Thế Giới Đời Sống Muôn Loài

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

“Con người hơn nhau ở cái gì?” Cái vấn đề nó như thế này, đó là anh coi nặng cái gì. Thí dụ như bây giờ cái nhà của cô đó nó bự hơn cái nhà của tôi mà tôi coi cái chuyện nhà bự đó không ra cái gì hết. Cho nên ở đây đừng có nói con người hơn nhau cái gì mà phải nói mỗi con người khác nhau cái gì. Theo tinh thần nhà Phật thì không có hơn kém, chỉ có khác với giống thôi. Nếu mà nói hơn thì khó lắm. Thí dụ như bây giờ nếu mà nói Đức Phật là vĩ đại, cái này nói thiệt nếu mà mình không muốn giải thoát thì mình cần ma vương hơn là Đức Phật. Bởi mình theo Phật một thời gian mình giải thoát rồi mình đâu có luân hồi được. Cho nên nếu mình muốn luân hồi đời đời mình phải thờ ma vương. Mình thích đánh bài mà mình đi theo ông giáo sư đại học thì nó lộn chỗ rồi. Đánh bài phải kiếm mấy thằng xăm mình. Cho nên “con người hơn nhau những gì?” Câu trả lời là thứ nhất mình phải coi mỗi người coi nặng cái gì. Nếu mình coi nặng tiền bạc thì cái điểm hơn nhau là đồng tiền. Còn nếu mình coi nặng về đức hạnh thì mình xét về mặt đức hạnh. Mình qúy, mình coi nặng về trí tuệ thì mình mới xét về mặt trí tuệ. Vấn đề đời sống này là sự chọn lựa. Và cái câu hỏi này nó ăn khớp với đề tài sáng nay tôi giảng, đó là chúng ta sống ở thế giới này đó là chúng ta chìm sâu trong sáu trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Và tùy vào cái căn cơ của mỗi người mà ta chìm sâu trong cái nào và cái kiểu chìm sâu đó là gì. Chìm sâu trong cái nào đó là ‘What’, chìm kiểu nào đó là ‘How’. Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quẩn quanh trong hai chữ đó thôi. Mình biết rõ cái activity của mình, đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi, là biết rõ cái ‘How’, tôi đang như thế nào. Còn ‘what’ là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. Tôi đang đi, tôi đang ngồi, tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có ‘How’ thôi. Về sau này biết rõ thêm cái ‘What’, cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi. Biết rõ cái ‘How’ đó là niệm, biết rõ cái ‘What’ đó là tuệ. Đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, cái đó là niệm. Còn biết rõ cái gì trong lúc đang đi, đang ngồi thì đó là tuệ. Chánh niệm là biết rõ mình đang thế nào, còn trí tuệ là biết rõ những gì đang xảy ra.

Sống trong thế giới này là chúng ta đang sống chung với sáu trần. Vấn đề là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà ta quan tâm đến trần nào. Ở đây quý vị quan tâm đến trần nào hay cả sáu trần? Không những quan tâm mà còn chìm sâu trong đó nữa. Nói vậy thôi nhưng tôi tin chắc mức độ chìm sâu ở đây không có giống nhau. Có những người ở đây tôi nghĩ họ cũng coi nhẹ chuyện ăn mặc. Có những người ở đây họ coi chuyện nhà lớn nhà nhỏ không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện xe lớn xe bé không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện ăn gì cũng được. Mặc dù từng người ở đây đều sống trọn vẹn trong sáu trần. Nhưng cái điểm quan tâm của mỗi người ở đây tôi nghĩ khó mà giống nhau. Có người ở đây rất là nặng về tình cảm con cháu, vợ chồng, chắc chắn rồi chỉ là mình không biết người nào thôi. Có người ở đây rất là quan tâm đến sĩ diện mặt mũi. Có người ở đây quan tâm đến cảm xúc bản thân, sướng là được, tự mình thấy thoải mái là được. Có người ở đây quan tâm đến đời sống tinh thần, làm sao mình tu tốt hơn, giữ giới tốt hơn, thiền định tốt hơn. Tôi nghĩ trước mặt tôi là đủ thành phần hết. Đây là lý do vì đâu giáo pháp Đức Phật nói gọn chỉ có Tứ Đế thôi, Đức Phật nói rõ cái bản chất khổ đau của thế giới và con đường thoát khỏi đau khổ. Nhưng mà với nội dung của Tứ Đế, Ngài nói trong bốn mươi lăm thành ra mấy tủ kinh luôn, là vì sao? Là vì cái đám người ngồi trước mặt Ngài mỗi người một kiểu, cách hướng dẫn khác nhau. Có người thì Ngài cho họ bú sữa bình, có người Ngài cho họ ăn baby food, có người họ cho họ chip snack, có người Ngài cho họ ăn cơm, có người Ngài cho họ ăn cháo, có người thì Ngài chích thuốc, có người Ngài cho họ uống thuốc bổ, thuốc viên, có người thì Ngài vô nước biển, có người Ngài phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn. Cái trường hợp mà chọt cái ống vô cổ để tiếp thức ăn là loại người nào? Đó là những người tu chậm, yếu, phải bắt họ như thế này như thế kia mới tu được. Họ cần một cái môi trường thích hợp, thực phẩm thích hợp, trú xứ thích hợp, thầy, bạn thích hợp, họ phải cần đủ hết thì mới tu được. Loại người đó là loại người mà pahỉ tiếp “thức ăn” bằng đường ống. Còn có những người Ngài chỉ cho họ một viên thuốc là đủ rồi, một câu Pháp họ về họ tu là được rồi, đơn giản nhất. Ngay cả thuốc Bắc cũng vậy nữa, có người phải uống thuốc tán, có người phải uống thuốc tể, người uống thuốc sắc, người uống thuốc ngâm, cũng có bài thuốc nhứt lưng đó thôi nhưng mà mỗi người do cái điều kiện, do cái cơ thể làm sao mình không biết nhưng đại khái là thầy cũng áp dụng một cách.

Bài giảng chiều nay là bài giảng cuối tôi cho là quan trọng là vì tôi muốn nhấn mạnh bài giảng sáng nay và thêm bài giảng chiều nay. Tôi ôn lại bài giảng sáng nay một chút. Đó là chính vì mình biết rõ rằng cái kiếp này của mình nó ra sao là tùy thuộc vào cái thái độ của mình kiếp trước đối với sáu trần. Thế giới này gồm có thiện, ác, buồn, vui. Thiện là gì? Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là gì? Đó là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Cho nên rõ ràng là đời sống này gồm thiện, ác, buồn, vui, mà tôi định nghĩa là không ra ngoài sáu trần. Mình tu Tứ Niệm Xứ là sao? Là mình không có làm chuyện gì đặc biệt hết, chỉ biết rõ một điều thôi là biết rõ hiện giờ sáu căn nó đang biết sáu trần bằng tâm gì dầu đó là sáu trần như ý hay bất toại. Nghe nó rất là khô nhưng nó là toàn bộ đời sống ‘Right here’ và ‘Right now’. Toàn bộ đời sống mình nó chỉ có cái đó thôi. Tại sao mình khổ? Là mình không có biết cái sáu căn của mình nó đang biết sáu trần bằng cách nào. Như vậy tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tôi nhắc lại tu Tứ Niệm Xứ là chỉ làm có một việc thôi là biết rõ sáu căn của mình nó đang biết rõ sáu trần bằng tâm gì, bất kể sáu trần đó là bất toại hay như ý, đó là Tứ Niệm Xứ. Nếu mà quý vị chậm hiểu, chậm nhớ chỉ ghi năm cái định nghĩa này thôi. (10:20)

Tôi định nghĩa lại đến khi quý vị chán thì thôi: Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Tứ Niệm Xứ là biết rõ sáu căn biết sáu trần bằng tâm gì, bất kể trần đó là bất toại hay như ý. Chỉ ghi năm cái định nghĩa này về là xong rồi. Mà tại sao phải thuộc năm cái này vì năm cái này nó gọn nhất. Và bây giờ các vị có nghe cái gì đi nữa nó cũng không ra ngoài năm cái định nghĩa này. Chẳng hạn như sáng nay, sáng nay tôi có nhắc đến cái hạng thứ tư (Thấu suốt và buông bỏ). Tại sao ở trên đời có cái hạng thứ tư? Vì cái hạng thứ tư là hạng mà họ giải quyết vấn đề sanh tử bằng cách là họ hiểu thấu để họ buông. Hạng chúng sanh một là chìm sâu trong số 3. Hạng số hai là cũng trong số 3 mà có chọn lọc, thiện có chọn lọc, ác có chọn lọc, buồn có chọn lọc, vui có chọn lọc. Hạng thứ ba thì thấy là còn quẩn quanh thì chưa khá mà họ không tìm được con đường nào để thoát, chỉ còn con đường duy nhất là không dòm đến nó nữa. Bao nhiêu thứ trong đời họ gom hết vô chỉ còn có mười thứ thôi đó là: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Nhờ họ gom cái tâm họ vô mười thứ này họ về cõi Phạm Thiên. Và khi họ về cõi Phạm Thiên là họ không có sáu căn như mình, họ chỉ có ba căn thôi, tức là họ chỉ có mắt để nhìn, tai để nghe và ý để suy nghĩ nhưng mặt mũi vấn đẹp trai, chứ không phải nó bằng như tấm ván. Trong Kinh nói mặt mũi của Phạm thiên là nét đẹp chuẩn của tam giới. Chư Phật đẹp như Phạm Thiên. Cái dáng đi của Đức Phật đẹp như Phạm Thiên. Giọng nói Đức Phật hay như Phạm Thiên. Chứ mình đừng có nghe nói người ta có ba cái đó là mình tưởng người ta bằng chang, không phải. Người ta không có cái thần kinh khướu giác, vị giác và xúc giác nhưng cái hình thức bên ngoài vẫn y chang như lúc quý vị bị nghẹt mũi thì mũi vẫn còn đúng không? Lúc mình bị bệnh cái lưỡi mình bị lạt nhưng cái lưỡi mình vẫn còn đúng không? Phạm Thiên khá hơn là họ không có bị nghẹt mũi nhưng họ không có thần kinh khướu giác. Họ không có cần biết đến khía cạnh mùi của thế giới. Thế giới này nó có sáu cái khía cạnh để mà nhận biết, đó là: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Mà cái người ở cảnh giới thấp họ mới cần biết thế giới này qua đủ sáu thứ. Trong A Tỳ Đàm nói rất rõ có hai trường hợp ta không đủ sáu căn. Một là do thiếu phước, hai là do ta không cần. Ở cõi dục mà không đủ sáu căn bị xem là khuyết tật. Nhưng mà ở cõi trên đó họ không có là do họ không cần. Bây giờ tôi hỏi ngược lại. Ở trong cái cõi người của mình có trường hợp nào thiếu do không cần và thiếu do không có không? Thí dụ quần áo rách trong nhà người nhà giàu không có. Thậm chí tôi biết mấy movie star của Mỹ là có nhiều bộ đồ bạc ngàn là họ mặc một lần, họ sợ mặc lại lần hai lắm là tại vì phóng viên cứ rượt họ chụp hình hoài . Họ nói Britney Spears mặc cái áo này chín tháng trước rồi trong cái event nào đó. Đối với bả đó là một sự sỉ nhục. Cho nên trong nhà của Britney Spears kiếm một cái quần xà lỏn rách là không có, kiếm một bộ đồ cũ là không có. Cho nên có nhiều cái người ta không có là do người ta không cần. Có nhiều cái món đồ bếp ở nhà tỷ phú không có bởi vì họ không cần. Nhưng ở nhiều gia đình nghèo có nhiều món mình không có là do mình bị thiếu. Nhiều cái người ta không có là do người ta không cần, nhiều trường hợp người ta không có là do người ta bị thiếu. Ở đây cũng vậy, ở cõi dục giới mà anh không có đủ sáu căn thì đó là khuyết tật. Nhưng mà trên cõi Phạm Thiên anh không có đủ là do anh không có cần. (13:58)

Sẵn ở đây tôi nói luôn một chuyện nữa hơi khó nghe và khó chấp nhận mà học phải học cho tới. Có hai trường hợp chúng ta xài tâm thiện. Đó là lúc làm việc lành và lúc làm việc khó. Việc khó mà cần khéo thì phải xài tâm lành. Thí dụ như là thêu thùa, máy móc, cơ khí, những cái chuyện mà tinh vi thì lúc đó mình phải xài tâm thiện. Nhưng mà đừng nghe vậy về không chịu tu hành mà mua mấy đồng hồ cũ về sửa hoài là sai. Vì cái tâm thiện mà Đức Phật khích kệ, khuyến khích là cái tâm có tín, tấn, niệm, định, tuệ, có từ bi, hỷ xả, chánh niệm, thiền định. Cái tâm đó Ngài mới khen. Cái tâm hướng đến cảnh giới tu hành, giải thoát, hướng tới lợi ích của chúng sanh thì mới được. Còn cái tâm thiện của mấy người thợ sửa đồng hồ, của mấy người làm việc cần sự khéo léo, họ vẫn xài tâm thiện nhưng cái mục đích, cái chủ ý, ‘intention’ trong lúc đó không phải là lợi ích cho chúng sanh, không phải là tu hành giải thoát. Cho nên có nhiều khi nói cái bà đó bả không biết Đạo mà “Sư nói bả làm việc khó bả phải xài tâm thiện”, tôi nói đúng. Thí dụ như có những việc mà khi mình làm tâm mình phải lắng các vị biết không? Lúc đó không được giận, không được buông lung, lúc đó cái mặt họ rất là hiền, mặc dù họ làm xong họ đi chém người ta nhưng mà lúc đó họ lại rất là hiền. Cho nên tôi gặp mấy người hiền tôi cũng ớn lắm! Lúc nó đang làm việc khó thì nó xài tâm thiện, nó làm việc xong nó xếp vô, đi rửa tay rồi nó đi kiếm mình.

Khi mà chúng ta sống vật lộn và chìm sâu với sáu trần, chúng ta chắc chắn sẽ mắc vào hai cái vấn đề, hai cái hệ lụy sau đây. Một là hễ có vật lộn và chìm sâu trong sáu trần thì phải có thích và có ghét. Được cái nhắc hoài mà quên hoài à. Hễ sống vật lộn và chìm sâu trong sáu trần là phải có thích và ghét. Và cả hai cái đó nó đều độc như nhau. Chính cái thích mà nó cộng thêm cái phước thì nó sẽ tạo ra cái này cái kia trong kiếp sau, tạo ra cái điều kiện sống và môi trường sống. Còn cái thích mà nó cộng thêm cái tội thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống mà là xấu.

Cái ghét cũng vậy. Do cái ghét mà nó cộng với phước báu thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống khác. Còn cái ghét nó cộng với tâm bất thiện thì nó tạo ra điều kiện sống và môi trường sống xấu. Cái thích nó giống như đường mà cái ghét nó như muối vậy. Đường mình bỏ vô thức ăn quý vị có chắc sẽ ngon hơn không? Vấn đề là bỏ vô cái gì, liều lượng bao nhiêu. Muối cũng vậy, mình thấy muối mặn chát nhưng mà chưa chắc, mình thấy có trường hợp muối bỏ vô thì thích hợp, vấn đề là muối cộng với cái gì và đường cộng với cái gì. Cái thích cái ghét cũng vậy. Cái thích nó giống như đường vậy. Thích mà cộng với phước báu nó khác. Cái thích đó nó cộng với tội lỗi thì nó ra cái khác. Tôi thích ăn ngon mà tôi không tu hành gì hết tôi làm loài ăn tạp. Tôi nhắc cho quý vị run, quý vị có biết loài ăn tạp không? Không có biết sạch dơ gì hết, nó quất hết. Còn mình, mình lấy trong tủ lạnh ra món đồ mà nó hơi chua chua, hơi lạ lạ là mình đã ớn rồi. Còn có nhiều con nó ăn những cái đồ trộn chung hầm bà lằng, múc lên nó nhớt kéo sợi mà nó vẫn ăn. Qúy vị có muốn làm cái loài đó không? Kì đó tôi đi … Phật tử mua cho tôi hộp cơm, tôi đói quá tôi ăn, lúc tôi ăn tôi không để ý, tới lúc tôi bớt đói mới thấy, múc lên mới thấy nó kéo sợi, lúc mình đói mình không để ý. Rồi bánh bò, bánh da lợn cầm lên nó có sợi xuống, hay lắm, giống như tơ tằm vậy, ăn nó sang lắm! Mà Việt Nam mình nó ác không có tả được, cũ xì rồi mà nó đành lòng nó bán cho đồng hương ăn. Ở trong nước nó bỏ hóa chất, nó xài đồ Tàu mình không có tức tại vì trong nước nó nghèo, mà ra tới ngoài này nó cũng làm vậy đó. Cầm cái bánh da lợn lên mà nước nó kéo sợi vậy đó. Nó có nhiều cái ghi chú EXD, thay vì người ta để ngày 16/8/2020 thì nó để là “Ăn liền đừng để dành”. Mà vấn đề là ăn liền là hồi nào? Cô mua tháng giêng cũng ăn liền, tôi mua tháng mười cũng phải ăn liền. Vấn đề ở chỗ tháng giêng và tháng mười, tụi mình cách nhau tới chín tháng. Mà bả mua cũng ăn liền, tôi chín tháng sau cũng ăn liền. Như vậy cái EXD là lúc nào. Hồi xưa tôi đọc câu chuyện này tôi tưởng là chuyện cười. Là có thằng nhỏ nó đi với mẹ vô tiệm tạp hóa. Mẹ nó mua cho nó bốn lon nước. Má nó đưa cho nó thì nó khui ra hết. Má nó hỏi “Tại sao?, uống lon nào thì khui lon đó chứ”. Nó nói “Không, ở đây ghi là open here”. Cái lon nó ghi ‘open here’ cho nên nó mua ở đâu là nó khui hết ở đó. Tôi tưởng đó là câu chuyện cười, tới hồi tôi gặp hộp bánh đó tôi mới biết chuyện đó có thiệt. Tức là nó vô nghĩa vô cùng.

