Hiện Hữu và Ly Khứu Duyên

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Thường cận y duyên nói cho cùng gọn chỉ là thói quen mà thôi, và thói quen chúng ta dựa trên hai cái nền, đó là hai cái gì ta? Thích và Ghét. Trời ơi, khổ thiệt. Thiện – Ác nó không có bằng Thích và Ghét. Thích và Ghét rất là quan trọng. Là sao ta? Là mình quan tâm cái gì, quan tâm nhiều lần thì gọi là thường cận y. nhớ nha. Chớ đừng có tưởng là thói quen là phải đụng tay đụng chân mới là thói quen. Không. Trong bụng mình, trong đầu mình mà mình nghĩ nhiều về cái gì đó thì nó thành thói quen. Các vị còn nhớ cái câu nhiều lần tôi nói? “Đừng coi thường những gì thoáng qua trong đầu, bởi vì nó lặp lại nhiều lần, nó thoáng nhiều lần là nó thành hành động” Các vị có nghe tôi kể chuyện bên Virginia mà tôi thí dụ mà tôi không thích Nhật không? Có bà bả đi Nhật về, bả kể riết tự nhiên tôi có cảm tình, mà tôi tưởng nó không có gì nhưng mà không, từ chỗ có cảm tình một ngày kia có người rủ tôi đi Châu Á, tự nhiên tôi lại chọn Nhật. Khi tôi chọn Nhật nghĩa là tôi đi Nhật, đi Nhật rồi tôi mới thích Nhật, thích một lần rồi quay trở lại hai lần, ba lần, rồi cuối cùng tôi là người thích đi Nhật luôn. Hiểu hả? Mà bắt đầu nguyên thủy chỉ là vì câu nói của bà kia thôi. Cho nên, hãy nhớ rằng, kể cả những gì ta ghét ta cũng phải cẩn thận. Vì sao? Vì ghét á, buổi đầu mình tiếp cận nó bằng tâm thức đối kháng, tiếp theo là miễn cưỡng, thứ ba là thỏa hiệp, cuối cùng là đồng thuận. Đó là ghét. Còn thích thì miễn bàn. Ghê chưa. Đó là ghét đó. Tôi đang nói Ghét đó. Buổi đầu là mình đối phó với nó bằng tâm thức đối kháng. Nhớ cẩn thận cái đó. Tôi nhắc lại, cái gọi là đời sống nó chỉ là hành trình của việc lặp lại một thói quen. Các vị hỏi tôi dựa vào đâu nói như vậy. Dạ thưa, mở A-tỳ-đàm ra, A-tỳ-đàm nói như vậy. Cả 12 duyên khởi đều tác động lẫn nhau bằng một chữ: Thói quen. Vô minh duyên cho hành là do vô minh trong bốn đế nên mới tạo ra các nghiệp thiện ác, cái gì đã thúc đẩy ta làm chuyện đó? Thói quen. Từ các nghiệp Thiện Ác mới tạo ra các tâm đầu thai về các cõi, cũng do Thói quen. Do tâm đầu thai đó mà chúng ta sanh ra có đủ sáu căn hay không và sống nhiều với căn và trần nào lại là Thói quen. Đó. Cho nên tôi nói mà quý vị không để ý chỗ đó. Nếu là hành giả chỗ này họ vừa thấm mà vừa sốc. Ta sống nhiều với thói quen nào, ta thường sống với cái gì, ta nặng lòng với cái gì cái đó nó làm nên nhân cách, nó làm nên thế giới nhân cách của chúng ta. Nhớ không? Ta sống nhiều với căn nào. Các vị còn nhớ tôi nói, mình thích cái gì mình ghét cái gì, mình càng ít căn chừng nào càng tốt, còn nhớ không? Thí dụ như mình ghét cái đó mà chỉ trong bụng thôi, thì nó đỡ, nhưng mà khi mình biến nó ra hành động thấy nguýt, lườm, liếc là thua rồi. hoặc là mình thích cái gì, mình thích trong bụng thôi, mình biến nó ra các căn khác là chết rồi. mình mến nhau là được rồi, qua tới cầm tay là thua rồi đó. Qua tới cầm tay nó qua tới cầm tù, từ cầm tay qua cầm tù nó không có xa, Mà từ cầm tù qua tới cầm thú cũng gần lắm. Cầm tay là phải cầm tù mà cầm tù là tới cầm thú. Có hiểu không? Âm thanh thì không có, mà đeo thì nặng cổ, nhưng mà không có cái này có nghe được không? Cho nên, có nghĩa là hãy cẩn trọng với những gì mà ta thường nặng lòng với nó, bất kể đó là cái ta thích hay ghét. Vì sao? Vì đối với cái ta thích nó trở thành một thế giới sống, một chốn đi về cho ta, chuyện này vô cùng dễ hiểu. Riêng đối với cái ta ghét, buổi đầu ta nghĩ là ta ghét nó, nhưng trong một điều kiện tiếp cận lâu ngày, thì từ tâm thức đối kháng nó chuyển qua miễn cưỡng rồi thì là thỏa hiệp và đồng thuận. Khi mà ta đồng thuận với nó thì coi như ta đã thuộc về nó. Mà khi đã thuộc về nó thì còn chuyện gì để nói nữa. cho nên, chúng ta không có sai khi chúng ta nói rằng toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. Toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. Toàn bộ đời sống này chỉ là đường xưa lối cũ. Chúng ta đang lặp lại những thói quen mà chúng ta kế thừa từ tiền nhân. Chúng ta đang lặp lại thói quen, chúng ta đang đi lại con đường cũ của tiền nhân, tiền nhân là ai ta? Là bố mẹ là anh chị, là các bậc tiên hiền. Người Việt Nam nào dám phủ nhận trong người mình không có mấy ngàn năm văn hóa? Hiểu tôi nói không? Có người Việt Nam nào dám nói như vậy không? Có, ít nhiều mình cũng giữ lại trong người mình dấu vết của mấy nghìn năm văn hóa, trong đó có văn hóa Tàu, văn hóa Miên, văn hóa Việt, văn hóa Ấn, văn hóa Chàm. Nha. Thế giới là những thói quen, thế giới là đường xưa lối cũ để người ta lặp lại những bước đi của người xưa. Thế giới này là những công trình được mọc lên từ đống tro tàn của quá khứ, từ những ngọn lửa hôm qua thì những hoa trái hôm nay nó mới được sinh sôi. Chúng ta đang đi trên những lối mòn mà chúng ta không biết. cái đó là tinh thần vừa là Đạo học vừa là Triết học của Phật giáo. Phật giáo nói rằng, mọi thứ luôn luôn ở trong tình trạng trôi chảy không ngừng. Cái sau nó thay thế cho cái trước, như một dòng chảy trên sông. Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng trên con sóng ấy sóng sau đùa sóng trước và nhịp điệu đó nó được lăp đi lặp lại nhiều lần. Nhịp điệu đó nó được lặp lại trên hai quy mô: quy mô lớn và quy mô nhỏ. Quy mô lớn đó chính là thế giới, là cộng đồng nhân loại, là các xã hội, đó là quy mô lớn. Còn quy mô nhỏ là sự lặp lại ở mỗi cá nhân thông qua các thói quen. Có hiểu không? Cho nên nếu mình nhìn kỹ lại là toàn bộ thế giới nó vận hành theo lối xưa, trong đó từng cá nhân đang từng bước lặp lại những lối xưa, mà tu hành là gì? Dầu chúng ta theo đạo nào không cần biết, cái chuyện đầu tiên đó là khi muốn phát triển đời sống tâm linh, chúng ta biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình. Mình phải tự hỏi xem cái con đường dưới chân ấy, đúng, nó có thể là lối mòn, nhưng lối mòn ấy nó dẫn ta về đâu? Phải liên tục tra vấn, liên tục đặt dấu hỏi như vậy đó. Người ta nói một cách rất là thơ mộng rằng, mỗi tháng trời cho ta một cơ hội để tư duy mà bao nhiêu thế hệ nhân loại đã làm lơ cơ hội đó. Có nghĩa là mỗi lần trăng đầu tháng, mỗi vầng trăng sơ nguyệt, mỗi vầng trăng lưỡi liềm là một dấu hỏi treo trên bầu trời, mỗi lần nhìn thấy vầng trăng non trên bầu trời, tự hỏi mình : Con đường mình đang đi có đúng không? Cái lý tưởng mình đang theo đuổi có đúng không? Cái việc mình làm có đúng không? Cái đời sống của mình có vấn đề gì không? Tại sao chúng ta phải có những dấu hỏi đó? bởi vì đây chính là câu thần chú mà tất cả nhân loại phải nhớ, không riêng gì Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo Ấn. Đây là câu thần chú tất cả chúng ta phải nhớ: Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu.

Chính vì vậy cho nên, chính vì chúng ta không lưu tâm đến chuyện vấn đề của mình nằm ở đâu, mỗi người có thể có những vấn đề khác nhau hoặc giống nhau, nhưng mà căn bản đó là chúng ta tránh chuyện lặp lại thói quen cũ mà không có lợi. tôi không phủ nhận giá trị của thói quen, nhưng thói quen ấy đó là tốt thì nên giữ lại, còn thói quen xấu thì bỏ đi. Chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng: Toàn bộ Đạo Phật, toàn bộ nền Đạo học minh triết của thế giới chỉ nằm ở trong có một công thức thôi: Bỏ đi cái thừa, bổ sung cái thiếu. Cái gì là thừa? Cái gì nó không cần thiết cho mình, cho đời, cho cộng đồng, nhân loại thì cái đó là thừa. Mà đã là thừa thì mình phải có gan mình cắt nó đi, không tiếp tục duy trì nó hoài, bởi vì “xưa bày nay làm” tôi sợ nhất cái đó. Biết cái câu đó không? Xưa ba má tui vậy, sư phụ tui vậy, tổ dặn vậy, trong kinh ghi như vậy, cái đó là một chuyện rất là nguy hiểm. Nha. Chúng ta nên biết rằng, trong cơ thể mấy chục ký lô của mình nếu mà được thường xuyên kiểm soát, chúng ta thấy sức khỏe của mình nó chỉ là cái chuyện nên thêm và nên bớt, đúng không? Mấy cái polyp trong ruột là mấy cái cần phải bớt đi, một nốt ruồi không đúng chỗ trên mặt là phải bớt đi, còn có những gì mà cần thêm vào, như các sinh tố, vi lượng là cái cần thêm vào nếu nó bị thiếu. Chúng ta cũng biết, một người bị thiếu chất sắt, thiếu potasium, thiếu magnesium, thiếu calcium đều có vấn đề hết.

