Duyên Hệ và Duyên Sinh

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Bây giờ mình học qua một cái bài khác, đó là : Quan hệ giữa Duyên Hệ và Duyên sinh. Sáng giờ chỉ có học cái Duyên sinh thôi, bây giờ Duyên hệ. Duyên hệ là sao? Thể theo yêu cầu của cô Tuyết và của một số người online, thì học các quan hệ của duyên sinh.

Viết dùm tôi cái chữ : Quan hệ giữa Duyên hệ và Duyên sinh.

Rồi.

Duyên sinh là cái hành trình sinh tử của phàm phu với một chuỗi mắt xích nhân – quả ghép nối nhau của bốn thứ: Nhân – Quả – Thiện – Ác. Được chưa? Mở ngoặc đơn: Nhân lành quả lành, nhân xấu quả xấu. Có phải là bốn thứ không?

Xong chưa? Đóng lại. chấm.

Nhân lành đưa chúng sanh đi về cõi vui, phẩy, vui đến mấy rồi cũng vô thường, chấm. Nhân xấu đưa chúng sanh về cõi khổ, và khổ đến mấy cũng vô thường.

Dòng luân hồi là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy. Hiểu không?

Rồi bây giờ nghe tôi giảng này.

Nhân vô thường là sao?

Là lúc mình làm nhân ác, có lúc mình làm nhân thiện, đúng không ? mà nhân nó vô thường thì quả nó cũng vô thường đúng không ?

Có lúc thì khổ có lúc thì vui mà đâu có cái khổ nào nó còn hoài, cũng đâu có cái vui nào nó còn hoài, mà đâu có cái thiện nào nó có hoài. Ví dụ như, nói các vị đó là vị Phạm thiên đó là tu thiền, rồi tinh tấn chết sanh về Phạm thiên, thì ở ổng ở dưới cõi người, ổng đi tu được một thời gian, đắc thiền ổng đi về trời. Nghe kịp không ? mà đâu có sanh ra làm thiện hoài. Ngay cả các vị Bồ Tát trước khi thành Phật tổ cũng có kiếp này có kiếp khác chớ không phải kiếp nào Ngài sanh ra ngài cũng tu hành ngút ngàn. Hiểu cái đó không ? cho nên, sống trong cõi đời này thì nhân vô thường thì quả nó cũng vô thường. Chính vì nhân quả vô thường cho nên trong đời sống này có lúc mình thiện, có lúc mình ác có lúc mình vui, có lúc mình buồn. Xong chưa ? rồi, xuống dòng.

Còn Duyên hệ, uhm, Duyên hệ là những cách thức mà các mắt xích duyên sinh kết nối nhau. Duyên là cách thức mà các mắt xích duyên sinh kết nối nhau. Có hiểu không ta ? Hiểu không ? Chấm. Bây giờ chấm ví dụ nè. Về mối liên hệ giữa Duyên sinh và Duyên hệ, nghe kịp không ? cái trước là liên hệ, cái sau là duyên hệ. Hiểu không ? thì ta có thể hình dung qua ví dụ như sau : con cái phải nhờ cha mẹ mà có mặt ở đời rồi lớn khôn. Xong chưa ? Đó là Duyên sinh. Và Cha mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế rồi học hành, xong chưa ? chấm ba chấm. những khía cạnh này tạm hiểu là Duyên hệ. Có hiểu không ta ?

Duyên sinh là gì ? Là do có các Thiện – Ác mới có mặt của mình ở đời. Đó là Duyên sinh.

Nhưng mà những Thiện – Ác đó nó quan hệ với nhau như thế nào ? Đó là Duyên hệ.

Nhờ có cha mẹ nên tôi có tấm hình hài này, đó là Duyên sinh. Và Cha mẹ đã giúp đỡ qua những phương diện nào ? Giúp đỡ về giáo dục, y tế, về này nọ, hình hài, thể chất,… thì cái đó được gọi là Duyên hệ. Tức là, Cha mẹ giúp tôi mà giúp bằng kiểu nào ? Có hiểu không ? Cha mẹ giúp tôi đó là Duyên sinh nhưng mà giúp bằng kiểu nào đó là Duyên hệ.

Nói cách khác thế này, cái bệnh viện này nè, được chính phủ hỗ trợ rất là nhiều. xong chưa ? chấm. hỗ trợ về các phương diện sau : hỗ trợ về tài chánh, hỗ trợ về pháp lý, vì ngày xưa miếng đất này đúng ra là mình không có xin được, vì miếng đất này ngày xưa nó thuộc về cơ quan nào đó của chính phủ á. Mình xin nhiều lắm mà mình không có được, bây giờ chính phủ mấy ông thượng nghị sĩ mấy ổng vận động cho mình có được miếng đất làm bệnh viện. và mình có nhận được hỗ trợ từ chính quyền liên bang một số tiền để cất bệnh viện này cho thành phố. Hiểu không ? có hiểu không ? cho nên cái chuyện đầu tiên khi mà không có chính quyền liên bang thì không có bệnh viện này. Đó là Duyên sinh. Mà chính quyền họ giúp mình bằng cái cách nào thì đó là Duyên hệ. Tôi sống được ở Houston là nhờ cái đám này giúp tôi. Đó là duyên sinh. Rồi có người hỏi « cần giúp gì không sư ? » Bà này nè là bả lo về ba cái giấy, nước uống, bà này trả điện, bà kia trả nước, bà nọ thực phẩm, bà nọ ba cái vụ bác sỹ. Đó là Duyên hệ. còn cái Duyên sinh là không có cái đám này tôi không có ở Houston. Cái duyên sinh là giải thích lý do. Nói cách khác. Chấm xuống dòng.

Duyên sinh là giải thích cho ta biết vì đâu ta có mặt ở đời. Ghi vậy đi. Duyên sinh giải thích vì đâu ta có mặt ở đời. Và Duyên hệ cho ta biết hành trình hiện hữu ấy được diễn ra như thế nào. Xong chưa ? Hiểu không ? một cái là Duyên sinh, cho mình biết vì đâu mình có mặt ở đời. nhưng mà cái Duyên hệ là tính rộng ra, là anh có mặt ở đời theo cái cách nào. Chứ còn hiểu cái Duyên sinh không là nó hẹp lắm. Nó hẹp giờ phải cho nó rộng ra. Cái cô đó giúp tôi nhiều lắm. Đó là mới duyên sinh thôi. Rồi người ta mới hỏi là « Giúp mà giúp sao ? » đó là Duyên hệ. Hiểu không ? Và tại sao phải có cái phần Duyên hệ ? Là tại vì, chỉ riêng cái Duyên sinh Có người họ học chỉ duyên sinh không, đủ rồi. Nhưng mà có những chúng sinh họ phải biết cả Duyên hệ họ mới thấm thía thế nào là vô ngã. Thứ nhất, họ biết rằng cái đồng hồ này là đồ lắp ráp. Dó là Duyên sinh. Rồi còn Duyên hệ là họ cho mình biết cái đồng hồ hoạt động bằng cách nào, không có pin là sẽ không chạy được. Nghe kịp không ? không hiểu hả ? Tôi thấy. không hiểu ta, tôi nghi lắm. Tôi nghi không hiểu. Cái câu đó nó quá rõ : Duyên sinh cho ta biết rằng vì đâu mà ta có mặt ở đời. Còn duyên hệ là giải thích rõ cái mối quan hệ giữa các duyên. Rồi bây giờ quay lại cho hiểu nè.

Thí dụ, trong mười hai duyên các vị đọc kỹ lại nó có một cái duyên nó luôn luôn có mặt đó là thường cận y duyên. Cái này rất là quan trọng. Tôi nói thiệt chậm : Bất cứ một cái tốt xấu nào mà nó diễn ra trong tâm thức của mình thì nó đều để lại một dấu ấn, nhạt hay đậm, và cái dấu ấn ấy được Đức Phật gọi là Thường Cận y duyên. Nếu mà cái ác cái thiện đó nó xuất hiện nhiều lần thì nó để lại một dấu ấn rất là sâu đậm. còn nếu mà cái thiện cái ác chỉ thoáng qua thì nó để lại dấu ấn rất là nhạt nhòa. Tôi ví dụ, tôi ớn nhất phụ nữ mà nó có cái ngu truyền thống. Ông sư thuyết pháp ổng ví dụ, nó đem ra nó chửi nó nói xấu không còn cái lai quần nào hết. Tôi đang giảng. Tôi đọc rộng lắm quý vị. tôi không có khoe nhưng mà quý vị ép tôi phải khoe. Trẫm là người đọc vô cùng rộng, đọc mọi thứ, không phải là Trẫm mất thời giờ nhưng mà có nhiều khi tiện thì đọc cũng có, đi toa-let không có gì hết, thấy cái tờ báo người ta tôi lụm tôi đọc. Mà nó xui là đọc nó không chịu quên. Thế là nó nằm ở trong đây, nên dễ lắm tôi bật cái gì tôi móc ra tôi xài, bật cái tôi móc ra tôi xài cho nên họ ngạc nhiên sao tôi biết cái Victoria’s Secret. Tại vì tôi đọc trong nhà tắm. mà nó xui là nó đọc nó không chịu quên. Không lẽ giờ tôi uống thuốc tôi tự vẫn à ? Nó không chịu quên. Cho nên, tôi đang nói gì tôi quên rồi.

Không có gì đặc biệt hết. Trước đây trong đời Phật Ca – Diếp, tức là Phật cuối cùng trước Phật Thích Ca đó, hai ông bà này là hai người phật tử nhà quê trong cái chùa quê á. Rồi ngày ngày vô chùa tụng kinh rồi nghe cái câu kinh mà « Thân này được cấu tạo bởi hai thứ danh sắc. Thân này được cấu tạo bởi năm thứ uẩn. Thân này được cấu tạo bởi mười hai xứ. Thân này được cấu tạo bởi mười tám giới » Họ đọc mà họ không hiểu lắm. Họ chỉ hiểu lan man là đồ ráp thôi. Thân này là đồ ráp. Mà họ không hiểu năm uẩn là cái gì, họ chỉ hiểu đó là nhiều cái món đồ parts cộng lại. dốt đến như vậy. còn cái tên là uyên bác lắm rồi đó. Mà không ngờ là cái đọc đó nó trở thành cái ấn tượng. Khi mà họ gặp vị Phật Chánh đẳng giác, Ngài nhắc lại cho họ nghe là : « chữ « Tỳ kheo » ở đây có nghĩa là người hiểu được structure, cái construction của tấm thân này » Thì khi mà Ngài nói như vậy thì ấn tượng xưa nó bèn sống dậy. Lúc ấy họ lập tức hiểu rằng, đồ này là đồ ráp. Thiện Ác Buồn Vui cũng đều là đồ ráp. Mà mình thích những cái này là thích đồ ráp. Họ hiểu vậy là hiểu Tứ đế rồi. khiếp như vậy. hoặc là Ngài gì, Ngài Xá Lợi Phất. Ngài đi theo ngoại đạo. Chuyện về Ngài dài lắm, tôi kể tôi mệt lắm. Ngài đi theo ngoại đạo để Ngài cầu đạo giải thoát, rồi Ngài gặp Ngài A-xà-chí Ngài thấy Ngài A-xà-chí có cái phong phạm đẹp quá. A – la – hán mà. Ngài quý quá. Ngài cứ mon men mon men ngài đi theo. Đợi Ngài A-xà-chí dừng lại. Đi bát đầy rồi kiếm gốc cây ngồi xuống ăn trưa đó. Thì Ngài mon men lại Ngài mới lấy nước, nước á, Ngài lấy để Ngài dâng cho. Ăn thì phải có nước chứ. Với tăm xỉa răng. Xong ngài nói : Ngài học đạo Ngài tu với sư phụ là ai ? Con đi theo Ngài một quãng đường, từng bước chân, từng ánh mắt của ngài không phải của người bình thường. Con nghĩ Ngài có cái gì đó hơn người. Chỗ này Phật tử không có được đọc cái chỗ này, đọc chỗ đó mới thấy hoan hỉ. « Con đi theo Ngài một quãng đường, từng bước chân, từng ánh mắt của ngài không phải của người tầm thường. Ngài tu với Sư phụ nào, xin Ngài dạy lại cho con cái mà Ngài đã học » Thì Ngài khiêm tốn, Ngài nói « Ta mới tu thôi » thì Ngài nói « Nếu mới tu thì Ngài cũng phải cho con một câu nào để cho biết Ngài đã tu, Vì sao Ngài đi tu mà Ngài thấy cái gì mà Ngài mới đi tu. Con muốn biết cái khúc đó thôi chứ con không có cần mà Ngài giảng cả ngàn trang» thì Ngài nói « Nếu muốn nghe gọn gọn thì nghe vậy nè : Vạn pháp do Duyên sinh. Vạn pháp do Duyên diệt. Bậc Thầy của ta, Sư phụ của Ta đã nói rõ cái Duyên sinh và Duyên diệt ấy » thì ngài Xá Lợi Phất nghe như vậy xong, với cái chiều dày tu tập ba la mật một a tăng kỳ, Ngài nghe Ngài thấy bốn đế và mười hai duyên khởi nó chạy dọc trước mắt Ngài. Ngài đắc Tu đà hườn liền. Ngài đắc xong rồi, cái câu đầu tiên là « Bậc Đạo sư của chúng ta đang ở đâu ? » Trước đây là Ngài xài « Your Master » Bây giờ Ngài hỏi « Our Master » Có hiểu hai cái này khác nhau không? Kinh khủng không ? Trong Pali trước đây ngài hỏi là « Tumha kam sattha », là thầy của Ngài còn bây giờ là « Amha kam sattha » Thầy của chúng ta. Còn trong bản Anh là nãy Ngài hỏi là « Your Master » giờ Ngài hỏi là « Our Master » Chỉ nghe xong có một câu là chuyển từ « Your » qua « Our » liền. có nghĩa là con một nhà. Gớm lắm. Gớm lắm ! Tức là vị Tư Đà Hườn ngộ lắm họ vừa hiểu được là : Mọi thứ ở đời là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ. Ngay trong cái khoảnh khắc đó, khi mà họ đắc cái đó xong thì cái ấn tượng đầu tiên của họ là gì Họ chỉ muốn về chết cho Đức Phật thôi. Vì sao vậy ? Vì ơn lớn quá. Các vị biết, một người đắc Tu Đa Hườn cảm giác đầu tiên của họ là : họ hất xuống khỏi vai họ một ngọn núi. Các vị nghĩ có lẽ là tôi nói thêm. Ok tôi tặng quý vị đoạn kinh này :