Tôi đúc kết bài giảng bằng Bốn truyền thống của thánh nhân đó là biết đủ trong nhu cầu vật chất. Tại sao? Khi người ta biết đủ trong nhu cầu vật chất, chuyện đầu tiên người ta sẽ được an lạc trước mắt. Thứ hai là ta phân ranh với các loài thấp kém. Cái loài thấp kém nó thích là nó cứ ăn, nó thích là nó cứ uống. Tuy nhiên đối với loài người chúng ta có hai nhu cầu lận, nhu cầu tâm linh và nhu câu vật chất

Nhu cầu tâm linh gồm có nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành trì, biết không chưa đủ còn phải thực tập. Nhưng mà riêng cái loài thấp thì nó chỉ có một nhu cầu vật chất thôi, đó là ăn, ở và giao phối. Đối với một người có nhu cầu về tâm linh thì nhu cầu về vật chất của họ khác đi nhiều lắm. Khác ở chỗ nào? Cái ăn của họ nó chỉ có hai ý nghĩa thôi. Một là nuôi mạng mình trong ngày, hai là bảo vệ sức khỏe về lâu về dài. Sẵn ở đây tôi nói luôn, có nhiều người nghĩ “tu là phải chịu đựng”. Có những chịu đựng không cần thiết. Trưa nắng chan chan ra ngoài nắng ngồi phơi nắng tại vì tu là phải chịu đựng. Cái đó là sai. Rồi có nhiều người nghĩ là “Tu là đơn giản, có gì ăn nấy”. Cẩn thận với câu nói đó. Mình bị tiểu đường phải ăn uống cẩn thận. Mình bị cao máu mình phải cẩn thận. Cái ruột mình nó yếu mình phải cẩn thận. Có nhiều người họ ăn bậy vô họ mửa rồi sao tu. Chưa kể có những thứ mình ăn vô nhiều cholesterol, ăn đồ nguội lạnh không có tốt. Cho nên hãy hạn chế những suy nghĩ nghe qua thì hay hay nhưng mà ngẫm lại thấy ngu ngu. Thí dụ như mình nói “Tu là phải nhẫn”, cái câu đó rất là đúng không ai dám cãi. Nhưng mà quan trọng là cái hành trì. Tôi nhắc lại, người tu không phải kiếm chỗ khó mà đúc đầu vào. Cái mà Đức Phật đề nghị mình đó là “Hãy chọn đường khôn ngoan mà đi nhưng nếu không tránh được thì con phải thanh thản chấp nhận”. Chứ Phật không có kêu mình là “Tránh đường dễ đi, chun vô bụi kiếm gai mà dẫm để hoàn thành sứ mệnh của một thằng ngu”. Không có, không có Phật nào dạy lạ vậy hết, không có vụ đó. Muốn biết cái này pahỉ vô tạng Luật, trong tạng Luật giảng rất là kỹ “Tỷ kheo khi sống trong chúng ở một cái trụ xứ nào đó là phải giữ vệ sinh phòng ốc cá nhân và vệ sinh cả những nơi chốn sinh hoạt tập thể. Tỷ kheo ở trong một nơi chốn tập thể thấy nhà cầu dơ mà không dọn là phạm giới”. Nếu “Tu là nhẫn” thì cần gì dọn, mình để cho nó thúi quắc rồi mình ngồi mình nhẫn, hiểu không? Cái gáo múc nước xài xong mà không chịu dọn là phạm giới quý vị biết không? Vì sao? Vì để nước đọng trong đó nó nhớt, rồi người sau họ vô xài họ gớm. Mình vô nhà tắm mà mình thấy cái gáo úp xuống thì mình thấy dễ chịu hơn đúng không? Có đọc mấy cái đó mới hiểu thì ra tu không phải kiếm mấy cái khó mà đúc đầu vô. Bởi chính Ngài kêu mình sống làm sao để tạo sự thoải mái cho người chung quanh. Chưa hết trong luật cấm nhiều cái hay lắm “Tỷ kheo không được khạt nhổ trên cỏ tươi và nước sạch gây sự nhờm gớm cho người khác”. Tự nhiên nguyên bãi cỏ xanh tươi người ta tính nằm, thấy một bãi đàm xanh lè, dày cui, quý vị thấy có nằm, có ngồi đó được không? Cỏ là nơi người ta nằm, người ta ngồi, bởi tôi thù mấy người nuôi chó lắm. Bên Thụy Sĩ dắt chó đi dạo là phải có cái bịch. Thụy Sĩ nó có cái thùng đựng ‘dog product’ riêng, ‘dog product’ là cẩu sản phẩm. Nó dạy mình hay lắm, mình luồng tay vô cái bao, xong mới hốt, rồi túm bao lại cho vô cái thùng. Nó hay là nó dạy mình luồng tay vô cái bao trước, còn nhiều người không biết mở miệng bao ra rồi kiếm cái đồ gắp… bỏ vô, giống chiên chả giò gắp bỏ vô là không có được, tại ăn chả giò quen rồi đó, cái đi kiếm cái que để gắp. Đằng này nó chỉ cho mình cái cách, luồng tay vô bao, rồi hốt, rồi nó dạy mình bấu lại, rồi túm phần miệng bao phía trên lại. Tôi chưa có hốt lần nào mà tôi để ý nó làm cái gì. Qua Paris tôi mới thù, Paris thì “mìn bốn chân” nó đầy hết ở bển, nổi tiếng khắp cả thế giới, cái đó là điểm đặc trưng của Pháp. Cho nên luật cấm nhiều cái mà khi mình đọc mình mới thấy Đức Phật ngài dạy tỳ kheo phải sống dễ thương và tạo sự thoái mái cho mọi người. “Tỳ kheo không được khạc nhổ trên cỏ xanh, nước sạch; không được đứng tiểu”. Bởi mình vô trong nhà vệ sinh thấy nó vẽ cái hình không được “câu bổng” là trong luật đã cấm rồi, bởi vì nó văng, mà mình thấy nếu mà mình không có ngồi được thì mình thủ miếng giấy thấm nước lỡ mà thấy nó dơ mình để lau sạch… Đức Phật dạy rất là kỹ rằng “Một vị tỳ kheo không có được làm mất vệ sinh một món đồ thuộc về công cộng”. Vô nhà cầu thấy dơ mà không dọn, thấy nước lấp xấp mà không lau là phạm giới. Không được tiểu đứng, không được khạc nhổ lên cỏ xanh, lên nước sạch. Nước sạch là nước gì? (Pali) có nghĩa là cái nước mà người ta có thể rửa tay được thì được gọi là nước sạch, nói chi đến nước mà uống được. (31:17)

Bên Thụy Sĩ nó ngộ lắm, nước không uống được nó mới để bảng. Mình lên suối lên rừng mình thấy mấy cái cây nó khoét lỗ, nó bắt mấy cái ống inox từ trong đó ra. No snghệ thuật hay lắm. Hoặc từ trong mấy tảng đá có nước phun ra. Nước không uống được nó ghi “không uống được”, không ghi là mình uống được. Nguồn nước thiên nhiên bên Thụy Sĩ và Bắc Âu tuyệt. Bên Na Uy nước chai bị ế nghiêm trọng, lý do là nước máy ngon và an toàn hơn nước chai. Nước bên đây mùi Clo nhiều lắm, bên bển nó ngọt, uống mà nghe nó “mềm”, cái chữ “mềm” mình nghe rất là kì, nhưng uống mới biết nó mềm nó ngọt . Đức Phật ngài dạy Tỳ Kheo phải tôn trọng tất cả cái nguồn vệ sinh đó của thiên hạ, không gây khó chịu cho người khác. Tôi chấp nhận đi lạc đề để cho bà con thấy rằng Đức Phật xuất thân là một ông vua, ngài sang lắm, Ngài dạy đệ tử Ngài sang lắm. Khi một vị tỳ kheo giữ luật trong sạch, đi đến đâu khi ra đi, nếu chỗ đó đã sạch thì trả lại nguyên hình dạng cũ, còn nếu chỗ đó đã dơ thì khi ra đi chỗ đó phải sạch hơn trước đây, đó là luật. Bây giờ các vị mới tin cái chuyện tu là không phải kiếm chỗ khó mà đúc đầu thấy không? Nếu mà nói tu là kiếm chỗ khó mà đúc đầu thì đâu có cần làm vệ sinh, nghĩa là mình cứ bày cho nó sướng. Nhưng mà không. Mình phải tạo sự thoải mái cho người đến sau. “Ăn cây nào là mình phải rào cây nấy” chứ không phải là “đào cây nấy”, ở đâu cũng phải chăm sóc. Trong kinh ghi là “Người hiền trí khi trú nắng trú mưa dưới một gốc cây, lúc ra đi không nỡ bẻ, ngắt cành lá”. Mấy cái đó trong luật, cả ba tạng, học mới thấy đã lắm. Ba tạng dạy kĩ lắm. Còn đằng này lâu lâu mình gặp thầy chùa, cúng dường, nghe mấy ổng ban ra một câu hai câu, nghe suýt xoa, lấy bao nhiêu đó làm chân lý. Không có. Kinh phải học nhiều, lợi lạc lắm! Học cái đó mới thấy Đức Phật vỹ đại dường nào. Ngài là một ông vua ngoài đời, mà Ngài là một nhà giáo dục, một nhà cách mạng, một vị minh sư, một vị đạo sư, một vị giáo chủ, một bậc đại giác. Ngài dạy cái đạo vợ chồng đẹp lắm. Ngài dạy về cách làm bạn tốt đẹp lắm. Ngài dạy về cách xây dựng tình thầy trò đẹp lắm. Ngài dạy trách nhiệm với dân tộc, với đất nước đẹp lắm. Còn mình thì sao? Mình học ba mớ, ba chớp. Ai mà mê đạo giải thoát thì tưởng Đức Phật suốt ngày ở trên mây, không biết chuyện xã hộ. Sai, không phải, Ngài biết hết. Bởi hồi nãy tôi nói Đạo Phật có sữa cho trẻ em, có thức ăn cho người lớn và có đồ mềm cho người răng giả là ở chỗ đó. Sáng nay mình kết thúc bài học buổi sáng bằng bài “Tri túc trong nhu cầu vật chất”. Chiều nay mình học bài khác tôi cho rất là thú vị. (31:27)

…(49:10)

Bài Thế giới sống của muôn loài

Tôi nhắc lại, tùy thuộc vào khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà hôm nay ta chìm sâu trong trần nào của sáu trần. Bài học chiều nay là Thế giới sống của muôn loài. Tùy thuộc vào khuynh hướng tâm lý mà khi đối diện với năm trần có người đặc biệt có khuynh hướng bất mãn năm trần nhiều hơn là thưởng thức. Sân si suốt ngày, không có gì làm cho hài lòng hết. Có người khi đối diện với sáu trần có khuynh hướng đam mê, thích thú. Cho nên, tùy thuộc vào căn tánh của mình như thế nào mà khi đối diện với sáu trần sẽ có thái độ, tâm lý không giống nhau. Có kẻ chỉ biết đam mê và bất mãn trong sáu trần cho nên họ làm toàn là ác nghiệp không. Thí dụ, tham nhiều quá thì nó mới nảy ra những cái tội như là tà dâm, trộm cắp. Còn sân nhiều quá khi tiếp xúc với sáu trần nó sẽ tạo ra những nghiệp tương ứng như là sát sanh, đập phá, nói lời hung ác, nghĩ chuyện hại người. Đầu tiên là tùy thuộc vào căn cơ, khuynh hướng tâm lý mà ta sống nhiều với trần nào trong sáu trần. Thứ hai, ngay trong cái trần mà mình lựa chọn thì mình sống với cái khuynh hướng đập đổ hay thưởng thức, hưởng thụ. Cái cô này cổ rất thích cắt cổ gà, đâm heo mặc dù ăn thì cổ không thích lắm nhưng mà cổ khoái làm cái chuyện đó. Có cái đó không? Có nhiều người ăn không bao nhiêu mà họ thích. Các vị biết phải có gan lắm mới làm được chuyện này. Tôi thử đường huyết mỗi ngày mà tôi cũng hơi ớn (lấy máu ở đầu ngón tay). Nó có máy bấm mà tôi không dám bấm, tôi thà chủ động chích (lấy máu). Có người họ nhát họ thích bấm, nhưng mà tôi không tại vì nó nhanh quá tôi không biết nó vô lúc nào tôi hồi hộp lắm, chẳng thà tôi biết nó vô lúc nào tôi thích hơn. Mỗi ngày tôi chích một cái để thử, trước khi ăn là dưới 6, mà ăn rồi là trên 7. Có lần tôi lỡ tay ăn sáu múi sầu riêng nó lên 14. Mới lỡ… Cho nên khi về đây có bà hỏi tôi ăn sầu riêng không, tôi nói muốn lắm mà thấy số bự tôi sợ. Cho nên tùy vào khuynh hướng tâm lý và background tâm lý của mình mà ta sống nhiều ở sáu trần nào và sống nhiều kiểu nào: đạp phá hay thưởng thức, hưởng thụ. Và tùy thuộc vào thái độ tâm lý mà ta làm cái ác nghiệp nào: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, bla bla bla…

Chưa hết, trong cái đám chìm sâu trong sáu trần đó có đứa khôn một chút. Nó có cái đam mê mà nó không có cắm đầu đi tìm cái đam mê một cách trẻ con. Đi tìm đam mê một cách trẻ con là sao? Thấy cái gì ngọt thì gom về. Nó không làm vậy vì cái đó là bất thiện. Thích cái gì ngọt thì nó làm phước để nó nguyện được cái đó. Cái ghét cũng vậy. Thay vì người ta ghét cái gì người ta tìm cách trốn tránh, còn đằng này nó tránh thì cứ tránh nếu tránh được nhưng mà nó vẫn làm phước để nó nguyện đừng có bị như vậy. Bây giờ tôi chứng minh là có. Nghèo ai cũng sợ đúng không? Nhưng mà có người tu nhân tích đức để đời sau đừng nghèo. Còn có người muốn tránh nghèo thì lừa đảo, lật lộng, chuyện gì cũng làm, có không? Có người buồn quá đi đánh bài, đi nhậu, có không? Có người buồn quá đi chùa, có không? Thấy chưa? Có người buồn quá họ đi tìm đến đời sống tâm linh. Có người buồn quá họ vùi đầu trong thế giới vật chất. Như vậy thì do khuynh hướng tâm lý cộng với môi trường sống, và một phần bị tác động bởi tiền nghiệp mà bây giờ ta chọn sống nhiều với sáu trần nào và sống kiểu nào. Tùy thuộc vào sự chọn lựa ấy, tùy thuộc vào tâm lý ấy mà ta tạo nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện. Chính vì cái kiểu mình giải quyết với sáu trần nó mới đưa mình vào cảnh giới tương ứng. Tôi thích ăn ngon nhưng mà do cái cách kiếm đồ ngon của tôi nó nông cạn, thấy ngon là lấy, cho nên tôi sanh ra làm cái loài thấp kém. Còn cái cô này ăn ngon bằng cách cổ tu tạo công đức cho nên đời sau cổ sanh ra cổ được ăn cao lương mỹ vị, mâm vàng chén ngọc. Qúy vị có biết những bữa ăn bạc ngàn không? Mà người nghèo họ không bao giờ được chạm vào cái đó, phải phước báu làm sao mới được như vậy. Trên thế giới hiện giờ quý vị có biết 70% là ăn không đủ không? Ăn không đủ nó gồm có hai, một là không đủ no, hai là không đủ chất. Các vị có biết người Việt Nam mình nằm trong cái đám không đủ chất không? No là có nhưng mà chất là không, các vị có biết không? Trẻ em Việt Nam không có sữa uống biết không? Người lớn Việt Nam không biết uống sữa tươi, có biết cái đó không? Cho nên tùy thuộc vào kiểu sống của mình mà mình sẽ đi về cảnh giới nào tương ứng.

Tiếp theo, trong cái đám làm thiện đó nó lại tiếp tục chia ra nhiều phe. Đứa nào trí nhiều khi mà nó thích cảnh sắc (sắc, thinh, hương, khí, vị, xúc) nó khác cái đứa trí ít. Cho nên cái tên kia nó cũng thích nhìn tùm lum nhưng mà trí nó nhiều nó khác cái tên cũng thích nhìn tùm lum mà trí ít. Thích âm thanh mà trí nhiều, phước nhiều nó khác với cái tên thích âm thanh mà phước ít, trí ít. Tôi chứng minh luôn. Có người họ được lớn lên trong môi trường thưởng thức được nhạc giao hưởng. Có người chỉ lớn lên trong ‘Võ Đông Sơn Bạch Thu Hà’ là maximum, ‘Tình anh bán chiếu’ là cùng thôi. Mà muốn nghe được orchestra là phải có tiền đúng không? Muốn chơi được piano hình như phải có tiền đúng không? Bây giờ hiểu chưa, phanh phui ra hiểu chưa? Như nãy tôi lại nhà cô Ba, nhà cổ nhiều hũ yến lắm mà tụi tôi chỉ được mấy hũ yến bả làm yaourt cho tụi tôi ăn thôi, còn yến là chồng bả quất hết à. Coi đã chưa? Thấy mỗi ông hai hũ yến, mà coi kĩ lại là yaourt ở trỏng á. Bả còn khoe nữa “Mấy Sư muốn bao nhiêu hũ cũng được hết trơn”. Người ngoài nhìn vô chắc nó tưởng bả cưng tụi tôi lắm mà nhìn vô là yaourt không. Một lon Condensed milk là làm được 19 cái hũ đó. Mà ở ngoài nhìn vô, chụp hình xa xa “Trời ơi mấy ông Sư hôm nay sang ghê, một ông mười bốn hũ yến”, mà nhìn kĩ ở trong trắng nhách, yaourt. Cho nên là cũng thích cảnh thinh, cũng thích cảnh vị nhưng mà một cha thì ăn yến, một cha thì ăn yaourt. Yaourt mà tiết kiệm nó lỏng lét, sữa ít nước nhiều.

Bây giờ nói đến trí nhiều. Có phải ai cũng học vẽ được không? Tôi hỏi quý vị một câu đời sống thượng lưu có cần một ít trí tuệ không? Đừng có tưởng là thích sắc, thinh, hương, khí, vị, xúc là giống nhau. Sai. Phước nhiều, trí nhiều nó sống sang lắm. Còn cái đứa kia rửa ba tháng chân chưa hết phèn có biết cái đó không? Có nhiều người phèn nó dính suốt đời luôn có biết không? Mà tôi cũng nói luôn, xài đồ thời trang cũng phải có trí. Có nhiều đứa nó phối đồ rất là thông minh. Ở trên ba lỗ, ở dưới xà lỏn mà vẫn đẹp. Còn có đứa mà nó phối ngu, nó mặc đồ lụa mà xấu quắc. Tôi thấy rồi, ở đây nè chứ không ở đâu hết. Nấu ăn cũng vậy. Có nhiều người họ nấu thông minh lắm. Bên Thụy Sĩ có cái anh đó, tôi không còn lời nào tôi khen ảnh. Ảnh thì tôi không sợ ảnh nói tôi mua lòng vì ảnh nghèo lắm. Ảnh học lớp nấu ăn ở Thụy Sĩ xong ảnh ra ảnh thất nghiệp. Mà ảnh giỏi đến mức tôi nói “Anh lục thùng rác nấu cũng ngon nữa”. Có nhiều bữa ảnh biết tôi đi công chuyện ngang, ảnh gọi phone

“Bữa nay Sư ở đâu?”

“Tôi ở đó”

“Vậy rồi, gần nhà rồi, về ăn cơm”

“Mà mình nói trước nha hôm nay nhà không có gì nấu hết.”

Người khác nói vậy tôi không có về mà ảnh nói vậy tôi về. Ảnh lục trong tủ đá, tầm bậy tầm bạ, cà rốt còn một khúc, đậu hũ còn một khúc, nói chung là đồ dư. Ảnh làm một bữa rất là thịnh soạn, ảnh nấu đồ ăn Pháp rất ngon. Phải có cái này (trí). Mình mở youtube ra bắt chước, nấu xong đem cúng vong nó còn không ăn nữa, cúng mà vong nó không rớ luôn. Phải có trí. Ở đây ai nấu ăn thì biết, nó lệch một chút thôi thả xuống con chó không ngửi chứ đừng nói người. Cho nên khi mà anh thích sắc, thinh, khí, vị, xúc mà phước anh nhiều, trí anh nhiều nó khác cái thằng thích tùm lum mà thiếu. Đây là lý do vì đâu You phải có trí và You phải có phước báu. Và vì đâu mà You phải tu Tứ Niệm Xứ. You tu Tứ Niệm Xứ You phải hạn chế cái thích và ghét. Lý do hồi sáng nói rồi. Một mặt thì hạn chế nhu cầu trong sáu trần. Một mặt thì tăng cường phước và trí. Để chi ta? Bây giờ có hiểu gì chưa? Đã hạn chế cái đối tượng thích ghét mà lại có đủ phước đủ trí cho nên cái phần nào nó có là ‘The best one’.

Đọc về cuộc đời của Đức Phật, của ngài Xá Lợi Phất, của ngài Anan mê lắm. Nhiều kiếp cái gì họ cũng buông, cái gì họ cũng buông mà họ làm toàn nghiệp lành không. Cho nên trong kiếp chót khi các vị đó đi xuất gia, chỉ có tam y quả bát thôi mà các vị đó được toàn cái tốt nhất. Sức khỏe tốt nhất, trí tuệ tốt nhất, thiền định tốt nhất, chánh niệm tốt nhất. Người ta tập trung, không có mua lung tung. Cứ hột xoàn loại sáu carat họ làm chừng một chén vậy thôi. Còn mình cứ ‘garage sale’ là có mặt, nguyên cái nhà rác không. Biết ‘garage sale’ không? Một đồng, hai đồng, một đồng, hai đồng… Các vị đó không có mua lung tung, các vị đó để dành tiền lâu lâu vô mua một cục ba carat bự to đùng. Không hiểu hả? Người ta đang ví dụ. Cái thứ này nó thiếu tùm lum nè, nó thiếu nặng lắm. Khổ quá khổ! Cái thứ nó thiếu như vầy mai mốt nó thích tùm lum là chết thôi. Bây giờ hiểu chưa? Không, thấy cái mặt này là thua rồi.