Các vị đồng ý vậy không? Mà khi nó dư cũng phiền lắm. Tôi nhớ một ông bác sĩ người Việt tôi quen ở bên Jacksonville, Florida ổng nói với tôi thế này: Sư cẩn thận nha Sư, có nhiều khi Sư thiếu, con tốn một đồng nó đủ, mà Sư dư con tốn một trăm nó mới lấy ra hết. Hiểu không? Nếu mà sư thiếu đường là con cho Sư một trăm đồng bạc ăn trong vòng một tuần là đường nó lên vun vút, mà sư bị dư đường con bán nhà con lo cho sư không nổi. Cho nên, cẩn thận. Có trường hợp bổ sung nó là một chuyện khó khăn, mà có trường hợp chuyện lấy đi là chuyện khó khăn. Và chính vì cả hai chuyện nó đều khó khăn cho nên chúng ta thích sống theo lối mòn cho nó đỡ khó khăn. Và chính vì thói quen trốn khó tìm dễ, trốn khổ tìm vui, tham sống sợ chết, thích nhẹ sợ nặng lâu đời lâu kiếp nó đã nằm trong tủy chúng ta cho nên chúng ta cứ theo đó mà đi. Các vị còn nhớ tui nói: động vật nó có hai loại: một loại active và một loại passive, nhớ không? Động vật cao cấp là động vật active, thí dụ như mình thấy con nai, con cọp, con người, con trâu là động vật active. Còn, những loại passive là mấy con như con trùn, con dòi, tối ngày nó cứ loi nhoi. May mà mình active mình con đi theo lối mòn, nói gì những con passive. Hiểu hả? không biết các vị có thấy mệt mỏi không chứ tôi nhìn cái gì mà tuân theo nhịp điệu cũ tôi sợ lắm. Tôi thích nhìn những con tàu nó chạy nhưng tôi sợ những đường ray. Tôi sống không thể thiếu đồng hồ nhưng mà tôi sợ cái quả lắc lắm. Tui nhìn nó tôi mệt lắm, tui thấy nó cứ lặp đi lặp lại, cứ “hai con một hột” “hai con một hột”, tui sợ, tui rất là sợ. mà tui nhìn tui thấy mỗi sáng mà hai vợ chồng ai đó, lái xe ra đường đi làm, rồi tối mới về, nấu vội món gì đó, rồi đi ngủ, sáng mai chở đồ ăn theo mà đi làm để sống, sống để đi làm tôi thấy cái nhịp điệu tui ngán. Tui ngán lắm. Cho nên, mình là động vật cao cấp, mình phải biết nhìn lại, biết đặt câu hỏi, biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình, xem coi cái con đường đó có gì thêm, có gì bớt hay không thì đời sống nó mới khá. Tôi nói hoài, cái lý do làm rạn vỡ hôn nhân nó diễn ra từ cái chuyện là sự tẻ nhạt được lặp đi lặp lại nhiều lần, vị đắng đẩy chúng ta xa nhau. Cái thử thách trong tình cảm có thể đẩy chúng ta xa nhau. Vị ngọt từ một phía nào đó của người thứ ba có thể làm chúng ta xa nhau, nhưng cái sự nhạt nhẽo, sự đơn điệu, sự vô vị, sự nhàm chán nó cũng có thể đẩy chúng ta xa nhau. Có hiểu không? Đừng coi thường cái nhạt nha, độc hơn thịt vịt á. Có nghĩa là thử thách, cứ gầy hoài rồi đói nghèo, hai cái đó nó đẩy mình xa nhau. Trúng, rất là dễ hiểu. hoặc là sự cám dỗ của một nhân vật thứ ba làm cho mình xa nhau tui thấy cũng dễ hiểu. mà cái thứ ba, nó là một cái âm thầm nhưng mà nó cũng là nguy hiểm không kém, đó là sự tẻ nhạt đến từ hai phía. Nha. Rồi chính vì chúng ta sợ đắng, chúng ta thích ngọt,chúng ta sợ nhạt, cho nên chúng ta cứ sống theo lối mòn chúng ta không biết. Đạo Phật đề nghị chúng ta hãy sống tỉnh thức để luôn luôn phát hiện một cách kịp thời và cần thiết, cho nên cái chữ Phật. Nếu mình diễn cái chữ Phật viết bằng tiếng Việt thì nó không có gì ghê gớm, nhưng mà nếu chữ Phật viết bằng tiếng Phạn chữ Phật, chữ “Buddha” có nghĩa là người thức tỉnh, người thức dậy từ một giấc ngủ gọi là Phật. Cũng giống như mình nói Chúa Ki-tô, mình không biết Ki-tô là cái gì. Ki-tô là Mỹ kêu “Christ” mà chữ “Christos” Hy Lạp có nghĩa là người được xức dầu, nhiều khi mình không biết mình cứ gọi tên thôi. Mình cứ gọi tên mà mình hiểu cái gì? Chữ Phật rất là hay, có nghĩa là thức tỉnh. Tại sao vậy? vì thế giới chúng ta chỉ cần thiếu một chút thức tỉnh chúng ta lập tức chìm sâu vào giấc ngủ. Giấc ngủ của cái gì? Giấc ngủ của những thành kiến, định kiến, biên kiến. Biên kiến là gì ta? Biên kiến là quan điểm A, quan điểm B gọi là biên kiến, biên là lề đó. Cái biên kiến. Đạo Phật có quan niệm rất là hay, định kiến, thành kiến mình hiểu, Đạo Phật có từ “biên kiến” có nghĩa là cực đoan á, hoặc A, hoặc B trong khi đó còn có cái C nữa. cho nên trong dã sử, trong một tài liệu không phải là chính thống có người giới thiệu cho ông Ngô Đình Nhu một nhân vật, mà đem vô trong phủ tổng thống để làm việc. nhưng mà được giới thiệu là, có một cái “nhân thân rất là ok.” Ông Nhu ổng hít một hơi dài hỏi “Tại sao gọi là ok?” “Đây là người lý lịch rất là trắng, rất là sạch, không có đen.” Thì ông Nhu ổng nói thế này: “Không đen chưa chắc trắng, vì nó còn cái xám.” Nó không đen chưa chắc là nó trẳng bởi vì trên đời nó còn cái xám nữa, mà cái xám là cái rùng rợn nhất, tại vì là nó lấp lửng, người sợ đen thì thấy nó cũng ok, mà người thích trắng thì thấy nó cũng ok. Mà như vậy cái khả năng cảnh giác của chúng ta nó kém đi. Cái xám nó hại mình đó. Cho nên, đời sống có cái tỉnh thức để kịp thời, nhanh chóng phát hiện cái gì nó không có thực sự cần thiết để loại bỏ, cái gì cần thiết mình thêm vào. Nha. Cho nên, hiểu hết cái điều đó mới thấy, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến cái sức mạnh của cái gọi là program mà Ngài gọi là thường cận y duyên. Toàn bộ thế giới này nó là hành trình lặp lại của những thói quen lớn bé. Một suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần, một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần nó thành một thói quen và nó trở thành mentality, là personality của chúng ta. Từ tu hành là sự nhìn lại những thói quen ấy, chỉ vậy thôi. Thì ở đây chúng ta thấy trên thế giới này tất cả những thói quen được khởi đi từ hai cái: Do thích mà hình thành thói quen; Do ghét mà hình thành thói quen. Các vị có thấy con trai không? Khi một hạt cát lọt vào mình của nó, để đối phó với hạt cát ấy nó phải tiết ra một cái dịch lâu ngày nó làm nên viên ngọc trai. Khi mình thích cái gì đó, mình tìm cách mình tiếp cận với nó, lâu ngày nó hình thành nhân cách của mình, hiểu không? Nhưng mà khi mình ghét cái gì đó, mình tìm cách mình đối kháng mình tưởng đối kháng là tốt. Sai. Ngay lúc đối kháng anh cũng hình thành thói quen, có đúng không ta? Ví dụ như các vị mang dép mà tại sao cái gót bị chai? Là bởi vì cái da mình nó đối phó với cái chỗ mà cái dép không hợp lý, buổi đầu nghe nó đau, mà chính vì nó đau, cái da chân nó tìm cách thích nghi, cái chỗ thích nghi đó mới là cái nguy đó. Do thích mà mình hình thành thói quen với cái mình thích thì cái đó rất là dễ hiểu. Nhưng mà chính cái mình ghét, chính tâm thức đối kháng nó cũng thành một vết hằn, vết hằn lâu ngày nó thành ra vết chai, mà vết chai chính là thói quen. Tôi nói có nghe kịp không? Chai là nó hình thành thói quen rồi. Vết chai trong tâm thức á. Vết chai ở ngoài thì nó là vết chai đúng. Nhưng vết chai trong tâm thức mình. Chẳng hạn như, hai sinh viên ở trong ký túc xá, mà thằng Tèo nó cứ xài của nó mà nó không biết mua. Thì Thằng Tí hồi đầu nó mua về nó chất đống hai đứa xài chung, nó tưởng hết thì thằng nào mua cũng được, mà nó để ý ba tháng nay rồi, cứ hết giấy là nó phải mua, cuối cùng về sau nó bực quá, nó mua về thì xài xong nó đem cất, xài xong nó đem cất, hiểu hông? Thì nó thành thói quen. Tới ngày thằng Tèo dọn đi, thằng Tí đi cầu xong cũng cầm cuộn giấy đi cất. có hiểu không? Thói quen. Mà ai đã tạo nên thói quen đó ở thằng Tí? Thằng Tèo. Do cái tâm thức đối kháng khi sống với thằng Tèo, nó không biết điều. Nước rửa chén là nó biết xài không biết mua, giấy toa-let biết xài không biết mua, xà bông, shampoo gội tóc biết xài không biết mua, thì thằng này hồi đầu nó bực, mà từ cái bực nó chuyển qua tâm thức đối kháng, mà tâm thức đối kháng đó chính là vết cứa, vết cứa nó lặp đi lặp lại nhiều lần thành ra là một vết chai. Mà vết chai đó thành ra dấu hằn trong tâm thức ngày nào nó không hay. Đến ngày thằng Tèo dọn đi thì nó theo quán tính mỗi lần đi cầu xong nó hốt giấy đi cất. Một ngày kia nó ngồi lại, ủa, nhà của mình mình cất làm gì ta? Mà tu hành là gì? Tu hành là nhìn lại. Tu hành là thấy rằng không cần cất cuộn giấy này nữa. Đó là tu. Hiểu không ? Mỗi lần tôi định nghĩa rất là kỳ. Tu hành là thấy rằng không cần cất cuộn giấy này nữa. hiểu hả ? chứ còn không là nó cứ theo thói quen, thằng Tèo nó đã đi, nó đã chết mồ xanh cỏ, xương nó đã rải ngoài biển 18 năm mà cứ đi ị xong là cầm cuộn giấy cất. Mà nhà có mình mình như mồ hoang vậy đó, như nhà cứu hỏa mà đi cầu xong là hốt cuộn giấy cất, lý do là thằng Tèo nó đã để lại dấu hằn tâm thức. Gớm như vậy đó. Cho nên, mình phải cẩn thận với cái mình thích đã đành rồi, nhưng mà mình cũng nhớ, cái mà mình ghét nó độc tương đương.

Toàn bộ đời sống này, chạy theo hoặc là bị cuốn hút bởi một cái gì đó thì cái chạy theo và cái cuốn hút ấy nó để lại cho ta những dấu hằn, những vết chai, những lối mòn tâm thức, đúng rồi. Nhưng mà với những thứ mình ghét, mình muốn tống khứ, muốn trốn chạy, muốn tẩy xóa thì cái đó nó cũng dễ dàng để lại những vết hằn, những vết chai trong tâm thức. Tu hành là nhìn lại những cái đó để tránh trường hợp mà người xưa nói là « đi lâu thành đường » á. Có ai biết câu đó không ? Tức là nguyên cái bãi cỏ, thường thường mình có cái khuynh hướng shortcut, shortcut có nghĩa là thay vì đi theo đường có sẵn, mình muốn đi tắt, thì mình tắt được thì người thứ hai họ tắt. Ở bên Đức, trên ngọn núi mà tôi xuống ga, ga đi Thụy Sỹ. Nếu mà đi đúng á thì tôi phải ôm một vòng tròn parabol thế này nó hơi xa, thì trước tôi nó có tên nào nó làm biếng nó shorcut, cắt đường rừng nó đi, nó cắt riết mà bây giờ cái đường chính không có ai thèm đi hết, chỉ có xe hơi nó chạy thôi. Thật ra cái chỗ đó rất nguy hiểm. Tại vì mình đi theo đường của chính phủ là mình đi trên lề. còn khi shortcut như vậy, bước ra khỏi bìa rừng là xe ở trên xuống ai cũng thấy là nguy hiểm hết. Có một lần bên Thụy Sỹ tôi về trời tối, đi xe bus chờ lâu quá tôi đi bộ lên, thì tôi cũng dùng con đường đó, tôi vừa đi tôi vừa nói phone. Tôi vừa lú ra nó lướt tôi khoảng chừng chưa tới 1 mét, tối tôi về tôi ngủ giật mình trong đêm mà, đang ngủ, giật mình. Nhớ hồi chiều xe nó cắt đầu mình á. Đi theo lối mòn có tội của lối mòn. Tức là thay vì mình đi đường cong vậy, thì mình cắt ngang vậy. Cho nên là ông Einstein ổng có câu rất là hay : « Giản dị là tốt, nhưng giản dị quá coi chừng thiếu » Hiểu không ? Cái câu đó sâu lắm. « Đơn giản là tốt, nhưng đơn giản quá coi chừng thiếu » . Đầy đủ là tốt nhưng đầy đủ quá coi chừng dư. Cũng thuộc bài đó chớ.