Có một buổi chiều đó, Đức Phật ngài ngồi trước mặt chư tăng, Ngài lấy ngón tay Ngài, Ngài nhặt lên một hạt sỏi. Một hòn sỏi, Ngài hỏi : « Này các tỳ kheo, bảy hòn sỏi như thế này so với dãy núi Himalaya cái nào nhiều ? » thì Chư tăng mới nói « Bạch Thế Tôn, làm sao so được ! » Bảy hòn sỏi mà so với một cái dãy Himalaya. Thì Đức Phật Ngài dạy là : « Những cái gì mà vị Tu Đà Hườn đã giải quyết xong nó nhiều như cái Himalaya (kéo dài từ Nepal cho tới Tây Tạng) mà trong khi những vấn đề vị ấy phải giải quyết nó chỉ là bảy hòn sỏi thôi. Còn lại bảy kiếp. Có hiểu không ? thì như vậy cái ví dụ mà tôi nói đắc Tu đà hườn cảm giác như hất cái núi xuống là không có phải là quá đâu. Hình như nói chưa tới nữa là khác. Mừng lắm. Nếu các vị vẫn chưa thấy hiểu tôi bồi cái này nó hơi đời nè. Tôi ví dụ, khó nói quá, ở đây, quý vị có hạnh phúc trong hôn nhân không ? cổ gật đầu chắc có. Khi mà Phát còn yêu cô Tammy một cách tha thiết khi có một người nhắn tin ảnh biết rằng cô Tammy đang ngoại tình ảnh đau lắm. hoặc là Tammy nghe tin Phát ngoại tình cổ đau tới óc luôn. Nhưng mà khi cổ xác định rằng cái đó không phải. Trời nó nhẹ dữ lắm. là xác định cái là hiểu lầm, có bằng chứng trăm phần trăm luôn. Là tại vì nghe nói Phát đang ngồi với một người đàn bà tóc ngắn, ngồi uống cafe cười nói mà thân mật lắm. Cô Tammy lúc đó mới điên lên chạy tới nơi cổ thấy má cổ. Có hiểu không ? Có hiểu tôi nói không ? Cái cảm giác đó nó đã lắm có biết không ? hả ? tôi phải xài chữ « đã » chữ « nhẹ », chữ « hạnh phúc » nghe nó « nhẹ », chữ nào hay là dồn hết vô trong cái giây phút đó. Tại vì mới cưới thằng nhỏ mới lùm lùm mấy tháng mà thằng chả đi theo bóng hồng khác.(..) biết là má mình thì không còn gì để nói. Vị Tu đà hườn cũng vậy. Hoặc là má mình bị lẫn, đi lạc từ sáng giờ tìm không ra. Bây giờ cảnh sát báo là mới vớt được cái xác người già dưới sông, mình chết điếng, nhưng khi tới nơi thật ra không phải. Cảm giác đó nó quá nhẹ phải không ? thì vị Tu đà hườn, bấy lâu nay nghĩ cái này là của mình, bây giờ đùng một phát thấy nó chỉ là một cọng cỏ bên đường nó đã dữ lắm các vị biết không ? mà chưa hết, cái này còn đã nữa, là biết kể từ hôm nay mình không còn sa đọa, và cái đã thứ ba là biết rằng mình maximum là chỉ còn mấy kiếp nữa là không còn sanh tử nữa. khiếp lắm. rồi cái thứ tư, vị ấy biết rõ rằng, dòng luân hồi không có cái gì để tiếc nuối. Thứ nhất, là biết không có gì để tiếc nuối. Cái thứ hai là biết mình không còn quay lại những cái nhàm chán tẻ nhạt đó nữa. Cái thứ ba biết mình không còn sa đọa. Thì với những cái đó nó đủ để mình chết cho Đức Phật chưa ? cái ơn lớn quá. Tại vì quý vị, tôi có nói là : học không hiểu không tới cái điều mình tin nên không tin lắm cái điều mình hiểu. May tôi không phải là Tu đà hườn nhưng tôi cảm đức kinh lắm. tôi cảm ơn Đức Phật lắm. Các vị tưởng tưởng, mình đi máy bay mà nó chao một cái là mình chết điếng luôn, mà bây giờ mình đắc quả A na hàm thôi, mình không coi cái chết là gì hết, mình mang ơn cái người đó không ? Mang ơn lắm. Cho nên khi tôi lạy Phật, tôi lạy Phật bằng ba cái lạy : Thế Tôn không thể cho con những gì con muốn nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con không muốn cái gì. Lạy một cái. Cái lạy thứ hai, Thế Tôn không thể nào giúp cho con đời đời không chết, nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con không sợ chết. Cái thứ ba, Thế Tôn không thể nắm tay cho con đi chơi khắp nơi trong tất cả vũ trụ, nhưng Thế Tôn đã dạy cho con thấy đi đâu cũng vậy thôi. Ba cái đó nó cần lắm. cần lắm. cái chuyện mà Đời không chết theo tôi nó không bằng cái cho mình cái không sợ chết. cái chuyện mình thích cái gì mẹ cũng cho mình cái đó tôi thấy tôi cũng nghi lắm, tại vì sức mẹ có hạn, nhưng mà mẹ dạy tôi làm sao đó mà tôi thấy có gì cũng vui hết. tôi thấy mẹ dạy cái đó hình như hơi bị đúng á. Dúng không ? trong khi mẹ chiều tôi không, lỡ bữa nào mẹ hết tiền là tôi chết hoặc mẹ chết tôi cũng chết theo. Còn đàng này không biết mẹ dạy tôi kiểu gì không biết, nhưng mà tôi thấy có gì cũng được. Hiểu không ? cái đó hình như là đúng, đúng không ? Dạy cái đó mới ngon. Phật không có chiều mình cái gì cũng được, nhưng mà Phật dạy cho mình thấy không cần thiết muốn nhiều lắm mà chỉ cần mình thấy thích là khổ, nhu cầu là khổ thì người mà hiểu cái đó mang ơn Đức Phật ghê lắm. Phải nói là, tuy tôi không thấy được Ngài về vật chất không nhận được gì từ Ngài nhưng mà phải nói là Ngài đã tặng tôi tất cả. lúc mà tôi buồn nhất, tôi sợ hãi nhất, tôi lẻ loi nhất tôi quạnh hiu nhất thì không có gì bằng Ngài hết, bằng hình ảnh của Ngài. Bởi cho nên đó là lý do tại sao mà mình nên có bức tượng hoặc bức tranh mà hơi vừa ý, đặng có gì mình chạy về mình quỳ, chứ còn thờ mà tượng nào cũng là tượng Phật hết, nhiều bức tượng, nhiều cái hình nhìn kỳ quá. Nhìn bức tượng nó kỳ quá thì nhìn không hay. Cho nên là, tôi quay trở lại bài học chính. Mình phải học, để mình hiểu là Đức Phật đã cho mình cái gì, trước hết Ngài dạy cho mình về duyên hệ, về duyên sinh, để cho mình hiểu rằng vì đâu mình có mặt ở đời, nhờ vào những điều kiện gì mà con có mặt ở đời. Nghe kịp không ? Duyên sinh dạy cho ta hiểu được nhờ vào điều kiện nào mà ta có mặt ở đời này để mà chịu khổ. Và Duyên hệ dạy cho ta những cái điều kiện đó nó có quan hệ như thế nào với nhau. Có hiểu không ta ? Duyên sinh dạy cho ta biết rằng : Nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Chắc cô Phượng ghi dùm tôi câu đó đi. Ghi lại câu khác dễ hiểu hơn : Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. còn cái Duyên hệ đó, là nó dạy cho ta hiểu : Cái mối liên hệ giữa các điều kiện ấy. có ghi kịp không ? chắc không kịp rồi. Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Nếu tiếng Việt quý vị giỏi quý vị lập luận rất là dễ, còn đàng này, các vị phải cố nhớ lời của tôi. Cố nhớ thì viết không kịp. Chỉ cần hiểu tôi nói gì rồi chép là được, hiểu không ?

Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Duyên hệ dạy cho ta hiểu : mối liên hệ giữa các điều kiện ấy, chúng tương tác nhau ra sao. Rồi, bây giờ nghe nè.

Tôi giảng mười lăm duyên đầu tiên, vì giảng mười lăm duyên đầu tiên là nó lòi ra hết mấy cái sau thôi. Đây, bắt đầu nghe nè.

Các vị còn nhớ tôi giảng về mấy cái duyên hôm trước không ? đó đó, tôi đang nói cái đó. Nghe. Nghe. Thứ nhất, tôi từng nói, các vị đừng có coi thường những gì các vị thấy nghe nhìn thích ghét trong mỗi giờ trôi qua. Có nhớ tôi nói câu đó không ? đừng coi thường những gì mình thấy nghe nhìn thích ghét suy tư trong mỗi phút. Vì sao ? vì những cái đó nó là đối tượng của sáu căn phải không ta ? mà như vậy là cảnh duyên. Nó được gọi là Cảnh duyên. Thì sáu căn của anh mà nó thường sống với trần cảnh nào thì coi như anh đang âm thầm tạo dựng một cái tương lai cho anh thông qua trần cảnh ấy. Đúng không ? Tôi nói chậm lại nghe. Đời sống của mình nó chỉ là sự cộng ghép của sáu căn và sáu trần. và tùy thuộc vào chuyện sáu căn của anh nó thường sống nhiều về cái gì thì tương lai của anh nó được quyết định. Thôi, nói cách khác cho mấy người bơ bơ nè. Cái mạng cùi của quý vị nó sống được là nhờ vào thức ăn và nước uống. Xong chưa ? xong chưa ? Cái mạng cùi của quý vị nó tồn tại nhờ thức ăn và nước uống. Nhưng. Các vị ăn cái gì, uống cái gì mà khiến cho cái sự có mặt đó nó èo uột hay khỏe mạnh. Giờ hiểu chưa ? Cứ đọc đi rồi cho nó nhục : mạng cùi của tui nó tồn tại nhờ thức ăn nhờ nước uống. Nhưng nếu tui sống bằng nước cống có được không ? không. Nước sink đã là gượng gạo miễn cưỡng rồi. thấy chưa ? phải nước lọc. đấy. cho nên cái mạng cùi của tui tồn tại được nhờ thức ăn nước uống và thuốc men mà nếu ba thứ đó có vấn đề thì cái mạng này nó có vấn đề ok ? tôi cũng vậy. Cái sự có mặt của chúng ta trong cuộc đời này, chúng chỉ là sáu căn sáu trần. nếu mà hai cái đó nó có vấn đề thì cái sự có mặt của mình nó cũng có vấn đề. Vấn đề ở đây là gì ? là khi nào sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện. Bây giờ hiểu chưa ? Bây giờ mới biết công thức đó nó cần đó. Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện, coi như sự hiện hữu của chúng ta có vấn đề. Có tin chuyện đó không ? Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện thì sao ? trước mắt là khổ, tương lai là bị đọa, hình như cũng bị khổ luôn, phải không ? hay là chưa khổ, chưa bị đọa chưa khổ ? có hiểu không ? nên nghe cái câu, nếu mà ghi được thì ghi nè : sự có mặt của ta chỉ là sự có mặt của sáu căn sáu trần, chấm. tùy thuộc vào hoạt động của sáu căn sáu trần ấy mà sự có mặt của ta nó sẽ ra sao. Cái này nó dễ, quá dễ luôn. Các vị có biết tôi mới vừa lập một cái group học giáo lý đó là « vòng tay lạ » biết không ? bởi vì tôi giảng mà họ chậm hiểu, là tôi nói : chính quý vị đã đẩy tôi về với vòng tay lạ. vì quý vị chậm quá, bắt buộc tôi phải nhớ về những người học trò mà họ nhanh. Mà tôi muốn quên họ rồi. Tui muốn lãng quên trong cuộc đời của tui, bởi vì tui thấy họ đẹp quá, nguy hiểm quá. Nhưng mà không ngờ họ giỏi quá. Cái đám này học chậm quá, tôi đành buông cái đám dở về với con nhỏ dễ thương đó. Cho nên, « chính em đã xua tôi rơi vào vòng tay lạ » oke?