“Sư cho con hỏi, đọc về cuộc đời mấy vị này (trong trang mình đăng) là đủ chưa hay còn ở chỗ khác nữa Sư?”. Hỏi là rưng rưng nước mắt nữa. Đó là người Việt hôm nay chưa đủ duyên lành để mà tiếp cận được những quyển kinh, vấn đề giáo lý mà tôi cho là cực kỳ độc đáo. Thứ nhất chúng ta không có những bản dịch hay. Thứ hai là 80% chú giải Tam Tạng chưa đến được người Việt. Khi tôi giảng kinh tạng, tôi giảng kinh nào là tôi theo chú giải tôi giảng chứ tôi không có dịch từng chữ từng chữ. Sở dĩ hôm nay có một ít người theo đuổi cái lớp kinh tạng của tôi là vì tôi là người đầu tiên làm cái chuyện đó. Tức là giảng Tam Tạng bằng cách đọc chú giải, chứ không giảng bằng (suy nghĩ của mình). Nói hơi kỳ kỳ nhưng mà chú giải nói vậy tôi vẫn lấy giảng cho bà con nghe. Đó là lý do tại sao lớp kinh tạng nó trụ được cho tới bây giờ. Cho tới bây giờ cũng có cái vui là tất cả các bài giảng của tôi trong sáu năm qua được chép thành chữ và được in thành sách. Đó là một trường hợp đặc biệt, tức là nói bằng lời người ta chép ra để in. Mười mấy cuốn, đó là cái đã được phát hành, còn gom luôn cái mà chưa được công bố là hai chục quyển. Tức là cứ chánh tạng, chú giải, chánh tạng, chú giải…Bà con đọc mới thấy khiếp. Thì cuộc đời của mấy vị thánh mà cô hỏi là nằm trong đó. Thí dụ như mấy câu chuyện mà trong tài liệu tiếng Việt tôi không thấy. Thí dụ có lần ngài Rahula ngài mới xuất gia. Ngài Rahula là con của Thái Tử. Ngài tu năm Ngài mới bảy tuổi. Có buổi chiều Ngài qua thăm mẹ. Mẹ nằm bên ni viện, Ngài qua thăm. Ngài nói với mấy bà tỳ kheo ni là “Muốn gặp mẹ một chút”. Mấy bà tỳ kheo ni vô thưa với bà Yasodhara, bà cũng là tỳ kheo ni, bà đi ra.

“Mẹ khỏe không?” – Ngài hỏi

“Hai hôm nay không có khỏe” – Bà Yasodhara nói. Bà bị bệnh cũ hồi ở trong cung

“Mẹ còn nhớ hồi đó mình uống cái gì hết bệnh không?” – Ngài hỏi.

Tôi không biết bà bị bệnh gì, trong kinh nói sao tôi dịch lại vậy thôi. Bà nói

“Cái này có nước trái cây uống thì nó hết”

Nước trái cây, juice, nước ép. Hồi ở trong cung nói là ngàn người làm, còn giờ đi tu mà, mỗi ngày ôm bát người ta cho gì ăn nấy. Ngài nghe vậy mới suy nghĩ “Mẹ mình là tỳ kheo ni đâu có tự có được. Còn mình cũng có cái bình bát không, cho cái gì?”. Đọc cái đó mới thấy thương mà hai ông hoàng đó nha. Ngài mới suy nghĩ “Cha mình, không được, cao siêu quá, không có được! Thầy dạy học của mình là ngài Mục Kiền Liên, ngầu quá! Không được, khó lắm! Ngài Anan là chú ruột, không! Sư phụ mình đi, sư phụ mình là ngài Xá Lợi Phất, được!”. Ngài về, Ngài đi lại phòng ngài Xá Lợi Phất, Ngài đứng im. Bảy tuổi mà hay lắm, đứng trước phòng vậy đó.

“Chuyện gì?” – Ngài Xá Lợi Phất hỏi

Đứng im.

“Chuyện gì sao không nói?”

“Mẹ con bệnh mà con không biết phải làm sao?” – Đợi Ngài hỏi lần thứ hai mới nói

“Bệnh gì? Cần cái gì?” – Ngài nói

“Mẹ con cần nước ép”

“Bữa nay thì trễ giờ rồi nhưng ngày mai có lẽ có” – Ngài nói

Bà Yasodhara bả tu đến bốn A tăng kỳ lận, phước bà nhiều lắm nên khi bà bị bệnh nó cảm đến Chư Thiên. Hôm sau ngài Xá Lợi Phất ôm bình bát đến trước cung vua. Giờ khất thực mình giả định là chín giờ sáng. Ngài đến lúc mười giờ. Vua biết vị này mà đi bát sai giờ là có chuyện. Mình đọc cái đó mình mới thấy đời sống của Thánh Nhân đẹp lắm, các Ngài rất mẫu mực, cho nên có cái gì đó hơi khác là người ta hiểu ý liền. Ông Sư thời đó số một mà Phật tử thời đó cũng số một. Chứ còn sai nồi lộn nắp như mình bây giờ nó buồn lắm. Mình đi bát ở Bellaire nó không hiểu mình muốn cái gì khổ lắm! Vua thỉnh Ngài vô vua hỏi “Ngài cần gì?”. Ngài nói “Trong tăng chúng có cần thứ thuốc đó”. Trong cung cái đó thiếu gì. Vua mới dâng cho Ngài nguyên bình bát, Ngài đem về đưa cho ngài Rahula “Đem đưa cho mẹ uống đi”. Mà đặc biệt là không lên nói Đức Phật. Cái đẹp ở chỗ là không nói, không nói với ngài Anan bởi vì gia đình mà, phải đi nói với người ngoài là ngài Xá Lợi Phất. Mà cái cách ngài Xá Lợi Phất đi tìm cái đó cũng đẹp nữa. Đọc cái đó mới thấy đời sống Hiền Thánh đẹp lắm. Mà nó tiếc là biết kiếp nào con mới chạm được cái kho đó. 80-85% bây giờ vẫn còn nằm ngủ, phủ bụi ở trong kinh tạng Pali. Nhờ vậy người ta mới mời tôi đi giảng vì nó lạ. Tôi sống được là nhờ mấy cái người ta đọc không nổi. Bây giờ bày ra tùm lum thì ai mời tôi nữa. Hiểu không? Cho nên thôi đừng dịch làm chi cho mệt.

Tôi nói về cảnh giới sống của muôn loài. Hạng thứ nhất là thích sáu trần mà nó không tu hành gì hết. Và do khuynh hướng tâm lý của nó, có đứa sống nhiều về tham, đứa sống nhiều về sân, cho nên nó tạo các nghiệp tương ứng về tham và sân. Đứa thứ hai khá hơn, nó cũng thích tùm lum nhưng mà nó thích một cách trưởng thành hơn, nó thích bằng cách tu nhân tích đức để nó được. Đó là hạng cao, còn hạng bậc trung là gì? Hạng thứ nhất là thấp nhất, thích là lấy không cần sĩ diện, không cần gì hết. Hạng thứ hai muốn lấy, muốn có là bằng cách đi làm lương thiện. Hạng thứ ba là tu tập công đức. Cả ba hạng này nó đều nằm ở cõi dục hết.

Lên một chút. Có những chúng sanh nó sống trong cõi dục nó thấy chán. Mà chán trong cõi dục trong Kinh nói rõ có hai trường hợp chán. Có người họ chán cái cảnh giới thấp kém bằng cách là họ thấy cái khổ trong đó mà họ lìa nó. Hạng thứ hai họ lìa bỏ cõi thấp kém vì họ chán cái sướng trong đó. Hiểu không? Bây giờ từ từ nó mở ra. Thích sáu trần mà không tu thì làm toàn điều bậy. Thích sáu trần mà có tu thì được toàn điều tốt. Nhưng mà trong đó nó lại chia làm hai nhóm. Một là được điều như ý rồi nó lại chìm trong đó. Còn tên thứ hai khi mà nó được rồi nó lại chán nó muốn lên cái cao hơn. Nhưng mà không chỉ có cái đứa được như ý nó mới vươn, mà trong cái đám thích dục mà không tu có đứa nó lại có trí, nó vì khổ mà nó cũng hướng đi ra ngoài. Có đứa nó thích dục nhưng mà nó có tu cho nên nó được như ý nhưng mà nó lại chán như ý đó. Một đứa vì sợ cái bất toại mà tu, còn một đứa là chán cái như ý mà tu. Hai cái này cái nào hay hơn? “Chán cái như ý mà tu”. Như vậy anh muốn được vô cái loại ‘Chán cái như ý’ thì anh phải làm sao? Anh phải tu, tu để được cái như ý, rồi từ đó anh mới chán, anh buông. Còn cái hạng kia là thích tùm lum mà nó không tu, đến hồi nó khổ quá nó mới nghĩ đến chuyện tu. Còn tệ nhất là thích tùm lum mà không tu, đã vậy tới hồi khổ càng không tu. Bữa nay mình học sâu cái đề tài này.

Một là thích tùm lum nhưng mà không tu. Thứ hai thích tùm lum mà lại tu. Trong cái đám thích tùm lum nó có hai. Một là thích tùm lum mà không tu thì nó gặp toàn cái trần bất toại, nhưng trong cái đám đó đứa thì gặp bất toại và tiếp tục sống trong bóng tối, còn đứa thứ hai sống trong bất toại và nghĩ chuyện vươn lên. Trong cái đám tu cũng vậy, đám tu cũng có hai. Một là nhờ nó tu cho nên nó được như ý nhưng rồi nó chìm ở trong đó, còn đứa thứ hai nó tu nó mới được như ý nhưng mà nó được rồi nó chán nó mới vọt ra ngoài. Đó là những vị Bồ Tát. Sau cái bài giảng này các vị mới về nghĩ lại mình thuộc cái loại nào trong mấy cái bài giảng chiều nay, đừng có bỏ cái đống giấy này, buồn buồn mở ra coi, hoặc lấy gói đồ cũng được, mua giấy này tốt đó, nó bự.

Như vậy là có kiểu tu từ khổ đi ra. Có kiểu tu từ sướng đi ra. Thì tùy You, You muốn click cái nào You thích, chán sướng mà đi hay là sợ khổ mà đi, tùy You. Từ chỗ này mới lòi ra chuyện có những vị gặp Phật trước khi đắc Alahán sướng như vua. Trước khi gặp Phật làm công tử đã lắm. Còn có nhiều vị trước khi gặp Phật khổ như quỷ luôn, rồi gặp Phật họ mới ‘rẹc’ họ tu. Thí dụ như thời Phật có một vị Alahán đó kiếp trước tu mỏi mòn luôn, tu hành dữ lắm luôn mà bị một cái tội thôi. Là làm trụ trì đang ngon lành vậy, một buổi chiều có một ông khách tăng ổng ghé. Ông đó là Alahán, mặt mũi trang nghiêm, đi đứng chánh niệm. Phật tử vô chùa thấy ông khách tăng đó khoái quá đi. Ổng thấy ông khách tăng ngon quá mà Phật tử lại bu ông khách tăng đó, ổng thấy ổng đã ghét rồi. Phật tử họ hồn nhiên, họ cúng dường nước, sữa xong xuôi họ thỉnh ngày mai trai tăng mời luôn ông khách đó. Trụ trì ổng bực “Mới ghé một bữa mà được lòng như vậy rồi, lỡ chả ở lâu là mình thua luôn”. Cho nên sáng hôm sau ổng đi trai tăng ổng không thèm kêu. Rồi tới nhà Phật tử, Phật tử hỏi “Cái vị hôm qua đâu?”. “Ôi, ổng ngủ đến giờ này chưa có dậy nữa. Ông sư tu hành làm biếng lắm!”. Nói xấu một mách. Phật tử họ nghĩ chắc vị kia mệt thì ngủ, chắc bị ‘jet lag’ hay cái gì đó. Cho nên người ta mới làm cơm nhờ cầm về. Ổng đi giữa đường cầm phần cơm nghĩ “Đem về lỡ thấy thích quá nó ở luôn”. Ổng vứt phần cơm đi. Mà ổng không hề biết ông khách đó là Alahán. Cái vị khách đó suy nghĩ “Cái ông này bửa nay ổng tạo trọng nghiệp. Nếu mình tiếp tục ở mà ổng về ổng chửi mình, ổng dằn mâm xắn chén, đánh chó đuổi mèo thì tội chồng tội. Thôi mình đi trước”. Ngài mới lặng lẽ Ngài đi. Khi ổng về tới nơi ổng không thấy ông sư khách đâu hết. Chỉ vì cái tội ganh tỵ ngày hôm qua, bực bội suốt đêm, cộng với sáng lén đi còn nói xấu, còn giục đồ ăn. Mấy cái nó trộn lại. Tu biết bao lâu, tu cả đời mà chỉ bị tội mấy tiếng đồng hồ đó thôi. Trời, đi địa ngục, xong trồi trở lên đời đời sanh ra nó đói, đói xanh mặt. Đến cái kiếp cuối cùng gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị này sanh ra trong một xóm chài nghèo xơ xác. Mà nó ngộ lắm, tuy nghèo nhưng cũng bữa được bữa mất, bữa đói bữa no, mà từ lúc Ngài sanh vô cái xóm chài này là nó đói le lưỡi. Cái xóm đó họ cũng có chút đỉnh niềm tin tôn giáo, họ nói “Trong làng này có cái tên nào nó xui dữ lắm nè”. Nguyên cái làng đó chia hai ra, họ nói “Bây giờ không có đi đánh cá chung nữa. Xóm A, xóm B”. Khi chia ra rồi, bên nào có Ngài thì bên đó nó lụng bại. Nó chia rồi nó lại tiếp tục chia nữa, chia đôi, rồi chia tám, chi mười sáu, chia ba mươi hai, chia sáu mươi bốn, cuối cùng nó lòi ra gia đình Ngài. Bà má bả thương con, bả nuôi tới năm bảy tuổi bả nói thiệt, bả nói “Bảy năm qua mẹ chưa có ngày nào mẹ ăn no hết trơn. Mà từ thời mẹ còn con gái đến khi có chồng mẹ đâu có đói dữ thần vậy. Con thuộc hàng siêu cấp rồi. Mẹ thương con thiệt nhưng giờ ở chung với nhau thì đừng dắt nhau đi xin, đói hai đứa. Thôi giờ tách ra đi, con xin riêng, má xin riêng. Bữa nào má xin nhiều hơn má kêu con. Mình có ‘alô’ mình không có sợ”. Tách ra. Buông ra rồi là bà má đi xin một là được mười. Còn Ngài, Ngài đói nữa. Đói, đói triền miên. Rồi một bữa Ngài gặp ngài Xá Lợi Phất đang đi bát. Ngài Xá Lợi Phất nhìn là biết liền, biết đây là Alahán, biết tiền thân của Alahán, biết liền. Ngài dừng lại Ngài nói “Con muốn đi tu không? Đi tu như ta nè”. Trả lời liền “Người như con ai nhận thưa Ngài!”. “Người ta không nhận con, ta nhận”. Ngài Xá Lợi Phất đem về, cạo đầu, cho đắp y, đi bát. Nguyên cái đoàn năm chục ông sư. Ngài đi đằng đầu thì nó để từ giữa đến đằng sau. Mà Ngài đi giữa nó để đằng đầu, đằng sau, quên chánh giữa. Ngài ở đâu nó tránh đó. Nó ngộ lắm, chén cơm múc đến phiên Ngài nó mất, nó hết. Từ ở trên múc tới Ngài là ông số mười bảy là nó hết cơm, rồi có khi nó để ngược từ dưới nó để lên đến Ngài nó hết. Ác là nó cứ đè chỗ Ngài nó hết. Coi như Ngài đói suốt ‘mùa thu Cách mạng’ như vậy. Sống đâu có lâu, nó bị suy kiệt mà, thiếu tùm lum chất, cuối cùng Ngài chết. Ngày cuối cùng của Ngài, Ngài lên từ giả ngài Xá Lợi Phất “Thưa sư phụ cái duyên con nó mãn rồi. Con xin từ giả sư phụ bữa nay con xin Niết Bàn”. Ngài Xá Lợi Phất nói “Cả đời con chưa được no. Sư phụ sẽ cho con một ngày được ăn no trước khi con Niết Bàn. Bữa nay con ở nhà đi, con đi cũng không có gì đâu mà đi. Ở nhà dưỡng sức chết cho nó êm”

Ngài đi bát xong Ngài lựa phần ăn tốt nhất nhờ chư Tăng đem về cho vị này vì bửa đó Ngài không có tiện về. Quên…! Ác tới mức như vậy đó. Quên. Ngài về tới Ngài hỏi “Con dùng chưa?”. Ngài nói “Dạ sẽ được!”

Sắp chết rồi mà vẫn khẩu khí Lahán “Sẽ được”. Ngài Xá Lợi Phất ngài biết chuyện gì rồi “Con chờ ta đi. Lần này không gửi nữa, ta đem về”. Lúc đó đã quá giờ khất thực nhưng vẫn còn giờ ngọ. Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Anan, Ca Diếp, mỗi vị đó đều có một số đệ tử thân tín. Thân tín là sao? Thân tín là vầy, họ thỉnh Ngài từ đây cho đến khi Ngài tịch hoặc là con chết, Ngài cần cái gì cứ đến nhà con và con chỉ thỉnh một lần này thôi không có vụ mà thỉnh nhiều lần, một lời thỉnh này cho cả đời ‘One’s forever”. Cho nên những trường hợp khẩn cấp Ngài mới gõ mấy cái cửa đó. Ngài ôm bình bát đứng trước nhà đệ tử ruột. Thấy Ngài đứng mà đứng cái giờ đặc biệt là biết Sư phụ có chuyện rồi. Ngài chỉ nói một câu vắn tắt là “Có vị tăng cần thực phẩm”. Sư phụ tới mà, họ mới đem đủ thứ ra, một bát đầy cúng dường Ngài đem về. Ngài đưa, Ngài nói “Con dùng đi”. Vị Alahán sắp tịch mới đưa tay ra nhận. Ngài Xá Lợi Phất nói “Không! Ta đưa cho con nó sẽ mất không còn một miếng. Ta cầm cho con ăn”. Tôi nói mà nổi ốc. “Ta cầm con ăn đi con. Con ăn cho đến no đi con. Ta lấy tay ra là nó mất sạch. Cái tội con nặng lắm. Con chà đạp Lahán mà”. Ngài rất cung kính, Ngài “Dạ”, Ngài quỳ xuống, xong Ngài bốc Ngài ăn. Ăn no xong rồi Ngài mới xin bình bát Ngài rửa. Xong rồi lạy ngài Xá Lợi Phất, Ngài Niết Bàn. Kể mà mệt luôn. “Con ăn đi con, Thầy lấy tay ra là nó mất sạch”

Cho nên tùy vào cái duyên nghiệp, phước báu mà ta có một cái kiểu sống, rồi đến cái kiểu tu và kiểu đắc (Tôi sẽ nói về kiểu đắc) và cái kiểu hậu đắc nữa, đắc xong nó chưa hết chuyện nó còn nữa. Kiểu sống của mình nó dẫn đến cái chuyện mình tạo nghiệp gì. Ngay cả chuyện tu hành, cái kiểu tu của mình nó mới dẫn đến cái chuyện sau này mình đắc ra sao. Có người họ thích trong dục nhưng mà không có tu cho nên họ bị toàn là cảnh khổ không. Nhưng mà may sao trong cái đám khổ đó nó mói chia làm hai nhóm. Một nhóm khổ nhưng mà nó lại tiếp tục vùi đầu trong khổ. Cái này có không ta? Nhiều. Nhưng mà có một số hiếm trong cái khổ đó nó tỉnh. Tôi thấy có một số người thương lắm, tuổi trẻ có tiền, có sức khỏe không có tu, tới hồi về già khi mà họ mất sạch rồi mới tìm về với Đạo. Họ tìm đến Đạo trong cái nổi khổ niềm đau của người bại trận, của người thua cuộc nhưng mà dầu gì cũng còn khá hơn là mất sạch rồi, banh chành rồi không có tỉnh, không chịu tỉnh. Cho nên trong cái đám thích tùm lum mà không có tu nó lại chia làm hai nhóm. Thích tùm lum mà không tu toàn bị những mảnh đời, cảnh đời ngang trái. Trong đó lại chia làm hai nhóm, nhóm một tiếp tục vùi đầu trong khổ, nhóm hai là vọt ra.

Tới nhóm tu. Thích đủ thứ mà tu nó cũng chia làm hai nhóm. Một là nó tạo được công đức, kiếp sau sanh ra nó giàu, nó đẹp, nó tùm lum hết nhưng mà nó lại chìm lại trong đó, rồi nó quay lại con đường cũ nữa. Chỉ có cái tên thứ hai mới khá. Kiếp xưa nó thích sướng cho nên nó mới tu nhưng bây giờ khi nó được cái quả lành rồi nó lại chán cái quả lành đó, nó lên nữa. Đức Phật ra đời gặp mấy người này thì khỏe cho Ngài mà cũng khỏe cho người ta. Khỏe Ngài tức là Ngài nói một cái là xong. Còn có nhiều vị vô xuất gia làm phiền anh em, huynh đệ, làm đủ chuyện, cuối cùng cũng đắc mà nó mệt muốn chết luôn. Thời Đức Phật có nhiều vị khi mất rồi, chư tăng vào hỏi Đức Phật “Bạch Thế Tôn, cái vị đó bây giờ như thế nào?”. Ngài nói thế này “Đó là một vị hiền trí, một đệ tử hiền trí, đến với giáo pháp này và không có làm phiền Như Lai. Đến và đi rất là gọn, nhanh và không có làm phiền ai hết”. Có nhiều vị đến chỉ nghe rồi “bùm”, xong. Còn có nhiều vị trước khi đi là tùm lum. Có vị không làm phiền ai nhưng bản thân chịu khổ rất nhiều. Lên rừng sâu, núi thẳm tu mấy chục năm, muỗi mòng, côn trùng, rắn độc, đói khát, bệnh hoạn, lam sơn, chướng khí, ma thiên, nước độc, cuối cùng cũng đắc nhưng mất đến mấy chục năm phải nói là ‘khổ mà má nhìn không ra’. Đó là nói về hành trình tu chứng.