Đầy đủ là tốt, nhưng nó đủ quá thành dư. Đơn giản là tốt nhưng đơn giản quá nó thành thiếu. Nhìn lại những cái đó chính là tu hành. Tu hành với cái gọi là thường cận y duyên. Nhớ nha. Rồi. Chính do thích và ghét mà chúng ta lăn lộn trong từng cõi tái sinh, sống nhiều với cảnh giới thấp kém, có đời sống tâm thức thấp kém, chúng ta sẽ đi về cảnh giới thấp kém. Đó là cái luật rất đơn giản. Tôi nói lại, có đời sống tâm thức thấp kém, vật lộn với đời sống vật chất thấp kém, chúng ta đi về cảnh giới tái sanh thấp kém. Một cách rất là khoa học chúng ta thấy có những sinh vật, thực và động vật nó thích hợp với nguồn nước lợ thì nó chỉ sinh sôi ở vùng nước lợ. Cấu trúc sinh học của nó thích hợp với nguồn nước mặn nó sẽ sinh sôi ở vùng nước mặn, cấu trúc sinh học của nó thích hợp với nguồn nước ngọt nó sẽ sinh sôi ở vùng nước ngọt. Tâm thức của chúng ta như thế nào thì chúng ta sẽ đi về nơi chốn như vậy, nếu còn tái sinh. Chúng ta là những người phật tử có học, chúng ta phải thấy, chúng ta luôn luôn có chữ « Nếu ». Chính Đức Phật cũng dạy « Này các tỳ kheo, nếu các hành động thiện ác có để lại quả bảo,… nếu chuyện tái sanh là có thiệt… » Phật mà Ngài nói cẩn thận như vậy « Nếu » « If » «Nếu hành động thiện ác có để lại quả báo… » « Nếu các cõi tái sanh là có thật, thì người làm thiện luôn được quả lành, người làm ác luôn bị quả xấu » « Nếu thiện ác không để lại quả báo, nếu không có chuyện tái sanh thì cái người làm thiện ít nhất cũng được an lạc trước mắt, và không mất mát gì hết » Ngài nói như vậy là mình chỉ có một đường sống thiện thôi. Bởi vì người sống thiện, lúc sống được an lành, lúc chết được thanh thản. Nếu có một chỗ tái sanh thì cái tên mà ra đi thanh thản cái chỗ về hình như cũng tốt hơn cái tên nó ra đi trong hoảng loạn, trong sợ hãi, và trong tiếc nuối.

Có tất cả là 3 kiểu chết các vị có nhớ không ? Kiểu chết một là kiểu chết của người Liễu đạo. Có nghĩa là, chờ duyên đến thì đi. Cái thứ hai là, Cái chết của người hiểu đạo, có nghĩa là ra đi trong sự chán chường. Và cái thứ ba là, Cái chết của người Vô đạo. chúng ta không có đạo đó, có nghĩa là ra đi trong sự sợ hãi và tiếc nuối. thì dĩ nhiên cái này, cái đám cua rang muối không có hi vọng chết theo kiểu người liễu đạo rồi, có nghĩa là ra đi cái kiểu thanh thản mỉm cười. ít ra mình chết được kiểu hai, là sao ta ? Ra đi trong sự chán chường. Thì mình ra đi trong sự chán chường thì nó dễ đi hơn. Cái mình ngán nhất đó là kiểu đi thứ ba, ra đi trong sự sợ hãi và tiếc nuối. Tui kể bà con nghe hoài cái chuyện tui sợ đó là có bà Việt kiều bên Cali về Việt Nam làm ăn, rất là thành công, nhưng mà có điều : Bả không tin ai trong gia đình bả hết, cho nên bả vẫn tiếp tục tay hòm chìa khóa. Thì một ngày kia bả nghe kỳ kỳ thì đi Chợ Rẫy, bác sĩ cho biết bả bị cancer kỳ cuối, mà vì không tin ai trong gia đình hết, lúc cấp cứu bả vẫn cầm xâu chìa khóa, đem vô trong bệnh viện, cho tới chừng nào y tá gỡ cái tay bà lấy ra thì thôi, nhưng mà hễ bà tỉnh là bả hỏi « Xâu chìa khóa đâu ? » Bả nằm trong bệnh viện 13 ngày. Tới ngày thứ 13 bả chết, và trong tay bả vẫn cầm xâu chìa khóa. Tui rất sợ kiểu chết đó. Tui rất sợ kiểu chết đó, bởi vì bả chết mà bả không chịu buông.

Cho nên, trong Đạo Phật có một định nghĩa rất là đẹp, đó là : Bố thí trong Đạo Phật có hai trường hợp : to give và give up. To give là cho. Mà Give up là Buông. Bố thí kiểu thả diều và bố thí kiểu thả chim. Bố thí kiểu thả diều là cho đi mà còn nấn níu, còn bố thí kiểu thả chim là cho đi là buông luôn. Thì sống trong đời sống, chúng ta nhớ: cái gì ta giữ trong bàn tay nó ít hơn cái trong vòng tay, mà cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt, và cái trong tầm mắt nó ít hơn cái trong suy nghĩ. Và tu hành là tìm ra những khoảng rộng. Trời cao đất rộng mênh mông tội gì mình lại chim lồng cá chậu. Thật ra mẹ sinh mình ra rất là tự do. Nhưng mà chúng ta đi vào đời, tự chúng ta tìm đến những nhà ngục, những xiềng xích. Những nhà ngục, những xiềng xích đến từ đâu? Từ những ý niệm tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội, và những sở thích. Tất cả những cái đó nó đã giam nhốt chúng ta. Chúng ta tự giam tù chúng ta không biết. chúng ta chỉ khác nhau một chỗ: đứa bị giam trong cái nhà ngục rẻ tiền đứa bị giam trong nhà ngục đắt tiền. chúng ta có biết rằng Brazil nó có những kiểu nhà ngục mà cả mấy chục người trong cái container, tức là các vị thấy người ta hốt rác, nó y như thùng rác vậy đó. Mỗi container nó chứa tù nhân giống như mình dồn rác vậy đó. Có nghĩa là nó chen chúc nhau trong đó. Mình phải nói là: nó đổ người vô container chứ không phải là nó nhốt người trong container mà nó đổ người. Các vị vào google các vị đánh “brazil jail” và mình lựa mục hình ảnh á “image” là thấy nhiều nhà ngục khiếp lắm. Trong khi đó, nhà tù ở Na Uy là có chỗ để mình chơi banh, có chỗ để mình tắm, gym, có chỗ để mình phơi nắng, đọc báo, xem tivi và mình muốn thì mình có thể học từ xa, học đại học online trong tù được. Và nếu Tivi mình mà mấy cái hột nó đục nó mờ màn ảnh nó mờ quá, còn nếu nó nhỏ mình có thể khiếu nại để mình được cái tivi khác tốt hơn. Tuy nhiên, dầu nhà tù ở Brazil hay nhà tù ở Bắc Âu thì tù hết. Phật dạy rằng, cả thế giới này chúng ta sơ suất một chút thôi là chúng ta có mặt trong một nhà tù. Thì do mình tu hành nhiều kiếp, mình có công đức thì nhà tù của mình nó đẹp hơn nhà tù của thằng kia, mình được ở nhà tù Bắc Âu, còn thằng nào không tu nó bị nhốt trong nhà tù của Brazil, nhà tù của Trung Quốc, nhà tù của Campuchia. Các vị có biết rằng, một phóng viên nước ngoài họ đã dùng một tí tiền hối lộ để họ lọt vào nhà tù của Trung Quốc, họ đóng vai một cán bộ á, giống như là giao lưu nước ngoài thì khi mà họ đi về rồi, họ mới nói: Ai không tin thế giới có địa ngục trần gian thì hãy vào nhà tù Trung Quốc. và một cái nhà tù thứ hai đó là hệ thống nhà tù của Châu Phi. Ở Châu Phi mình ở ngoài mình còn đói nói gì ở trong tù. Nha. Rồi hệ thống thứ ba là hệ thống của tụi Nam Mỹ, trong đó nổi bật là Brazil, thì đó là những nhà tù mà phải nói là kinh khủng lắm. Tại sao tui là thầy chùa tui lại đọc, ngẫu nhiên tui thấy, tui đọc, thứ hai nữa là, theo mô tả trong kinh thì từng người trong chúng ta đang từng phút bị giam nhốt trong những nhà tù, nghe kịp không? Mà những nhà tù ấy nó có một tên gọi rất là chuyên nghiệp đó là Thường cận y duyên. Bây giờ hiểu chưa? Thấy tôi nói một vòng tôi quay trở lại. Chúng ta đang bị giam nhốt trong những thói quen mà chúng ta không biết. các vị tưởng cái các vị đang có là ngon lành, là đắt tiền, là đẹp lắm, các vị cứ cắm đầu vùi mình trong đó. Nhưng các vị có biết là đối với những người không thích người ta thấy các vị đầu tư tiền bạc để mà sắm mấy cái đó đó họ thấy họ mệt lắm quý vị biết không? Có hiểu không? Tui thấy cái người mà ăn rồi cứ lo chăm sóc cái nhà đó, lau lau chùi chùi lau lau chùi chùi dở lên lau một cái dở lên lau một cái lau từng bệ cửa sổ, lau từng vách,… thì dĩ nhiên, có nhà là phải dọn thôi, nhưng mà có những người họ coi cái chuyện dọn dẹp nhà cửa, vườn tược nó là một cái thú, một cái hobby. Xong chưa? Chính họ bị giam nhốt họ không biết. Trong khi đó, sách báo biết bao nhiêu thứ để họ đọc. Có những giây phút ngồi tĩnh tâm mà họ cũng không có màng. Ai đó từng tu tập tuệ quán mới biết, được sống trong chánh niệm là một niềm hạnh phúc vô biên. Đời sống Chánh niệm là đời sống vừa an lạc, vừa an toàn quý vị có biết không? An lạc là sao? Là tất cả gánh nặng được đặt xuống. An toàn là sao? Là mọi cái châm chích bên ngoài nó không có lọt được vào trong. Mà nó xui chỗ, ba – la – mật của mình, ba – la – mật là túc duyên nhà Phật, mình yếu, mình không có tin chuyện đó. Chứ đời sống Chánh niệm tui phải dùng chữ “nghiện” á. Chữ “nghiện” đây là hiểu theo nghĩa lành á. Có nghĩa là, khi phải bị đẩy vào hoàn cảnh bị sống thất niệm họ khó chịu lắm, bởi vì, sống Chánh niệm an lạc lắm. Sống Chánh niệm là gì? Be Mindfulness even if your mind is full. Có nghĩa là: Hãy tỉnh thức ngay cả khi cái đầu của anh nó đầy ắp.

