Giáo lý Duyên Khởi 2

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Nên nhớ cái này. Cái chữ mà « tôi thở ra tôi biết rằng tôi đang thở ra » tôi nhớ tôi đã giải thích cái này ai còn nhớ cái này không ? tiếng Pali là một ngôn ngữ có chia, chia động từ á. Cho nên khi Đức Phật nói rằng : « Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra. » thì cái khi mà Ngài diễn tả cái đó, Ngài chia cái động từ thành « Tôi thở » thì các học giả, các dịch giả khi mà họ dịch thì họ cũng phải dịch sát « Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra » mà trong tiếng Pali, cái Tôi thở nó khác với anh thở, nó thở, các anh thở. Dộng từ nó chia. Ví dụ như : chữ nó suy nghĩ là cinteti, nhưng mà họ suy nghĩ là cintethi anh suy nghĩ là cintesi, các ông suy nghĩ là cintetha, tôi suy nghĩ là cintemi, mà chúng tôi suy nghĩ là cintema. Có nghĩa là ti – si – tha – mi – ma. Còn tiếng Việt nam mình : tôi ăn anh ăn chúng mình ăn tụi bây ăn bọn nó ăn, tất cả đều viết chữ « ăn » hết á. Mà tiếng Pali thì không. Tiếng Pali thì nó ăn là bhunjati, tụi nó ăn là bhunjanti, anh ăn là bhunjasi các anh ăn là bhunjatha, tôi ăn là bhunjami chúng tôi ăn là bhunjama. Nhiều lắm : La tinh, Ý. Nhiều thứ tiếng. Rồi