Không mình nói vậy cho nó có vẻ nó chút, nó quen với

Xong rồi.

Như vậy là đời sống của mình là sự cộng hưởng của sáu căn sáu trần. tùy thuộc vào sáu căn sáu trần nó hoạt động ra sao mà đời sống của ta nó có phẩm chất như thế nào. Nếu sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành thì sự hiện hữu đó là oke. Nếu sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu thì hiện hữu đó có vấn đề.

Hình như hơi rõ rồi đó. Đó.

Cho nên, cái chuyện đầu tiên á, quan hệ giữa sáu trần đó được gọi là Cảnh Duyên.

Rồi, thứ hai. Thế nào là nhân duyên ? Nhân Duyên là khía cạnh thiện ác trong đời sống của chúng ta. Các vị có đồng ý với tôi. Bây giờ nói Cảnh Duyên ôn lại đi, cái mặt khờ quá.

Có nghĩa là, trong mỗi phút sáu trần nó có, sáu căn chúng ta có biết sáu trần không ? Rồi, như vậy, trong mỗi phút chúng ta luôn sống với Cảnh Duyên, đúng không ? giờ, bây giờ qua tới Nhân Duyên. Nhân Duyên là khía cạnh Thiện Ác. Rồi.

Các vị phải đồng ý với tôi, trong từng phút trôi qua chúng ta không thiện thì ác. Chính thiện ác ấy được gọi là Nhân Duyên.

Các vị có đồng ý với tôi là đời sống của các vị là sự cộng ghép của quả thiện và quả ác quá khứ không ? nhờ quả thiện cho nên bây giờ mặt mũi coi được, trong túi có tiền. đúng không ? vì quả bất thiện nên bây giờ nói hoài không hiểu. hiểu không ? yeah. Ví dụ, thôi, nhìn mặt cũng chưa đến nỗi, mới 29 chưa 30. Thì, nói mà không giận là có huệ đó. Tui lên room á mà tui giảng, là có người làm rồi. Tôi nói, đời sống của người tu phật là phải có Trí, có Bi, cho nên tui bày họ lấy bi thả bông Huệ vô, huệ đó là Trí huệ đó. Cho nên để khiêng bình bông, mình vô nhà mình thấy cũng có Trí, có Bi rồi. mà nhiều người họ làm xong họ chụp hình họ gửi cho tui. Họ nói tui có trí có bi. Tức là bông huệ ghim trong cái bình mà nó có trái bi á. Trời ơi, nó chịu dữ lắm. Thì Huệ là bông huệ, Bi là mấy trái bi. Mà nó rất là đẹp. Mấy cái bình crystal thả mấy cái hòn bi con nít vô, đẹp chết người. bi màu xanh nước biển đó, thả vô rồi thả huệ tây hoặc là loa kèn hoặc là thủy tiên nó đẹp le lưỡi. Nhưng mà chưng bông huệ cho nó biết là nhà có Trí có Bi. Có Dũng luôn. Cái đó dzục chớ không phải Dũng. Tới đâu rồi, tới đâu rồi ? à quên, phải nói cái này, ở đây ai là người ăn chay ? thì đừng có liệng bông huệ héo, lấy cái phần ngọn xào ăn ngon chết bỏ. nhẫn nhẫn ngon hơn cái gì hết thảy. bông huệ héo mà dưới nó thúi hoắc đó, thì cái nước đừng có xài trở lại nhen. Lấy cái đọt phía trên, cái phần trên, phần héo mà mình đem giục á, thì bẻ cái đó, cắt khúc ra đem xào. Huệ trắng, huệ đà lạt là ăn vô về đà lạt luôn á. Huệ trắng á. Không biết ăn hả ? cái đọt, nó nở ra không ăn. ăn cái đọt. Mà nói, bữa nào lộn nó lấy luôn cái nước là chết. Cái nước đó là làm lẩu. biết cái vụ đó không ? Tới đâu rồi, tới đâu rồi ?

Rồi. trong mỗi phút trôi qua, các vị dầu muốn dầu không, không thể nào tách rời yếu tố thiện ác, đúng không ? chính yếu tố thiện ác đó, nó đã làm nên con người của quý vị, chưa đủ, nó đã làm nên ngôi nhà, nó làm nên cái địa phương, cái xã hội và đất nước mà quý vị sống, đúng không ? Nếu phước mà nhiều, mình không có về Campuchia. Ví dụ như vậy, nếu phước mình nhiều, dầu sống ở Campuchia thì mình cũng ở chỗ tốt nhất, hiểu không ? Cho nên, chính vì có thiện ác nó đã tạo nên thế giới. Cho nên, cái chuyện Thiện Ác đó là Nhân Duyên, nó là một phần điều kiện để tạo nên thế giới. nó không phải một phần mà nó là phần lớn, nha. Rồi, đó là Nhân Duyên.

Còn cái Trưởng Duyên là gì ? là cái gì mà nó được tô đậm nhất trong đời sống được gọi là Trưởng Duyên. ở đây tôi phải nói rõ, mấy người trong room a tỳ đàm lúc nào cũng xăn quần nhảy vô cãi. Tôi đang giải thích một cách common sense cho mấy người mù tịt, nha. Chớ còn giảng chuyên môn thì quý vị phải vô trong, mình phải có một lớp intensive. Đây tui giảng cho quý vị có cái khái niệm. Trưởng Duyên là cái gì mà nó tô đậm nhất trong đời sống của mình, đó là Trưởng Duyên. Các vị sống nhiều với cái gì thì đó là Trưởng Duyên. Xong chưa ?