Rất là đặc biệt, chỉ có đời sống đó nó mới cho phép mình thấy ra rằng mình đang ở tù. Mà nhận ra được vấn đề của mình là mình đã giải quyết được một nửa vấn đề, có biết câu đó không? Câu thứ nhứt là: Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu. Và câu thứ hai là: Nhận ra được vấn đề của mình là ta đã giải quyết được một nửa nó rồi. Chỉ cần bác sĩ, nha sĩ biết rằng cái răng nào đau, cần phải làm gì với nó là vấn đề đã được giải quyết một nửa. Chỉ cần người ta MRI, Scan, Xray mà họ biết mình bệnh gì là vấn đề đã giải quyết rồi. Dầu cứu mình không được thì vấn đề cũng đã được giải quyết, có hiểu không? Dầu mình có chết đi nữa thì vấn đề cũng đã được giải quyết, có nghĩa là ít ra thì biết mình bị cái gì. Còn cái nguy nhất là nó lù tù mù. Ở Việt nam có biết lù tù mù không? Mình không biết vấn đề nằm ở đâu là thua. Nhưng mà khi mình biết rõ vấn đề nằm ở đâu, đường hướng giải quyết thế nào là mình đã giải quyết được một phần rồi, nha. Chúng ta đang học Thường cận y duyên, là học như vậy đó.

Rồi tiếp theo là chúng ta học về cái gì? Nghiệp duyên, Quả duyên, Vật thực duyên, Thường cận y duyên, rồi Hậu sanh duyên, Tiền sanh duyên. Có cần ôn lại hai cái đó không? Tiền sanh duyên là bất cứ cái gì ta làm bây giờ nó sẽ là nền tảng cho một cái sau. Đúng không? Đúng hả? Và tất cả những gì bây giờ ta đang làm nó đều có liên quan đến cái trước và nó liên quan đến cái sau. Đó được gọi là hậu sanh duyên. Kịp không? Tức là, Muốn thành Phật thì phải tu, thì như vậy, Phật là hậu sanh duyên. Nhờ tu mai mốt mới có thể giác ngộ, thì đó là tiền sanh duyên. Nghe kịp không? Tức là cũng một việc đó thôi, nhưng mà tùy cách nói, tùy cách hiểu, tùy cách phân tích mà nó là tiền sanh duyên hay hậu sanh duyên. Hiểu hả?

Rồi còn học gì nữa ta? Nhân duyên, Cảnh duyên, Trưởng duyên, ờ, cái Vô gián duyên học chưa? Rồi, là sự liên tục. Thường cận y duyên là thói quen, Trưởng duyên là cái gì tô đậm trong mình, còn cái gì nữa ta? Ly khứ duyên và hiện hữu duyên học rồi. Có nghĩa là, một cái được thêm vào thì sẽ có trăm thứ được lấy ra. Một thứ được lấy ra sẽ có trăm thứ được thêm vào. Học công thức này chưa? Cái này rất là quan trọng nha. Cái câu này là câu thần chú. Theo trong Đạo Phật mình, một thứ được thêm vào thì trăm thứ sẽ bị lấy ra, thí dụ như một thứ tốt, một chuyện tốt, một thói quen tốt được hình thành thì trăm tật xấu sẽ được lấy ra. Nhưng mà khi một thói quen xấu được thêm vào thì có tới hàng trăm thứ tốt bị lấy ra, hiểu mà. Một cái kidney stone, một viên sạn thận mà nó xuất hiện thì bao nhiêu cái plan dẹp hết. Xong chưa? Mà lấy ra được nó rồi thì bao nhiêu cái plan nó bèn quay trở lại. Có hiểu không? Một chiếc nhẫn cưới được đặt vào tay một người đàn ông, cuộc đời nó coi như finish. Xong chưa? Một người con gái lọt vào tim mình cuộc đời mình finish “giá như hôm ấy đừng mưa, giá như hôm ấy đừng đưa em về”. nghe kịp không? Cứ có một chút gì đó lọt vào đời của mình là cuộc đời mình, xong. Tôi nhớ bửa hổm, tôi đọc một bài báo Việt rất là thích, hôn nhân nó làm cho cuộc đời ta complete, ngoại tình nó làm cho cuộc đời ta finish. Hiểu không? Mà mình tu hành mình không cần complete mà mình cần finish. Gầy dựng trong một chừng mực, trong một cách nói nào đó, gầy dựng là chuyện cần thiết, nhưng mà kết thúc nó cần thiết hơn. Có hiểu không? Cái chữ “kết thúc” nó rất là sâu. Gầy dựng nó là bày ra cái mới, là Tàu nó có một câu là: “Sinh sự thì sự sinh”, trong Đạo Phật mình, ở một cái góc độ triết học cao nhất, Đạo Phật dạy: “Cứ có một cái gì đó hiện hữu thì có một tỷ cái hệ lụy đi theo sau nó” Tôi mê cái câu đó lắm. Đức Phật Ngài dạy, cứ một tí ti gì đó hiện hữu sẽ có một tỷ hệ lụy đi theo sau nó, dầu nó là một hạt cát. Cứ có một hạt cát thì có tới một tỷ cái hệ lulyej đi đằng sau nó. Nhiều người không có sống tâm linh, không có hành trì, không có thực nghiệm, họ thấy cái câu đó họ không có hiểu. Họ không tin là, một tí ti hiện hữu sẽ để lại một tỷ hệ lụy. Có tin chuyện đó không? … hông tin. Một tí ti hiện hữu để lạy một tỷ hệ lụy. Nhớ tui nói hoài: Một mái tóc đẹp được tạo nên bởi cái gì? Nhiều sợi tóc, đúng chưa? Mà mỗi sợi tóc như vậy trọng lượng và kích thước của nó không đáng kể đúng không? Nó dài tối đa là 5-7 tấc, trọng lượng của nó thì không đáng kể. Nhưng mà ông Einstein ổng nói thế này: Một nắm tóc trên đầu là ít, mà một cọng tóc trong ly nước là nhiều. Có hiểu không? Hiểu hả? Bà vợ tóc ngắn, đi xa về, thấy sợi tóc dài trên gối. Cháy nhà. Có hiểu không? Bà vợ tóc ngắn, đi xa về, thấy trong gối có sợi tóc dài, nói, của ai? Má cạo đầu rồi làm gì có tóc? Mà má cạo đầu, vậy ai? Nói đó là em vợ cũng cháy nhà như thường. Hiểu không? Các vị hiểu không? Nếu nói là em vợ nó cũng cháy nhà như thường. Nó là em của tui nó lấy lý do gì mà nó leo lên cái giường này? Thấy chưa? Cho nên trong Đạo Phật, không có gì lớn, mà không có gì nhỏ. Trên đời không có gì lớn, chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn thôi. Tôi rất là thích một cái định nghĩa của Đạo Phật: Lớn nhỏ chỉ là tương đối, tùy trường hợp mà chuyện lớn không đáng kể, nhưng có những trường hợp chuyện nhỏ nó là chuyện lớn. Tùy trường hợp, nha. Cho nên, ở đây, mình đang học chữ Duyên gì? Cái hiện hữu duyên, Đức Phật Ngài dạy rằng: Cứ có một cái thêm vào sẽ có một tỷ cái được lấy ra, có một cái được lấy ra thì có tới một tỷ cái được thêm vào. Nãy tui nói một trăm là ít, tới một tỷ lận. Cứ sinh sự thì sự sinh. Cho nên, Ngài dạy rằng: Cái cứu cánh cao nhất của Đạo Phật, ý nghĩa lớn nhất của Đạo Phật là gì? Ý nghĩa lớn nhất của đời sống là thấy ra được sự vô nghĩa của nó, nó không cần thiết. Tôi nói rất nhiều lần, giả định chúng ta sống hoài không chết, thì các vị trả lời tui coi, sống để làm cái gì? Tui nhớ trong cái phim Twilight của Mỹ á, cái phim Chạng vạng, phim Ma cà rồng á, biết phim đó không? Phim đó có một câu nói rất nổi tiếng của nhân vật nam, ảnh ôm nhân vật nữ ảnh hỏi “Chúng ta sống cho cái gì, nếu mà chúng ta sống hoài không chết?” Câu đó rất là hay. Nó nổi đến mức mà người ta in cái câu đó lên cái tấm hình của hai người đó. Thì có nhiều người ở đây có lẽ không chịu nổi cái ý niệm đó trong Phật giáo. Nhưng mà Đức Phật dạy, khi mình sống chánh niệm, mình chỉ có chánh niệm và trí tuệ, mình thấy sự hiện hữu này nó là gánh nặng, nó là của nợ, thì mình mới thấy câu đó nó thấm thía, thâm thúy. Lý do tại sao mà khi đi giảng bài học đầu tiên tôi hay nói đến Bốn đế là vậy đó.

Khi ta thấy rằng, mọi thứ là khổ, thì bất cứ niềm đam mê, đầu tư nào nó cũng là đam mê trong khổ, mà đã nói đầu tư khổ thì có nghĩa là thêm khổ đúng không? Đầu tư tiền bạc thì mình kiếm thêm tiền, và khi mình thấy được thấy được rằng: Mọi thứ là khổ, thích cái gì cũng là đầu tư trong cái khổ, thì mình sẽ nghĩ được cái thứ ba, muốn hết khổ thì đừng có thích nữa, và sống bằng ba nhận thức đó chính là con đường thoát khổ.

Tại sao phải như vậy? Bởi vì khi chúng ta sống chánh niệm một chút, chúng ta thấy rằng cái sự có mặt của mình trong từng phút, dầu là về sinh lý hay tâm lý nó đều là gánh nặng, nó đều là của nợ hết. Bởi vì sao? Vì ngày nào thân và tâm này nó còn tồn tại thì nó kéo theo nó bao nhiêu là vấn đề mà mình phải giải quyết. Chính vì cái tâm thức nó còn tồn tại cho nên chúng ta mới có chuyện âu lo, lo toan, sợ hãi, buồn, chán, thương, nhớ, nặng lòng. Đúng không? Còn vì có tấm thân này chúng ta phải bị nóng, lạnh, đói, khát, ngứa ngáy, tê mỏi, đau nhức, mà cái vô minh của chúng ta là sao? Chúng ta không hiểu được rằng, trên đời này vốn không có hạnh phúc mà nó chỉ là giải pháp cho đau khổ thôi. Tôi nói hoài cái đó, nói riết tôi nhục luôn. Tôi nói lại, Trên đời không có hạnh phúc, chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi. Ngứa là khổ, gãi là hạnh phúc. Đói là đau khổ, ăn là hạnh phúc. Xa nhau là đau khổ, gặp nhau là hạnh phúc. Tất cả cái được gọi là hạnh phúc nó chỉ là giải pháp cho đau khổ. Đau khổ có mặt khi mà hạnh phúc biến mất, và hạnh phúc biến mất khi đau khổ có mặt. Cứ như vậy thôi. Cứ như vậy, mà sống trong thế giới vô minh trong tâm thức vô minh chúng ta không chịu thấy. Chúng ta không thấy sự thật đó thì chúng ta cứ đầu tư cái khổ bằng cách là: trốn khổ tìm vui, bằng cách vùi đầu vào cái khổ khác, đi tìm hết giải pháp này đến giải pháp khác. Pháp môn Tứ niệm xứ dạy cho chúng ta thấy rằng, không cần đi tìm cái này, không cần chạy trốn cái kia mà ngồi im nhìn nó. Khi anh nhìn nó, anh sẽ không còn thích và không còn ghét, khi không có thích, không có ghét, ta sẽ không sống trong thất vọng. Tại sao thất vọng ta? Thích không được là thất vọng. Chạy trốn không được là thất vọng. Khi không có thích, không có ghét có nghĩa là không theo đuổi và không có trốn chạy có nghĩa là không có thất vọng. Một công thức rất là toán, Rất là toán. Hiểu không? Ở đây không có chuyện cưỡng cầu buộc các vị phải tin. Cái đó rất là khoa học. Thích thì phải tìm, Tìm không được là thất vọng. Ghét thì phải trốn chạy, tống khứ, xua đuổi, mà trốn chạy, tống khứ, xua đuổi không được là thất vọng. Mà thử hỏi trong đời của quý vị có bao nhiêu lần các vị có được điều mình thích? Và có bao nhiêu lần các vị trốn chạy thành công điều mình ghét? Hiểu tôi nói không? Các vị đâu có muốn nực, mà vẫn nực, các vị đâu có muốn ngứa, các vị đâu có muốn nhà mình nó dơ, các vị đâu có muốn cái mình mình nó dơ, các vị đâu có muốn tê mỏi đau nhức, các vị đâu có muốn mình tóc bạc, các vị đâu có muốn cơ thể mình nó mệt mỏi, nó già yếu, nó xấu xí, mình đâu có muốn. nhưng mọi sự nó vẫn cứ xảy ra. Bậc Thánh vẫn bệnh, vẫn già, nhưng bậc Thánh an lạc, vì bậc Thánh sống với sự thật, nói theo từ trong nước là : Sống chung với lũ. Hiểu không? Học sống chung với lũ.