Bây giờ tiếp tục qua nữa. Trong số mấy người tu hành ngon lành, khi được sáu trần như ý họ chán họ mới chuyển lên tiếp tục tu thiền. Nhưng mà khổ là trong cái đám tiếp tục tu thiền nó lại chia ra mười tám phe trong đó. Đắc thiền ở tầng nào xong là kẹt cứng trong cái tầng đó. Đã không? Cái tầng hay dính là khổ tứ phía. Một là khổ quá là bị vùi đầu trong khổ, còn ai mà kêu tu thì tu được ba mớ lại dính trong cái tu. Cái này tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, dính trong cái tu, tức là làm cái gì được hay hay là nó ra không nổi nữa. Một là dính trong khổ, hai là dính trong sướng, ba là dính trong ác, bốn là dính trong thiện. Nói chung là đụng đâu dính đó, kiếp trước là ‘Super glue’, đụng đâu dính đó. Dính trong nhân thiện, dính trong nhân ác, dính trong quả thiện, dính trong quả ác. Dính trong nhân ác là gì? Đã lỡ câu cá rồi không bỏ được, đã lỡ đánh bài rồi không bỏ được thì cái đó được gọi là dính trong nhân ác. Dính trong nhân thiện là làm được một chút thấy mình hay. Còn dính trong quả thiện là được nhan sắc, tiền bạc, bla bla bla… là khỏi ra luôn. Còn dính trong quả ác là khổ quá đâm ra nó khờ. Nó khổ quá rồi, kêu nó tu, nó nói “Tôi mệt quá rồi, khỏi tu luôn!”. Nhiều lắm. Nó nghĩ nó nghèo nó không có thời gian nên tự cho mình cái quyền khỏi đi chùa, khỏi nghe Pháp “Tại vì tôi phải đi làm fulltime mà. Cuối tuần về nấu ăn mà, mệt lắm!”. Cái đó gọi là dính ở trong cái quả xấu, dính vô cái nghèo, ra không nổi.

Trong cái số chán dục mà đắc thiền thì nó lại tiếp tục dính nữa, đắc tầng nào dính tầng đó. Chỉ có một số ít trong đó là họ lần lượt vượt qua…hết sắc giới, lên tới vô sắc giới mà đa phần nó rớt dọc đường hết. Dính, dính, dính…Bây giờ mới hiểu tại sao Đức Phật kêu mình buông. Cái dính nó độc hơn cái gì hết thảy, đụng đâu dính đó. Có nhớ ba đặc điểm của Bồ Tát không? Muốn thành Phật Tổ phải có ba đặc điểm. Một, luôn hướng đến cái tốt hơn. Hai, là khả năng buông bỏ rất tốt. Ba, là không có giam nhốt trong bất cứ một cái nhà ngục nào. Nhà ngục gì ta? Nhà ngục vật chất, nhà ngục phước báu, nhà ngục tình cảm, nhà ngục kiến thức. Có biết nhà ngục tình cảm không? Tức là tôi chỉ biết cái người của tôi thôi, tôi chỉ biết bạn bè của tôi thôi, tôi chỉ biết cái dân tộc, đất nước của tôi thôi, tôi chỉ biết đồng hương của tôi thôi. Nói chung là tùy vào cái tên rộng, tên hẹp, mà tôi thấy nhiều lắm là chỉ biết gia đình mình thôi. Mà có người còn tệ nữa, chỉ biết vợ con mình còn cha mẹ là ngoài rìa. Cái đó là tệ dữ dội luôn. Thí dụ mình đóng khung mà trong đó có mẹ, có cha thì còn đỡ, còn có nhiều người đá cha mẹ văng ra cái khung đó luôn. Trong cái khung đó chỉ có vợ, chồng, con cái thôi. Có nhiều khi chó mèo nữa, nó dắt cho đi chơi chứ không dắt bà già đi chơi, để bà già ngồi ở nhà ngóng chờ. Nó chơi với chó thích hơn chơi với bà già, chơi với ba má không có vui. Nhiều khi cũng muốn lắm, muốn nó tới dắt đi bộ mà không có, nó không có rãnh, mà nó dắt hai bên mấy con chó nó vui hơn. Tức là tự nó đóng khung. Còn giam nhốt mình trong kiến thức là gì? Là cho rằng cái biết này là số một rồi, cái bằng cấp này là quá bảnh rồi bây giờ tôi không phải nghe cái thằng nào con nào hết. Tình cảm, nhận thức, rồi bắt đầu trong cái đức hạnh. Được như tôi vầy, ăn chay tháng bốn ngày là số một rồi. Nói chung là tìm đủ cách để tự giam nhốt mình, Bồ Tát thì không. Cho nên một là Bồ Tát luôn hướng đến cái tốt hơn bất kể lúc đó Ngài đang ở vị trí nào. Hai, khả năng buông bỏ rất tốt. Ba không có giam nhốt mình trong bất cứ một cái nhà ngục nào. Muốn thành Phật là phải có ba cái này. Nếu các vị hỏi tôi “Kinh nào?” thì đó là chú giải của Phật Tông (Pali). Cũng phải nói thêm, đừng có nghe đặc điểm của Phật Tổ như vậy nghĩ rằng tôi không có cái tầm đó nên tôi không có quan tâm ba cái này. Mình không có nguyện thành Phật mình có nên ghi nhớ ba cái này không? “Có chứ”. Why? Ba cái này có cần cho người bình thường không? Mình không có nguyện thành Phật mình đâu có cần cái này làm chi phải không? Hình như cần. Nên nhớ là người tu Phật là không có hướng đến cái tốt nhất mà hướng đến cái tốt hơn. Tại sao? Khi mà hướng đến cái tốt nhất nó nguy hiểm chỗ này, bữa nào nó gặp cái gì đó mà cho đó là nhất là mình đứng ở chỗ đó luôn. Hướng đến cái tốt nhất nghe thì nó bảnh thiệt nhưng làm sao mình biết cái gì là nhất. Làm sao You biết cái đó là nhất? Thế là có một ngày You gặp một cái tào lao mà You tưởng đó là nhất thì đời You tàn, You hiểu không? Cho nên You chỉ hướng đến cái ‘better’ chứ không phải ‘best one’. Phải ráng hiểu cái này, chứ không hiểu cái này, về cứ suy nghĩ “tại sao trong tiếng Anh cái comparative cái best nó hơn cái better chứ”. Nhưng đúng ra cái ‘better’ nó lại tốt hơn cái ‘best’, nó an toàn hơn. Tại vì mình đâu có biết cái ‘best’ là cái gì, lỡ bữa nào lượm một thứ trời ơi làm sao? Mình ôm cái đó mình cho nó là ‘the best’ là mình chết. Nên lúc nào cũng là ‘better’, chỉ có cái tốt hơn chứ không phải là cái tốt nhất, chỉ là cái tốt hơn thôi thì nó chắc ăn hơn, an toàn hơn. Chứ còn hướng tới cái tốt nhất thì chuyện đầu tiên mình đâu biết cái nào là nhất, chuyện thứ hai là vô cùng nguy hiểm, sẽ có một ngày mình ngộ nhận. Có hiểu không? Trong cái đám đắc thiền có một số vị rất là hiếm họ biết bỏ qua hết. Sơ, nhị, tam, tứ thiền, sắc giới, hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ… nghĩa là lần lượt bỏ qua bỏ qua để được cái cao hơn. Nhưng mà tuyệt đại đa số ‘almost’ bị kẹt trong đó ra không nổi. Thua hết, lâu lâu mới có người vượt qua. Bởi vậy mới hiểu tại sao Phật là hiếm. Càng nói mới lòi ra tại sao Phật hiếm là bởi vì chúng sanh đụng đâu dính đó mà Phật là cái người ‘better, better, better…’

Học Đạo nó hay ở chỗ học cái này nó rọi cái kia. Bà con về nghe băng giảng sẽ cám ơn ở chỗ là cái này nó rọi cái kia, nhưng mà có người gửi cho tôi tiền rồi không thèm đi học, cho tiền xong không thèm đi học. Nó có lợi là học cái này nó rọi cái kia. Chứ không phải mình học cái này là chỉ biết cái này, không phải. Một cái biết nó có lợi và không có hại trong khi một cái dốt nó chỉ có hại mà không có lợi. Tại sao? Khi anh biết được một cái nó là cái nền cho nhiều cái biết khác chứ không phải chỉ riêng cái biết đó. Khi tôi biết rằng đồ ăn Việt Nam nằm nhiều ở Bellaire, tôi chỉ biết nhiêu đó thôi. Thì từ cái biết đó nó mở cho tôi nhiều thứ khác. Tôi ngồi tôi suy nghĩ “Tại sao nó nằm nhiều ở đó?”. Tôi suy nghĩ dốt dốt thôi, phần lớn cộng đồng nằm nhiều ở đó, như vậy những chuyện liên quan tới cộng đồng tôi phải tìm hiểu ở đó. Chỉ suy diễn từ đồ ăn nó mới ra cái chuyện kia. Tại sao đồ ăn tập trung ở đó? Là vì bà con của mình ở đó nhiều, như vậy những chuyện liên quan tới cộng đồng tôi ra khu vực đó tôi tìm hiểu. Từ chỗ nhận thức hai này nó mới ra bao nhiêu cái khác, tôi cần khai thuế, cần bảo hiểm, cần châm cứu, gởi đồ, gởi tiền, bla bla bla…là tôi ra ngoài đó. Mà đầu tiên nó chỉ từ cái việc nhỏ là đồ ăn Việt Nam ở Houston tập trung ở Bellaire, biết nhiêu đó thôi. Cái đó chỉ có một câu ngắn cô Vi Nga cổ viết gửi cho tôi “đồ ăn Việt Nam ở Houston tập trung ở Bellaire”, mà tôi về cầm cái câu đó tôi suy ra. Rồi có người bên Atlanta họ gửi cho tôi thế này “Sư đến bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ mà Sư cần tìm hiểu Sư kiếm tiệm nail”. Trường đại học dân lập của Việt kiều hải ngoại. Ai mà bỏ chồng, bồ đá, có chửa hoang, ai đi chùa, ai dựt nợ, ai bị ung thư kỳ cuối, ai về quê lấy vợ bé là vô tiệm nail nó nói hết. Cứ ngồi cho nó dũa, nó dũa một móng là biết hai chục chuyện, chưa kể là facial, wax. ra là coi như tốt nghiệp luôn đó. Vô trong đó một tiếng đồng hồ mà ra là coi như trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, giữa thông nhân sự, biết hết. Bởi vậy chỉ cần biết một chuyện thôi là biết tất tần tật, tuốt tuồn tuột. Cho nên kiến thức nó lợi là biết một nó mở ra. Mình có thể gọi đây là ‘Tiệm mail Phật giáo’ cũng được. Tức là mỗi lần có lớp học thế này, bà con có một ít kiến thức, kiến thức đó nó mở ra cho bà con. Chẳng hạn như bà con hiểu chứ Phật đạo là cái gì, tại sao mang thân người là khó. Hôm qua tới giờ tôi không có nói nhưng mà những cái phanh phui của tôi bà con thấy là làm người chua thiệt chứ. Chẳng hạn như nãy tôi nói đụng đâu dính đó thì khó làm người lắm, nó được cái gì là dính, đụng tới là dính. Do nghiệp xấu sanh làm con trùn, là nó đam mê cái chuyện ăn rồi là chui rút ở dưới đất, nó mát mát. Nó khoái cái mát mát mà không làm người đó. Rồi nó xuống cống nó làm trùn chỉ. Biết trùn chỉ không? Loại trùn mà một nùi để nuôi cá lia thia, mình thấy nó thấy gớm mà tụi nó là thiên đường đó, đó là Las Vegas của nó đó, cho nên là nó đã lắm. Nó tiền không đó, người ta mua về để cho mấy con cá nó ăn. Mà mình phải có gan mình xuống cống hốt nó lên, lúc nhúc lúc nhúc vậy đó, mình cầm nó nhột tay, nhớt nhớt vậy đó chứ không có gì hết. Mà đối với nó là đã lắm, cái thế giới đó đối với nó là số một, nó thích lắm.

Có một lần đó, tôi kể cái này chắc tôi ngủ không được quá. Kì đó có một vị sư bạn rủ tôi đi Cà Mau lúc đó tôi mười mấy tuổi. Thời đó đi đứng khó khăn lắm, từ Cà Mau đi về Cần Thơ trễ đò hai anh em mới vô phòng trọ ngủ, phòng trọ rẻ tiền ở bến tàu. Ở trên nó bằng bồ bồ, tren nó chẻ ra rồi đan lại. Tôi nằm ngủ mà tôi nghe “tút, tút, tút…”, tôi nhìn xuống sàn, chuột trù, một bầy, nó nằm ở góc cột, con này nó leo lên con kia, mà mùi nó nồng lắm, nó không có rời nhau, nó quấn nhau mà nó kêu “chít, chít, chít…”. Mà nó dơ, nhà đó là nhà trọ rẻ tiền ở bến tàu để chờ tàu khuya đi. Lúc mình nhỏ mình nghĩ “Trời ơi, chúng sanh bị cái nghiệp gì nặng quá!”, ông Sư mà, tôi có nghĩ vậy “Trời cái nghiệp gì ghê quá!”. Tới hồi lớn lên từ từ mình thấm mình thấy ngay trong đời sống con người nhiều khi có những người có đời sống giống con đó, sống dơ mà họ không biết. Có hiểu tôi nói gì không? Cũng ăn, đi làm, có tiền, về vợ chồng gây gỗ, cũng đẻ con, vẫn đẻ đều đều, vẫn gây, vẫn thương, vẫn sống đời sống chật hẹp, cái đầu không có mở ra được, sống như chuột trù vậy đó, mệt lắm! Ghê lắm! Rồi hễ giàu thì nó hư theo kiểu giàu, trác tán. Hễ nghèo thì nó khổ theo kiểu nghèo, đời sống tăm tối không biết Phật pháp gì hết. Cơ hội mà trồi lên rất là khó, giống như mình ở dưới tám lớp bèo cám, Phật ra đời Phật chỉ ném một viên sỏi để vẹt lớp bèo ra cho nắng nó rọi xuống, viên sỏi đi đến đâu thì nắng đi đến đó, xong rồi khép lại. Mà nó ghê chỗ này, tôi không bắt quáy vị phải thờ tôi, nhưng nó khổ ở chỗ là tới học tôi thì nghe sợ nhưng mà ít bữa về là quên mất. Hoặc là đi nghe thầy bà nào họ ru hoặc họ nói những cái dễ nghe, vui, tu mà tu vui nha, tu kiểu pháp môn này pháp môn kia vui là quên mất cái vụ này. Quên mất cái vụ từng ngày mình đang tạo điều kiện để mình đi về một cái cảnh giới nào đó. Trong từng phút ta đang dọn đường để đi về một cảnh giới nào đó và những gì ta thích, ta ghét nó mới đưa ta về một cảnh giới nào đó.

Rồi đi tiếp, trong cái đám người chán dục có một số người họ hướng đến cảnh thiền để về Phạm Thiên. Trong cái đám người đắc thiền, hưởng dục đó có một số họ thấy thiền cũng không có ngon hơn dục bao nhiêu. Họ mới muốn là đừng có sanh tử nữa, họ biết là bây giờ lên Phạm Thiên tưởng sao ít bữa nữa cũng xuống làm chuột trù nữa, xuống như cũ nữa. Ngán quá đi! Bây giờ họ muốn đi ra khỏi, đừng có sanh tử, siêu đọa mệt quá đi! Lúc đó họ chán vậy, mà đủ duyên lành, Balamật, nghe được Phật pháp được hành trì là chứng thánh. Mà tới đó hết chưa? Chưa. Do thói quen tâm lý, khuynh hướng tâm lý và tập khí nhiều đời xưa giờ, khi họ đắc thánh có vị họ lấy niềm tin làm chủ đạo. Cho dù mình tu bao nhiêu hạnh chăng nữa, muốn đắc đạo thành thánh có ba hạng, một là ạnh về đức tin, hai là mạnh về định, ba là mạnh về trí. Đức tin là niềm tin ‘faith’, định là khả năng tập trung tư tưởng, có người nặng về trí là khả năng ‘discrimination’. Muốn chứng Thánh có nhiều cách nói. Chứng thánh là phải thấy rõ bốn Đế, đó là một cách. Cách thứ hai, chứng Thánh là giây phút thấy rõ bản chất của vô thường, khổ và vô ngã của thân tâm này. Nhớ nha, chứ biết có một cái mai mốt đi cãi người ta là kỳ, quê lắm nha. Có nhiều cách nói, chứng Thánh là thấy rõ bốn Đế. Bây giờ bà con mới thấm định nghĩa bốn Đế mà không nắm học giáo lý nó khó vì đụng đâu người ta cứ móc nó ra hoài, móc xài hoài, khổ vậy đó. Kì sau tôi về tôi giảng chắc tôi nói cái cô nào tổ chức viết mấy cái định nghĩa treo lên vách. Thí dụ như là:

Đau khổ là gì? Là sáu căn biết sáu trần bất toại.

Hạnh phúc là gì? Là sáu căn biết sáu trần như ý.

Thiện là gì? Là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành.

Ác là gì? Là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là quan sát coi sáu căn đang biết sáu trần bằng tâm gì bất kể là bất toại hay như ý.

Nắm cái đó rồi bà con học như chẻ tre, đi rót rót rót à. Nó có hai cái rót rót, một là chẻ tre, hai là … có nghĩa là nghe rót rót mà nó quên. Cai rót rót mà nó thông, nó sướng, còn có cái rót rót mà nó đi không nổi, nó lỏng gối. Có nhiều người hỏi “nhớ không?” – “Nhớ”, nhưng mà kêu nói thì trục trặc, thì cái đó cũng là rót rót mà … Như vậy thì chứng Thánh có nhiều cách định nghĩa. Một là hoàn tất Bát Thánh Đạo gọi là chứng Thánh. Cách thứ hai, hiểu rõ Tứ Diệu Đế là chứng Thánh. Ba, hiểu rõ mười hai Duyên Khởi là chứng Thánh. Bốn, hiểu rõ Tam Tướng, tức là ba cái ‘characteristic’ của thân này là chứng thánh. Bây giờ tôi đang nói về trường hợp này, mấy cái đó là the same.