Còn Quyền Duyên là cái gì mà nó đóng vai trò cốt cán trong đời sống của mình. Đó là những cảm xúc, đó là đời sống trí tuệ, nghe kịp không ? đó là sáu căn, dạ, thì đó được gọi là Quyền Duyên. Thí dụ như, quý vị phải đồng ý với tôi là hồi sáng tôi mới nói, ai mà thích cái gì ghét cái gì càng ít căn càng tốt, có nhớ không ta ? chỉ có một hai người nhớ thôi hả ? tôi thích cô hàng xóm mà bằng nhãn căn bằng ý căn thì ok. Thêm một căn nữa hơi phiền. có hiểu không ta ? bây giờ hiểu chưa ? còn như mình ở chung với Mỹ mà mình thích ăn sầu riêng với ăn nước mắm là mình chỉ nên thích bằng ý căn thôi, chứ còn mình chơi luôn cái mà tỷ căn thiệt căn là thằng Mỹ nó đi luôn nó không dám ở với mình. Hiểu không ? Có hiểu không ? Tại có những người lớn lên ở Mỹ họ không chịu nổi mùi sầu riêng, họ không chịu nổi mùi mắm, cho nên nếu mình thích thì mình chỉ thích trong đầu mình thôi. Cho nên, có nhiều tình huống. Cho nên, Đức Phật dạy rằng, sáu căn nó là một phần cốt cán trong đời sống của chúng ta. Khoan, còn cái nữa. Các cảm xúc có phải là phần cốt cán của đời sống mình không ? Đời sống của chúng ta, mình không có học đạo, mình không có ngờ là đời sống của mình nó bị chi phối bởi nhiều thứ mà mình không có lường được. Tôi ví dụ, trong kinh Đức Phật dạy thế này : Toàn bộ đời sống của phàm phu chỉ là thế giới của cảm xúc. Có chỗ Ngài nói câu đó. Mình nghe câu đó, cái mình nói : đâu có, con con cơm gạo áo tiền tùm lum còn nhiều thứ hết tại sao mà ngài nói gọn ! Dạ không. Cơm gạo áo tiền có phải là cảm xúc không ? có phải là đời sống cảm xúc không ? Đói có phải là cảm xúc không ? No ? ăn dở, ăn ngon có phải là cảm xúc không ? Tại sao cái tiệm cơm tấm kia không mua mà mua tiệm bên đây ? Why ? thằng kia nói « Ngon » mà ngon có phải là cảm xúc không ? yeah. Di xa năm phút bả ráng bả mà sao không mua cha đây cho rồi ? Cảm xúc. Mua cái hiệu xà bông gội đầu đó tại sao ngay cái mall không mua mà chạy qua cái tiệm kia mua ? Cảm xúc. Cái căn nhà tôi cất kiểu này mà không cất kiểu kia. Tại sao mua nhà này mà không mua nhà kia ? Cảm xúc. Tại sao cưới bà nội này mà không cưới bà nội kia ? cảm xúc. Yeah. Cho nên toàn bộ thế này nó là thế giới của Cảm xúc. Mà mình không có ngờ. Đứa bé tại sao nó nằm nó khóc ? nó bị cái cảm xúc nó có vấn đề, nó bị ngứa nó bị nực nó bị đói, nó mới tè ra chưa thay tã nó khóc. Mà tại sao nó nhăn răng nó cười, là nó đang phê cái gì đó mình không có biết. đúng không ? có hiểu tui nói không ? cho nên, mới có hai tuổi mà nó đã, đúng ra trong kinh nói : từ trong bụng mẹ là nó đã có rồi. nhưng mà vì mình không có thấy cho nên tôi lụm đại đứa hai tuổi cho bà con khỏi cãi. Chứ thật ra nó vừa ra khỏi bụng mẹ là nó đã sống với cảm xúc rồi. nó đã khóc từa lưa hết. tại sao nó khóc ? Tại vì nó không quen với ánh sáng, nó không quen với nhiệt độ. Nó không quen với cái, hồi trong bụng mẹ nó thở với điều kiện khác đúng không ? mà ra đây nó thở bằng lỗ mũi của nó. Trong bụng mẹ nó sống bằng cuống rún, mẹ nuôi nó trực tiếp, còn ra đây á thì, vừa ra là mẹ với nó đã bị chia ly nhau bởi một vết cắt oan nghiệt. Trong kinh nói, cái giây phút chào đời của đứa bé nó linh thiêng lắm. Hình ảnh nó linh thiêng, chớ không phải cái chuyện đó linh thiêng. Ngày ta mới học đạo, ta phải lệ thuộc sư phụ, lệ thuộc kinh sách rất là nhiều, ta lúc đó ta giống như đứa bé còn trong bụng mẹ, ta phải sống bằng cái cuống nhau. Nghe hiểu không ? nhưng mà từ từ ta biết đạo, ta là đứa bé đã được cắt cuống rún. Nhưng ta vẫn còn cần tới sư phụ như đứa bé còn bú sữa mẹ. Dần dần đứa bé ăn baby food, dần dần đứa bé bỏ baby food nó ăn đồ ăn của người lớn, nhưng mà hơi mềm một tí, và từ từ đến một lúc bố mẹ ăn cái gì nó ăn cái đó. Đúng không ? thì ở đây phật tử cũng vậy. Buổi đầu là phải nhờ Tam Bảo trăm phần trăm, phải nhờ hỗ trợ của Thầy, của bạn. Nhưng phải có đến một lúc, các vị phải tu tập, tu học đến một mức mà cái quan hệ giữa quý vị và Tam Bảo phải là wireless, cordless. Hiểu không ? Phải nói đến cái cuống rún nó là như vậy. phải đến một lúc, quý vị nằm một mình trong bệnh viện các vị vẫn không sợ, vẫn không thấy cô đơn, bởi vì đã có cái ở trong đầu rồi. Đó là cordless. Tui thấy lại nhà nào mà ba cái đồ electronic devices mà dây nhiều quá tôi cũng đau đầu. bớt dây lại. bây giờ nó có cái đồ sạc pin mà không có dây biết hông ? chỉ để bụp cái xuống, nhét nhét, biết không ? thì cái cordless hoặc là cái wireless rất là quan trọng. Tôi rất là tâm đắc một cái bài viết của tôi. Tôi không nói tôi biết ai, nhưng mà tôi tâm đắc cái ý tưởng đó. Đó là ngày xưa có một nàng công chúa Ấn Độ rất là thích xài đồ da. Một buổi đó nàng vào khóc với vua cha nhõng nhẽo, nũng nịu đòi là tất cả những nơi chốn con đặt chân đến phải có trải da. Vua rầu quá, mà sợ con buồn, Vua cứ hứa liều hứa bừa, nhưng mà trời đất ơi, trải da cả vương quốc thì thứ nhất da đâu mà trải, thứ hai là mưa nắng rồi dân chúng nó dẫm lên đó sao. Nói chung đó là một cái chuyện impossible. Thì một ông quan già ổng mới vô ổng nói « Dạ, để đó thần xử cho » ổng làm cho nàng 20 đôi dép da, đi đâu dưới chân nàng cũng có da hết. và đó là những đôi dép da đầu tiên trên thế giới. xong chưa ? Rồi. Mình tu như thế nào đó, mà ở đâu, cũng là có chùa, bởi vì Chùa lúc bấy giờ quý vị hiểu chưa ? không cần trải da cả vương quốc, mà chỉ cần mang dép da thì ở đâu cũng có da. Khi ta thương nhau thì đi đâu ta cũng có nhau trong tim, đó là tình yêu của wireless love. Hiểu không ? và những ngày xưa bên trung hoa, có một cô tiểu thư, cổ sợ mưa, cổ sợ nắng lắm. Có bữa, cổ đứng cổ trú mưa với bố, cổ nói « Bố, có cách nào mà mình đi đâu trên đầu mình cũng đều có mái che ? », bố nói « Được » ổng làm một cái dù, và kể từ hồi đó giờ, người Ấn Độ mình có đôi dép, và người Trung Hoa mình có cái dù. Chuyện đó không biết có hay không mà lúc đó tui không có ở bên. Nhưng mà cái quan trọng nhất đó là, ông bố vì chiều con, ổng đã làm cái dù cho con mang hình thức của một mái nhà, rồi từ từ ta mới làm đơn giản đó. Chứ hồi xưa nó là hình thức một mái nhà, để cho nàng đi đâu thì nàng không có cầm mà người hầu cầm, cầm một cái portable roof đi theo để mà che cho nàng. Hồi đó chưa có gọi umbrella. Rồi từ từ người ta thấy cái dù mà có tên khác cầm là chỉ có nhà giàu mới xài, chớ nhà nghèo ai cầm cho nó, nó không cầm cho người ta thì thôi chứ. Thế là nhà nghèo nó mới copy cái dù đó, nhưng mà ai xài người nấy cầm chớ không có cái vụ thằng Tèo che cho thằng Tí. Mà khi tự mình cầm thì sao ta ? nó phải gọn hơn tí. Thế là nó cứ sửa sửa riết đến bây giờ cái dù bây giờ đó. Cái dù bây giờ mình thấy có những cái dù clear mà nó trong suốt. rồi bây giờ có những cái dù mà nhìn tôi rất là thích. Tui là ông sư không dám xài, tôi thấy hay hay thôi. Nó là nguyên một cái ống từ trên xuống. Mình đứng trong cái ống đó mình đi, biết không ? thay vì mấy cái dù kia tới đây nó ngưng, còn này nó xuống luôn. Tức là mình tha hồ chưng diện. Mình vẫn tiếp tục đẹp, mình vẫn tiếp tục gợi cảm, tại vì người ta nhìn thấy mình thì dĩ nhiên ở trên nó có cái chỗ để mà thông thoáng chứ, nó do cái thằng design nó thôi. Trừ ra nó nín thở được thì nó không bị ngộp. Thì cái hay ở đây là gì ? Ta có được hai bài học rất hay từ hai câu chuyện tào lao đó : thứ nhứt, ta có thể ở dưới mái nhà ở khắp mọi nơi. Và ta có thể, dẫm trên da ở khắp mọi chốn chỉ vì một lý do rất đơn giản : dưới mang một đôi giày da và ở trên có một cây dù. Thì tu hành cũng vậy, ở khắp nơi chúng ta đều có thể đứng dưới mái chùa, và ở khắp mọi nơi ta đều có tim trong Phật, có Phật trong tim, hiểu không ? cái đó gọi là wireless buddhism, wireless buddha. Và sẽ một ngày bà con một mình nằm trong bệnh viện, một ngày bà con một mình dưới mái nhà giữa đêm khuya, không có chồng không có vợ không bạn bè con cái bên cạnh. Lúc đó, bà con mới thấm thía, tui đêm nay, ngày xưa có người đã nói : ráng tu pháp môn wireless mà mình phái dây nhợ quá. Yeah. Sẽ có một ngày, ông Long đi trước, bà Tuyết một mình ; bà Tuyết đi trước, ông Long một mình, lúc đó các vị mới gọi thầm tên tui, nói « Sư à bây giờ con mới biết wireless là gì »

Cho nên á là, các vị còn nhớ bài giảng của tui ngày hôm qua là :

« Khi thêm vào một thứ sẽ có nhiều thứ bị lấy ra. Và lấy ra một thứ sẽ có nhiều thứ được thêm vào. »

Cái đó rất là quan trọng, vì trong 24 duyên có hai cái duyên là Vô hữu Duyên và Hiện hữu Duyên. Tức là đôi khi, A giúp B bằng cách là Vắng mặt. bây giờ mới thấm ra chưa. Có đôi lúc A giúp B bằng cách là vắng mặt. Có đôi lúc A giúp B bằng cách là có mặt trước, có đôi lúc nó giúp bằng cách là có mặt sau, có đôi lúc nó giúp bằng cách là cùng có mặt. nghe hiểu không ? thì tui quay lại. Trong a tỳ đàm nói như vậy, nhưng mà trong đời sống thông thường của mình trong mỗi phút giây trôi qua, bà con phải nhớ rằng : mình đang kín đáo gầy dựng một tương lai cho kiếp sau bằng những gì mình thêm vào hay bớt ra. có hiểu không ? Vô hữu Duyên là gì ? Vô hữu duyên là A giúp B bằng sự vắng mặt. nếu trong từng phút trôi qua mà trong lòng mình vắng mặt thiện pháp thì ta đang âm thầm hỗ trợ cho một cái tương lai mù mịt. mà nếu trong từng phút trôi qua mà trong lòng ta vắng mặt ác pháp, thì cái sự vắng mặt ấy nó đang hỗ trợ cho một tương lai tươi sáng. Hiểu hả ? có nghĩa là cái có và cái không, cái thêm và cái bớt chỉ bốn chữ này thôi đủ làm nên đạo nghiệp. Có biết đạo nghiệp không ? Sự nghiệp là cái ngoài đời, Đạo nghiệp là cái sự nghiệp trong đạo. Chỉ bốn chữ Có và Không, Thêm và Bớt đủ làm nên Đạo nghiệp. Ghê như vậy đó. Tức là trong từng phút trôi qua cứ nhớ rằng : « Dầu muốn dầu không, ta đang âm thầm có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. » Có hiểu không ?

Có người nghe tui giảng nói, cái câu mà sư nói đi nói lại nhiều nhất là : Có hiểu không ?

« Trong từng phút dầu muốn dầu không ta vẫn đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó »

Đó là cái Đạo duyên. Còn Thiền duyên : « Trong từng phút trôi qua, thiện và ác trong lòng ta nó đang âm thầm lớn lên từ đống tro tàn của một cái gì đó » Hiểu không ? cái ác trong từng phút nó mọc lên từ đống hoang tàn của cái thiện, có một cái thiện nào đó vừa bị đốt cháy, cái ác nó mới có cơ hội nó mọc lên. Và có một cái ác nào đó bị đốt cháy, cái thiện nó mới mọc lên. Như vậy, trong từng phút trôi qua, có một cái thiện hoặc ác nào đó trong lòng ta nó vừa mọc lên trên đống tro tàn của một thứ khác » rất là thơ mộng. Yeah.

Rồi Tiền sanh Duyên là những gì mà ta đang làm, nó sẽ là chuẩn bị cho một cái gì đó trong tương lai. Và Hậu sanh Duyên có nghĩa là những gì mà ta đang sống bây giờ, nó là sự thừa tiếp của một quá khứ. Nghe hiểu không ? nếu hôm nay là ngày thứ ba thì những gì mà mình đang sống nó là vừa là tiền sanh duyên cho thứ tư, mà nó vừa là hậu sanh duyên của cái thứ hai.

Chiều nay 4h có party. Party đó là cause, là reason. Đúng không ? Nhưng mà 12h trưa nay mình đã mua một đống thứ, một đống giấy, một đống chip snack về rồi. thì cái đống đồ ăn đồ uống đó là cái quả đúng không ? nhưng cái quả nó lại có trước, nó có lúc 12h mà trong khi cái party, cái reason, cái cause, nó có lúc 4h. thì như vậy, cái nhân nó có sau thì gọi là hậu sanh duyên, còn cái tiền sanh duyên là cái duyên nó có trước và cái quả nó có sau thì gọi là tiền sanh duyên. Nhân trước quả sau thì gọi là Tiền sanh Duyên. Mà nhân sau quả trước thì gọi là Hậu sanh Duyên. Hiểu hả ? Nói như vậy, trong đời sống mình mỗi ngày là mình sống trong biển nhân duyên trùng điệp có đúng không ta ? tức là, cái này có thì có một số cái kia bị mất. cái này mất thì nó sẽ là điều kiện cho một số cái có. Dễ sợ như vậy.

Trước giờ mình chỉ học được có cái này : « Cái này có thì cái kia có. Cái này mất thì cái kia mất » mình mới học tới đó thôi à. Nhưng mà nó có cái khác nữa, cái khác nó mới ghê chứ : « cái này mất là điều kiện cho vô số cái khác có, mà một cái này có sẽ là điều kiện cho vô số cái khác bị mất » mà vấn đề là mình có gặp, vấn đề là mình có thấy nó đúng hay không cái đã.

Chỉ cần thấy trong nhà có một thằng nó đang hút xì ke là biết nhiều thứ sắp sửa mất, phải không ta ? đúng không ? tức là có một thằng nó đang ngồi mà (hít) là rồi, biết có nhiều thứ sắp mất. Tiếng Việt nam gọi là « chà đồ nhôm » mà tiếng hán kêu là « chôm đồ nhà ». Rồi. Có nghĩa là, có một thằng nó hút, có nghĩa là trong nhà mà mình thấy xuất hiện một cái bịch mà bột mì là mình biết những cái, một bịch nó nhỏ xíu thôi, bịch nó khoảng chừng 5gr, mà biết bao nhiêu thứ trong nhà sửa soạn đội nón ra đi. Có hiểu không ? Hoặc là trong nhà chỉ cần nhìn thấy có một cái giấy khám bệnh là cancer thì mình biết có nhiều thứ cũng sắp sửa ra đi. Có đúng không ? Đó. Yeah. Việt nam là cầm sổ đỏ. Cho nên chỉ cần thấy một miếng nhỏ xíu xìu xiu thôi là mình biết là sắp có chuyện, sắp có chuyện. tức là, sự có mặt của một cái có thể là nó khiến cho nhiều thứ vắng mặt, mà sự vắng mặt của một thứ nó sẽ khiến nhiều cái có mặt. Hiểu được cái đó mới mỗi lần hiểu muốn lên nhìn Ngài, lạy Ngài một cái, tại sao mà 26 thế kỷ trước mà cái Đạo của Ngài ghê gớm như vậy. Mà mình thử bao nhiêu năm mình lên chùa mình có được nghe cái thứ giáo lý quái gở đó không ? lạ quá ! cứ nhờ hoài như vậy. cứ đọc như thần chú : « Con đang sống với Mất và Có, với Có và Không, với Tăng và Giảm » Đó cũng là một câu thần chú. Lạy Phật và khấn như vậy « Con đang sống với Mất và Còn, với Tăng và Giảm, với Có và Không » rồi mới đọc phần giải thích « Khi có một thứ được thêm thì có vô số thứ bị mất, khi có một thứ bị mất thì cũng có vô số thứ bị thêm. Khi không có một thứ thì con sẽ mất rất nhiều thứ. Vì có một thứ con sẽ mất rất nhiều thứ. Mà vì mất một thứ con sẽ có rất nhiều thứ. Khi con bớt được một thứ con sẽ thêm được rất nhiều thứ, mà con thêm một thứ con sẽ mất rất nhiều thứ » có hiểu từng đó không ? hiểu thì gật.