Thế giới không phải đắng hay ngọt mà vấn đề là anh nhận thức ra sao về nó. Tôi thích câu chuyện anh anh bị chim ị trên đầu. Lẽ ra người ta bực mình, thì ảnh nói là: May quá, chúa đã tạo ra loài biết bay hơi nhỏ, chứ mấy con biết bay mà nó chừng vài trăm ký là thấy mụ nội rồi. Tức là cỡ nào ảnh cũng cười được. Cỡ nào ảnh cũng cười được. Hoặc là có nhớ chuyện Tái ông thất mã không?

44:46

24/07/2020 – 09:31 – vuihtv

Mất con ngựa, ổng nói “Biết đâu! Biết đâu mất ngựa là cái hay” Ít bữa con ngựa nó dắt ngựa cái về, người ta chúc mừng ổng, ổng nói “Biết đâu đó là cái họa!” Thì thiệt, ít bữa con ổng đi cưỡi ngựa gãy chân. ổng nói “Biết đâu là cái phúc!” Thiệt, tới lúc nhà vua bắt lính, con ổng vì gãy chân cho nên khỏi đi lính. Thì câu chuyện chỉ kể đến đó thôi, nhưng mà chúng ta biết rằng là, nếu mà tiếp tục nữa đó, thì chỉ có con ngựa đó mà phúc họa, họa phúc, phúc họa, họa phúc. Cho nên, Lão Tử nói “ Phúc hề, họa chi sở phục, Họa hề, phúc chi sở tề” câu đó phải xăm lên người, vạch áo coi còn chỗ trống xăm lên. “Phúc hề, họa chi sở phục” có nghĩa Phúc là chỗ núp của họa, mà “Họa hề, phúc chi sở tề” Họa là chỗ núp của phúc. Cái câu này nó sâu vô cùng và vô cùng sâu. “Phúc hề, họa chi sở phục; Họa hề, phúc chi sở tề” Phúc là chỗ trốn của họa mà họa là chỗ trốn của phúc. Cho nên, biết Hải Thượng Lãn Ông không? Lê Hữu Trác, có nghe hả? Lãn là làm biếng, Lãn Ông là ông già làm biếng, ổng là thầy thuốc mà tại sao ổng có cái tên làm biếng? Bởi vì ở chỗ phòng mạch ổng ổng có treo một cái câu, mà 99% bệnh nhân nó không có hiểu, nó tưởng ổng khùng. Mà tui là người học Phật, tui mê cái câu đó vô cùng. Bà con hết nghe rồi thấy chưa, cái máy này chắc đập dzục đi nha. Alo! Các vị có nghe không? Thấy nó kỳ. Mình lấy cái gì đó nhét vô đi, thôi, cô vịn luôn đi cô. Ông kia nói cô đó cô đứng vịn. ok. Ổng treo cái câu này nè, cái câu này ghi nè: “Thiện diệc lãn vi hà huống ác”, (tức là việc thiện tui còn làm biếng huống chi là chuyện bậy). Xong chưa? “ Phú phi sở nguyện khởi ưu bần” (Giàu tôi không ham thì mắc gì tôi sợ nghèo) Hiểu không? Loi nhoi tôi đọc nghe không có rõ. Nha. Im hết đi nghe.

Thiện diệc lãn vi hà huống ác (Việc lành mà tui còn làm biếng làm huống chi việc ác) Xong chưa? Rồi, câu thứ hai:

Phú phi sở nguyện khởi ưu bần (Giàu tôi không ham thì mắc cái giống gì phải sợ nghèo)

Cái câu đó là câu toàn bộ tinh hoa của Phật Pháp đó.

Mà tui nghi thằng cha này chả có đọc Kinh Phật.

Thiện diệc lãn vi hà huống ác – Phú phi sở nguyện khởi ưu bần.

Việc thiện ta còn chán làm, lười làm nói chi là việc ác – Giàu ta không ham thì mắc gì ta phải sợ nghèo.

Rồi một câu trong Kinh Phật, có một câu thế này “Này các Tỷ kheo! Điều ta dạy cho các ngươi chỉ như chiếc bè qua sông. Qua sông rồi, bè nào cũng bỏ lại. Chánh pháp còn phải bỏ nói chi là Tà pháp!”. Cái câu đó rất là thâm thúy: Lời ta dạy chỉ là bè qua sông, qua sông rồi, bè phải bỏ lại, Chánh pháp còn phải buông nói chi là Tà pháp. Buông là buông làm sao? Có nghĩa là học cho biết rồi hành trì chứ không có nên thấy mình là uyên bác, không nên thấy mình là đức hạnh, hiểu không ta? Khi anh thấy anh là uyên bác, khi anh thấy anh là đức hạnh thì sao? Thì anh là một thằng khùng, vác cái bè trên lưng, đi trên cạn. Hiểu không? Biết câu này không ta? Các vị kiếm được cái thằng nào mà nó đi trên cạn mà nó vác cái bè chuối không? Trừ ra cái thằng quên uống thuốc thôi. Biết quên uống thuốc không? Tự nhiên cái bè chuối nặng thấy mụ nội ăn rồi vác trên cạn đi cà ngơ cà ngơ. Tôi nhớ có nguyên đám khùng trong bệnh viện á, bữa bệnh viện nó sửa cái sink biết không? Biết cái sink không? Hút hết nước luôn. Nguyên đám khùng nó kêu “Trời ơi, big sink” nó nhảy xuống, nhảy xuống. có thằng đi trên bờ nó cười cười, bác sĩ mừng lắm, hỏi “sao hông nhảy?” nó nói “Tui đâu biết lội đâu”. Có nghĩa là mình tưởng nó là thằng tỉnh nhất, cuối cùng, nó khai ra là nó không biết lội, đuối nó luôn. Nói thằng khùng mới nhớ cái chuyện hơi lạc đề nhưng mà tự nhiên nhớ thằng khùng, kể cho các vị nghe câu chuyện coi có giống người ta không, nhận đồng hương. Cho nên là, “lời ta dạy như bè qua sông, qua sông rồi, bè nào cũng phải bỏ lại. Chánh pháp còn phải bỏ, nói gì là Tà pháp” . Câu đó xuất sắc lắm. Có nghĩa là, học đạo để lấy lý thuyết hành trì, chứ không phải lấy cái đó để mà tự hào, tự mãn, tự đắc, tự kiêu, tự tôn, tự đại, nha, là “Ta là người uyên bác, ta là người có hành trì” và nhớ thế này: Đạo Phật giống như cái mền, cái mền đắp để ấm chứ không phải cái mền trùm để ngộp. Cái này phải vạch áo ra xăm cái nữa. Lời Phật dạy giống như cái mền đắp cho ấm, chứ không phải trùm cho ngộp. Khi anh học Đạo mà Đạo trở thành gánh nặng trên vai anh, anh học lộn rồi. nghe kịp không? Anh học Sai rồi. Vì Lời Phật là cái bè qua sông.

Rồi, Cho nên là, trong Đạo Phật, theo tinh thần Đạo Phật chúng ta là nên ăn cái đồ bổ sung chứ không nên ăn đồ bổ dưỡng. có hiểu không? Đồ bổ sung là thiếu cái gì thì ăn cái đó, không có nên thấy bổ dưỡng thì quất vô. Thấy không? Việt Nam mình hay có cái màn này kỳ lắm: Nghèo thì bù-loong cũng ăn, mà giàu thì yến sâm đó. Việt Nam mình thương má, không biết cơ thể má ra sao, cứ đè bà già ra đổ sâm đổ yến, bả chết ngắc. Người Mỹ theo tôi biết, người Mỹ không có khái niệm mà bồi dưỡng kiểu đó, thiếu sắt, thêm sắt, thiếu potasium, thiếu calcium thì thêm, chứ còn mình á là giàu là phải sâm, giàu là phải nhung, phải yến phải là bào ngư. Cho nên, chuyện thêm – bớt trong Đạo Phật là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật không chưa đủ mà còn kỹ thuật. Dạ. Nghệ thuật, kiêm kỹ thuật. Có nghĩa là, Thêm – Bớt là một cái kỹ thuật, ăn uống trong tinh thần Đạo Phật là bổ sung chứ không phải bổ dưỡng, bởi vì cái bổ dưỡng chưa chắc là cái cần bổ sung. Hiểu không? Cho nên, học về ly khứ duyên, hiện hữu duyên phải học như vậy.

Có nghĩa là, Ly khứ duyên là sao? Là trướng hợp, ly khứ duyên phải định nghĩa thế này : ly khứ duyên là lực đẩy có được từ sự vắng mặt của cái gì đó, giúp cho cái gì đó có mặt. Tôi nói chậm có nghe không ? Khi đọc bài cho bà con viết tôi phải dùng cái formal Vietnamese nhiều khi nó hơi tối nghĩa, nhưng mà giảng thì ok dễ nghe hơn. Ly khứ duyên là lực đẩy có được từ sự vắng mặt của cái nào đó. Nhờ thằng Tèo vắng mặt, thằng Tí mới có mặt. hiểu không ta ? Hồi đó giờ mình không có học Phật, mình cứ, hiểu lơ mơ là A giúp B bằng cách là hai đứa cùng có mặt, A giúp B bằng lực đẩy của chính mình, nhưng mà trong Đạo Phật, Đức Phật Ngài dạy rằng, lực đẩy cho mọi sự tồn tại nó có nhiều lực : thứ nhứt, A giúp B bằng cách cùng có mặt thì gọi là Câu sanh duyên. A giúp B bằng cách có mặt trước thì gọi là Tiền sanh duyên. A giúp B bằng cách có mặt sau được gọi là Hậu sanh duyên. Bữa, tôi có giải thích rồi. Chiều nay 4h có party nên 12h nhà mình có rất nhiều nước uống và giấy, như vậy nước và giấy này tuy nó có mặt lúc 12h nhưng nó là cái quả có được từ cái 4h chiều nay, cho nên, cái Nhân là chiều nay 4h nhưng cái Quả là 12h có rồi. Trong trường hợp đó thì cái Nhân có sau cái Quả thì gọi là Hậu sanh duyên, còn cái Nhân có trước cái quả có sau thì gọi là Tiền sanh duyên. Trường hợp nữa là Câu sanh duyên là Nhân và Quả có mặt cùng một lúc. Nghe kịp không ? giống như cái hộp quẹt, bánh xe, viên đá, và ga, ba thứ này phải cùng có mặt một lúc thì nó mới ra lửa. Hoặc là, ngón tay, dây đàn cùng chạm vào nhau một lúc thì nó mới ra tiếng, chứ còn ngón tay nằm một nơi, dây đàn nằm một nẻo thì làm sao ra tiếng ? trừ phi lấy răng cạp. Các vị có thấy ai chơi đàn bằng cùi chỏ chưa ? nhưng mà ở Bến Tre, mấy người cùi người ta làm bánh bao bằng cùi chỏ đó. họ bỏ bột vô rồi họ lấy cùi chỏ dzọng cái, hết. Nghe nói thôi chứ tui cũng chưa dám ăn. Nhưng mà đàn mà cạp thì tui có thấy rồi. Đàn Ghi ta đó mà cạp, vẫn « mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ… » như thường, mà cạp xong thì nha sĩ nó khiêng đi. Hết cái bài tám điệp khúc đó là nha sĩ khiêng đi.