thì họ mới chia cái đuôi. Chính vì vậy, tiếng Pali vì nó chia nhiều như vậy cho nên khi mà Đức Phật Ngài diễn tả « Tỳ kheo đang thở ra biết rõ rằng : « Tôi đang thở ra » thì cái chỗ đó phải chia chữ phải không ? thì dịch giả họ dịch chỗ đó thấy động từ chia ở ngôi thứ nhứt thì cũng phải dịch là « Tôi thở ». Nhưng thật ra đó là một hiểu lầm rất là lớn. đó là vấn đề ngôn ngữ thôi, chứ còn mình đang đi mình đi bằng cái sự cẩn trọng chứ không phải đi với tâm niệm rằng tôi đang đi. Các vị hiểu cái này không ? tôi nói nè. Hồi nãy bể cái ly đó nhen, tôi hốt chưa có hết, thì quý vị đi bằng cái sự cẩn trọng. Thì cái sự cẩn trọng đó chính là niệm. chứ không phải là đang đi mà niệm « tôi đang đi » cái đó là ba trợn. cái đó là ba trợn. những cái thằng ba trợn nó mới vừa đi vừa nói : Tôi đang đi. Chứ nó đang ngồi à ? cho nên ở đây cẩn trọng bằng cách khác. thò tay vào một cái chỗ mà mình không biết có cái gì bất trắc hay không nghe kịp không ? thì thò vào đó với tất cả sự cẩn trọng, đúng không ta ? Thì đó là chánh niệm. Mình đưa cái bare foot, bàn chân trần của mình, vào một cái đám cỏ mà mình không biết có cái gì ở đó, thì mình đưa bàn chân xuống với tất cả sự careful, thì mình gọi đó là chánh niệm, hiểu chưa ? một người con gái mới về nhà chồng, ăn uống, nhai nuốt làm gì cũng ý tứ. thì cái ý tứ đó được gọi là chánh niệm. Hoặc Phật nói : một người tử tù mà đội lên đầu một cái thau nước đầy, Vua nói : Nhiễu ra một giọt sẽ bị chặt đầu. Người tử tù đó phải tập trung làm sao cho dầu đừng đổ gọi là niệm. Hiểu không ? Chớ không phải là « Tôi đang đi biết là tôi đang đi » nói nguyên văn luôn « tôi đang đi » « Tôi đang thở ra » không phải. chỉ cần mình thở ra với tất cả sự chú ý. Thở vào với tất cả sự chú ý nghe kịp không ? thì như vậy gọi là Niệm. Đó là những cái hiểu lầm rất là lớn mà hành giả không biết. và cái « Niệm lại từ đầu » nghĩa là sao ? mình đang đi mà mình nghĩ tầm bậy, mình phát hiện ra « ố ô, phóng dật nha » thì bắt đầu niệm tiếp. coi như phần quên là bỏ. chớ không phải là mình re-tua trở lại. Cái đó là kỳ dữ lắm. Mà nó hiểu vậy đó. Nhớ cái đó tối quan trọng. Hoặc những cái chuyện nho nhỏ mà mình không biết. Khi bị đau đớn, chỉ ghi nhận rằng : « khổ thọ đang có mặt », hoặc « cơn đau đang có mặt ». nó khác với cái chuyện là « mình đang bị đau » khi mình thấy rằng mình đang bị đau có nghĩa rằng, đó là cơn đau của mình. Mà khi có hai cái mình nó gắn liền thì cơn đau sẽ bị duplicate. Duplicate là cái gì ta ? – nhân đôi, dạ. mà chỉ cần ghi nhận cơn đau đang có mặt thì tình hình có khác. vì sao ? vì lúc đó mình với nó không có mắc mớ gì hết. còn tôi đang bị đau là mình rước cái đau vô nhà mình. Hiểu không ? nó khác nhau nhiều lắm. cái lắt léo là sao phải học giáo lý, là để tránh mấy cái đó đó. Mình tránh mấy cái hiểu lầm đó đó. Nó quan trọng lắm. Với, nhớ một chuyện nữa. tất cả những gì quý vị có được được hay là bị nha trong thời gian tu tập tuệ quán, tất cả những cái đó chỉ là thứ mình nhìn. Rồi nó đến đi là chuyện của nó. Chứ ở đây không có sự đánh giá và sử dụng label, dán nhãn. Không. Không. Ví dụ như, lúc này mình chánh niệm tốt hơn hôm qua nhiều lắm. Đó là label. Hiểu không ? sao lúc này ngồi nó dở quá. Tôi xuống cấp. đó là label. Tinh tấn. biết. nó đến hay không. Cứ nhắm mắt. cứ niệm ghi nhận. mình như thế nào biết rõ như vậy. mình như thế nào đừng có đánh giá, kệ cha nó, lúc này nó lên xuống gì kệ nó. Rồi thấy nó xuống bắt đầu cái tâm nó buồn. Bậy ! thấy nó lên cái tâm nó kiêu ngạo. Bậy ! cái nào cũng vậy hết, cứ nhìn nó thôi. Cho nên tôi nói : Chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ, tới lúc hành đạo thì cái giống gì cũng chỉ để nhìn thôi. Có hiểu không ta ? có hiểu ba cái này không ? mà khi Phật tử ở cái giai đoạn trốn khổ tìm vui mình không nói, chứ cái giai đoạn mà làm lành lánh dữ là cái mặt nó hất lên trời rồi. bố thí nhiều thấy ghét lắm. học giáo lý nhiều mặt thấy ghét lắm. cho nên vô chùa thấy mặt Phật tử nào mà hất hất lên là biết liền, một là tên này giỏi giáo lý nè. Hai là tại gia làm phước nhiều nè. Ba là ngồi thiền giỏi nè. Bốn là chắc giữ bát quan thường nè. Tôi hứa luôn. Bảo đảm. make sure luôn. Ga- răng –ti. Là cứ vô chùa mà thấy em nào mặt thấy ghét là em đó công đức trùng trùng đó. Còn cái em nào mà mặt nó khiêm tốn là nó chưa có gì hết. trong khi đó phải ngược lại mới đúng. Cái thứ mà nó tu dữ dằn là cái mặt nó rất là đơ, nó rất là khờ, nó rất là bư. Nó hiền lắm. Còn cái thứ tào lao mình nhìn là mình biết. Cái thời mạt pháp nó ngược lại. Cái tên nào mặt thấy ghét là đạo hạnh tràn đầy. nó có ba mớ là mặt nó thấy ghét. Thật ra chúng ta có bố thí trì giới hành thiền bao nhiêu đi nữa, thì tất cả công đức chỉ là thuốc chữa bệnh , quý vị có biết không ? không có cái đứa nào mà nó ba trợn đến mức mà nó khoe với người ta mỗi ngày nó uống 300 đô – la tiền thuốc hết. hiểu không ? mà đứa nào nó đi khoe « em bị ung thư nè. Một ngày em uống 300 tiền thuốc » thì cái đứa đó nó vừa là bị ung thư mà vừa là bị khùng nữa. tôi nhớ có cái bà đó bả đi bác sĩ mà bả nói, « trời ơi, bác sỹ biết không ? dạo này em ăn mà em bị đánh rắm hoài, mà được có cái là không có thúi. » Bác sỹ nói là « vậy là bà bị cả cái tai mũi họng luôn rồi đó. Nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bả không có biết ! » bả cứ thụt thụt thụt đều đều mà bác sỹ ổng lịch sự ổng không có dám. Mà bả cứ làm đều đều đều vậy đó. Mà bả còn tự hào, « đánh rắm được cái không có mùi » có hiểu không ? bác sỹ mới nói « bà không phải một chứng đâu. Bên đường ruột của bà có vấn đề rồi, mà bên tai mũi họng nữa. bà phải chữa tùm lum chứ không phải một thứ đâu »