Một cái ác bị mất đi thì vô số cái thiện được nảy sinh. Mà một cái thiện bị giảm đi thì vô số cái ác sẽ nảy sinh. Và mình phải tin chuyện đó. Hôm qua tôi nói rồi, một cái ác mình tưởng là nó nhỏ xíu nhưng nó là một cái mầm, nó là một cái trái nổ nó phá banh cái ngôi nhà giác ngộ của mình. Tôi nói chuyện nhỏ thôi : đập muỗi. Mình tưởng đây là chuyện nhỏ. Sai. Mai mốt mình mới vừa gặp Phật, mới vừa nghe pháp xong, mới ra ngoài, xe cán. Có hiểu không ? Yeah. Yeah. Hả ? Tức là cái chuyện nó rất là nhỏ, mình tưởng mình đập muỗi là không có gì, bởi vì nó chết trong cái sự đè bẹp đúng không ? hoặc mình đang lên núi ngồi thiền, đá lăn chết. Cục đá không có nặng, có tấn rưỡi thôi, mình nặng 45kg. Tấn rưỡi là chết rồi. hiểu không ? Thời Phật có một vị tỳ kheo, đang ôm bát thế này thì bị nguyên cái đám lính nó bu nó trói nó dẫn về nó xử tử vì cái mặt mũi vị này y chang mặt mũi thằng ăn cướp vượt ngục. Mà thời đó làm gì có DNA, làm gì có chụp hình, làm gì có email làm gì có alo, thì dân chúng nó kêu « thằng cha đó !thằng cha đó ! » rồi đem về, giết. Tại vì thằng ăn cướp nó giống vị tỳ kheo đó nó ác dữ lắm : coi như phụ nữ mang thai nó không tha nó cưỡng hiếp luôn, con nít mới lớn nó làm luôn, bà già xử luôn. Coi như nó ác coi như dữ lắm. Cho nên khi mà người ta bắt được nó người ta chỉ có một cách xử tử nó cho đã. Rồi sao ? Lấy cái cây tầm vông, chọt ngay cái hậu môn, chọt thẳng lên. Tại vì nó ác quá mà bây giờ nội mà thân nhân nghiên cứu ba ngày ba đêm có cách nào giết mà cho nó hả dạ được không, họ nghĩ ra cách đó cho nó đã. Có đau không ? Đau chớ. Trĩ mà nó đã thấy phê rồi, mà nguyên cái dây dài thòong nó đi thẳng lên trên. Thì lúc đó, Đức Phật Ngài thấy vị này bị vậy, Ngài xuất hiện, Ngài chỉ nói một câu kệ, vị này đắc A la hán và Niết Bàn. Niết Bàn trên cái cây luôn. Mà cái chuyện về Ngài kể mà chư tăng mới hỏi là « một cái người mà đủ phước mà để Phật tới nơi mà độ như vậy đắc A la hán là cái người mà tu hành dữ lắm mà trong lúc đau như vậy mà vẫn đắc được thì cái người này tâm kinh dị lắm. thứ nhất, người này có nhiều điều đáng nể lắm : tâm như vậy, hoàn cảnh như vậy, mà tâm vẫn ngon lành để đắc. thứ hai, vị này được Phật đích thân tới mà vẫn không thoát được kiếp nạn. Thì Đức Phật nói một kiếp xửa xừa xưa, vị này là một đứa bé, bắt con ruồi chơi đó, lấy cái que chọt. Chơi cho vui á, không ngờ cái quả nó trổ ngay cái lúc mà được gặp Phật, được xuất gia. Hiểu chưa ?

Cho nên khi có một cái nghiệp ác thì có vô số cái lành bị mất đi. Khi có một cái lành thì có vô số cái ác nó mất đi. Tại vì là khi mình có một cái phước gì đó là mình sẽ né được vô số cái tội. mà khi có một cái tội thì mình bị mất vô số cái phước. có hiểu không ? thí dụ như, do tui nghèo quá, bữa nay có một cái vị như ngài Mahasi, ngài Ajahn Chah tới thăm Houston mà hai vị đó cái cách thuyết giảng, cách suy nghĩ hai vị đó rất là hợp với tôi, nhưng mà tối nay tôi có job đêm biết không ? vợ đẻ con đau hoặc là có chửa tôi đâu có đủ tiền thế là tôi phải làm job đêm. Thế là chỉ vì cái tội nghèo thôi, chỉ vì cái tội nghèo thôi đêm nay vì làm job đêm coi như là Ajahn Chah, Ajahn Neeb gì là dẹp hết, chỉ lo mấy cái vụ mà vợ đẻ con đau khó chữa đó mà. Thì coi như chỉ vì cái tội nghèo mà các vị thấy không ? Dầu Đức Phật tới tui cũng chịu thua, là tại vì tui đi làm thêm job đêm. Hiểu hả ? rồi, chưa hết. Chỉ vì tôi bị trọng bệnh, tôi nằm rên hừ hừ trong bệnh viện, thì có tám chục ông thiền sư A la hán tới đây tôi cũng chịu thua. Vì tôi cứ quởn là tôi vô bệnh viện tôi nằm mà. Tôi phải là người khỏe mạnh nè. Rồi sao nữa ? phải có tiền nè, rồi ôi phải tùm lum, nói chung là tui phải có nhiều điều kiện lắm, cho nên nghe mấy cha tới đâu là tui tới đó. Cho nên tui nói rồi, đừng coi thường cái chuyện mà quý vị tưởng là quý vị muốn tới đây là tới. Sai. Có một cái trục trặc quý vị tới đây đâu có được. Tự nhiên, sắp đi, chóng mặt. Dẹp. Sắp đi, sưng như cái mỏ heo, ở nhà. Tôi bị nhức răng tôi biết, đau lắm, ở nhà ngậm cục vậy nè. Cho nên á, là mình muốn đi nghe pháp không phải là chuyện dễ, không chóng mắt, không nhức đầu, không diarrhoea, rồi phe mình không bị nhưng mà chồng mình nó có bị không ta ? vợ mình có bị không ? con mình có bị không ? má mình có bị không ? ba mình có bị không ? coi như nguyên cái dòng họ phải ok mình mới đi được. yeah. Bên Thụy Sỹ tôi có biết một chuyện, cái cô đó cổ không phải mất thời gian cho chồng, không mất thời gian cho con, không mất thời gian cho anh chị em mà mất thời gian cho cái bà boss. Bả giàu coi như là nứt vách mà bả coi cái bà này là tri kỷ. Mà một ngày bả nhậu 25 tiếng, một tháng bả nhậu 32 ngày. Coi như là bả nhậu luôn cho ngày sau tháng sau luôn mà mỗi lần nhậu là bả khóc, mà bả phải bắt bà kia nghe bả khóc. Nó sang mà sang thiệt á. Như ca sĩ mà nó bắt mình nghe nó hát là mình đã đuối rồi. Hoặc nhiều đứa nó hát dở mà nó hát karaoke là mình bỏ mình đi nó cũng giận nữa. Còn bả này bả bắt nghe bả khóc, nghe bả hỉ mũi á mà nghe hỉ lâu quá mà mình tắt là không được bả phải bắt mình nghe bả rẹt rẹt. tại sao tui rành là bả kể tui nghe. Bả nói « trời ơi, sư ơi có một cái âm thanh mà con nghe rất là thường đó là tiếng hỉ mũi. Mà coi như là nó không phải từ bi hỉ xả mà nó hỉ mũi » coi như là bả, bả rất là thương cái bà này. Nhưng mà bắt cái bà này nè làm bạn, 2h sáng phải nghe bả khóc. Cái thứ mà uống ba mớ nó hay buồn nó hay khóc lắm. Tâm sự đó. Mà coi như nó không chịu thức một mình, bắt thức chung vậy đó. Mà coi như, quý vị thấy không ? chỉ vì một cái trục trặc nhỏ trong vòng luân hồi mà mình mất bao nhiêu là duyên lành thấy không ? vì tiền là mình phải đi làm. Vì bệnh rồi vì một cái tật xấu nào đó, hoặc là trong gia đình mình có chuyện như nãy tôi nói cái bà này gia đình bả ok mà bà sếp không ok là coi như cũng không có được. Đang ngồi thiền mà phone reo, mà ác cái là cổ không dám tắt vì tắt bả kêu không được. Cho nên, các vị đừng có tưởng các vị có xe các vị muốn lại đây các vị lại. Sai bét. Nó phải có một tỷ cái điều kiện ok thì các vị mới là có thể ngồi đây. Ghê lắm nhe. Ghê lắm. Cho nên là, nhớ là trong từng phút trôi qua chúng ta đang sống trong một biển điều kiện, hay là một biển Duyên hay là trùng trùng duyên khởi đó. Có nghe chữ « trùng trùng » không ? có nghĩa là chỉ có trục trặc một xíu xìu xiu tôi nói hoài, chúng ta nặng 60kg, 50kg, cái răng nó có mấy gram mà nó trục trặc là mấy chục ký đó coi như đơ, và một chuyện động trời khác, đó là chiếc xe 18 bánh á cái tổng diện tích của nó là bao nhiêu ? Lớn lắm chứ. Nhưng mà cái phần nó ăn với mặt đường rất là ít so với tổng diện tích, đúng không ? chiếc xe đạp nó hơn chiếc xe tải, nhưng mà cái phần ăn giữa đường nó cũng rất ít so với tổng diện tích. Thì mình cũng vậy, dầu mình là giáo hoàng hay mình là một thằng homeless thì cái phần mà mình dính với đời sống chỉ là hơi thở thôi. Có đúng không ? Nó chỉ là một bộ phận cơ thể nào đó. Chỉ cần, Tim có vấn đề ? Xong. Gan có vấn đề ? Xong. Sự nghiệp mình trùng trùng, không hiểu hả ? Sự nghiệp của mình rất là nhiều nhưng mà cái phần mà mình dính với cuộc đời này nó rất là nhỏ. Chỉ cần máu lên thôi là cái gì cũng dẹp hết. Đường lên, máu lên là lên đường. Có hiểu không ?