Rồi. Cho nên, có trường hợp, A giúp B là có mặt trước ; Có trường hợp A giúp B là có mặt sau ; có trường A giúp B bằng cách cùng có mặt ; có trường hợp A giúp B bằng sự vắng mặt. Cha, trong Đạo Phật nói cái chuyện này mới rùng rợn. Tui khoái cái vụ này lắm. A giúp B bằng cách vắng mặt có nghĩa là có những sự vắng mặt mà bản thân nó là điều kiện để cái khác có mặt. Có hiểu không ? Chính vì vậy, trong đời sống của mình, ta phải hiểu rằng, ta liên tục liên tục trong từng giờ từng phút ta đang sống trong một biển những điều kiện mà nhà Phật gọi là Duyên. Sự có mặt của cái này là điều kiện cho sự có mặt kia, nhưng đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện cho sự có mặt của cái khác. Sự vắng mặt của nắng làm rêu được sanh sôi, có không ta ? Sự vắng mặt của nắng làm cho rong rêu sinh sôi. Rồi ‘vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm » cái đó là sự vắng mặt của chủ nhà con gà nó loạn. Hiểu không ? Vắng mèo thì chuột nó quậy, hiểu không ta ? Nói tôi mới nhớ. Có cái ông ở Sài gòn ổng về quê thăm người thân, cái ông dòm mấy cái lùm nhiều quá, ổng hỏi vậy chứ « Má má, ở đây sao lùm nhiều quá, có rắn không má ? » « Ôi, đừng có sợ, làm gì có rắn con ơi, tụi nó đi bắt mỗi ngày à » cái câu đó đúng hay sai ? « Làm gì có rắn con ơi, tụi nó đi bắt mỗi ngày » cái câu đó không phải hỏi chơi, tui hỏi tui thử quý vị đó. cái não trạng của quý vị. câu đó hay chứ, rất là hay. « Làm gì có con ơi, tụi nó đi bắt mỗi ngày » thì nó vừa đúng mà nó vừa sai. « nó bắt mỗi ngày » làm gì còn ? nhưng mà nếu không còn thì làm gì mà nó đi bắt mỗi ngày, tui rất là mê cái đó. Tôi rất là thích cái câu đó. « Làm gì có con ơi, tụi nó đi bắt mỗi ngày » nghe cũng run thiệt chứ. Cho nên là, A giúp B bằng cách có mặt trước, A giúp B bằng cách có mặt sau, A giúp B bằng cách cùng có mặt, A giúp B bằng cách vắng mặt. Cho nên, từng thứ trong đời sống của mình, nó đều là điều kiện cho cái gì đó, một cách tích cực hay tiêu cực, negative hay positive mà thôi. Mình sống mình kiểm soát để xem mình đang sống với những điều kiện gì, điều kiện cho điều lành hay điều kiện cho điều xấu. Đấy là lý do vì đâu, chúng ta trong lịch sử kinh điển có một bài kinh có nghĩa là Bài Kinh Nên và không nên. Woa, Ngài Xá Lợi Phất Ngài có một bài kinh mà các vị đọc vô các vị, nếu các vị đọc, vị nào đọc kiểu đọc vẹt, đọc két, đọc nhầm, đọc sáo, đọc cưỡng, thì các vị thấy bài kinh nó rất là boring, nó là monotone, nhưng bài kinh đó rất là sâu. Ngài Xá Lợi Phất Ngài viết thế này : có những thứ thức ăn nên ăn và có những thứ nên tránh. Những thứ thức ăn nào mà ăn vào nó làm cho thân và tâm của mình có vấn đề thì mình nên tránh, có những chỗ ở mà mình nên tránh và nên ở, vì chỗ ở ấy giúp cho thân tâm mình hay là nó hại cho thân tâm mình. Hiểu không ta ? rồi có những người bạn, có những quan hệ mà mình nên tránh, và nên tìm đến, vì có những quan hệ nó giúp hoặc nó hại cho thân tâm của mình có không ta ? Nó ăn rồi nó rủ đi nhậu riết sức khỏe của mình có bị ảnh hưởng không ? mà tinh thần có bị ảnh hưởng không ? rồi có những chỗ ở mà mình ở hoài thân tâm mình bị ảnh hưởng, có không ta ? nó ầm ầm ầm ầm là cũng không được, rồi có những thức ăn mà nó ảnh hưởng tới thân tâm có không ? Đang vô hành thiền, cái thứ gì mà xách quần chạy hoài cho nên là Ngài nói là thức ăn nè, quan hệ giao tiếp nè, chỗ ở nè, rồi gì nữa ? suy nghĩ. Ngài nói có những suy nghĩ nên giữ lại, có những suy nghĩ nên nhận diện để tránh nó đi, có những suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta sẽ chỉ có bất lợi thôi. Chưa hết, Ngài nói : có những niềm vui, có những nỗi buồn nên tránh. Thế nào là niềm vui nên có, và nên tránh ? Niềm vui nào mà nó giúp cho mình lành mạnh hơn, tiến xa hơn, lên cao, đi tới thì niềm vui đó nên có. Nhưng có những thứ niềm vui mà nó làm cho mình bệ rạc, sa đà, đổ đốn thì niềm vui đó không nên có. Có những nỗi buồn có những niềm lo mà nó làm cho mình khá hơn. Có không ta ? Các vị nghe có hiểu không ? Có những nỗi buồn, có những nỗi lo mà nó giúp cho mình khá hơn, có không ? Thí dụ như, mình ưu tư về sức khỏe, ưu tư về chuyện học hành, nghe kịp hơn, thì đó là những ưu tư nên có. Sau hôm nay nó kỳ vậy ta ? đi bác sĩ, hiểu không ? Hình như lúc này mình ăn uống hơi ẩu nha, mình ăn kiểu này không có tốt nha, đó là những cái lo nên có, hiểu không ? Còn có những cái ưu tư, những cái lo không nên có là âu lo những chuyện tào lao. Hiểu không ? Rồi có những niềm vui cũng vậy. Bởi, Ngài nói là : Thức ăn nè, chỗ ở nè, bạn bè nè, những suy nghĩ nè, những cảm xúc nè, Ngài làm một dây, có những thứ nên tránh và có nên có. Bài kinh đó rất là sâu, sâu lắm. Bài kinh đó hành giả phải học thuộc lòng á. Có những suy nghĩ nên có và nên tránh, có những cảm xúc nên có và nên tránh, có những mối quan hệ nên có và nên tránh, có những thứ thức ăn nên có và nên tránh, có những chỗ ở nên đến và nên tránh, đặc biệt có những người bạn, như hồi nhỏ, tui coi kinh Kiết tường của Đạo Phật có bài Kinh Hạnh phúc có câu đầu tiên là « Nên xa kẻ ác, nên gần người lành » hồi đó mình hiểu kiểu nôm na, người ác là người mà hung dữ, cướp bóc, giựt dọc, sân si, bạo lực, nhưng mà từ từ mình lớn lên mình đọc nhiều mình mới biết, « xa người ác » ở đây nó vừa là xa con người, mà xa những cái suy nghĩ ác, xa những… Mình coi loại sách nào, báo nào, trang web nào đó là bạn ác hay bạn lành là do mình. Nghe kịp không ? Bạn đây không phải có hai tay hai chân mới là bạn, mà gồm luôn cái gì mà nó thường xuyên nó là trần cảnh của sáu căn, nó rất quan trọng. Bạn ác là vậy đó. Có nhiều người họ đóng cửa họ không chơi với ai, nhưng mà họ vật lộn với những đề tài không có lành, thì họ vẫn là người ác, hiểu không ? Ăn rồi, đóng cửa nghiên cứu trái bom. Sợ nhất là mấy đứa nó sống tự bế, biết không ? Nó đóng cửa đó. Kinh khủng lắm. Kiểu sợ mà sợ mấy đứa mà nó sống bị bế tắc mà nó không tìm được hướng giải quyết, nó trở thành những serial killer, là những sát thủ hàng loạt, tại vì nó không tìm ra được lối thoát, mình thấy nó không chơi với ai « cái thằng đó nó đâu có chơi với ai đâu, mà bạn xấu » Sai, nó không chơi với người xấu nhưng nó chơi với những chủ đề xấu, những suy nghĩ xấu. Đấy. Nó vật lộn, nó cọ xát với những đề tài xấu, cái đó nguy hiểm lắm các vị biết không ? mà mấy người đó nó rất dễ sợ. Cái chuyện mà nó đàn đúm nó dây dưa với bạn xấu, kết bè kết đảng thì cái đó mình thấy, ghê nhất là nó đóng cửa. Sợ lắm. Rất là dễ sợ. Cho nên, trong kinh Đức Phật Ngài lưu ý là : Hãy chú ý đến chuyện Thêm – Bớt, Tăng – Giảm trong đời sống. Và lưu ý đến cái Có – cái Không trong đời sống. Giờ hiểu chưa ? Thêm – Bớt, Tăng – Giảm, Có – Không, Sáu chữ này rất là quan trọng. Nhớ nha. Sáu cái chữ này nó rất là quan trọng, đây là những chữ quan trọng mà nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mình. Và Ngài dạy, những cái đó là những cái duyên. Cái Duyên trong Đạo Phật là Condition. Chỉ vậy thôi. Những điều kiện cho đời sống hạnh phúc hay là đau khổ của chúng ta. Rồi cái gì nữa ta ?

Bây giờ tới cái, Thiền duyên, Quả duyên, Đạo duyên, Nghiệp duyên, Vô gián duyên, Cảnh duyên học rồi, Còn gì nữa ? Dựa vào ý nghĩa của nó mà gọi tên. Nghe kịp không ? Thí dụ như nói là : Để hoàn thành ngôi chùa này chúng ta cần đến sự hỗ trợ của bao nhiêu tài lực, tâm lực, khí lực và nhân lực, hiểu không ? thì Tài lực là cái gì ? Tiền. Nhân lực là ? Con Người, phải có con người mới làm được chứ. Khí lực là ? Công sức á. Trí lực là phải tính toán, đau đầu lắm, tức là cái plan nó phải sửa chỉnh, chỉnh sửa nhức đầu luôn, là Trí lực, hiểu không ? Thì ta dựa vào những khía cạnh đó mà người ta gọi tên Duyên, gọi tên mấy cái lực lực đó đó, hiểu không ?