tôi ôn lại, biết ở đời này có ba kiểu biết, đó là biết của thức, biết của sáu giác quán. Ghi rồi. ghi rồi, chỉ ôn lại thôi. Cái biết thứ hai là cái biết của tưởng, là cái biết thông qua kinh nghiệm hồi ức kiến thức. cái biết thứ ba là cái biết của trí, có nghĩa là khả năng phân biệt tốt xấu nên hay không nên. Nghe kịp không ? cái biết của thức là cái biết của sáu giác quan : thấy nghe ngửi nếm đụng. Cái biết thứ hai là cái biết của hồi ức, cái biết gọi là không có cái sáng tạo. cái biết theo lối mòn gọi là cái biết của tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết của trí, là biết suy lý. Thì hỏi thật bà con, bà con tự nghĩ coi trong đời sống thường nhật, thì bà con xài cái nào nhiều nhất ? Tưởng nhiều. Không. Thức nữa chứ. Tức là xài hai cái đầu á. Còn cái biết bằng trí bà con ít xài lắm. Trong ba cái biết đó, tôi mới nói đến cái biết bằng tưởng. Cái biết bằng tưởng có ba nhớ không ? đúng là nhìn không có tấm bảng nó rối. bây giờ trước hết nè, cái biết có 3 :

– Cái biết bằng thức

– Cái biết bằng tưởng

– Cái biết bằng trí

Mà cái biết bằng thức có 6 : ghi kịp chưa ? tức là biết qua sáu giác quan.

Thứ hai, biết bằng tưởng, có 3. Xong chưa ?

Rồi cái biết bằng trí là cũng có 3 : Văn – Tư – Tu

Nghe hiểu không ?

Mà trong cái Văn nó lại là tưởng đó. Khổ như vậy. Biết qua văn nó lại là tưởng nhưng vẫn phải kể chứ biết sao giờ.

Bây giờ có nghe kịp không ? Giờ học như con nít đi : « cái biết gồm có 3 là : biết qua thức gồm có sáu là qua sáu giác quan mắt tai. Thứ hai là biết bằng tưởng gồm có ba, đó là dục tưởng thiền tưởng và quán tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết bằng Trí, gồm ba thứ, đó là : văn tư tu. » Đúng là bài học buổi chiều nay bao nhiêu đó là đã lắm rồi đó.

Chiều nay tôi chỉnh đốn lại một vài cái hiểu sai của bà con. Ví dụ, thiền đó. Ví dụ cái vụ thiền hơi thở. Rất nhiều người cho đến bây giờ tự xưng ngồi thiền mà không biết một chuyện rất là căn bản đó là : Theo dõi hơi thở chứ không điều khiển hơi thở. Biết cái đó không ? nhiều người bị bệnh rất là nặng là họ điều khiển chứ họ không có theo dõi. Đàng này, nguyên cách là họ cứ để nó ra tự nhiên, nó ra hết thì tự động nó có nhu cầu đi vào, mà khi nó vào đầy thì tự động nó có nhu cầu đi ra. Mà tại sao mình không được điều khiển ? là vì : anh phải để tự nhiên như vậy để anh thấy rằng : cái hơi thở đó nó không phải là của anh mà nó là của cơ thể. Nó là nhu cầu của cơ thể. Nó không phải là nhu cầu của anh. Anh muốn hay không thì hơi thở nó vẫn có. Bằng chứng là lúc anh ngủ anh có thở không ? Đó. Thấy chưa ? như vậy có nghĩa rằng, hơi thở không phải là của anh mà nó là cái tấm thân này nè. Còn anh thích nói cái thân này là của tui thì nó khùng, nó bị ung thư. Nếu mà của anh thì nó đâu có vụ nó khùng khùng bất tử vậy. Nghe chưa ? cho nên nếu là cái thân này không phải là của anh thì hơi thở cũng không phải của anh. Mà của tụi nó với nhau không có mắc mớ gì tới mình hết. Mình chỉ ăn rồi có trách nhiệm là nhìn tụi nó thôi. Thì, nó vào đầy thì tự động nó sẽ đi ra. Và nếu chánh niệm sẽ thấy giai đoạn giữa thì nó vào đầy, nó sẽ ngưng lại chờ một chút, tức là : sanh trụ và diệt. thấy chưa ? Trụ là nó đứng : vào, ra. Và nên nhớ : Chỉ theo dõi, không điều khiển. Cái chuyện này rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Cho nên, thứ nhất mình thấy nó là vô ngã, không phải của tôi. Thứ hai, khi mà mình theo dõi vậy đó, mình không điều khiển thì mình không có mệt. Chứ còn thiền xong mà nó mệt quá. Tôi nhớ có hai thằng khùng nó trốn bệnh viện đó nhớ không ? nó trộm được cái xe đạp thì nó chạy. Nó chạy mà hai đứa phân công nhau : đứa thì đạp, đứa ngồi đàng sau, đứa ngồi đằng trước. Thì nó chạy một hồi, thằng mà đạp nó một hồi nó mệt quá. Thì nó nói : « Tao mệt quá. Chắc đổi phiên quá. Tao đạp tao mệt quá. Mày sướng. » Thằng kia nó nói : « Bộ mày tưởng tao sướng hả ? mày đạp tao bóp thắng cũng mệt vậy ». Có nghĩa là, lẽ ra là nó chạy thong thả là nó đi xa rồi, nhưng mà thằng nọ nghĩ trong bụng là thằng kia nó lấy chân nó đạp rồi thì mình làm gì ? mình có cái tay mình thắng thôi. Thì ta nói…