Thấy rõ Tam Tướng là gì? Thấy rõ mọi thứ ở đời này không có gì là một mà nó là do vô số điều kiện ghép nối nên. Do vô số điều kiện ghép nối nên, từ sợi tóc, cho đến lá me nhỏ xíu, cho đến hạt bụi bên đường, hạt bụi bay trong gió, tất cả đều là do vô số điều kiện mà có. Trước hết phải thấy cái đó. Và khi có rồi thì sao? Lúc còn lúc mất. Khi mà thấy như vậy, đối với người đức tin mạnh thì khi họ quan sát thân tâm này thì thấy nó chớp nhoáng, chớp nhoáng, chớp nhoáng, thấy nó vô thường. Người có đức tin mạnh họ thấy khía cạnh ‘impermanent’ rất rõ, ‘most clear’, đối với họ cái đó rõ nhất. Họ thấy cái đó trước, họ đắc quả. Cái giải thoát của họ gọi là vô tướng giải thoát. Vô tướng là ‘formless’, ‘freedom’. Tại sao gọi là ‘formless’ bởi khi anh thấy mọi thứ là chớp tắt nó đâu còn là vuông, tròn, dài, ngắn, cao, thấp, trắng, đen. Hồi chưa biết Đạo mình thấy cuộc đời mình là một cái line. Biết Đạo rồi mình thấy đời mình là ‘spot’. Biết nữa, lúc chứng Đạo mình thấy đời mình là ‘dot’, chấm chấm chấm. Mà đã là ‘dot’ thì làm gì có ‘form’, làm gì có ‘shape’. Cho nên khi mà đức tin mạnh mà quán Tam Tướng trong danh sắc là chỉ còn thấy mấy cái ‘dot’ không cho nên gọi là vô tướng giải thoát (Pali). Đó là cái thằng cha đức tin mạnh, sống nhiều bằng đức tin. Ông thứ hai là định mạnh, ông có ‘concentration’ mà nhiều, khi ổng quan sát thân tâm, ổng đi kinh hành, hành thiền ổng đắc. Ổng thấy khía cạnh ‘suffering’ nhiều. Ông đức tin nhiều thì ổng thấy khía cạnh ‘impermanent’. Nhưng cái ông ‘concentration’ khi ổng đắc Thánh, ổng thấy khía cạnh ‘suffering’ nhiều, ổng thấy rõ hơn mấy khía cạnh khác. Cái đó gọi là (Pali) vô nguyện giải thoát. Có nghĩa là sao? Cái khía cạnh mà ổng thấy nổi bật là ổng thấy đời này không có cái gì để mà ước ao, mong mỏi hết. Ông thứ nhất là khi đức tin mình nhiều thì mình quan sát thân tâm, mình thấy khía cạnh vô thường, thấy cảnh chớp nhoáng, chớp nhoáng được gọi là vô tướng, không có hình dáng gì hết. Ông thứ hai khi ổng thấy đời này nó oải quá, vui ít, khổ nhiều thì ổng thấy cuộc đời này chuyện đầu tiên là đáng sợ, đáng chán. Ổng không còn đam mê trong danh sắc nữa. Khi mà không thích trong Khổ Đế nữa thì người ta mới cắt được cái Tập Đế. Ông thứ ba là trí. Trí tuệ nhiều khi mà Tu Tứ Niệm Xứ thì họ sẽ thấy cái khía cạnh vô ngã ‘selflessness’ hoặc là ‘egolessness’. Tức là ổng thấy cái thân này không phải là một, không có cái gì là ‘pure’, không có cái gì là ‘solid’, không có gì là …, mà tất cả là ‘composition’. Ổng thấy ‘nobody’ không có ai ở đây hết. Trước đây ổng thấy ổng là ‘somebody’, bây giờ ổng thấy ổng là ‘something’. Tôi nhắc lại vô ngã không phải là ‘nothing’, vô ngã là ‘nobody’. Chứ còn nghe nói vô ngã là không có gì là sai, có chứ, nó là ‘something’ nhưng mà ‘nobody’. Ông mà trí nhiều khi mà ổng đi tới đi lui, ổng ngồi ổng theo dõi hơi thở thì ổng thấy khía cạnh ‘selflessness’, thấy rõ hơn là hai ông kia. Ông mà ‘concentration’ nhiều, ông định mạnh khi ổng ngồi thiền ổng thấy khía cạnh khổ. Ổng thấy cái thân này “trời ơi sao mà ớn quá!”, nhìn đâu cũng thấy khổ hết.

Qúy vị còn nhớ khổ có hai loại khổ không? Khổ bản chất và khổ cảm giác. Cái khổ cảm giác là khổ mà bà con mình hay nói đó “Trời ơi khổ quá! Trời ơi khổ quá!” là khổ cảm giác. Cái khổ cảm giác nó cạn lắm bởi vì nó không có ‘including’ được ‘happiness’. Cái ‘suffering’ nó không bao gồm được cái hạnh phúc trong đó mà chỉ có cái khổ bản thể nó mới bao gồm luôn. Tức là giọt lệ và nụ cười nó đều nằm trong cái khổ bản thể. Hiểu không? Lớp kì này tôi giảng đặc biệt cho hành giả, các vị không hiểu thì vô phương, mà người như vậy chuyển kiếp cũng không có khá đâu, vẫn sống tiếp đi.

Khi mà kiểu tu của You trong nhiều kiếp You sống nhiều về đức tin, You đắc Đạo You đắc cái kiểu đó, You thấy cái vô thường rõ nhất You đắc. Mà tôi nói lần nữa cái nhà giải thoát nó có ba cửa thì dầu You đi cửa trước, cửa sau hay cửa hông thì vô trong có giống nhau không? Giống. Tuy nhiên, vô rồi thì giống nhau nhưng trên đường đến ba cái cửa này thì khác. Tại vì muốn đi vô cửa trước You phải băng qua một cái ‘park’, You muốn đi vô cửa sau là You phải băng qua một khu rừng, You muốn đi vô cửa hông You phải đi qua một cái ‘town’, ‘city’. Khi mình băng qua cái ‘park’ nó không giống băng qua một khu rừng đúng không? Và băng qua một thành phố nó khác với băng qua một khu rừng phải không? Đồng ý là vô tới cái nhà này rồi thì ba người giống nhau, nhưng mà thực ra chưa giống đâu, lát tôi còn nói vô rồi nó còn khác nhau một chút nữa nhưng mà đại khái là giống, chứ vô đây có một cha thích phủi chân ngồi dưới đất, có một cha khoái leo lên ghế, leo lê giường, có cha khoái leo lên ghế bố. Có cái đó không? Vô nhà rồi đó, mà chuyên đó lát nữa tôi mới nói. Giờ tôi đang nói chuyện này, chuyện này mệt nè. Có cha trước khi mà vô được cửa bên hông là phải băng qua khỏi thành phố. Biết bao nhiêu chuyện ở thành phố, chuyện tốt, chuyện xấu. Chuyện tốt là gì? Thức ăn dễ kiếm. Nhưng mà chuyện xấu là gì? Ồn ào, khói bụi, móc túi. Rôi cái con đường mà băng qua rừng nó lại có những vấn đề của rừng đúng không? Bây giờ hiểu chưa? Đúng, anh đi bằng cửa nào anh cũng vô được cái nhà này hết nhưng mà vấn đề là trên đường đi đến cái cửa hông anh phải đi băng qua thành phố, trên đường đi đến cửa sau anh phải băng qua khu rừng, trên đường đi đến cửa trước anh phải băng qua cái ‘park’. Băng qua cái ‘park’ nó an toàn, nó sạch hơn băng qua khu rừng nhưng mà nó không có thức ăn. Còn mình băng qua thành phố thì mình có thức ăn nhưng không khí nó không được trong lành như là ở trong ‘park’. Còn rừng trong lành hay không khó nói lắm nhưng quý vị có thể gặp được những cảnh đẹp mà ‘park’ không có, nhưng bù lại nó có những vấn đề của rừng, côn trùm tùm lum hết. Bên Florida có con ‘no-see-them’. Có biết con bù mắt ở Việt Nam không? Còn bù mắt là còn to, con ‘no-see-them’ là mình không có thấy mà nó chích vô người mình là nó nổi cục cục cục, mà mình không có thấy đứa nào chích, tưởng ma chích không. Con đó thường thích ở vùng rậm rạp. Bây giờ không phải mình học về lớp sinh vật, mình đang học về thiền nha. Ý tôi muốn nói là mình sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mình đi ngang rừng, và đi ngang phố thì gặp rất nhiều vấn đề của phố, và đi ngang cái ‘park’ thì nó cũng có những vấn đề của ‘park’, đi rã họng kiếm chai nước không có đúng không? Mệt lắm, rất là mệt. Chưa kể, đi rừng mình “kẹt kẹt” mình còn “toilet sinh thái” được, đi ‘park’ mình không có dám. Như vậy đức tin nhiều khi tu cũng đắc được, định nhiều đi tu cũng đắc được, tuệ nhiều đi tu cũng đắc được. Nhưng mà trên con đường đi đến ba cái đó thì ông có đức tin nhiều rất thích làm phước. Cho nên người đức tin nhiều trên con đường hành Đạo họ sung sướng hơn hai ông kia. Chính vì vậy khi họ đắc Đạo họ phải thấy đời nó tan rã ra họ mới đắc, tại vì tron nhiều kiếp họ thường xuyên dệt mộng, bây giờ mấy cái mộng đó phải ‘vỡ’ thì họ mới tỉnh mộng. Thì cái ‘vỡ’ đó được gọi là Vô Tướng giải thoát. Còn cái ông mà định mạnh thì ăn rồi cứ xếp bằng, nhắm mắt, hít vô thở ra, hít vô thở ra. Ông này rất là máy móc, ăn là cứ thiền, thiền nhiều kiếp. Cứ là sanh ra là chán đời, vô núi ngồi xếp bằng, rồi sanh về Phạm Thiên, về Phạm Thiên chán rồi lọt đây, lọt đây may mắn gặp bạn lành rồi thiền nữa, lên trển nữa. Như ngài Mục Kiền Liên vậy, tức là xuống đây thấy chán chán chán thế là thăng về trển, cứ vắng vắng là thăng về trển, nên khi Ngài gặp Phật rồi Ngài là đệ nhất thần thông. Trừ ngài Mục Kiền Liên ra thì đa phần các vị mà tu đức tin mấy cái phước lắc nhắc nhiều hơn mấy ông trí nhiều, định nhiều. Bù lại cái ông định nhiều ổng có cái mà hai ông kia không có đó là cái ông mà trí nhiều thiếu định thì ổng toàn là trí suy diễn không. Còn cái ông mà định nhiều đừng coi thường. Trong Kinh nói rõ khi không có Phật pháp thì cái người duy nhất trên đời này thấy được nhiều chuyện nhất là cái ông đắc định. Vì có đắc định mới thấy được kiếp trước kiếp sau, luân hồi quả báo, thiên đường địa ngục, ma quỷ khuất mặt khuất mày. Cho nên có ba lời nguyện rất là quan trọng sau đây:

Một, là đời đời sanh ra con được gần bạn lành.

Hai, là đời đời sanh ra dầu giàu hay nghèo, mỗi khi con cần làm phước là con phải có ngay. Chứ đừng có nguyện con được sướng mà phải nguyện như vậy đó. Mặc dầu bình thường con sống khổ như con chó cũng được nữa miễn là cần làm phước là con phải có ngay. Thí dụ như mình đang nghèo vậy, mình đang cần giúp một người nào đó cái tự nhiên mình có tiền. Có tiền để làm phước hay hơn có tiền để hưởng. Nhớ lời của tôi! Bởi vì cái đó nó lời hơn cái vụ có để hưởng. Mà nhiều người ngu không biết cái đó, cứ cầu “Kiếp sau sanh ra con được đầy đủ để làm phước”. Sai! Sai rồi! Phải nguyện lại “Đời con kiếp sau có thể nghèo (có thể không? có thể chứ!), có thể nghèo, có thể giàu, không quan trọng mà con cần làm phước là có liền”. Cho nên một là gần minh sư, thiện hữu. Hai là cần làm phước là có liền.

Ba, dễ dàng đắc chứng thiền định.

Tin tôi đi, ba cái lời nguyện và nếu được lời thứ tư nữa thì tốt mà sợ nguyện nhiều quá nó quên.

Cái thứ tư là gặp được Thánh Hiền để lễ bái, cúng dường và lắng nghe.

Bốn lời nguyện này là tuyệt vời, phải ghi. Một là đời đời sanh ra gặp được minh sư, thiện hữu. Hai là dầu giàu hay nghèo chỉ cần muốn làm phước là phải có ngay. Ba là dễ dàng đắc chứng thiền định. Bốn là Thánh Hiền ra đời là con phải gặp. Trong kinh kể có nhiều vị phước lắm, cứ hễ độc giác ra đời là họ cứ quẩn quẩn quẩn họ đi họ gặp à. Như trong kinh nói bà Gotami, ngài Ca Diếp, đặc biệt hai người đó họ có duyên với Phật Độc Giác. Đức Phật Độc Giác là những vị tự ngộ không có thầy mà cũng không có trò. Phật Tổ là những vị không có thầy nhưng có trò. Còn Độc Giác là không, trên không thầy mà dưới không trò. Những vị này chỉ ra đời khi không có Phật Tổ thôi. Khi các Ngài sắp sửa đi bát các Ngài xét coi đứa nào có duyên các Ngài mới ôm bát tới. Mà nếu mình có lời nguyện rồi các Ngài kiếm chỗ mình các Ngài tới. Còn mình không có nguyện thì…khó lắm, nó không có tần số, không có ‘password’, khó lắm, khó thấy nhau trong đời lắm. Cho nên đây là bốn lời nguyện vô cùng quan trọng. Cho nên đừng có coi thường cái định nha, cái định nó độc lắm. Khi không có Phật pháp, thằng cha mà đắc thiền, đắc định là chả nắm về thế giới này. Một là nguyện đời đời được gần minh Sư, thiện hữu. Minh Sư là thầy giỏi mà thiện hữu là bạn lành. Thứ hai là dầu giàu nghèo đi nữa thì cũng có tiền, có điều kiện để làm phước. Thứ ba, đắc chứng thiền định dễ dàng. Thứ tư, Hiền Thánh ra đời là con phải được gặp mặt. Được gặp mặt chứ còn có mặt là lúc nào chẳng có, phải được gặp mặt, chứ còn có mặt là nhiều khi có mặt ở chỗ khác.

Trong ba hạng này tôi biết có nhiều người nghe nói đến trí nhiều mê lắm nhưng không, cẩn thận. Tốt nhất là nên có cả ba nhưng cái nào mạnh nhất thôi. Tức là phải có đức tin, phải có thiền định, phải có trí tuệ. Có rất nhiều vị cái Balamật của họ nó vừ đủ để đắc thôi, đó là vét phước, mót đó, tức là vét đủ ba chén cơm thôi. Còn cái kia là ăn lòi con mắt vẫn còn hai chén. Còn có vị họ vét nồi đó, khổ lắm. Cái người mà có đức tin cái phước lắc nhắc họ nhiều lắm. Nhưng mà đức tin nặng quá mà trí nó thiếu thì tu hơi chậm. Như cái bà nghe thiền sư giảng mà hiểu lầm, “Đang đi mà thất niệm làm lại từ đầu” có nhớ không? Cái đó nhiều lắm, mất thời gian, phước báu thì nhiều, mấy người đó phước báu nhiều. Đức tin mạnh thì được nhiều phước nhưng nó kẹt ở chỗ là hiểu sai, hiểu chậm mất thời gian một cách không cần thiết. Còn trí nhiều thiếu phước cũng đuối, cái khó nó bó cái khôn quý vị biết không? Bây giờ mình biết cái sức của mình là chỉ cần có người nuôi cơm mình thôi là mình ngồi thiền, mình dịch kinh là bảo đảm tới bến luôn. Nhưng mà không, phải đi làm, làm hai job luôn, về là hết giờ, biết cái đó không? Tôi gặp nhiều người tôi thương lắm. Tôi biết hai người ở Việt Nam, có tâm tu, có sức khỏe, có trình độ, nhưng mà một vợ hai con, mà vợ thì chỉ biết đánh bài không biết chuyện khác, chỉ biết đánh bài thôi không có nhờ được. Ảnh giỏi, ảnh thích Đạo từ thời con trai chưa vợ, ảnh có trình độ mà ảnh giỏi, bây giờ đi rước một cô vợ tào lao về, bả thiếu nợ phải nói là ta bà thế giới bả thiếu khắp nơi. Hồi đó ảnh tính bỏ lúc đó mới có một đứa, bả thấy ảnh dòm dòm muốn bỏ bả làm thêm một đứa nữa, giờ ảnh đâu có bỏ được, còn nếu ảnh dòm dòm bả quất thêm một đứa nữa là giam ông luôn. Uổng ghê luôn, có trình độ, có Đạo tâm mà lại có sức khỏe, nhỏ hơn tôi hai tuổi mà chỉ có cái tôi là giờ phải gánh một vợ hai con. Mà nó xui một chỗ là bây giờ muốn giúp ảnh thì giúp bao nhiêu cho đủ, bà vợ bả đánh bài. Qúy vị biết đánh bài không? Theo quý vị giúp bao nhiêu cho đủ. Thí dụ như nó bệnh mình hỏi tiền thuốc một ngày bao nhiêu để mình cho, còn cái này nó đánh bài mình cho nhiều đánh nhiều vậy đó. Cho nên bây giờ nguyên lớp mình hùn lại gởi cho bả một tỷ, bả đánh một ngày hai trăm triệu, đánh năm ngày hết vậy đó. Giúp sao được mà giúp. Cho nên tôi có quen một vài cô Phật tử trẻ mà nhỏ, tôi có nhắc thế này: Con nhớ nha, con đi lấy chồng con né dùm Sư hai thằng. Một là xì ke, hai là bài. Xì ke mà nó lên cơn rồi thì chuyện gì nó cũng làm hết. Rượu thì nó còn kiềm được, thuốc lá nó còn kiềm. Còn xì ke mà nó lên cơn rồi thì… cái cơn nó lên rồi nó nhìn thấy ghê lắm, phải nhúng cái đầu nó vô trong nước, phải kiềm tay kiềm chân nó dữ lắm, cơn nó lên nó khiếp lắm. Cho nên cái cơn nó lên nó sẵn sàng giết người nhà để nó lấy tiền nó thỏa mãn. Tôi thân với má nó, trong lúc nói chuyện tôi có chỉ nó, tôi nói “Con nhớ tránh hai hạng này. Một là xì ke, nó vô rồi là đời con tàn. Thứ hai là đánh bài. Con đừng bao giờ con tin thằng đánh bài nó hứa nó bỏ. Sai”. Nó có thể bỏ, nó chặt ngón tay nó thề luôn. Nó tới mười ngón lận nên nó chặt được nhiều lần biết không? Nó chỉ cần còn ngón để chia bài là nó còn đánh. Mà bây giờ chỉ cần bấm, nó cần cùi chỏ là bấm được rồi, vẫn đánh bài được. Nhất là cá độ nó chỉ cần cái miệng thôi đâu cần bằng tay nữa. “Khi nó dính vô cái máu đó rồi thì đời con tàn trong ngõ hẻm con biết không? Nó đẹp trai bằng trời đi nữa cũng đừng đụng tới”. Cái máu đánh bài nó lạ lắm, nó đã kiêng rồi, nó thấy má nó treo cổ chết vì ba nó đánh bài, nó thề rồi đó. Một khi nó đã nghiện rồi, nó thấy cái bộ bài là tay chân nó run bắn lên. Trong dòng họ tôi có một vụ như vậy, đứa con nằm viện, ông bố đi nuôi. Bao nhiêu tiền nuôi đánh bài sạch bách. Tiền thuốc, tiền phòng tùm lum hết mà không có. Việt Nam họ không có ‘cover’ như bên Mỹ, thằng nhỏ chết, chết chỉ vì bố đánh bài, không phải chết vì bệnh, chết vì bài. Cho nên hồi nhỏ coi thầy bói nói đứa bé này chết vì bài không ai tin hết. Tại vì nó nhỏ quá làm sao chết vì bài nhưng người khác đánh bài, nó chết. Tôi nhớ tới bây giờ, tôi nghe bài tôi thù hơn cái gì. Mà không lẽ mình nói “Con cá sẩy là con cá lớn” thì kì, cái đứa đó rất là thông minh, nó đẹp mà thông minh, mà nó là một thiên thần bé nhỏ ghé qua cuộc đời này để rồi ra đi trên một bộ bài năm mươi hai lá. Đau. Tử vi của nó tính theo ngày tháng rất là tốt, chỉ tay rất là tốt, mặt mũi rất là tốt, chỉ vì bộ bài nó ra đi. Cho nên đã day vô đó rồi là chết. Mà đàn bà, nói xin lỗi các vị , đàn bà nó khờ lắm, nó thương là nó bất chấp. Việt Nam biết bao nhiêu kiều nữ giai nhân vô tù thậm chí bị kêu án tử hình là vì đi bỏ mối heroin cho bồ. Cặp nhầm một cái thằng hát hay, đàn giỏi, đẹp trai, tới hồi truy ra là nó dính. Mà thương nó quá, buổi đầu con đi lấy thuốc về cho nó hút, cuối cùng giỡn qua giỡn lại, nghiện luôn. Rôi hai đứa muốn thỏa mãn phải làm sao? Đi giao hàng rồi trở thành đại lý phân phối ‘Provider’. Mà thương cái gì lạ như vậy! Tôi thương quý vị bằng trời mà tôi nghe cái mùi bộ bài là tôi dọt mất rồi. Độc lắm. Nó vô đó rồi là nó không còn sĩ diện, không còn lương tâm, nó mất sạch, tương lai, tương liết gì nó mất hết. Đúng ra cái đề tài này phải nói hồi nãy, tức là trong sáu trần, có những cái trần mình gọi là trần độc, dính vô rồi ra không nổi. Cái xì ke là tác động sinh lý, nhưng mà bài có thể nói là tác động tâm lý nhưng mà nó độc hơn bất cứ thứ nghiện nào. Ngộ, thua thì gỡ, thắng thì hăng. Chết ở chỗ khi nó thắng nó nghĩ đó là tiền chùa. Tiền chùa tức là hồi nãy nó đem vô có một ngàn, giờ nó thắng được tám ngàn, thì bảy ngàn là tiền chùa, tiền chùa thì mình đâu có sợ. Thế là nó đem nướng bảy ngàn tiền chùa, nó xui là một ngàn tiền nhà đi luôn. Cứ như vậy nó cứ nghèo. Xưa nay người đánh bài mà giàu nó hiếm như rùa mùa mà chun lỗ váng vậy. “Cờ bạc là bác thằng bần”. Nhớ cái đó. Bữa nay nói đủ thứ, nói về thức ăn, nói về sinh vật, cây cỏ, nói qua bài bạc tứ đổ tường nên lớp học này nó cũng đủ món hết rồi. (2:10:58)