Ở đâu mà nó lòi ra vậy cô ? Đang học về Duyên tự nhiên cô vạch áo ra hỏi, Cô hỏi, tôi giải thích, nhưng chỉ lưu ý cô một điều : là mình đang dạy cô nấu canh chua, rồi cô hỏi tui vậy chứ : xà bông rửa chén là sao ? Trớt quớt vậy đó. Bà này bả nói vậy mà hay à, Chắc tui dạy một buổi về Chế định đi. Học rồi hả ? Ờ. Học rồi sao cô hỏi ? Cái Chế định nó là một đề tài rất là độc đáo. Tại vì cô hỏi thì tôi nói. Hư không chế định là thế này : Các vị có đồng ý với tôi là thế giới này nó được kết hợp bởi Có và Không không ? mình gọi là một cái tô thì cái tô đó phải kết hợp cái có và cái không mới làm nên cái tô đúng không ? Cái có là nó phải có cái thành, hoặc là nó phải có cái ruột rỗng, chính cái ruột rỗng nó mới phát huy được tác dụng của cái tô, đúng không ? mình gọi là một cái nhà thì phải có cái vách và cái rỗng của cái nhà đúng không ? Thì cái rỗng đó được gọi là hư không. Khoan. Trong một bức tranh, cái chỗ mà cái cây cọ chạm tới nó là một phần của bức tranh, mà chỗ cái cọ không chạm tới có phải là một phần của bức tranh không ? Các vị nghe tôi nói kịp không ? Trong một bức tranh, chỗ mà cây cọ chạm, những nét cọ nó là một phần của bức tranh, nhưng cái chỗ mà cọ không chạm tới nó có cần thiết không ? Cần chứ. Bởi vì chính cái chỗ mà mình không vẽ đó, nó là một phần của bức tranh. Như là cái ông đó, ổng mở một cuộc triển lãm ổng trưng bày tranh, ổng trưng bày nhiều tranh lắm, thì trong đó một bức tranh mà chỉ là một nền vải trắng thôi, ổng để cái tên nó là « Đàn bò trên đồng cỏ » thì người ta hỏi « Bò đâu ? cỏ đâu ? » Thì ổng nói là « Bò ăn hết cỏ nó đi mất rồi ! » cái đó chuyện dóc mà, nói mấy ông họa sĩ tào lao. Hiểu không ? có nghĩa là, trên một bức tranh, cái có và cái không hỗ trợ lẫn nhau. Có hiểu hả ? Có nghĩa là trong đời sống này, cái có và cái không, thí dụ đói là không mà no là có, thì hai cái, đói là bụng trống, mà no là bụng đầy, đúng không ? thì hai cái này, một cái lacking, một cái full nó hỗ trợ lẫn nhau, thì cái lacking đó được gọi là hư không. Cái tô nó phải trống mình mới đựng đồ được. Bức tranh nó phải có chỗ mình vẽ, có chỗ mình không vẽ gì hết, thì chính cái chỗ không vẽ nó hỗ trợ cho chỗ được vẽ. Nó sâu lắm. Và, hôn nhân là gì ? Hôn nhân là sự kết hợp từ hai mảnh đời đơn chiếc. Có hiểu không ? và nếu mà người ta nói một cách thơ mộng là : trong một quan hệ vợ chồng, nếu không gian tự do hai người càng lớn thì cuộc hôn nhân đó nó mới bền. còn không gian tự do mà nó càng nhỏ là hai đứa đang nhốt tù nhau. cho nên, từ ngày chúng ta nhận nhẫn cưới có nghĩa là chúng ta đang cầm tù nhau bằng một dây xích chỉ có một khoen thôi. Thường thì dây xích nhiều khoen, có hiểu không ? Cho nên, thế giới này nó được hình thành từ những khoảng trống. Hiểu không ? Chính những khoảng trống đó nó phân biệt A và B. Hiểu hả ? Chứ không nó thành một khối hay sao ? Ngay cả bánh bao mà nó còn có nhân và có vỏ mà, thì cái khoảng trống đó được gọi là hư không. Và nó sâu lắm, rất là sâu. Đạo Phật rất là sâu. Mọi thứ được hình thành từ cái Có và Không, và cái Không ấy được gọi là hư không. Chỉ đơn giản như vậy.

Tôi nhớ ông đó, ổng thuê người ta vẽ bảng hiệu, vẽ bảng hiệu có hình con sư tử nó đang nhe nanh vậy nè, thì họa sĩ mới nói là : « Có hai giá, sư tử cột thì mắc, mà sư tử thả thì giá rẻ ». thì ổng nói, « Thôi, vẽ sư tử thả đi », qua một đêm sau, trời mưa lớn, thì cái bảng hiệu nó trôi mất, thì ổng kêu họa sĩ tới ổng hỏi : « Ông vẽ gì mà qua một đêm mưa nó trôi ! » ổng nói « Hôm qua hỏi ông vẽ sư tử thả hay sư tử cột, sư tử thả thì bằng sơn dởm gặp mưa nó trôi, còn sư tử cột thì sơn tốt » Thì ổng nghe nói « sư tử thả » mà rẻ hơn là ổng thích rồi, thứ hai sư tử nó phải nhe nanh, đằng này ổng hiểu chữ cột nghĩa là nó bị xiềng á, thì nó đâu còn hay nữa, nhưng ông không hiểu rằng « cột » ở đây là sư tử vẽ bằng sơn tốt, sơn mà outdoor paint, còn cái kia indoor nó rẻ hơn. Cho nên, thế giới này nó được cấu tạo từ cái có và cái không là như vậy đó quý vị, nó được cấu tạo từ cái cột và cái thả. Nha.

Chúng ta có hai cách nhìn về thế giới, nhìn về bản chất và nhìn về hiện tượng. Chắc tui phải ôn lại cái đó quá. Chúng ta có hai cách quan sát thế giới : cách một là nhìn vào bản chất của nó, cách hai là nhìn vào hiện tượng của nó. Nhìn vào bản chất là sao ? Nhìn vào bản chất có nghĩa là, mình tính đến cái nội dung rốt ráo của một sự vật. Ví dụ như : trong kinh nói, bản chất rốt ráo của một con người nó gồm là : Nó có hai cái rốt ráo, một, là Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, phẫn, nước tiểu, … thì những cái này nó là bản chất con người, chứ ba cái nhan sắc mà hoa hậu, hoa khôi cái đó là hiện tượng. Còn bản chất chỉ là 32 món đồ dơ. Nhưng mà đó là bản chất cấp một, còn bản chất cấp hai, bản chất sâu hơn đó là : Đất, nước, lửa, gió. Đó là bản chất rốt ráo nhất. Đất là gì ? Đất ở trong Đạo Phật không phải là Soil, không phải là earth, mà đất ở đây là trạng thái cứng, mềm, thô, nhám, nặng, nhẹ, mịn, nhám, nặng, nhẹ, nhớ không ta ? Cứng, mềm, mịn, nhám, nặng, nhẹ thì được gọi là đất. Tan, chảy, ngưng tụ, hoặc kết dính, trạng thái đó được gọi là nước. Tất cả các nhiệt độ nóng lạnh, thì được gọi là lửa. Đất là trạng thái cứng, mềm, mịn, nhám, nặng, nhẹ. Còn nước là ngưng tụ, tan chảy, và kết dính. Lửa là tất cả các nhiệt độ. Còn Gió là sự xê dịch, dời đổi, thúc đẩy, áp suất. Xê dịch, dời đổi, thúc đẩy và áp suất, là movement và pressure thì những cái này nó được gọi là gió. Định nghĩa rốt ráo như vậy. Và nếu định nghĩa rốt ráo như vậy, thì bốn đại nó không có phải là như mình hiểu bằng khái niệm thông thường, bên ngoài. Hiểu không ? Đó. Và nếu phân tích như vậy thì, ở trên mặt nước nó cũng có đất, mặt nước biển á, sóng nó đánh vào người có làm quý vị rát mặt không ? Thì cái rát đó chính là do chất đất, cái nhiệt độ trong nước, được gọi là lửa, cái flowing, cái floating được gọi là nước, còn cái movement, pressure của nước biển được gọi là gió, hiểu không ? Mà tại sao gọi là « Ngũ uẩn giai không ? » là bởi vì hai lý do :

Lý do thứ nhất, trên đời này, mọi thứ do sự kết hợp mà có. We are nothing but relationship. Chúng ta không là gì cả, mà chúng ta chỉ là những mối quan hệ, chúng ta chỉ là sự kết nối của các điều kiện. Nghe kịp không? Chứ thật ra, xét về bản chất rốt ráo thì không có một cái gì gọi là một chiếc xe, không có gì gọi là cái đồng hồ, mà tất cả chỉ là sự lắp ráp của các phụ tùng mà thôi. Nghe hiểu không? Tôi nhắc lại, không hề có một chiếc xe trong đống đồ parts, mà cũng không hề có đống đồ parts nào trong một chiếc xe, là vì sao? Vì cái đống đồ parts khi được lắp ráp một cách hợp lý nó thành ra chiếc xe. Mà khi ráp thành chiếc xe rồi thì đống đồ parts không còn nữa, muốn thấy đống đồ parts thì làm ơn mình rã chiếc xe ra, hiểu không? Được gọi là một con người là bởi vì đó là sự cộng ghép của các bộ phận, những bộ phận đó mình cắt rời nó ra thì thành ra nguyên một cái đống vừa thịt vừa đồ lòng. Hiểu không? Bây giờ tôi muốn nói các vị biết đó là của ai, tôi chỉ cắt từng khúc, từng khúc, tôi tháo khớp ra, tim gan phèo phổi tôi làm một đống, rồi thịt gân xương tôi làm một đống thì tôi chỉ các vị kêu cái đó là cái gì? Hay là các vị kêu đó là cô hoa hậu? Trừ phi tôi nói, trừ phi tôi nói, cái này tháo, cái này của cô hoa hậu Nguyễn Thị X gì đó, thì mấy cô mới nói “Trời ơi, của hoa hậu” chứ tui không nói gì hết, tui kêu các vị vô đem cái gì đó trong phòng ra thì các vị đếm dư sức, vô trong phòng các vị không thấy cô hoa hậu đâu hết, mà tôi tháo ra từng phần. Hiểu không? Lúc đó không còn cái tên gọi Hoa hậu nữa mà đó mới là hiện tượng cấp một. Còn hiện tượng cấp hai là mới ghê. Hiện tượng cấp một là còn là gân xương máu mủ, mà hiện tượng cấp hai là nó chỉ còn là một đống đất nước lửa gió thôi. Nghe kịp không? Cho nên, chúng ta có hai cách nhìn thế giới: nhìn về bản chất và nhìn về hiện tượng. Thì trong vô số kiếp sanh ra các cảnh giới luân hồi, chúng ta thường chỉ nhìn thế giới qua cái hiện tượng thôi. Mà cái này mới quan trọng nè: Tùy thuộc vào nền tảng tâm thức, nền tảng kiến thức, nền tảng văn hóa, nền tảng trí tuệ, cảm xúc cá nhân, dựa vào chừng ấy nền tảng, chúng ta có một nhận thức khác nhau về các hiện tượng, có nhận thức khác nhau trên từng hiện tượng. Có hiểu không? Đối với nhà quê, thì bẹ chuối khô, rơm, tro trấu không có giá trị gì hết đúng không? Nhà quê Việt Nam á, bẹ chuối nè, rơm nè, nhưng mà các vị biết người Nhật họ đem bẹ chuối, rơm, vỏ trấu họ về họ làm những bức tranh mà phải nói là đẹp bằng trời quý vị có biết không? Và tôi, từng gặp những bình hoa ikebana của Nhật mà họ chưng trên một cái bẹ cao, cái bẹ cao đó, họ chế nước vô, họ thả cục chì, trời ơi đẹp le lưỡi luôn. Có nghĩa là trên cùng một hiện tượng mà tùy thuộc vào vốn liếng nền tảng, kiến thức, thẩm mỹ, nghệ thuật, của mỗi người mà chúng ta có một nhận thức khác nhau trên cùng một hiện tượng, chúng ta chỉ có thể gặp nhau khi chúng ta quan sát vấn đề trên khía cạnh bản chất. Giờ hiểu chưa ta?