1 :00 :09

Dường lên, máu lên là lên đường. Cái đó nó rất là bình thường. Thấy hơi kỳ kỳ là lên đường. Cho nên trong kinh, Phật Ngài dạy rồi : hãy cẩn trọng với từng giây phút trôi qua con đang gieo vô số duyên. Trong đó gồm có : tiền sanh duyên, hậu sanh duyên, câu sanh duyên, nhân duyên, cảnh duyên, trưởng duyên, quả duyên, thiền duyên, đạo duyên. Nghe kịp không ? Trong từng giây phút trôi qua con đang gieo vô số duyên và (trong) đời sống của con nó đang được vận hành trên các duyên, trên các duyên cũ và con lại không ngừng tạo ra các duyên mới. cho nên, Niết Bàn được gọi là Pháp ly duyên, có nghĩa là không còn dính mắc gì các điều kiện. Hễ còn có dính mắc điều kiện thì đời sống của chúng ta còn có vấn đề. Tôi đã nói ngày hôm qua rồi, mình sống trong môi trường nghèo khó thì đó là khổ, mình sống trong môi trường sung sướng chiều chuộng thì đó là sướng. Nhưng khổ thay nếu cái sướng ấy lại phải bị đặt lên quá nhiều điều kiện thì cái sướng ấy hình như cũng phải xét lại. đúng không ? hiểu hả ? mỗi ngày phần ăn của tui trong ngôi nhà này là 10.000 đô la tôi ăn toàn linh chi ngàn năm, linh sơn tuyết liên, tôi ăn yến xào bào ngư, nhưng mà với điều kiện hai vợ chồng này phải bưng về cho tui. Nhớ hôm qua tôi nói không ? bữa nào họ bưng về cho tôi thì tôi có ăn còn không bưng tôi đói nguyên ngày luôn. Mà các vị nghĩ cái đó khổ không ? tôi nghĩ hình như hơi khổ á. Nhiều khi tôi cứ ăn bình thường vậy đó, mà cứ tới giờ, cứ 11h là có người chở tui đi ăn tui thích vậy hơn. Đàng này, cho tui ăn thịt rồng mà nó nhớ thì tui ăn mà nó quên thì tui đói, cái đó tui thấy… mà nó quên ba ngày là tui đói ba ngày. Thì nghe thì ham thiệt, nghe nói ăn thì ham thiệt, nhưng mà nếu nó quên một tuần thì sao trời. Cho nên, có hiểu cái chữ lệ thuộc không ? tui nhớ người ta có câu « Thà là ăn đĩa muối rang, hơn bạc hơn vàng vừa khóc vừa ăn » hồi đó tui không có hiểu cái câu đó, hồi nhỏ, nói ai mà ngu . Nhưng mà đúng. Cái câu đó là một câu ca dao, nó hơn ngắn nhưng mà đúng. Thà là ăn đĩa muối rang, nghĩa là thà cực khổ mà tự do, còn hơn « ăn bạc ăn vàng vừa khóc vừa ăn » có nghĩa là sung sướng nhưng mà bị lệ thuộc. Cho nên tui phải nói nhỏ một cái trong ngoặc đơn đó là, tôi rất là ghét, tôi rất là coi thường những cuộc hôn nhân mà không đến từ tình yêu á. Nếu không đến từ tình yêu thì đó gọi là bán rẻ tự do. Có hiểu không ? tôi rất là sợ những người cô dâu mà đi lấy chồng nhà giàu á. Đời sống bị lệ thuộc rất là nặng. Trong khi đâu phải là người ta khờ, người ta đem cả gia tài người ta trao cho mình. Hiểu không ? Thì khi mình về là người ta đã biết mình muốn gì rồi. người ta nhìn cái lỗ mũi mình là người ta biết mình nghĩ cái gì rồi. Mà trong khi chuyện đầu tiên là, cái giang sơn nhà chống nó đâu có nhẹ mà bắt mình phải gánh, gánh cho cuối cùng thành một con ở không lương. Có hiểu tôi nói không ? Tôi rất là sợ cái đó. Vậy mà nhiều người vẫn không ngừng tiếp tục gả bán, có hiểu gả bán không ? gả bán con. Tôi có biết một chuyện rất là đau lòng. Một cô phật tử kể tôi nghe, mẹ cổ xuất thân nhà nghèo, bà ngoại đem gả cho một gia đình nhà giàu mà gia đình đó chỉ xài cổ như con ở. Cổ không có tình yêu, không có tình thương, cuối cùng cổ chịu không nổi, cổ bỏ trốn về với mẹ. Bà mẹ vì đã lỡ nhận quá nhiều tiền bên nhà chồng, rồi một phần vì mặt mũi của gia môn, cho nên bả nói thế này : « Con chết, mẹ có tiền mua hòm cho con. Nhưng con sống, mẹ không có cơm nuôi con. Mẹ lạy con con trở về bên chồng đi » thế là cổ tự sát. Mà hên là cứu kịp, cho nên mới đẻ ra cái cô mà kể tui nghe câu chuyện đó. Tôi nghe cái đó tôi oải quá. Tôi oải quá. « Con chết, mẹ có tiền mua hòm cho con. Nhưng con sống, mẹ không có cơm nuôi con » bởi vì mặt mũi gia tộc á. Bởi nói tới cái vòng luân hồi nó có nhiều cái ngán lắm quý vị. Ngán lắm. Ngán cái cảnh làm chó làm heo, rồi ngán cảnh làm dâu á. Trong kinh Đức Phật Ngài dạy, khổ luân hồi nó nhiều lắm. Chỉ riêng mang thân nữ thôi, mang thân nữ đã là một cái khổ luân hồi. Mang thân nữ, chỉ riêng cái khoản mà vừa chớm lớn hiểu được chuyện đời thì đi về làm dâu xứ lạ, trong kinh nói đó. Có những cái khổ, như người nữ mỗi tháng phải bị trục trặc mấy hôm, đó là cái khổ. Rồi lúc chung vui thì có nam có nữ, lúc đẻ có mình đàn bà thôi. Đó là những cái khổ mà chỉ đàn bà mới có. Nghĩ riêng cái khổ đàn bà là không muốn luân hồi, nói gì là cái khổ khác. Với cái tánh khí của tôi, tôi nghĩ là tôi không có kham cái kiểu mà đi làm vợ, làm dâu người khác. Cho nên trong kinh nói, không phải ngẫu nhiên mà mang thân nữ. Chúng ta phải có cái đời sống tâm lý như thế nào đó chúng ta mới mang thân nữ để mà gánh những cái vấn đề của một thân nữ. ví dụ như mình, mình coi nặng tình cảm. Mà người nữ trong tình cảm họ rất là vĩ đại. Bởi vì thương con và thương chồng họ có thể chịu dơ, chịu cực, chịu hôi hám. Mà cái đó đàn ông tôi thấy thường là không đủ kiên nhẫn. Đàn ông làm việc nặng được. Chịu khó chịu đổ máu để lo gia đình, có. Nhưng mà cái độ bền đàn ông coi chừng phải xét lại. rất là khó. Không phải tôi chê cái sự bền bỉ của người nữ nhưng mà khi họ thương, nhiều khi họ để cái tình trên cái lý. Thì xét về mặt nào đó cái đó là hay. Tôi phải xác định nha. Xét về mặt nào đó cái đó là hay, nhưng mà nếu nói rốt ráo theo mặt technical, về mặt technical thì cái đó là cái rất là không nên. Là bởi vì đời sống này, chúng ta vốn không có nhiều thời gian để mà sống nhiều cho tình cảm hiểu không ? cho nên á, là nói theo kinh Phật á, là mọi hiện hữu là khổ, rồi cái khổ nó chia ra nhiều lớp. Cái khổ đó nó đến từ những cái mà nó làm cho mình khổ tâm, khổ thân. Rồi cái khổ thứ hai là nó đến từ cái sự vô thường của những thứ mà làm cho mình hạnh phúc. Và, cái thứ ba, bản thân cái sự lệ thuộc các điều kiện đã là cái khổ rồi. Có hiểu cái thứ ba này không ta ? cái sự lệ thuộc các điều kiện đã là khổ rồi chứ khoan nói đến cái chuyện, vị đó là vị đắng, hay vị chua vị cay, không nói. Chỉ riêng việc lệ thuộc các điều kiện đã là khổ rồi. có một cái chiếc xe cà tàng mà tôi giảng xong là đưa tôi đi về khách sạn tôi thích hơn là có một chiếc limousine nó chờ tôi ở dưới, mà mỗi lần tôi giảng xong là phải chờ ông tài xế ổng nhậu xong rồi ổng tỉnh ổng chở tôi đi. Nội cái sự lệ thuộc các điều kiện là tôi thấy tôi ngán lắm. Thà chiếc xe pick up truck cái gì cũng kêu mỗi kèn không kêu cũng được nữa, miễn là nó đưa tui về nhà thôi. Còn đàng này một chiếc limousine mà phải lệ thuộc một người tài xế. Tôi nhớ khi tôi đi dạy học tôi đến nhà phật tử tôi đã từng bị cái cảnh lệ thuộc đó rồi. cái bàn ăn họ dọn ra rất là, gần như là mâm vàng chén ngọc rất là sang trọng, mà nhà của họ mình đi mình sợ trầy, mình sợ dơ vì nhà họ sạch quá đó. Họ đối với mình họ cũng trọng lắm. nhưng mà tôi thích gia đình nó hơi nhà nghèo chút nó hơi dơ dơ chút nó he ho nhưng mà tôi được tự do. Còn cái kia, cái gì đâu mà mình sơ ý họ mời mình ra uống trà chiều, họ trải cái khăn. Cái khăn họ khăn có hình đàng hoàng nha. Rủi cái mình sơ ý, mình để này, mình đi vô lấy đồ mình trở ra là nó mất tiêu rồi thế đó là cái khăn mới đàng hoàng. Là tôi khó chịu liền. Nó quá mức đi. Việt nam nó kêu là quá cỡ thợ mộc. Là tui sợ quá. Tui nhà quê mà. Tui nhà quê gác củi phủi chân ngồi dưới đất. Tôi rất sợ cái sự lệ thuộc các điều kiện, hiểu không ? Mà bị đó là một cái khổ. Dĩ nhiên, ở một cái chỗ mà nó quá thiếu điều kiện đó là một cái khổ. Dúng nhưng mà ở một cái chỗ mà nó lệ thuộc quá nhiều thứ, cũng lại là cái khổ. Cho nên đêm nay tôi nói rất là kỹ, rất là rõ tại sao mà cái chữ Khổ trong Đạo Phật đa phần Phật tử mình hiểu sai. Vì khi họ hiểu Khổ là cái gì đó làm cho mình khó chịu. cho nên họ rất khó chịu khi họ nghe nói «Đời là bể khổ » Đời có vị ngọt, đời có vị đắng, mà tại sao nói đời là bể khổ ? vì họ hiểu sai, họ hiểu quá cạn chữ khổ trong Đạo Phật. vì Khổ nó có hai, một là khổ cảm giác, hai là khổ tình trạng. Có hiểu khổ cảm giác ? khổ cảm giác dễ hiểu, khổ cảm giác là pain, là suffering. Còn khổ tình trạng là sao ? haizza, bây giờ một tiếng hai quê khổ thiệt. có hiểu chữ Khổ này không ? một kiểu hai quê là sao ta ? một thân mà phải chia đôi á. Hoặc là, trời đất ơi, hai con nhỏ bạn nó mới đi party cùng một lúc, giờ sao ta ? bỏ đứa này theo đứa kia. Khổ thiệt. cái khổ đó là khổ tình trạng. Mình được mời đi ăn tiệc, mà có gì đâu mà khổ. Nhưng mà bản thân cái sự khó xử đó là khổ. Cho nên chữ Khổ trong Đạo Phật có hai nghĩa, một là khổ kiểu cảm giác, hai là khổ tình trạng. Phải hiểu như vậy đó, thì mới hiểu Đời là bể khổ. Còn mình hiểu cái kiểu khổ là cái gì đó làm cho thân tâm khó chịu đó là pain, là suffering, là nghèo. Khổ có ba. Một là, Pain hoặc Suffering. Thứ hai đó là, impermanent, nó là unstable. Cái khổ thứ ba là conditioned, là depending on, là sự lệ thuộc các điều kiện. cái thứ ba, trong kinh ghi rõ là, cái người đến với phật pháp cũng có ba hạng :Thượng, Trung, Hạ căn. Bậc Hạ căn nói trước đi. Bậc hạ căn là họ chỉ đến với Đạo khi họ bị khổ thân khổ tâm họ chịu không nổi, họ mới tìm đến Đạo. Đó là bậc hạ căn. Cái đó là họ chỉ đến với Đạo vì cái khổ thô. Còn bậc trung căn, họ đến với Đạo vì cái khổ tế hơn một chút. Có nghĩa là khi họ thấy một cái hoa héo, họ thấy một sự tan rã của gia đình, gia đình mình hoặc gia đình người khác là họ đi tu. Còn cái hạng thứ ba, là hạng thượng thừa. Họ thấy cái sự vô nghĩa của đời sống là họ đã đi tu. Họ thấy sự lệ thuộc các điều kiện là họ đã đi tu. Cho nên trong kinh nói có bốn hạng ngựa. Con ngựa