Có một lần đó, tôi kể cái này chắc tôi ngủ không được quá. Kì đó có một vị sư bạn rủ tôi đi Cà Mau lúc đó tôi mười mấy tuổi. Thời đó đi đứng khó khăn lắm, từ Cà Mau đi về Cần Thơ trễ đò hai anh em mới vô phòng trọ ngủ, phòng trọ rẻ tiền ở bến tàu. Ở trên nó bằng bồ bồ, tren nó chẻ ra rồi đan lại. Tôi nằm ngủ mà tôi nghe “tút, tút, tút…”, tôi nhìn xuống sàn, chuột trù, một bầy, nó nằm ở góc cột, con này nó leo lên con kia, mà mùi nó nồng lắm, nó không có rời nhau, nó quấn nhau mà nó kêu “chít, chít, chít…”. Mà nó dơ, nhà đó là nhà trọ rẻ tiền ở bến tàu để chờ tàu khuya đi. Lúc mình nhỏ mình nghĩ “Trời ơi, chúng sanh bị cái nghiệp gì nặng quá!”, ông Sư mà, tôi có nghĩ vậy “Trời cái nghiệp gì ghê quá!”. Tới hồi lớn lên từ từ mình thấm mình thấy ngay trong đời sống con người nhiều khi có những người có đời sống giống con đó, sống dơ mà họ không biết. Có hiểu tôi nói gì không? Cũng ăn, đi làm, có tiền, về vợ chồng gây gỗ, cũng đẻ con, vẫn đẻ đều đều, vẫn gây, vẫn thương, vẫn sống đời sống chật hẹp, cái đầu không có mở ra được, sống như chuột trù vậy đó, mệt lắm! Ghê lắm! Rồi hễ giàu thì nó hư theo kiểu giàu, trác tán. Hễ nghèo thì nó khổ theo kiểu nghèo, đời sống tăm tối không biết Phật pháp gì hết. Cơ hội mà trồi lên rất là khó, giống như mình ở dưới tám lớp bèo cám, Phật ra đời Phật chỉ ném một viên sỏi để vẹt lớp bèo ra cho nắng nó rọi xuống, viên sỏi đi đến đâu thì nắng đi đến đó, xong rồi khép lại. Mà nó ghê chỗ này, tôi không bắt quáy vị phải thờ tôi, nhưng nó khổ ở chỗ là tới học tôi thì nghe sợ nhưng mà ít bữa về là quên mất. Hoặc là đi nghe thầy bà nào họ ru hoặc họ nói những cái dễ nghe, vui, tu mà tu vui nha, tu kiểu pháp môn này pháp môn kia vui là quên mất cái vụ này. Quên mất cái vụ từng ngày mình đang tạo điều kiện để mình đi về một cái cảnh giới nào đó. Trong từng phút ta đang dọn đường để đi về một cảnh giới nào đó và những gì ta thích, ta ghét nó mới đưa ta về một cảnh giới nào đó.

Rồi đi tiếp, trong cái đám người chán dục có một số người họ hướng đến cảnh thiền để về Phạm Thiên. Trong cái đám người đắc thiền, hưởng dục đó có một số họ thấy thiền cũng không có ngon hơn dục bao nhiêu. Họ mới muốn là đừng có sanh tử nữa, họ biết là bây giờ lên Phạm Thiên tưởng sao ít bữa nữa cũng xuống làm chuột trù nữa, xuống như cũ nữa. Ngán quá đi! Bây giờ họ muốn đi ra khỏi, đừng có sanh tử, siêu đọa mệt quá đi! Lúc đó họ chán vậy, mà đủ duyên lành, Balamật, nghe được Phật pháp được hành trì là chứng thánh. Mà tới đó hết chưa? Chưa. Do thói quen tâm lý, khuynh hướng tâm lý và tập khí nhiều đời xưa giờ, khi họ đắc thánh có vị họ lấy niềm tin làm chủ đạo. Cho dù mình tu bao nhiêu hạnh chăng nữa, muốn đắc đạo thành thánh có ba hạng, một là ạnh về đức tin, hai là mạnh về định, ba là mạnh về trí. Đức tin là niềm tin ‘faith’, định là khả năng tập trung tư tưởng, có người nặng về trí là khả năng ‘discrimination’. Muốn chứng Thánh có nhiều cách nói. Chứng thánh là phải thấy rõ bốn Đế, đó là một cách. Cách thứ hai, chứng Thánh là giây phút thấy rõ bản chất của vô thường, khổ và vô ngã của thân tâm này. Nhớ nha, chứ biết có một cái mai mốt đi cãi người ta là kỳ, quê lắm nha. Có nhiều cách nói, chứng Thánh là thấy rõ bốn Đế. Bây giờ bà con mới thấm định nghĩa bốn Đế mà không nắm học giáo lý nó khó vì đụng đâu người ta cứ móc nó ra hoài, móc xài hoài, khổ vậy đó. Kì sau tôi về tôi giảng chắc tôi nói cái cô nào tổ chức viết mấy cái định nghĩa treo lên vách. Thí dụ như là:

Đau khổ là gì? Là sáu căn biết sáu trần bất toại.

Hạnh phúc là gì? Là sáu căn biết sáu trần như ý.

Thiện là gì? Là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành.

Ác là gì? Là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là quan sát coi sáu căn đang biết sáu trần bằng tâm gì bất kể là bất toại hay như ý.

Nắm cái đó rồi bà con học như chẻ tre, đi rót rót rót à. Nó có hai cái rót rót, một là chẻ tre, hai là … có nghĩa là nghe rót rót mà nó quên. Cai rót rót mà nó thông, nó sướng, còn có cái rót rót mà nó đi không nổi, nó lỏng gối. Có nhiều người hỏi “nhớ không?” – “Nhớ”, nhưng mà kêu nói thì trục trặc, thì cái đó cũng là rót rót mà … Như vậy thì chứng Thánh có nhiều cách định nghĩa. Một là hoàn tất Bát Thánh Đạo gọi là chứng Thánh. Cách thứ hai, hiểu rõ Tứ Diệu Đế là chứng Thánh. Ba, hiểu rõ mười hai Duyên Khởi là chứng Thánh. Bốn, hiểu rõ Tam Tướng, tức là ba cái ‘characteristic’ của thân này là chứng thánh. Bây giờ tôi đang nói về trường hợp này, mấy cái đó là the same.

Thấy rõ Tam Tướng là gì? Thấy rõ mọi thứ ở đời này không có gì là một mà nó là do vô số điều kiện ghép nối nên. Do vô số điều kiện ghép nối nên, từ sợi tóc, cho đến lá me nhỏ xíu, cho đến hạt bụi bên đường, hạt bụi bay trong gió, tất cả đều là do vô số điều kiện mà có. Trước hết phải thấy cái đó. Và khi có rồi thì sao? Lúc còn lúc mất. Khi mà thấy như vậy, đối với người đức tin mạnh thì khi họ quan sát thân tâm này thì thấy nó chớp nhoáng, chớp nhoáng, chớp nhoáng, thấy nó vô thường. Người có đức tin mạnh họ thấy khía cạnh ‘impermanent’ rất rõ, ‘most clear’, đối với họ cái đó rõ nhất. Họ thấy cái đó trước, họ đắc quả. Cái giải thoát của họ gọi là vô tướng giải thoát. Vô tướng là ‘formless’, ‘freedom’. Tại sao gọi là ‘formless’ bởi khi anh thấy mọi thứ là chớp tắt nó đâu còn là vuông, tròn, dài, ngắn, cao, thấp, trắng, đen. Hồi chưa biết Đạo mình thấy cuộc đời mình là một cái line. Biết Đạo rồi mình thấy đời mình là ‘spot’. Biết nữa, lúc chứng Đạo mình thấy đời mình là ‘dot’, chấm chấm chấm. Mà đã là ‘dot’ thì làm gì có ‘form’, làm gì có ‘shape’. Cho nên khi mà đức tin mạnh mà quán Tam Tướng trong danh sắc là chỉ còn thấy mấy cái ‘dot’ không cho nên gọi là vô tướng giải thoát (Pali). Đó là cái thằng cha đức tin mạnh, sống nhiều bằng đức tin. Ông thứ hai là định mạnh, ông có ‘concentration’ mà nhiều, khi ổng quan sát thân tâm, ổng đi kinh hành, hành thiền ổng đắc. Ổng thấy khía cạnh ‘suffering’ nhiều. Ông đức tin nhiều thì ổng thấy khía cạnh ‘impermanent’. Nhưng cái ông ‘concentration’ khi ổng đắc Thánh, ổng thấy khía cạnh ‘suffering’ nhiều, ổng thấy rõ hơn mấy khía cạnh khác. Cái đó gọi là (Pali) vô nguyện giải thoát. Có nghĩa là sao? Cái khía cạnh mà ổng thấy nổi bật là ổng thấy đời này không có cái gì để mà ước ao, mong mỏi hết. Ông thứ nhất là khi đức tin mình nhiều thì mình quan sát thân tâm, mình thấy khía cạnh vô thường, thấy cảnh chớp nhoáng, chớp nhoáng được gọi là vô tướng, không có hình dáng gì hết. Ông thứ hai khi ổng thấy đời này nó oải quá, vui ít, khổ nhiều thì ổng thấy cuộc đời này chuyện đầu tiên là đáng sợ, đáng chán. Ổng không còn đam mê trong danh sắc nữa. Khi mà không thích trong Khổ Đế nữa thì người ta mới cắt được cái Tập Đế. Ông thứ ba là trí. Trí tuệ nhiều khi mà Tu Tứ Niệm Xứ thì họ sẽ thấy cái khía cạnh vô ngã ‘selflessness’ hoặc là ‘egolessness’. Tức là ổng thấy cái thân này không phải là một, không có cái gì là ‘pure’, không có cái gì là ‘solid’, không có gì là …, mà tất cả là ‘composition’. Ổng thấy ‘nobody’ không có ai ở đây hết. Trước đây ổng thấy ổng là ‘somebody’, bây giờ ổng thấy ổng là ‘something’. Tôi nhắc lại vô ngã không phải là ‘nothing’, vô ngã là ‘nobody’. Chứ còn nghe nói vô ngã là không có gì là sai, có chứ, nó là ‘something’ nhưng mà ‘nobody’. Ông mà trí nhiều khi mà ổng đi tới đi lui, ổng ngồi ổng theo dõi hơi thở thì ổng thấy khía cạnh ‘selflessness’, thấy rõ hơn là hai ông kia. Ông mà ‘concentration’ nhiều, ông định mạnh khi ổng ngồi thiền ổng thấy khía cạnh khổ. Ổng thấy cái thân này “trời ơi sao mà ớn quá!”, nhìn đâu cũng thấy khổ hết.

Qúy vị còn nhớ khổ có hai loại khổ không? Khổ bản chất và khổ cảm giác. Cái khổ cảm giác là khổ mà bà con mình hay nói đó “Trời ơi khổ quá! Trời ơi khổ quá!” là khổ cảm giác. Cái khổ cảm giác nó cạn lắm bởi vì nó không có ‘including’ được ‘happiness’. Cái ‘suffering’ nó không bao gồm được cái hạnh phúc trong đó mà chỉ có cái khổ bản thể nó mới bao gồm luôn. Tức là giọt lệ và nụ cười nó đều nằm trong cái khổ bản thể. Hiểu không? Lớp kì này tôi giảng đặc biệt cho hành giả, các vị không hiểu thì vô phương, mà người như vậy chuyển kiếp cũng không có khá đâu, vẫn sống tiếp đi.

Khi mà kiểu tu của You trong nhiều kiếp You sống nhiều về đức tin, You đắc Đạo You đắc cái kiểu đó, You thấy cái vô thường rõ nhất You đắc. Mà tôi nói lần nữa cái nhà giải thoát nó có ba cửa thì dầu You đi cửa trước, cửa sau hay cửa hông thì vô trong có giống nhau không? Giống. Tuy nhiên, vô rồi thì giống nhau nhưng trên đường đến ba cái cửa này thì khác. Tại vì muốn đi vô cửa trước You phải băng qua một cái ‘park’, You muốn đi vô cửa sau là You phải băng qua một khu rừng, You muốn đi vô cửa hông You phải đi qua một cái ‘town’, ‘city’. Khi mình băng qua cái ‘park’ nó không giống băng qua một khu rừng đúng không? Và băng qua một thành phố nó khác với băng qua một khu rừng phải không? Đồng ý là vô tới cái nhà này rồi thì ba người giống nhau, nhưng mà thực ra chưa giống đâu, lát tôi còn nói vô rồi nó còn khác nhau một chút nữa nhưng mà đại khái là giống, chứ vô đây có một cha thích phủi chân ngồi dưới đất, có một cha khoái leo lên ghế, leo lê giường, có cha khoái leo lên ghế bố. Có cái đó không? Vô nhà rồi đó, mà chuyên đó lát nữa tôi mới nói. Giờ tôi đang nói chuyện này, chuyện này mệt nè. Có cha trước khi mà vô được cửa bên hông là phải băng qua khỏi thành phố. Biết bao nhiêu chuyện ở thành phố, chuyện tốt, chuyện xấu. Chuyện tốt là gì? Thức ăn dễ kiếm. Nhưng mà chuyện xấu là gì? Ồn ào, khói bụi, móc túi. Rôi cái con đường mà băng qua rừng nó lại có những vấn đề của rừng đúng không? Bây giờ hiểu chưa? Đúng, anh đi bằng cửa nào anh cũng vô được cái nhà này hết nhưng mà vấn đề là trên đường đi đến cái cửa hông anh phải đi băng qua thành phố, trên đường đi đến cửa sau anh phải băng qua khu rừng, trên đường đi đến cửa trước anh phải băng qua cái ‘park’. Băng qua cái ‘park’ nó an toàn, nó sạch hơn băng qua khu rừng nhưng mà nó không có thức ăn. Còn mình băng qua thành phố thì mình có thức ăn nhưng không khí nó không được trong lành như là ở trong ‘park’. Còn rừng trong lành hay không khó nói lắm nhưng quý vị có thể gặp được những cảnh đẹp mà ‘park’ không có, nhưng bù lại nó có những vấn đề của rừng, côn trùm tùm lum hết. Bên Florida có con ‘no-see-them’. Có biết con bù mắt ở Việt Nam không? Còn bù mắt là còn to, con ‘no-see-them’ là mình không có thấy mà nó chích vô người mình là nó nổi cục cục cục, mà mình không có thấy đứa nào chích, tưởng ma chích không. Con đó thường thích ở vùng rậm rạp. Bây giờ không phải mình học về lớp sinh vật, mình đang học về thiền nha. Ý tôi muốn nói là mình sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mình đi ngang rừng, và đi ngang phố thì gặp rất nhiều vấn đề của phố, và đi ngang cái ‘park’ thì nó cũng có những vấn đề của ‘park’, đi rã họng kiếm chai nước không có đúng không? Mệt lắm, rất là mệt. Chưa kể, đi rừng mình “kẹt kẹt” mình còn “toilet sinh thái” được, đi ‘park’ mình không có dám. Như vậy đức tin nhiều khi tu cũng đắc được, định nhiều đi tu cũng đắc được, tuệ nhiều đi tu cũng đắc được. Nhưng mà trên con đường đi đến ba cái đó thì ông có đức tin nhiều rất thích làm phước. Cho nên người đức tin nhiều trên con đường hành Đạo họ sung sướng hơn hai ông kia. Chính vì vậy khi họ đắc Đạo họ phải thấy đời nó tan rã ra họ mới đắc, tại vì tron nhiều kiếp họ thường xuyên dệt mộng, bây giờ mấy cái mộng đó phải ‘vỡ’ thì họ mới tỉnh mộng. Thì cái ‘vỡ’ đó được gọi là Vô Tướng giải thoát. Còn cái ông mà định mạnh thì ăn rồi cứ xếp bằng, nhắm mắt, hít vô thở ra, hít vô thở ra. Ông này rất là máy móc, ăn là cứ thiền, thiền nhiều kiếp. Cứ là sanh ra là chán đời, vô núi ngồi xếp bằng, rồi sanh về Phạm Thiên, về Phạm Thiên chán rồi lọt đây, lọt đây may mắn gặp bạn lành rồi thiền nữa, lên trển nữa. Như ngài Mục Kiền Liên vậy, tức là xuống đây thấy chán chán chán thế là thăng về trển, cứ vắng vắng là thăng về trển, nên khi Ngài gặp Phật rồi Ngài là đệ nhất thần thông. Trừ ngài Mục Kiền Liên ra thì đa phần các vị mà tu đức tin mấy cái phước lắc nhắc nhiều hơn mấy ông trí nhiều, định nhiều. Bù lại cái ông định nhiều ổng có cái mà hai ông kia không có đó là cái ông mà trí nhiều thiếu định thì ổng toàn là trí suy diễn không. Còn cái ông mà định nhiều đừng coi thường. Trong Kinh nói rõ khi không có Phật pháp thì cái người duy nhất trên đời này thấy được nhiều chuyện nhất là cái ông đắc định. Vì có đắc định mới thấy được kiếp trước kiếp sau, luân hồi quả báo, thiên đường địa ngục, ma quỷ khuất mặt khuất mày. Cho nên có ba lời nguyện rất là quan trọng sau đây:

Một, là đời đời sanh ra con được gần bạn lành.

Hai, là đời đời sanh ra dầu giàu hay nghèo, mỗi khi con cần làm phước là con phải có ngay. Chứ đừng có nguyện con được sướng mà phải nguyện như vậy đó. Mặc dầu bình thường con sống khổ như con chó cũng được nữa miễn là cần làm phước là con phải có ngay. Thí dụ như mình đang nghèo vậy, mình đang cần giúp một người nào đó cái tự nhiên mình có tiền. Có tiền để làm phước hay hơn có tiền để hưởng. Nhớ lời của tôi! Bởi vì cái đó nó lời hơn cái vụ có để hưởng. Mà nhiều người ngu không biết cái đó, cứ cầu “Kiếp sau sanh ra con được đầy đủ để làm phước”. Sai! Sai rồi! Phải nguyện lại “Đời con kiếp sau có thể nghèo (có thể không? có thể chứ!), có thể nghèo, có thể giàu, không quan trọng mà con cần làm phước là có liền”. Cho nên một là gần minh sư, thiện hữu. Hai là cần làm phước là có liền.

Ba, dễ dàng đắc chứng thiền định.

Tin tôi đi, ba cái lời nguyện và nếu được lời thứ tư nữa thì tốt mà sợ nguyện nhiều quá nó quên.

Cái thứ tư là gặp được Thánh Hiền để lễ bái, cúng dường và lắng nghe.

Bốn lời nguyện này là tuyệt vời, phải ghi. Một là đời đời sanh ra gặp được minh sư, thiện hữu. Hai là dầu giàu hay nghèo chỉ cần muốn làm phước là phải có ngay. Ba là dễ dàng đắc chứng thiền định. Bốn là Thánh Hiền ra đời là con phải gặp. Trong kinh kể có nhiều vị phước lắm, cứ hễ độc giác ra đời là họ cứ quẩn quẩn quẩn họ đi họ gặp à. Như trong kinh nói bà Gotami, ngài Ca Diếp, đặc biệt hai người đó họ có duyên với Phật Độc Giác. Đức Phật Độc Giác là những vị tự ngộ không có thầy mà cũng không có trò. Phật Tổ là những vị không có thầy nhưng có trò. Còn Độc Giác là không, trên không thầy mà dưới không trò. Những vị này chỉ ra đời khi không có Phật Tổ thôi. Khi các Ngài sắp sửa đi bát các Ngài xét coi đứa nào có duyên các Ngài mới ôm bát tới. Mà nếu mình có lời nguyện rồi các Ngài kiếm chỗ mình các Ngài tới. Còn mình không có nguyện thì…khó lắm, nó không có tần số, không có ‘password’, khó lắm, khó thấy nhau trong đời lắm. Cho nên đây là bốn lời nguyện vô cùng quan trọng. Cho nên đừng có coi thường cái định nha, cái định nó độc lắm. Khi không có Phật pháp, thằng cha mà đắc thiền, đắc định là chả nắm về thế giới này. Một là nguyện đời đời được gần minh Sư, thiện hữu. Minh Sư là thầy giỏi mà thiện hữu là bạn lành. Thứ hai là dầu giàu nghèo đi nữa thì cũng có tiền, có điều kiện để làm phước. Thứ ba, đắc chứng thiền định dễ dàng. Thứ tư, Hiền Thánh ra đời là con phải được gặp mặt. Được gặp mặt chứ còn có mặt là lúc nào chẳng có, phải được gặp mặt, chứ còn có mặt là nhiều khi có mặt ở chỗ khác.