Tại sao tất cả Thánh nhân đều có cái nhìn giống nhau? Vì các bố quan sát mọi sự trên khía cạnh bản chất. Còn tại sao cái nhìn của Phàm phu nó chống trái, nó mâu thuẫn, nó kình chấp lẫn nhau? Là bởi vì chúng ta đánh giá vấn đề trên hiện tượng, phenomenon, mà đánh giá trên hiện tượng thì sao? Cái thằng mắt kém nó nhìn khác cái thằng mắt tỏ, cái thằng cận thị, viễn thị, loạn thị và cái thằng siêu thị bốn thằng này nó nhìn món đồ khác nhau. Hiểu hả? Rồi đánh giá hiện tượng thì chúng ta phải dựa vào các điều kiện rất là hời hợt như là: thẩm mỹ, kiến thức về kỹ thuật, rồi văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc. Văn hóa xã hội là sao ta? Tôi sống ở đâu? Còn văn hóa dân tộc là gì? Là tâm thức của từng đất nước. Hiểu hả? Như hồi nãy tôi nói đó, cái bình hoa của người Nhật nó không có giống bình hoa của người Tàu, cái bình hoa người Tàu không giống bình hoa của người Mỹ, các vị có để ý cái đó không? Các vị vào trong google các vị đánh cái chữ mà “flower arrangement” á thì nó sẽ cho quý vị thấy, cái bình hoa Ikebana của Nhật nó không giống với kiểu hoa của người Âu Mỹ, mà người Âu Mỹ nó không giống người Tàu. Các vị đi vào khu vườn Nhật nó không giống với Chinese garden. Cái chinese garden nó không có giống cái Japanese garden. Nó khác nhau nhiều lắm. Và tôi thì bởi vì tôi thích cái English style garden, có nghĩa là cái vườn phong cách Anh, là sao? Những gốc cổ thụ to đùng, nằm rải rác trên một thảm cỏ xanh mướt, chỉ vậy thôi? Tại sao tôi thích nó? Bởi vì khi tôi đi vắng nhà, thì tôi chỉ nói thằng cha cắt cỏ tới, chạy vòng vòng, tôi về nó đẹp, khỏi phải cắt kéo gì hết. Còn tôi thích hoa nào đó thì tôi bê vài chậu tôi máng cửa sổ, tôi đi ở nhà nó héo thì tôi khiêng chậu khác về, tôi ra ngoài tui khiêng. Cái tui căm thù nhất là nguyên cái vườn hoa đủ thứ nó vô nó nhảy “cắc cùm cắc cùm” rồi trong khi tôi phải chăm sóc thằng này tưới nhiều thằng này tưới ít, rồi thằng này mùa đông sống, thằng này mùa đông chết, thằng này mùa thu sống mùa thu chết, trời ơi tui rầu vô cùng. Tui khoái English style garden, trên là mấy gốc cổ thụ to đùng, nằm rải rác trên thảm cỏ xanh mướt. mà đi rồi, cứ đưa chìa khóa cho thằng cha cắt cỏ là khỏe, chả mở cửa ra chả chơi vòng vòng vòng vòng, tui đi tám năm tui về khu vườn tui vẫn như mối tình đầu. Tui teo nhất là khu vườn mà trồng tùm lum á, trời đất ơi, nội cái tiền mà nó vô chăm sóc đủ chết rồi. Cho nên, đánh giá thế giới qua khía cạnh hiện tượng là chúng ta dễ dàng đi đến xung đột, mâu thuẫn, chống trái và chia cách, phân ly. Thế giới này có chiến tranh, thế giới này có mâu thuẫn là vì thế giới này chỉ nhìn mọi sự trên khía cạnh hiện tượng. Các vị thánh nhân 1000 ông ngồi gần nhau mình không nghe tiếng thở luôn bởi vì các cha chỉ đánh giá thế giới trên khía cạnh bản chất. mà khi chúng ta cùng nhìn trên khía cạnh bản chất, cùng nhìn trên khía cạnh rốt ráo thì ở đó chúng ta lập tức có ngay sự đồng thuận, mà đã nói đồng thuận thì có gì cãi nhau đây. Mà chính vì chúng ta có cái nhìn khác nhau cho nên chúng ta mới chổng mông chúng ta cãi. Vì đó, cho nên trong kinh mới nói chuyện Người mù sờ voi đó, tức là anh mù thứ nhất, ảnh rờ cái chân voi, ảnh nói rằng: “Con voi hình dáng giống như cột nhà” thì anh thứ hai ảnh mù ảnh rờ cái tai ảnh nói “Con voi giống như cái quạt”, hiểu chưa? Rồi anh mù thứ ba, ảnh rờ cái đuôi, ảnh nói “Con voi giống như cái chổi”, thì mỗi anh, anh thứ tư anh rờ cái bụng ảnh nói “Con voi giống như là cái trống vậy đó” thì thật ra anh nào cũng đúng, mà lại sai, đúng ở đây có nghĩa là: Giống cái chổi chỉ là cái đuôi voi, giống cái trống chỉ là cái bụng voi, giống cái cột nhà chỉ là cái chân voi, giống cái quạt chỉ là cái tai của voi. Đúng nhưng mà sai. Nó đúng nhưng mà nó phiến diện. và Tây nó có dạy mình một câu: “Một nửa cái đúng vẫn là sai. Chân thật một nửa vẫn là lời dối trá” có đúng không? Bà vợ hỏi “Sáng nay anh đi đâu?” “Sáng nay anh đi ăn ở Bebe á” Ảnh nói rất là đúng, nhưng mà ảnh giấu một nửa, đi với con nhỏ bồ. có hiểu không? Chả nói đúng chứ. Hỏi “Đi đâu mà không ăn cơm chiều?” “Đi ăn ở be be chứ đâu, ăn ở chỗ Tường Ký, uống café Lú” Mới về mấy bữa biết café Lú. Nhưng mà thật ra quan trọng nhất là: Anh đi uống với ai? Phần đó bị giấu. Bà này gan, khi người ta hỏi vậy là ý người ta là cái vụ kia, chứ hỏi chia ra từng khúc, bà này gan. Cho nên là một nửa sự thật vẫn chưa đủ xài. Có hiểu không? Và Tây nó có câu tôi rất là thích “Người không đọc sách rất đáng sợ, nhưng đứa đọc một cuốn còn đáng sợ hơn” là vì sao? Là vì nó có cái nhìn phiến diện. Mà những cái học thuyết dầu về Đạo học, hay về triết học, hay về chính trị, nó đáng sợ ở điểm là: Nó một chiều. Nghe kịp không? Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, tôi không có chống ai hết, nhưng mà sự thật tôi phải nói, trong một tình huống đặc biệt nào đó, đất nước ấy, dân tộc ấy cần tới một giải pháp chính trị, giải pháp ấy vào thời điểm ấy nó là the best one. Nhưng mà ở thời điểm khác, giải pháp ấy, đường lối ấy, học thuyết ấy xài không được, mà chỉ có mấy thằng lú nó mới tiếp tục nó ôm học thuyết ngu xuẩn nó xài hoài, hiểu không? Cái đó là một chiều. Tại sao những đất nước trên thế giới này nó khổ là bởi vì người ta cứ theo đuổi học thuyết mà nó đã lỗi thời rồi. Vào thời điểm đó, cái đó xài được. Đúng. nhưng mà nó mang tính đối phó thôi. Các vị có hiểu không? Nó mang tính đối phó thôi. Ví dụ như mình đau răng quá ra bác sĩ họ phải nhổ mà trước khi nhổ họ phải sao ta? Họ lấy miếng bông gòn, họ nhúng miếng thuốc tê, họ bôi lên trước, rồi xong họ mới lụi một mũi thuốc tê mà tê đầy đủ sau. Thì miếng bông gòn đó mình thấy nó tê tê là để người ta chích thuốc cho nó đỡ đau thôi, chứ mà mình phải hiểu ngầm đó là phương tiện nhất thời. Bởi vì Tàu có câu là “phương tiện giả nhất thời”, đã gọi là phương tiện thì dùng tạm thôi, nín thở qua sông chứ không phải lấy nó làm cứu cánh, rồi mình thấy quá mình thích, mình nói bác sĩ cho em miếng tê tê em khỏi nhổ răng được không? Mỗi lần nhức là em dzộng nó vô. Sai. Nó chỉ là mang tính đối phó thôi. Hiểu chữ “đối phó” không? Cho nên, nên nhớ: Thế giới luôn vận hành, tuôn chảy không ngừng. Tất cả mọi giải pháp cũng vì vậy, đều mang tính tạm thời, đều mang tính đối phó. Phúc thay cho kẻ nào hiểu được rằng, linh động trong một thế giới bất trắc, và bất hạnh cho kẻ nào cứ khư khư một giáo điều, một tín điều, một học thuyết bất biến trên một dòng chảy miên viễn, bất tuyệt, của đời sống, đó là một cái họa cho bản thân và họa cho đời. Nha. Mình phải hiểu rằng, bệnh hoạn, thuốc men và những giải pháp, chính trị xã hội, tất tần tật đều là giải pháp tạm thời, vì sao? Vì thế giới nó là một dòng chảy. Thế giới là một dòng chảy. Các vị còn nhớ cái truyện mà khắc chuông cầu kiếm hả? Cậu công tử đi qua sông với một thằng đầy tớ, đang đi loay hoay thế nào rớt thanh gươm xuống dưới sông. Kêu thằng đầy tớ nhảy xuống mò. Thằng đầy tớ thấy nước sông sâu cuồn cuộn không dám nhảy xuống, nó lấy cái vôi ăn trầu nó làm dấu trên xuồng á, chỗ mà thanh gươm bị rớt, thì ông chủ nó hỏi, công tử hỏi : “Tại sao không nhảy xuống mò mà làm dấu?” nói nói “ Ở đây sâu lắm, để vô bờ con nhảy xuống con mò. Đâu có sao đâu, mình đã làm dấu rồi”. Cái câu chuyện đó nhiều người tưởng rằng đó là câu chuyện cười, tui đọc không hề cười miếng nào, tui đã khóc. Vì sao? Vì câu chuyện đó là câu chuyện của chúng ta. Nước chảy cuồn cuộn, con thuyền đang trôi, và thanh gươm không bao giờ nó rớt theo trục thẳng, nó luôn luôn đi theo đường xiên, gươm rơi xuống đường xiên, nước đang chảy mạnh, con thuyền đang đi, thì ngay lúc đó nhảy xuống thì đã tìm không ra rồi, thì nói gì cái chuyện vào bờ đi tìm chỗ khác. Khi chúng ta thương ai đó, chúng ta cưới về là chúng ta cưới nhầm đứa khác rồi. Theo trong A-tỳ-đàm á. Tôi thương cái cô mà coi như là môi son, mặt trắng, má hồng. Tôi cưới về, bả về nhà bả rửa sạch ra, bả móc hàm răng giả bả bỏ vô ly bả rửa, bả tháo nguyên một chùm lông nheo cong cong ra là tôi chỉ quỳ tôi lạy “Thưa má con đây” mà hồi nãy trên đó nó vỗ tay như sấm, đèn màu chớp tắt chớp tắt, pháo hoa đì đùng, hoa ngập sân khấu, mê quá, rước em về. Em về mà em tháo từng thứ ra là tôi chỉ quỳ tôi lạy thôi. Thương người này, chúng ta cưới qua người khác. Chúng ta giận người này, nhưng mà chúng ta trả thù là chúng ta trả thù một đứa khác. Vì sao? Vì con người cũ không còn nữa. …Hy Lạp ổng nói “Ta không thể nào nhúng chân trên cùng một chỗ trên dòng nước” Có hiểu không? Đó là tinh hoa của Đạo Phật. Sống trong một nhận thức như vậy, chúng ta cảm thông, thương yêu và bao dung, chứ không phải là bung dao. Thôi, nghỉ ăn cơm.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app