thứ nhất là, nó thấy cái dáng roi là nó chạy. cái loại ngựa thứ hai là, quất một cây nó mới chạy. con thứ ba là quất hơi nhiều nó mới chạy. con thứ tư đập chết cũng không chạy. thì ở đây Ngài nói, có những người mà chỉ cần họ nghe một câu « Đời là gió thổi mây bay là họ đi tu rồi » giống như con ngựa mà thấy dáng roi á. Còn cái hạng thứ hai, quất một roi là nó phải thấy cái gì đó, nó sốc, nhưng mà thấy chuyện của người ta mà nó sốc. còn cái hạng thứ ba là phải bị quất hơi khá khá, có nghĩa là phải xảy ra trong nhà của nó hoặc trên bản thân nó nó mới chịu đi tu. Còn cái hạng thứ tư, cháy nhà nó vẫn đứng hát cải lương dứt khoát không tụng kinh. Có hiểu không ? hiểu cái đã. Cho nên, bốn loại ngựa, hạng thứ nhất thấy dáng roi là chạy, hạng thứ hai, một roi là chạy, hạng thứ ba, đau mới chạy, còn hạng thứ tư đập chết không chạy. Còn con người cũng vậy. Có hạng chỉ cần nghe Phật pháp, nghe trộm nghe lén, nghe lốm bèn đi tu. Còn có hạng thứ hai, phải thấy cái gì đó, nó đi tu. Hạng thứ ba, xảy ra trên người nó, trên người thân nó nó mới đi tu. Thì mình tự xét mình là cái loại nào. Nghe. Đối với thiện pháp, nếu chưa có kết hôn được thì nên đính hôn. Đối với ác pháp, chưa có ly dị được thì nên ly thân. Nhờ nghĩ vậy, cho nên mình không đến nỗi mặc cảm. Có hiểu cái này không ? Đối với cái điều lành, chưa có kết hôn được cũng nên đính hôn là sao ? có nghĩa là mình chưa xuất gia được nhưng mà mình đã sắp xếp mọi thứ để có dịp là nhấn nút. Đó gọi là chưa kết hôn tạm đính hôn. Còn đối với ác pháp, chưa ly dị được cũng nên ly thân. Có nghĩa là chưa dứt hẳn thì cũng nên sắp xếp để ngủ riêng. Tôi nhớ có bà đó bả bị chồng làm phiền quá bả tức, bả nói : tui mà còn chiều ông nữa thì đạn nó ăn tui. Bữa đó bả mò qua giường ổng, ổng hỏi « ai đó ? » nói « em » « em nào ? » « em là người không sợ đạn ». Tới đâu rồi ? À, bốn loại ngựa. thì tự mình hỏi mình coi mình là loại ngựa nào, là bởi vì sao ? Chính cái kiểu tu hành. Cái này tôi nói thiệt chậm. Chính kiểu tu hành của ta hôm nay nó sẽ quyết định cái kiểu tu chứng của ta mai này. Yeah. Tôi nói chậm nha. Chính kiểu tu hành của ta bây giờ nó quyết định kiểu tu chứng của ta mai sau. Có nghĩa là sao ? Có những người họ gặp Phật, họ nói có một câu, là hết, là xong. Có những người họ gặp Phật là họ phải cạo đầu, đắp y vài bữa rồi mới đắc. có những người họ gặp Phật rồi họ phải cạo đầu đắp y rồi mới lên rừng sâu núi thẳm lam sơn chướng khí, hiểu hông ? ma thiêng nước độc. để chi ta ? tu hành làm bần tăng khổ sãi coi như banh xác luôn, muỗi mòng nó cắn má nhìn không ra, đói không có ăn, bệnh không có thuốc, lạnh không có gì đắp mấy chục năm mới chịu đắc. là vì sao ? sớm muộn cũng đắc nhưng mà kiểu ngày xưa anh tu kiểu gì bây giờ nó ra nông nổi đó. Tới hồi về gặp Phật thì cũng A – la – hán mà coi như nhìn thấy, hết muốn đắc luôn, hết muốn đắc giống ổng. Có nhiều vị sướng lắm. đang làm hoàng tử, đang làm công tử thấy người ta đi chùa, bắt chước đi theo mình mẩy vòng vàng không. Nghe Phật nói có một câu thôi, Phật vừa nói xong thì quỳ xuống trước mặt Phật « xin cho con xuất gia » Phật chỉ đưa tay thế này « Tới đây này Tỳ kheo, hãy tới với Như Lai » vừa nói xong là vị đó đầu tóc tự rụng, y áo đầy đủ trên người, tại kiếp trước từng làm người bố thí, cúng dường y đó, từng học đạo, cái gì cũng từng từng từng hết, từng ngồi thiền, từng đầu đà, từng cúng dường kathina cho nên bây giờ khi gặp Phật, Phật chỉ đưa tay « Tới đây, này tỳ kheo » là . còn có cha, trời đất ơi, ta nói động trời. vô rồi tu rồi nhà nghèo không có y rồi đi lụm vải dơ rồi giặt rồi nhuộm rồi may rồi nó rách phải kiếm thêm tập nữa, có vị trời mưa gió lạnh lẽo vậy đó mà có cái y chuột cắn lủng phải đi kiếm đồ về đắp, đắp để vá. Thương lắm. Còn có cha y áo cái xài cái đốt cái liệng cũng còn dư. Ngộ. Giàu có phước, lộc. Có cha tu cả đời không biết ho là gì. Có cha qưởn là bệnh. Biết quởn không ? Cứ rảnh là bệnh à. ở chùa tui tui biết, có nhiều vị sư ăn chung với mình, ăn chung mâm á, mà cứ mập tới, làm như thở nó cũng mập. còn có cha quanh năm ta nói, nội dầu gió mà chả xức tính bằng lít. ở chung chùa mà chiều là chàng chơi cái nón, xức dầu hai bên đây, sổ mũi, cảm, mang vớ mà nó lạnh thấy mụ nội, vô nằm trùm vậy nè. Cứ trời tắt nắng là chàng giống như mấy bà ở cữ dzô nằm vậy nè. Ngộ lắm. mà mình tưởng thằng chả nhõng nhẽo, mà không. Không làm đúng vậy là bệnh thiệt. đúng cái giờ bà xẹt là ảnh phải làm áo mão cân đai sắm tuồng y vậy, đội nón, xức dầu sau gáy, thái dương, mỏ ác, rún tùm lum, trùm khăn là nó mới bình thường, còn không đúng cái lễ bộ đó là coi như nó bệnh cho mày tan xác. Nó ngộ lắm. Hoặc trong chùa tui hồi nhỏ có những vị có cái nghiệp gì ngộ. Vô trong lớp mà học là ngủ gục, mà ngáy, đào giếng, vét mương, sơn sửa tỉnh bở leo lên như sóc, trèo trèo trèo lạ thiệt. mà chỉ cần vô lớp học là ngủ, ngủ chảy nước. ông kế bên kéo kéo kéo vậy xong rồi cũng máu chảy về tim nữa. Mà cứ. Cái nghiệp, bị hôn trầm á. Yeah. Còn Phật tử, có nhiều người ngộ lắm : vô chùa là cứ lao thẳng xuống bếp, vô nhà cầu kiếm gì dơ, nặng, hôi là họ làm, khoái rửa chén, còn chùa quê là tích ra ngoài vườn róc lá dừa ; còn có người vô chùa là nhảy lên thư viện kiếm sách đọc, có người nhảy lên chánh điện kiếm chỗ ngồi thiền, còn không là lên đốt nhang cây dài xoọc khấn tới chiều luôn. Nó ngộ lắm. Có cái tên đó nó khoái khấn, mà nó khấn cái gì không biết mà nó chơi mịt mù, đơn giản cái nhang cao càng dài là nó khấn suốt mùa. Còn có một tên, vô chùa là nó khoái xin xăm á. Mà nó cầu cái gì. Có lần tôi ở chùa Kỳ Viên mà chùa trụ sở đó. Tôi ngồi chung với mấy sư, tôi thấy có bà mới dắt đứa con vô, tôi lại tôi đốt nhang, bả khấn cũng lâu. Rồi bả lại bả nói chuyện với sư trụ trì đó, tôi đâu có nghe. Sư trụ trì đi mất. Rồi bả lại cái chuông á, bả đưa cái đầu vô rồi bả đưa cái đầu ra, tui tưởng là, tại Việt nam nó hay có cái màn mà dán tên người thân vô trong cái chuông lâu lâu nó coi cái tên bà già nó còn không, ai ngờ nó đưa vô rồi nó lấy trở ra, nó làm cái nữa, nói, chắc trời tối, thấy không rõ, nó lấy ra nó đút vô nó làm cái nữa. tôi đếm, làm chín cái. Cái tôi xỉu. tôi chịu hết nổi rồi. cái chuông mà nó đưa vô rồi nó lấy ra, tôi thấy lạ quá đi, tôi mới hỏi, « sao vậy cô ? » cổ nói « xin đánh chuông mà thầy trụ trì nói chuông này lớn đánh là người ta tới, cho nên tôi đút vô đút ra thay thế cái chuông » xin đánh mà sư trụ trì nói, tại vì cái chuông này nó đánh khi nào lễ lớn, đánh cái này nó tưởng cháy chùa là thấy mụ nội, cho nên sư trụ trì nói đánh cái nhỏ nhỏ thôi, mà bả muốn chơi cái lớn, đúng cái lễ của bả bả khấn cái gì đó không biết, mà giờ không đánh được cái lớn thì vẫn không xa được cái lớn, phải đúng cái lễ. còn cái thằng nhỏ nó vô trong trường mà nó nói, nó đòi đi tiểu, cô nói mình không nên nói đi tiểu nó thô, nói « đi hát » thì bữa nó về, nó nói với ba nó, ba nó đang ngủ, nói « ba, ba, con muốn hát » thì ba nó nói « khuya rồi hát nho nhỏ vô tai ba» thì nó chang như cái vụ này vậy đó. Có nghĩa là nó xin đánh chuông. Mà cái chùa đó là chùa trụ sở, nó nằm trên đường Nguyên Đình Chiểu, mà nó giáp đường, mà chùa quê đánh vậy nó không gì chứ chùa phố đánh vậy là có hai sự kiện : một là lễ, hai là cháy chùa hay cái gì đó mà báo động hay gì đó. Bả vô bả khấn thì mắc cái gì mà cho đánh, kỳ. thì thôi, đánh chuông nhỏ được rồi « hát nhỏ nhỏ vô tai ba » vậy đó. Mà bả không chịu, bả phải chơi cái lớn cái lòng bả mới chịu, bả đưa vô lấy ra đưa vô lấy ra, hỏi, bả muốn cho đúng lễ á. Cho nên, tôi trở lại. tùy cái kiểu tu của anh hôm nay, anh tu mà nặng ba cái đức tin tào lao quá đi thì mai này anh gặp Phật anh đắc chậm lắm, vì anh nặng về đức tin mà. Nặng về đức tin. Anh tu kiểu gì thì lúc anh đắc anh đắc kiểu hao hao vậy đó. Có người họ vô chùa là họ thích nghiên cứu kinh sách, có người thích ngồi thiền, có người thích phục vụ, ngộ lắm. rồi có người vô chùa, chuyện đầu tiên là thò tay vô túi. Cúng dường. Khoái bố thí. Bố thí. Không thích nghe pháp, không thích tụng kinh, không thích phục vụ, không thích khấn gì hết. Chỉ vô chùa, lấy tiền ra cúng dường xong là biến. lạ lắm. rồi có những người, họ thích làm từ thiện nhưng mà không thích tôn giáo. Có biết cái đó không ? họ nghe Chúa, Chùa họ không thích, nhưng mà cùi đui sứt mẻ thì họ lại khoái. Chính vì cái kiểu đó đó mà mai này khi mình gặp Phật ra đời mình có cái kiểu tu hành không giống ai hết, nó lạ lắm. Nãy giờ tôi nói làm thiện. Giờ tôi qua nói làm ác. Chính vì mỗi người có kiểu ác khác nhau, cho nên khi mà bị khổ mỗi người có kiểu khổ khác nhau. Hiểu không ? vì mỗi người có kiểu ác khác nhau. Như tôi biết có nhiều người thì họ thích đâm sau lưng chiến sĩ, biết không ? ngộ lắm. có người họ nóng tánh họ thích chửi thẳng vào mặt người ta vậy đó, rồi có người họ thích đâm thọc, thì tùy vào mỗi cái ác mà mai này quả nó trổ trổ y chang vậy đó. Nó trổ y chang vậy. và sẵn hôm nay tôi nói luôn. Trước khi Phật Niết bàn có nói một câu cuối cùng, đó là « Mọi thứ ở đời này vô thường, hãy tinh tấn chớ dễ ngươi » cái chữ « dễ ngươi » là « pamada » thì trong kinh giải thích chữ « dễ ngươi » là sao ? dễ người nó gồm có ba nghĩa : một là coi thường điều ác nhỏ rồi không tránh, coi thường điều lành nhỏ rồi không làm. Đó gọi là dễ ngươi. Và cái thứ ba, không sợ sanh tử. có nghĩa là, chắc sanh về cái cõi nào đó thiệt là cao thiệt là sướng là xong. Không được. Dầu cõi nào đi nữa, hễ còn tái sanh là còn quẩn quanh. Cho nên có ba cái dễ ngươi :

