-kheo ấy không thoát tội do sự thiếu hiểu biết, vị đó có phạm tội gì thì cần được trị phạt theo pháp tội ấy; thêm nữa cần phải giải tỏa sự u mê của vị ấy, rằng: “này hiền giả thật bất lợi cho ông, thật thiệt hại cho ông về việc này, việc mà ông không chú tâm khéo tác ý khi giới bổn đang được thuyết tụng”. Trong vụ này vì việc giả khờ, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình vị Tỳ-kheo khác rồi đánh đập, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình vị Tỳ-kheo khác rồi giá tay dọa, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào vu cáo vị Tỳ-kheo với tội tăng tàng vô căn cớ, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào cố tình gây áy náy cho Tỳ khưu, nghĩ rằng: “làm cho vị ấy chỉ bất an một chút thôi”. Chỉ có duyên cớ đó không chi khác, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào trong khi các Tỳ-kheo xung đột cãi vã tranh luận, lại đứng rình rập, nghĩ rằng: “Những vị này nói gì ta sẽ nghe điều ấy”. Chỉ có duyên cớ đó không chi khác, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào khi đã đưa lời thỏa thuận trong vụ tăng sự đúng pháp, về sau lại hiềm trách, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào giữa cuộc xét xử đang tiến hành trong tăng, chưa đưa lời thỏa hiệp mà đứng dậy khỏi chỗ ngồi bỏ đi, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào khi Tăng hòa hợp giao y rồi mà về sau lại hiềm trách rằng: “Chư Tỳ-kheo theo pháp vị thân mà cưỡng đoạt lợi lộc của Tăng”, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào biết rõ lợi lộc được dâng hiến thuộc về tăng, lại cưỡng đoạt cho một cá nhân, phạm ưng đối trị.
PHẨM 9: PHẨM CHÂU BÁU
- Vị Tỳ-kheo nào chưa báo tin trước mà đi vào hậu cung của vua Sát-đế-lỵ đã được tôn vương, khi vua và hoàng hậu chưa ngự ra ngoài, phạm ưng đối trị.
- Vị Tỳ-kheo nào nhặt lấy hoặc sai nhặt lấy báu vật hay vật được định là của báu, phạm ưng đối trị. ngoại trừ trong chùa hoặc nơi cư ngụ, khi vị Tỳ-kheo nhặt được hoặc bảo người nhặt báu vật hay vật được định là của báu, trong vòng chùa hoặc chỗ cư ngụ thì nên giữ lại nghĩ rằng là của ai người ấy sẽ mang đi. Ðây là cách làm tốt trong điều này.
- Vị Tỳ-kheo nào chưa từ giã Tỳ-kheo hiện diện, mà đi vào xóm lúc phi thời, phạm ưng đối trị, trừ phi có việc cấp thiết chính đáng .
- Vị Tỳ-kheo nào sai làm ống đựng kim bằng xương hoặc bằng nanh hoặc bằng sừng, phạm ưng đối trị, vật phải đập bể.
- Giường hay ghế mới mà vị Tỳ-kheo sai làm ra, cần phải cho làm chân cao tám ngón, tính theo ngón tay Ðức Phật [14], đo từ thanh diềm dưới, vượt quá mức ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.
- Vị Tỳ-kheo nào sai làm giường hay ghế lót nệm gòn, phạm ưng đối trị, nệm phải xé bỏ.
- Tọa cụ mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là chiều dài hai gang tay, chiều rộng một gang rưỡi, bìa 1 gang, tính theo gang Ðức Phật [15], làm vượt quá cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ .
- Băng rịt ghẻ mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là dài 4 gang, rộng 2 gang, tính theo gang Ðức Phật; quá cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.
- Choàng tắm mưa mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là dài 6 gang, rộng 2 gang rưởi, theo gang Ðức Phật, quá kích cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.
- Vị Tỳ-kheo nào nhờ làm y bằng cỡ y của Ðức Phật hoặc rộng hơn, phạm ưng đối trị, y phải cắt bỏ. Ở đây, kích thước y của Ðức Phật là chiều dài 9 gang chiều ngang 6 gang, theo gang tay Ðức Phật, đây là kích thước tấm y của Ðức Thiện Thệ.
Bạch chư Tôn giả, chín mươi hai pháp ưng đối trị đã được tổng thuyết.
Ở đây tôi xin hỏi chư Tôn giả, các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ ba, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? chư Tôn giả trong đây được thanh tịnh, do đó im lặng, tôi xin ghi nhận sự việc ấy như vậy.
DỨT THUYẾT GIỚI ƯNG ÐỐI TRỊ.
-ooOoo-