Trong ba hạng này tôi biết có nhiều người nghe nói đến trí nhiều mê lắm nhưng không, cẩn thận. Tốt nhất là nên có cả ba nhưng cái nào mạnh nhất thôi. Tức là phải có đức tin, phải có thiền định, phải có trí tuệ. Có rất nhiều vị cái Balamật của họ nó vừ đủ để đắc thôi, đó là vét phước, mót đó, tức là vét đủ ba chén cơm thôi. Còn cái kia là ăn lòi con mắt vẫn còn hai chén. Còn có vị họ vét nồi đó, khổ lắm. Cái người mà có đức tin cái phước lắc nhắc họ nhiều lắm. Nhưng mà đức tin nặng quá mà trí nó thiếu thì tu hơi chậm. Như cái bà nghe thiền sư giảng mà hiểu lầm, “Đang đi mà thất niệm làm lại từ đầu” có nhớ không? Cái đó nhiều lắm, mất thời gian, phước báu thì nhiều, mấy người đó phước báu nhiều. Đức tin mạnh thì được nhiều phước nhưng nó kẹt ở chỗ là hiểu sai, hiểu chậm mất thời gian một cách không cần thiết. Còn trí nhiều thiếu phước cũng đuối, cái khó nó bó cái khôn quý vị biết không? Bây giờ mình biết cái sức của mình là chỉ cần có người nuôi cơm mình thôi là mình ngồi thiền, mình dịch kinh là bảo đảm tới bến luôn. Nhưng mà không, phải đi làm, làm hai job luôn, về là hết giờ, biết cái đó không? Tôi gặp nhiều người tôi thương lắm. Tôi biết hai người ở Việt Nam, có tâm tu, có sức khỏe, có trình độ, nhưng mà một vợ hai con, mà vợ thì chỉ biết đánh bài không biết chuyện khác, chỉ biết đánh bài thôi không có nhờ được. Ảnh giỏi, ảnh thích Đạo từ thời con trai chưa vợ, ảnh có trình độ mà ảnh giỏi, bây giờ đi rước một cô vợ tào lao về, bả thiếu nợ phải nói là ta bà thế giới bả thiếu khắp nơi. Hồi đó ảnh tính bỏ lúc đó mới có một đứa, bả thấy ảnh dòm dòm muốn bỏ bả làm thêm một đứa nữa, giờ ảnh đâu có bỏ được, còn nếu ảnh dòm dòm bả quất thêm một đứa nữa là giam ông luôn. Uổng ghê luôn, có trình độ, có Đạo tâm mà lại có sức khỏe, nhỏ hơn tôi hai tuổi mà chỉ có cái tôi là giờ phải gánh một vợ hai con. Mà nó xui một chỗ là bây giờ muốn giúp ảnh thì giúp bao nhiêu cho đủ, bà vợ bả đánh bài. Qúy vị biết đánh bài không? Theo quý vị giúp bao nhiêu cho đủ. Thí dụ như nó bệnh mình hỏi tiền thuốc một ngày bao nhiêu để mình cho, còn cái này nó đánh bài mình cho nhiều đánh nhiều vậy đó. Cho nên bây giờ nguyên lớp mình hùn lại gởi cho bả một tỷ, bả đánh một ngày hai trăm triệu, đánh năm ngày hết vậy đó. Giúp sao được mà giúp. Cho nên tôi có quen một vài cô Phật tử trẻ mà nhỏ, tôi có nhắc thế này: Con nhớ nha, con đi lấy chồng con né dùm Sư hai thằng. Một là xì ke, hai là bài. Xì ke mà nó lên cơn rồi thì chuyện gì nó cũng làm hết. Rượu thì nó còn kiềm được, thuốc lá nó còn kiềm. Còn xì ke mà nó lên cơn rồi thì… cái cơn nó lên rồi nó nhìn thấy ghê lắm, phải nhúng cái đầu nó vô trong nước, phải kiềm tay kiềm chân nó dữ lắm, cơn nó lên nó khiếp lắm. Cho nên cái cơn nó lên nó sẵn sàng giết người nhà để nó lấy tiền nó thỏa mãn. Tôi thân với má nó, trong lúc nói chuyện tôi có chỉ nó, tôi nói “Con nhớ tránh hai hạng này. Một là xì ke, nó vô rồi là đời con tàn. Thứ hai là đánh bài. Con đừng bao giờ con tin thằng đánh bài nó hứa nó bỏ. Sai”. Nó có thể bỏ, nó chặt ngón tay nó thề luôn. Nó tới mười ngón lận nên nó chặt được nhiều lần biết không? Nó chỉ cần còn ngón để chia bài là nó còn đánh. Mà bây giờ chỉ cần bấm, nó cần cùi chỏ là bấm được rồi, vẫn đánh bài được. Nhất là cá độ nó chỉ cần cái miệng thôi đâu cần bằng tay nữa. “Khi nó dính vô cái máu đó rồi thì đời con tàn trong ngõ hẻm con biết không? Nó đẹp trai bằng trời đi nữa cũng đừng đụng tới”. Cái máu đánh bài nó lạ lắm, nó đã kiêng rồi, nó thấy má nó treo cổ chết vì ba nó đánh bài, nó thề rồi đó. Một khi nó đã nghiện rồi, nó thấy cái bộ bài là tay chân nó run bắn lên. Trong dòng họ tôi có một vụ như vậy, đứa con nằm viện, ông bố đi nuôi. Bao nhiêu tiền nuôi đánh bài sạch bách. Tiền thuốc, tiền phòng tùm lum hết mà không có. Việt Nam họ không có ‘cover’ như bên Mỹ, thằng nhỏ chết, chết chỉ vì bố đánh bài, không phải chết vì bệnh, chết vì bài. Cho nên hồi nhỏ coi thầy bói nói đứa bé này chết vì bài không ai tin hết. Tại vì nó nhỏ quá làm sao chết vì bài nhưng người khác đánh bài, nó chết. Tôi nhớ tới bây giờ, tôi nghe bài tôi thù hơn cái gì. Mà không lẽ mình nói “Con cá sẩy là con cá lớn” thì kì, cái đứa đó rất là thông minh, nó đẹp mà thông minh, mà nó là một thiên thần bé nhỏ ghé qua cuộc đời này để rồi ra đi trên một bộ bài năm mươi hai lá. Đau. Tử vi của nó tính theo ngày tháng rất là tốt, chỉ tay rất là tốt, mặt mũi rất là tốt, chỉ vì bộ bài nó ra đi. Cho nên đã day vô đó rồi là chết. Mà đàn bà, nói xin lỗi các vị , đàn bà nó khờ lắm, nó thương là nó bất chấp. Việt Nam biết bao nhiêu kiều nữ giai nhân vô tù thậm chí bị kêu án tử hình là vì đi bỏ mối heroin cho bồ. Cặp nhầm một cái thằng hát hay, đàn giỏi, đẹp trai, tới hồi truy ra là nó dính. Mà thương nó quá, buổi đầu con đi lấy thuốc về cho nó hút, cuối cùng giỡn qua giỡn lại, nghiện luôn. Rôi hai đứa muốn thỏa mãn phải làm sao? Đi giao hàng rồi trở thành đại lý phân phối ‘Provider’. Mà thương cái gì lạ như vậy! Tôi thương quý vị bằng trời mà tôi nghe cái mùi bộ bài là tôi dọt mất rồi. Độc lắm. Nó vô đó rồi là nó không còn sĩ diện, không còn lương tâm, nó mất sạch, tương lai, tương liết gì nó mất hết. Đúng ra cái đề tài này phải nói hồi nãy, tức là trong sáu trần, có những cái trần mình gọi là trần độc, dính vô rồi ra không nổi. Cái xì ke là tác động sinh lý, nhưng mà bài có thể nói là tác động tâm lý nhưng mà nó độc hơn bất cứ thứ nghiện nào. Ngộ, thua thì gỡ, thắng thì hăng. Chết ở chỗ khi nó thắng nó nghĩ đó là tiền chùa. Tiền chùa tức là hồi nãy nó đem vô có một ngàn, giờ nó thắng được tám ngàn, thì bảy ngàn là tiền chùa, tiền chùa thì mình đâu có sợ. Thế là nó đem nướng bảy ngàn tiền chùa, nó xui là một ngàn tiền nhà đi luôn. Cứ như vậy nó cứ nghèo. Xưa nay người đánh bài mà giàu nó hiếm như rùa mùa mà chun lỗ váng vậy. “Cờ bạc là bác thằng bần”. Nhớ cái đó. Bữa nay nói đủ thứ, nói về thức ăn, nói về sinh vật, cây cỏ, nói qua bài bạc tứ đổ tường nên lớp học này nó cũng đủ món hết rồi. (2:10:58)

Bây giờ khi đắc rồi thì sao? Do kiểu tu kiếp trước mà khi đắc rồi có vị thấy tất cả là sương khói, không có gì đáng để quan tâm hết, lên núi ngồi thiền chờ chết. Có vị do khuynh hướng nhiều đời đắc Alahán rồi chạnh lòng nhìn lại cái lũ phàm phu đang đau khổ dưới chân mình, thế là không có an dưỡng mà cứ đi bát vô xóm nghèo, xong rồi đi thuyết pháp cho đứa này đứa kia. Nó thích thì nó nghe, nó ghét thì nó chửi mà cứ phải đi hết từ làng này qua xóm kia thuyết pháp, bữa đói bữa lo, bữa nóng bữa lạnh. Có Alahán nào như vậy không? Có. Tội nghiệp, thương lắm. Có vị khi đắc rồi là biệt tích gian hồ luôn, lên núi cao rừng thẳm, ở trển chờ chết. Cho nên là tùy khuynh hướng. Như có lần buổi chiều ngài Xá Lợi Phất đến gặp Phật, Ngài quỳ lạy Phật. Đức Phật mới hỏi “Hôm nay sắc diện Xá Lợi Phất tuyệt đẹp và trong sáng. Vì sao vậy?”. Ngài Xá Lợi Phất nói “Bạch Thế Tôn, trưa nay sau giờ ăn con đã nhập cái định Vô Tướng Tâm giải thoát. Khi con nhập vào định đó con chỉ thấy danh sắc nó đang sanh diệt không còn người, thú, nam, nữ, không còn đẹp, xấu, trắng, đen gì hết. Con chỉ quan sát cái sanh diệt, sanh diệt. Chỉ vậy có hai giờ đồng hồ mà sắc diện con như thế tôn vừa khen vậy”. Nó an lạc quá mà! Buông hết! Không còn bận tâm độ đứa này, độ đứa kia, độ đứa chậm nói nó không hiểu độ nó cũng mệt xác Thánh, xác phàm còn mệt nữa mà. Nó mệt quá đi mà nói nó không hiểu, mệt lắm. Nhìn cái mặt nó là thấy ghét rồi mà ráng giảng cho nó hiểu. Còn có nhiều vị Thánh họ hết ghét nhưng mà nó mệt, Thánh thì hết ghét nhưng còn biết mệt. Hỏi “Con hiểu không?” – “Không hiểu!”. Cứ ba lần như vậy Thánh thấy Thánh mệt rồi, trách sao mà Thánh tịch, phàm nó tịch được là nó tịch rồi, mệt quá, muốn tịch thiệt! Đắc rồi nhưng mà do cái tâm lý ngày xưa có vị hướng đến chúng sinh mà tiếp tục lợi tha. Có vị đắc rồi để mà lui về an hưởng quả vị giải thoát. Có vị đắc rồi mà tiếp tục có cái lòng quan hoài đến người hậu tấn, quan tâm đến chuyện phát triển Phật pháp đời sau, thuyết giảng, chú thích kinh điển để đời sau nhờ những chú thích này mà họ hiểu được lời Phật hôm nay. Chẳng hạn như ngài (Pali) hoặc ngài Xá Lợi Phất, những cái chú giải hôm nay quý vị nghe tôi nói đều từ các vị đó mà ra. Có điều khi kiết tập người ta không có kiết tập phần đó. Tại sao? Phần đó quá nhiều. Cũng một bài kinh đó một vị tỳ kheo đem hỏi ngài Ca Diếp, cũng bài kinh đó đem lại hỏi ngài Xá Lợi Phất, Thánh thì nói chuyện không có mâu thuẫn nhau nhưng mà cái cách nói có khác nhau một chút. Các vị tưởng tượng nội dung không khác nhau mà chỉ khác nhau một chút về cách nói, kiết tập nó có nhiều không? Hơi bị nhiều đó. Có nghĩa một bài kinh như vậy có thể có tám trăm cái chú thích. Đó là chuyện thứ nhất các Ngài không thể đưa vào kiết tập được. Thứ hai, các Ngài muốn ưu tiên cho lời Phật, ưu tiên cho thấy cái Tam Tạng này chủ yếu là lời Phật. Vì nếu các vị thời đó tự ý thêm vào cái không phải lời Phật hoặc chưa được Phật ấn khả thì trở thành một cái tiền lệ. Có hiểu chữ tiền lệ không? Tiền lệ nghĩa là đời trước làm được thì đời sau cũng làm được. Đời đầu mình thêm của ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đời sau thêm mấy ông nhỏ nhỏ hơn, thêm riết bây giờ là Minh Niệm, Phước Tiến, Nhật Từ…là Tam Tạng chết bà luôn. Rồi Thanh Hải Vô Thượng Sư, rồi Vi Nga, Tuyết Long, Cúc Mỹ, Cúc Nhật…tùm lum hết là chết luôn. Tại tất cả đều là người khả kính mà, mà ai thấy khả kính? Tôi, tôi đệ tử của ai thì tôi thấy người đó khả kính. Thế là tôi cứ nhét vô nhét vô là chết. Chính vì mình không có cái tiền lệ ấy nên sau hai mươi sáu thế kỷ tồn tại giữa đời, kinh điển cũng chỉ có chừng ấy thôi. Chứ nếu mỗi thế hệ mà cứ rộng tay mà tống vào, nhét, thồn, cán, dộng, thì đời sau trùng điệp không biết lời nào là lời Phật. Bây giờ hiểu được cái lao khổ, dụng ý của Thánh Hiền chưa? Không phải họ dở hơn mình đâu, họ thấy rồi. Các vị cứ giữ nguyên như vậy thì người đời sau có duyên họ sẽ tìm cách họ hiểu. Thà không hiểu còn đỡ hơn nhét một đống để rồi gây hiểu lầm. Không hiểu tốt hơn hiểu lầm có đúng không? Nó đỡ hại hơn. Bất quá bây giờ nó niệm thần chú, hết. Còn hơn là hiểu lầm, thà không hiểu còn hơn hiểu lầm. Thà là vô minh còn hơn là tà kiến. Thà là mù còn hơn khùng. Bởi vì mù nó biết thân nó chỉ làm cái gì các giác quan còn lại giải quyết được. Còn cái thằng khùng là thằng vượt ngoài ba cõi, có nghĩa là nó có những suy nghĩ nhìn “đã” lắm. Tôi nhớ có hai thằng nó trốn bệnh viện, nó ăn cắp được chiếc xe đạp nó chạy. Thay phiên nhau từng thằng đạp, thằng ngồi phía sau. Đạp lên cái dốc cầu thằng kia nó mệt quá, nó chửi thề “Mày ngồi đằng sau đi, tao đạp mệt quá” – “Tao đâu có phải rãnh, mày đạp tao cũng bóp thắng chứ bộ”. Có nghĩa là nó tự chia công việc ra, thằng kia đạp nó có trách nhiệm nó bóp thắng. Mà thằng kia nó khùng nó đâu có biết chiếc xe đang bị bóp thắng, nó lo nó đạp, đạp để trốn khỏi bệnh viện càng nhanh càng tốt. Mà nói là “Mày đạp mỏi chân, tao bóp thắng mỏi tay”. Khùng mình khó nói lắm.

Phần hỏi đáp

Hỏi: Ái nhiều trí chậm là quán thân. Tại sao ạ?

Đáp: Tất cả chúng sanh đều có đủ tham, sân, si nhưng mà lấy A so với B thì chắc chắn mức độ tham ái giữa hai người không giống nhau. Tất cả phàm phu đều có tà kiến tiềm tàng hết, nhưng đem hai đứa này cộng lại đem so với nhau thì chắc chắn có đứa tà kiến nặng, đứa tà kiến nhẹ. Tham ái nhiều mà trí chậm thì thích hợp với đề mục thân quán. Câu hỏi của cô là câu hỏi đáng được điểm 10 nếu lớp này có phần thưởng học viên xuất sắc thì phần thưởng đó phải giao cho cô vì câu hỏi đó rất là hay. Bởi vì hôm qua, thứ nhất tôi không nhớ để giải thích, thứ hai tôi đi về rồi tôi nghĩ có nên moi nó ra không vì giảng cái đó người ta không hiểu. Có nhiều người người ta không có thích ăn yến, nói yến ăn lạt nhách họ không ăn mình đãi nó uổng, cho ăn chè ba màu vậy mà họ thích. Trong Kinh nói Trân quán Niệm Xứ thích hợp cho người tham nhiều mà trí chậm. Chữ “thích hợp” ở đây nó có hai nghĩa. Một là khi tu tập với đề mục đó ta cảm thấy dễ dàng thoải mái. Hai là nhờ đề mục đó mà sau này ta chứng Thánh. Nếu bà con không hiểu tôi ví dụ. Bà Tám bả có một đứa con trai bả muốn gửi về Sài Gòn đi học, hai vợ chồng bàn với nhau sẽ gửi cho ai. Bà vợ bả nói “Gửi cho cậu Tư đi. Cậu Tư thương cái đám này lắm, ổng vui vẻ lắm mà nhà ổng có tiền, tụi này sẽ sống sung sướng. Ổng chiều mấy đứa cháu dữ lắm, tụi nó sống đỡ nhớ quê. Gửi cho cậu Tư là thích hợp nhất”. Bà vợ nói vậy nhưng ông chồng ổng nói khác “Thôi gửi cho cậu Út đi. Cậu Út ổng khó khăn, ổng là nhà giáo ổng kiềm cập thì tụi này mới nên người được. Tôi thấy gửi cậu Út là thích hợp nhất”. Mà đúng là gửi cho cậu Út tụi nó đậu, còn gửi cho cậu Tư suốt ngày nó chơi không. Ở thì ở với cậu Tư là thích hợp nhưng cái chuyện học hành thì cậu Út là thích hợp. Đề mục thích hợp là phải hiểu như vậy đó, phải xé nó ra như vậy. Thích hợp nó có hai. Một là mình tu mình thấy thoải mái nhưng có trường hợp thoải mái mà nó không đưa mình đi đến đâu hết, nhưng có phải nó có thích hợp không? Thích hợp chứ. Nhưng mà nó chỉ thích hợp trên đường đi chứ nó không đưa mình đến cứu cánh. Còn có những đề mục lúc tu nó trục trặc dữ lắm nhưng nó lại hợp với mình, mình sẽ kết thúc sự nghiệp ngay cái chỗ trục trặc, khó khăn này, sẽ hoàn tất sự nghiệp với cái thằng khó khăn này. Sống chết gì cũng phải nhớ cái vụ định nghĩa thích hợp là gì. Mai mốt ai hỏi biết đường mà nói, vì đã nghe giải thích như vậy. Thích hợp có hai, một là thích hợp trên đường đi, hai là nhờ nó mà mình đến được cứu cánh. Nhờ nó mà mình đến được cứu cánh thì nó là cái thích hợp, hiểu không? Hoặc là mình đi trên đường của nó mình thấy thoải mái, cái đó cũng là thích hợp. Tùy qúy vị muốn chọn cái nào chọn. Trong Kinh chỉ cho mình biết là ái nhiều, trí chậm thích hợp cho Thân quán Niệm Xứ. Tôi chỉ giảng một cái, mấy cái sau tự hiểu, nó giống y chang vậy, giảng một cái thôi.