Một là, coi thường điều ác nhỏ rồi không chịu tránh. Ví dụ như đập muỗi, giết kiến giết gián vây đó. Dó gọi là coi thường điều ác nhỏ rồi không tránh.

Thứ hai, coi thường điều lành nhỏ rồi không chịu làm. Ví dụ như mình đang đi lơn tơn, mình gặp cái miếng rác làm ơn lụm liệng thùng rác, đàng này « ô nhằm gì » cái đó là coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm. Hoặc là nhiều khi người ta bạn học đạo người ta không hiểu rồi mình đang làm biếng mình cũng ráng, cái nào biết thì nói, cái nào không biết thì « hỏi cái bà áo trắng á » mình cũng mách cho người ta chút, đàng này « không biết » mình phải in kinh in sách, ba ngàn, bốn năm ngàn cuốn chứ xá gì ba cái nhỏ nhỏ đó. Nhưng mà, Sai. Trong kinh nói, chớ coi thường điều ác nhỏ vì từng giọt nước nhỏ sẽ làm tràn bình. Chớ khinh điều thiện nhỏ rồi không làm vì từng giọt nước nhỏ sẽ làm tràn bình. Hôm nay ai từng đi đến những cái hang động thạch nhũ mới thấy. Có những cái thạch nhũ mà nó mấy mét luôn. Cái hình thành của nó là hàng triệu năm mà cách hình thành rất là kỳ, là nước trên trần nó chứa canxi mà nó nhỏ xuống, giọt nước nó nhỏ xuống, nó đọng chút mà nhiều triệu năm ở bên đảo Mallorca của Tây Ban Nha cách Thụy Sỹ một tiếng hai mươi phút, có mấy cái hang động đẹp lắm, mà ông Goenka lúc sinh thời ổng qua ổng tổ chức ba khóa thiền bên đó. Nó có cái hang mà thạch nhũ nó giống như trống, có cái nó giống như chuông. Tay tôi yếu nhưng mà tôi đánh nghe « boong » « boong » có cái « đùng » « đùng » tất cả những cái đó là nó do nước nhiễu xuống. Nó nhiễu trước khi nó rớt nó đọng lại miếng canxi, nó rớt nó đọng miếng canxi, mà qua nhiều triệu năm nó ra như vậy. Và Phật quả cũng vậy. một a tăng kỳ là 10 lũy thừa 140 đại kiếp, mà Phật Thích Ca Mâu Ni đi con đường nhanh nhất là 20 a tăng kỳ. Lâu lắm. có nghĩa là nếu mà tính ra thì Ngài ra đời cách đây 26 thế kỷ đúng không, thì có nghĩa là cách đây 1 triệu năm Ngài vẫn tiếp tục tu hành, đúng không ? dễ sợ không. Cách đây 1 triệu năm Ngài vẫn tiếp tục tu hành chứ. Vẫn tu. Tới lúc Ngài thành Phật, đức lành nào Ngài cũng có, cái gì Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương. Đức lành nào Ngài cũng có, thì đệ tử Ngài nói « đệ nhất trí tuệ, đệ nhất đa văn… đối với Ngài mấy cái đó không có nghĩa lý gì hết. Đức lành nào Ngài cũng có. Rồi, ai ngài cũng thương và đặc biệt là cái gì Ngài cũng biết. Phật lực vô biên, Phật trí vô cùng, Phật tâm vô lượng nhưng không thể độ người vô duyên. Nhớ cái đó. Bởi vì trong kinh Đức Phật dạy rằng : giống như một cái người lọt xuống sình, mà nếu họ chỉ lọt xuống một cái vũng sình tới mắt cá đó thì chuyện cứu họ rất là dễ đúng không ? nếu họ chỉ kẹt cái đôi guốc dưới đó thôi là quá dễ rồi, rồi họ lọt xuống sình tới đầu gối, cũng còn cứu được ; tới lưng quần, tới rún, tới ngực, tới cổ cũng cứu được, thậm chí họ bị lọt xuống sình mà nó tới trán cũng được, thậm chí nó ló cái búi tóc lên mình biết họ ở đâu mình nắm lên cũng cứu được, nhưng nếu mà mình lọt mà không ló cái gì hết thì người ta biết ở đâu mà cứu. Có hiểu không ? Cũng vậy, ngài nói : có những người mà cái ác của họ nhiều quá, nhưng mà còn có cái thiện để Như Lai nắm, có những người ác đến mức mà không có chỗ để Như Lai nắm luôn. Chúng sanh trong đời có chia nhiều hạng. Có hạng ác nhiều hơn thiện, có hạng thiện nhiều hơn ác, có hạng thiện ác bằng nhau. Đó là kể gọn. Còn mà kể chi tiết, ác nhiều hơn thiện là bao nhiêu phần trăm, ví dụ như là : 9 – 1 , 8 – 2, 7 – 3, 6 – 4, 5 – 5. Nghe kỹ chưa ? Đó là khổ là nó chênh lệch vậy đó. Cho nên, nói ác nhiều là nhiều là sao, nó nhiều trường hợp, mà cái thiện nhiều cũng vậy : 9 – 1 , 8 – 2, 7 – 3, 6 – 4, 5 – 5. Có hiểu tôi nói cái đó không ? thì cái 6 – 4 là nó cũng chênh lệch mà chênh lệch không bao nhiêu, còn cái ớn nhất là cái 9 – 1, chết chắc luôn. Khỏi cứu. Mà trong kinh nói, cái hộ niệm cận tử, cái người mà ác nhiều quá thì người hộ niệm phải là thiện nhiều hơn ác mới hộ niệm nổi. có hiểu không ta ? hiểu hả ? nó phải tương đương vậy đó. Còn cái loại thiện ác 5 – 5 thì cái ông 5 – 5 tới ổng chữa được, còn cái 6 – 4 thì cha 6 – 4 chả tới cha chữa, nhưng cái ác thiện mà 9 – 1 là thằng cha tới tụng cũng phải 9 – 1 hoặc là không có ác luôn. Bởi, đọc kinh biết mấy cái đó các vị mới thấy chuyện gì cũng có trong kinh. Bởi vì có những người mà coi như lúc họ cận tử đó cái lòng họ kín bưng không có chỗ nhét. Biết không ? Các vị có biết mấy thằng xì ke nó chích riết nó bị mất gân biết không ? cho nên lúc vô nước biển không biết đường đâu mà vô. Cũng vậy, mấy cái người mà sống bất thiện riết giống như xì ke vậy đó. Cái gân thiện pháp, cái ven, mấy cái tĩnh mạch nó mất cha hêt rồi, mà tụng kinh mấy ông sư cầm ống chích kinh mà kiếm chỗ lụi không biết lụi chỗ nào gân nó lặn hết. mà tôi đi dạy học tôi gặp cái loại đó nhiều lắm. cái loại mà mình nhìn họ mình biết là cái loại này không vô nước biển được tại vì gân mất tiêu hết trơn. Trước mặt mình tôi thấy dân xì ke cũng nhiều. Chín giờ rồi. yeah. (hỏi : còn cái thứ ba của dễ ngươi), à cái đó nói rồi, tức là Không sợ tái sanh. Tại vì nè, cái thứ ba quan trọng lắm. có nhiều người họ tưởng thế này : tu hành tinh tấn chắc sanh về cái cõi phạm thiên vậy là quá tốt. nhưng mà không. Còn mong về cõi nào đó đã là dễ ngươi, ngay cả cái cõi mà của vị a na hàm á, thì bất đắc dĩ người ta mới về đó, vì người ta không đủ duyên chứng A la hán, chứ cái chỗ đó không phải chỗ lý tưởng để mình về. mặc dù chỗ đó là ngon lắm. ờ, nói thế này, khách sạn năm sao tuy sang thiệt nhưng mà chúng ta bất đắc dĩ mới ở đó chứ không phải khùng tự nhiên bỏ tiền ở khách sạn năm sao phải không ta ? ví dụ như mình có chuyện mình đến Houston thì mình phải kiếm khách sạn mình ở. Mà tại vì mình là tỷ phủ mình muốn an toàn thì mình phải vô khách sạn mình ở. Chứ nếu tôi là tỷ phú tôi cũng ở nhà chứ mắc gì tôi khùng vô khách sạn. Có cái ông ổng vô khách sạn, ổng thấy dòng chữ : bạn sẽ có được cảm giác như ở nhà. ổng nói nếu ở nhà tôi vô đây làm gì. Có hiểu không ? « bạn có cảm giác như ở nhà » đó, thì nếu ở nhà tôi ở đây làm cái gì. ở đây cũng vậy, cái cõi ngũ tịnh cư nó giống như khách sạn năm sao vậy đó. Cái người hiểu đạo họ giống như một ông businessman vậy đó, bất đắc dĩ thì phải vô ở khách sạn chớ còn khùng sao. Tự nhiên kêu tui mua vé máy bay qua bên Dubai ở cái 7 sao đó coi có khùng không. Trừ ra mình có cái ý tham quan Dubai thì tôi không có nói. Nhưng mà chỉ muốn ở khách sạn thì tôi nghĩ nó khùng thiệt à, tại vì đi máy bay nó cũng lâu đó chứ, mà ở sân bay còn mấy tiếng mà vô khách sạn để ngủ. Mà cái này tôi hơi khó chịu nè, chắc tui cái máu nhà quê, có những khách sạn như bên Thụy Sỹ, ở Geneve nó có khách sạn 64.000 một đêm. ở geneve, vô internet thấy. mà tôi ngạc nhiên là tôi ngủ đâu có biết nó sang cỡ nào. Tôi tắt đèn mà. Mà « tắt đèn nhà ngói như nhà lá » đúng không ? mà bắt tôi trả 64.000 tôi đau quá. Còn cái chuyện nó đẹp, nó tối thui tôi đâu thấy đâu. Mặc dù ban ngày, nó có cái view đẹp lắm, nó nhìn ra cái hồ geneve, đúng hồ đẹp lắm, nhưng mà nó là ban ngày. Tôi mướn khách sạn mà tôi chong đèn tôi thức thế này sao, tôi khùng à. Cho nên bữa đó tôi mới hỏi anh phật tử, tôi nói : ai, ai mà khùng vậy anh ? thì ảnh nói, « thưa không có khùng đâu sư. Theo con biết là có ba trường hợp ở đây : thứ nhứt, là vì sự an toàn. Cái thứ mà nó giàu quá hoặc nó VIP đó, vì ở đây an toàn dữ lắm. xe rước tận sân bay và đưa cũng tận sân bay và đi shopping cũng là người của nó luôn. Cho nên thứ nhất là người cần sự an toàn. Thứ hai, là dân mà tiền nhiều quá, nó thấy 64.000 chỉ là 64 đồng thôi. Trường hợp thứ ba, là bởi vì công việc. công việc đòi hỏi cái chỗ như vậy, thì người ta phải. dạ. chứ còn, không phải người ta khùng đâu sư, nhưng mà cái chỗ ghê quá. Chứ còn cái hạng mà hưởng chỗ đó thì theo tôi nghĩ vì nhu cầu hơn là vì hưởng thụ bởi vì 64.000 tắt đèn tối thui thấy cái gì đâu. Mà tôi thấy cái hình chụp tôi thấy chỗ nào mạ vàng được thì nó mạ, nó có cái view rất là đẹp, còn cái giường mà tấm ga nó bằng silk hoặc nó bằng cái loại vật liệu rất là sang nhưng mà đại khái mình ngủ rồi thì. ở đây, Ngũ tịnh cư y chang như vậy. cái đó là bất đắc dĩ, chưa đủ duyên chứng La hán thì người ta mới về trên đó, chứ một người mà sợ tái sinh thì lý do gì về trên đó. Nó là một cái nhà chờ mà nó hơi sang một chút. Biết nhà chờ không ? Mấy người đi business họ có một cái lounge, vô đó ngồi cũng được ăn uống miễn phí, nhưng mà rầu lắm, bởi vì mình biết mình sắp.. thường dân vô đó là dân có tiền, có tiền nó ăn ở nhà, ở nhà nó ăn thịt rồng ở nhà nó đâu có cần ra ăn mấy cái đồ tào lao, mà nó biết nó sắp bay nữa. sắp bay xa mệt quá đi, thì ngồi nó đơ đơ cái mặt ra vậy. Mà mình mình nghèo mình dòm cái đó, mình ước gì nó cho mình ngồi ké. Mà thật ra cái thằng ngồi trong đó nó oải dữ lắm thì ở đây cũng vậy. có nhiều khi mình thấy người ta lấy vợ hoa hậu mình thấy ham nhưng mà biết lấy bả về bả ăn rồi dũa móng không cũng chết luôn. Người không biết chuyện thì thích tùm lum. Biết chuyện rồi, cái gì cũng oải. Bye.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app