Ai là người biết được đề mục nào thích hợp với mình? Trên đời chỉ có hai người biết chuyện đó thôi. Một là ông thầy giỏi. Chứ còn nói Đức Phật, vậy có một mình Ngài hay sao? Nhưng mà dĩ nhiên Ngài là số một, có điều là kể có mình Ngài thì ngài Xá Lợi Phất và mấy vị giỏi để đâu. Bởi vì mấy vị không phải ngài Xá Lợi Phất, Đức Phật người ta vẫn có khả năng đó, dĩ nhiên không bằng thôi nhưng mà phải nói có. Cho nên cái hạng người đầu tiên là ông thầy giỏi, ổng đoán ra. Cái người thứ hai chính là You. Chứ đừng có nghe nói hai là nhắc Đức Phật ra. Trong ông thầy giỏi có Phật không, nhưng mà lỡ không có Phật thì mình vẫn hy vọng có ông thầy giỏi. Ngoài thầy giỏi ra thì đến đương sự. Bây giờ mình định nghĩa thế nào là trí nhiều? Cái này trong Kinh chỉ cho mình biết thôi, học để biết chứ còn nói rằng mình giống như Thánh hiền là không được. Mà phải học để biết thế nào là trí nhiều, thế nào là ái nhiều.

Trí nhiều là sao? Một là trí văn là khả năng học hỏi giáo lý. Hai là khả năng suy tư. Ba là khả năng tu tập. Có những người họ không được học nhiều nhưng mà họ có khả năng suy tư. Hoặc có nhiều người họ không thích ngồi suy tư tưởng tượng nhưng học có một quá trình thực tập lâu dài và họ có những thành tựu nhất định. Đây là cách định nghĩa an toàn nhất về cái chữ ‘trí nhiều’. Đặc biệt trong đây có cái trí tư rất là quan trọng. Trí tư là người có khả năng đọc được giữa hai hàng chữ. Đọc giữa hai hàng chữ là hiểu được cái ẩn ý, người ta mới nói tới đây là mình đã hiểu được cái ẩn ý bên dưới. Đọc một cái câu văn mà mình hiểu được cái ẩn ý gọi là đọc giữa hai hàng chữ hoặc là nhìn thấy bằng con mắt thứ ba. Trí tư nằm chỗ đó. Cái này học cho biết chứ hỏi ai thì bà cố tôi cũng không biết, chỉ là định nghĩa trong kinh nói như vậy. Tức là người đó có khả năng hiểu được cái chưa được nói đến, cái chỉ được gợi ý. Thế nào các vị cũng hỏi “Sư, Sư, kinh nào, kinh nào?”. Tăng Chi Bộ kinh, phần Bốn Pháp nói như vậy.

Trong kinh nói thế này, chúng sanh có bốn hạng trí sau đây. Hạng thứ nhất là (Pali) nghĩa là chỉ nghe vắn tắt một câu là hiểu ngay. Hạng thứ hai là (Pali) nghĩa là phải nghe đầy đủ một bài giảng có đầu có đuôi thì mới hiểu vấn đề, ‘hiểu’ ở đây là ‘đắc’. Hạng thứ nhất nghe một câu là đắc. Hạng thứ hai phải nghe một bài giảng có đầu có đuôi mới đắc. Chẳng hạn như hồi trưa hai giờ tới giờ, ai nghe mà đắc thì người đó lọt vô hạng thứ hai. Còn hạng hưu duyên, hạng một, là chỉ nghe có một câu “Mọi thứ do duyên mà có. Có rồi phải mất”, bùm, đắc luôn. Hạng hai là nghe từ trưa giờ nó mới xẹt hào quang ra. Hạng thứ ba gọi là (Pali) nghĩa là hạng này phải được hướng dẫn từng bước từng bước hành trì. Thí dụ dạy nó cạo đầu, đắp y, đi đứng, tiêu tiểu, ăn uống, nói năng, sinh hoạt phải làm sao, rồi dắt nó lên rừng, lên núi, cất am, vô hang ở, rồi dạy nó ngồi thiền từng đề mục chi tiết. Rồi một năm, hai năm, thấy cái nào chưa được mình chỉnh lại chút xíu, thấy cái gì dư mình tề bớt, thấy thiếu mình nâng nó lên, mình chỉnh nhiều năm nó mới đắc thì cái hạng đó được gọi là (Pali). Còn cái hạng thứ tư là (Pali) từ chương là tối đa. Có nghĩa là nó nói lào lào, lào lào nhưng tới đó thôi nó không có đi xa hơn được nữa. Chữ (Pali) có nghĩa là ngữ nghĩa, (Pali) là maximum, nghĩa là maximum chữ nghĩa thôi. Giờ hỏi trí nhiều là sao, thì tôi đã cung cấp bao nhiêu định nghĩa trong kinh rồi thì bà con không chịu hiểu nữa thì bà con thuộc loại thứ năm. Trong kinh kể có bốn thôi còn tôi thêm loại thứ năm để dành riêng cho cái loại không hiểu. Ái nhiều mà trí ít thì đầu tiên mình phải định nghĩa trí nhiều là sao. Bây giờ qua cái ái. Ái là sao? Là người này có cái thích vô cớ nhiều hay ít. Có biết cái thích vô cớ không? Cái người mà ly dục thì họ chỉ thích cái gì thật sự cần thiết thôi thí dụ như là ăn, mặc, ở. Khi ăn là họ ăn ngày có một buổi thôi nhưng khi ăn ngon họ vẫn thích. Mặc là họ chỉ có tam y thôi nhưng mà y mới họ thích, y bằng silk họ thích. Ở, chỗ nhà gỗ có máy lạnh thì họ cảm thấy thoải mái. Đó là thích nhưng thích trong những thứ cần thiết. Còn hạng ái nhiều là sao? Thích vô cớ, nghĩa là ra đường thấy cái bông đẹp, thích. Cái đó nó không thật sự cần thiết. Rồi thấy ông đi qua bà đi lại, thích. Thấy cái nhà của người ta không mắc cha gì mình, đứng dòm, thích. Thấy cái đồng hồ treo tường, thích. Thì người đó gọi là người ái nhiều. Người thích quá nhiều những thứ không cần thiết được gọi là ái nhiều. Còn ái, xin lỗi phàm phu thì tên nào cũng thích tùm lum. Nhưng mà cái tên ái ít, tham ít nó chỉ thích trong cái cần thiết thôi. Thí dụ như người phải có cái nhà, nó thấy nhà có bông có hoa, nhà sạch sạch nó cũng thấy vui nhưng mà vậy thôi chứ nó không có bận tâm nhiều là phải đi đấu tranh, đi tìm một cái nhà cao cửa rộng ghê gớm, sang trọng, đắt tiền, nó không cần. Còn ăn uống, bác sĩ nói tiểu đường thì bớt đường, tăng xông bớt ăn mặn, cholesterol thì bớt thịt cá, dầu mỡ, nên ăn nhiều rau trái thì ảnh ăn đúng như vậy, mà có điều bữa nào dĩa salad làm ngon thì ảnh cũng ‘enjoy’ nhưng mà… Trong cái cần thiết thì ảnh cũng có thích. Bởi ảnh là phàm mà. Còn Thánh nhân không thích trong cái gì hết. Thánh nhân không có thích, Thánh nhân chỉ có ‘cần thiết’ mà thôi. Còn phàm thì còn có thích nhưng mà giữa cái đống phàm nó chia ra hai nhóm. Một nhóm là thích trong cái cần thiết. Còn một nhóm thì đi xuất gia có pháp danh ‘Thích đủ thứ’, có nghĩa là cái gì nó cũng thích trong đó có những cái nó không thực sự cần thiết. Thí dụ mình thích uống trà, nhiều lắm là mình chỉ thích trà ngon và một cái filter là đủ. Còn có nhiều người họ thích bình, có nhiều người họ thích cả mấy trăm cái bình, cái bàn trà của họ rất là cầu kì. Các vị có biết trà hải không? Trà hải là một cái vật để đựng xác trà cũ, rồi chén tống, nhạo, các loại bình, mỗi một loại trà uống một loại bình riêng. Cái ấm nấu nước của họ, họ không có xài cái ấm nấu nước nhà bếp, họ xài cái ấm nhỏ để uống riêng, không có cho bà xã đụng tới. Rồi họ có cái khăn lau bàn trà riêng, chứ họ không phải đụng cái khăn nào họ cũng lau. Họ cầu kì lắm. Mình thấy họ giống như là một danh nhân tài tử cao khiết nhưng mà thật ra là họ đa dục bởi vì họ thích những cái không có cần thiết. Thí dụ mình biết ông Nguyễn Tuân không? Cách kể của ông Nguyễn Tuân là cách kể của một người sành điệu nhưng mà theo kinh Phật là ổng tả về những người dục nhiều. Ổng nói về chuyện ăn phở, ổng nói về chuyện uống trà, nói về chuyện làm kẹo, nói về chuyện thả thơ. Tôi buồn lắm, tôi nói nguyên đám nó không hiểu, hy vọng thế giới đang nghe tôi sẽ có người hiểu. Mình thấy chưa, mình nghèo, cũng thích dục nhưng mà biết nhiều nó khác người không biết. Khi anh biết ít quá anh sẽ có hai lựa chọn. Một là cái thích của anh nó ít lại. Hai là anh sẽ thích trong những cái thấp kém. Nhưng mà nó kẹt cái này, khi biết ít quá đừng nghĩ là nó ít thích mà nó chuyển qua nó thích trong những cái thấp kém. Chứ đừng nghĩ là nó biết ít nó sẽ ít thích, cái đó chưa chắc. Tôi không có buộc quý vị phải đọc nhiều nhưng mà chỉ nhắc chừng vậy đó. Tùy trình độ, tùy khuynh hướng tâm lý, tùy phước duyên nhiều đời, tùy khả năng suy tư mà chúng ta có kiểu thích và ghét không giống nhau. Và chính kiểu thích và ghét ấy nó làm cái ‘background’ cho bao nhiêu tư duy, bao nhiêu hành động của mình. Từ đó nó mới dẫn đến chuyện chúng ta đi về đâu trong một cảnh giới thích hợp với cái gì nó có trong đầu mình. Và đến khi thành chánh quả, hồi nãy tôi nói rồi đi ba cửa đó nhớ không? Trên con đường đi đến ba cửa đó mỗi người có một con đường khác nhau. Một cái băng qua ‘park’, một cái băng qua rừng, một cái băng qua phố, và cái vấn đề ta gặp phải trên đường hoàn toàn không giống nhau và từ đó khi thành Thánh rồi, ba ông Thánh ngồi gần nhau cái quả chứng an lạc thì giống nhau nhưng mà trong đời sống nó khác nhau. Thí dụ như cho năm trăm vị đại đệ tử Đức Phật ngồi trước mặt mình, quý vị sẽ thấy họ có những lựa chọn khác nhau. Có vị thì mặc y cũ xì, đệ nhất Phấn Tảo. Có vị thì đệ nhất Pháp Sư. Có vị thì đệ nhất Thần Thông. Có vị thì đệ nhất Trí Tuệ. Khi đắc rồi thì không còn gì để bàn, nhưng mà nói vậy chứ trước khi Niết Bàn khổ quá cũng không nên ha! Có nhiều vị Thánh đắc quả rồi, vì lòng đại bi mà phải vô rừng trốn bởi vị đó bị nhiều cái nghiệp, cứ ra đường là bị người ta đánh chửi, vì tránh cái nghiệp cho chúng sinh. Có nhiều vị không có thân tướng đẹp, dị dạng, sẽ làm cái đối tượng châm biếm, trêu chọc cho người khác. Có nhiều vị đẹp quá cũng không tốt, như ngài (Pali) ngài đẹp đến mức mà đàn ông gặp họ cũng mê nữa. Trong kinh nói có lần có ông đó gặp Ngài đi bát, Ngài ôm bình bát thế này, mà ổng nhìn bàn tay của Ngài, ổng nhìn cái môi của Ngài, ổng nhìn sống mũi của Ngài, ổng nhìn cái da của Ngài, ổng nói “Bà xã mình được một nữa vậy là ngon rồi!”. Mà Ngài là một vị Thánh, ổng nghĩ như vậy xong thì tức khắc ổng thành nữ liền. Mà nó ngộ lắm, khi ổng thành nữ xong là cái tánh ổng nó đổi, ổng thích con trai. Vì xấu hổ ổng bỏ nhà đi trong ngày, hên là ổng thành con gái thì đâu có ai nhận ra ổng nữa, ổng trốn qua xứ khác. Khi ổng là con gái thì dĩ nhiên ổng thích đàn ông, ổng cũng có chồng, sanh con, ổng sanh được hai đứa. Ngày xưa trước khi gặp Ngài ổng là đàn ông, có vợ, cũng hai đứa. Bây giờ ổng có chồng ổng cũng có hai đứa. Bữa đó ổng xa xứ một thời gian ổng gặp được người quen cũ cùng quê, ổng nhớ quê quá đi, ổng mới hỏi “Vậy chứ Houston bây giờ ra sao rồi?”. Thì ông kia ổng mới kể, “Sao mà You rành quá vậy?” – “Tôi ở Bellaire nè, gần cái chỗ quẹo qua…” – “Trời đất! You?” – “Yeah, me!” – “Sao ra cái nông nổi này?” – Ổng mới kể “Tôi để bát cho Ngài mà tôi nghĩ bậy, vừa nghĩ xong nó ra vậy” – Ông bạ hỏi “Giờ sao? Có muốn trở lại như cũ không?” – “Muốn chứ, đẻ hoài mệt quá! Bây giờ tôi muốn lắm nhưng phải làm sao?” – “Ngài còn ở đó, tới sám hối đi thì nó hết”. Thì ổng nghe vậy ổng tức khắc tới gặp Ngài, ổng quỳ ổng lạy “Con thấy Ngài đẹp con nghĩ vậy chứ không phải con bất kính. Con mong Ngài bỏ qua cho con”. Vừa khấn xong trở lại như cũ. Dĩ nhiên đối với nhiều người chuyện này là chuyện phong thần nhưng mà tôi tin. Là vì sao? Vì trên đời này cái biết của mình nó nhiều hơn cái không biết. Thời đó thời Thánh mà. Cũng giống như thời Phật mà có ai kể mình nghe cái chuyện thời này mình không có tin, cái chuyện mà nói chuyện với nhau xuyên đại dương nhìn thấy mặt luôn là mình không có tin. Thì ổng lạy Ngài xong ổng được hoàn hình như cũ, ổng đi xuất gia, ổng chán quá mà. Khi ổng mới xuất gia ổng vẫn còn phàm, thì mấy ông Sư biết chuyện, mấy thằng cha phàm tăng, nhiều chuyện lắm, theo hỏi hoài “Bốn đứa, hai đứa vợ đẻ, hai đứa ông đẻ, thương cặp nào hơn?”. Thì ổng nói “Của mình, mình mang nặng đẻ đau mình thương hơn”. Rồi có một lúc hỏi ổng hoài, ổng nói “Hỏi làm gì, thử rồi biết!”. Mà đại khái có lúc ổng trả lời, có lúc ổng bực. Cuối cùng, khi cái duyên lành nó chín mùi, ổng đắc Alahán. Có nhiều vị khách xa tới cũng tò mò nghe, hỏi. Ổng trả lời “Chúng sanh thì đứa nào cũng như đứa nấy thôi. Ai đẻ cũng vậy!”. Mà thời Phật, Thánh nhiều lắm. Cho nên khi mà mình ăn nói kiểu như vậy thời Đức Phật, cái kiểu mình nói “Ai cũng vậy thôi”, thời Đức Phật mà nói như vậy được người ta hiểu là tự nhận Lahán. Thời Đức Phật trong kinh nói Thánh nhiều đến mức mà có lúc mình không cần hỏi “ở đây ai là Thánh?” mà nên hỏi “ở đây ai là còn phàm?”, trong chư Tăng đó, đông như vậy đó. Đông đến mức mà mình không cần hỏi “ở đây ai là Thánh?” mà hỏi cái ít “còn sót ở đây ai là phàm?”. Tức là bao nhiêu tinh hoa được dồn hết về Đức Phật để khi Đức Phật ra đời họ phải về họ gặp Ngài chứ. Chứ còn Phật đi rồi, bây giờ họ ra họ gặp cái đám này, gặp làm cái gì? Khi chư Tăng họ nghe họ hiểu liền, họ hiểu cái câu nói này ngụ ý là ông đó là Lahán. Họ vô méc Phật “Tụi con cũng ham vui hỏi ổng ai ngờ ổng nói cái quá ể luôn. Ổng nói giống như ổng là Thánh vậy đó”. Phật nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng”. Khi mà Đức Phật ngài nói về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai” là hết phim đó. Ai méc cái gì về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai của Như Lai làm như vậy là đúng”, “Con trai của Như Lai trong trường hợp này không có lỗi”. Như có một vị Alahán bị mù, ngài đi kinh hành, trời mưa Ngài giẫm phải mấy con côn trùng. Có mấy vị tỳ kheo lên méc Đức Phật “Ổng đi kinh hành sao mà ổng giẫm chết tùm lum, mối, kiến…Ổng sát sanh nhiều quá”. Đức Phật nói “Con trai Như Lai không có cố ý làm điều đó”. Thì ở đây cũng vậy, khi mà vị đó nói là “Chúng sanh ai cũng coi giống nhau thôi”. Thì họ đi méc Đức Phật “Ổng nói ổng là Alahán”. Ngài nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng. Trong lòng vị ấy bây giờ thì ai cũng vậy thôi”. Mình còn sống trong thế giới của phiền não, của tham dục, có nhiều chuyện mình không có tin. Thí dụ, tôi nói thẳng luôn, có nhiều chuyện phàm với nhau mà các vị không có tin. Các vị có biết vì tình yêu nam nữ mà người ta giao hết gia sản, có không? Mà có nhiều người yêu đắm đuối mà đãi một bữa ăn thì tiếc, có không? Yêu lắm, nhưng mà muốn tặng hoa là vô nghĩa trang rút ra đem tặng, giả bộ dắt đi chùa lén chôm bông trên bàn Phật tặng, chứ còn đi mua là không dám mua đó, trong khi có một tên nó dám giao cả gia tài, có không? Bây giờ hiểu chưa, tức là trong thế giới phàm phu mà nó chênh lệch nhau như vậy đó. Có người làm gì cũng được, bất kể nhân phẩm, sĩ diện, mặt mũi, danh dự, miễn là có tiền. Có người bao nhiêu tiền cũng bỏ ra để mua tiếng, có không? Hiểu chưa? Có người cái gì cũng bỏ được trừ ra bà xã, có không ta? Có người đem hiến bà xã cho sếp để được thăng chức, có không? Bây giờ hiểu chưa? Tôi biết có người là coi như cái gì cũng bỏ được trừ bà xã, mà bà xã xấu quắc luôn, xấu quắc à, nhưng bả là tất cả, cái gì cũng bỏ, khi mà bả bị ‘cancer’ là ổng buông hết, buông toàn bộ về để mà lo cho bả những ngày cuối, đưa đi tận cùng trời cuối đất để cho bả vui thôi, có những người đàn ông như vậy đó. Trong khi có những người đàn ông đem vợ mình hiến cho sếp. Có những người bất chấp sĩ diện, nhân phẩm để đổi lấy tiền. Có người bỏ hết tiền để lấy tiếng, lấy quyền, hiểu không? Tôi kể những cái chuyện này cho bà con để chi? Để cho bà con thấy trong cái thế giới phàm phu thì thằng Tèo nó đã không hiểu thằng Tí rồi, có hiểu không? Thì đừng có đụng chi mấy ông Thánh cho nó mệt. Nhiều người đồng tiền của họ nó liền khúc ruột quý vị biết không? Họ kẹo không tưởng tượng được, khách tới nhà họ mời nước, khi khách đi về, cái tờ giấy lót ly nước chưa bị dơ là họ cất để dành để lau bếp. Có người, mỳ gói họ ăn họ không có xé mà họ cắt và để dành cái bao lại để họ đựng đồ. “Vắt chày ra nước”. Và trong khi có những người xài tiền không đếm. Có người họ háo sắc không có tưởng tượng được, nhà tan cửa nát. Có người gái đẹp như vậy mà họ đành lòng họ đi làm bê đê. Lạ lắm! Có nhiều tay là diễn viên, ca sỹ nổi tiếng như vậy mà họ là đồng tính. Có tin mấy cái chuyện đó không? Thì tôi kể bà con nghe những chuyện kỳ cục trên thế giới này để bà con thấy chuyện Hiền Thánh cũng là chuyện bình thường. Khi mình thích cái gì mình thấy nó là tất cả, khi mình ghét cái gì mình thấy nó là quả ngục, mình sợ cái đó lắm. Nhưng mà nhiều khi cái mình ghét như là quả ngục thì đối với người khác nó là thiên đường. Hiểu không? Mệt! Cái câu “Hiểu không?” là tôi nói hai ngàn lần trong một tiếng đồng hồ.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app