Thì ở đây cũng vậy, nếu theo dõi hơi thở mà theo cho đúng á, là tu là khỏe, tu là thanh thản. Đằng này nó bày chuyện ra cho nó rối, cho nó thêm mệt. Nha. Tôi thấy nhiều người họ càng tu càng mệt. Mà tại sao mệt ? Là tại vì kiếm chuyện. kiếm thêm chuyện để làm trong khi Phật dạy quá êm ái. Phật kêu : « Nó sao để yên nó vậy đi con, con chỉ dòm nó thôi. Con chỉ nhìn dòng nước nó trôi. Cái nào rác thì con biết là rác, cái nào hoa thì con biết là hoa vậy thôi. » Đây đứng ở trên lấy cái que khều, hoa trôi phía đây, rác trôi phía kia. Cái đó ba trợn nó mới làm. Mà nói tới khùng mới nhớ. Có hai cha con, ông bố chở con đi học. Mà mỗi lần đi ngang ổng nghe trong đó có tiếng « Chín mươi chín. Chín mươi chín » mà cả mấy tháng trời, ổng bố mới tức : tại sao cái thằng khùng nó đếm chín chín. ổng mới để con ổng đứng cổng ổng dựng xe đạp mới leo lên coi tại sao nó đếm chín chín. ổng mới vừa chui vô nó gõ cái boong kêu « một trăm » Thì ra, là có mấy người bị gạt rồi, mà coi như là nó đang chờ cái tên một trăm. Ổng tức quá tức, mấy tháng trời, cái thằng tại sao nó mê con số đó quá. Thì ổng mới dựng xe đạp ổng leo lên lúc đó nó mới gõ cái « boong » nó kêu « một trăm » ổng mới hiểu, à thì ra nó đang kiếm người. Có anh chàng, ảnh tới quán bar. Ảnh thấy phía trước quán bar có thằng cha râu ria xồm xàm, ngồi câu cá, kéo mồi thả xuống rồi rê rê. Cái vũng nước nó trong vắt à, có cái gì mà câu. Hỏi thì ảnh ngại, mà cái mặt ổng ngầu có cái sẹo vậy nè. Mà râu. Cái càng mà nó giộng một cái là vô tường luôn á. Ngại quá, mà tức quá tức là ổng câu cái gì ở đây. Cuối cùng, ảnh mới vô kêu nguyên một cốc bia bự. Nói, « anh uống đi » « Cảm ơn ». Uống. « Hỏi thiệt ông nha, ông câu gì dzạ ? » «có gì đâu, câu bia. Từ sáng giờ ông là con thứ tám rồi. » chả không có tiền mà thằng chả khoái nhậu. Chả lấy cần câu ra ngồi câu mà thứ thằng chả không ai dám hỏi hết trơn cho nên là cứ thấy tò mò là cho chả cốc. Hỏi : « câu gì? » là « câu bia. » Là chả biết rồi.

Oke. Như vậy cái biết có ba : Biết bằng thức có sáu, biết bằng tưởng có ba, và biết bằng trí có ba. Dúng chưa ? thì cái biết bằng tưởng có ba là : mình đã học rồi, là biết bằng dục tưởng. Hồi nãy tôi có hỏi là trong ba cái biết đó mình sống bằng cái biết nào ? cái thức và tưởng. Vậy trong ba cái tưởng ta sống nhiều bằng cái tưởng nào ? quý vị mà nói thiền tưởng là tôi chết liền á. Bằng dục tưởng. Khi học vậy mình mới thấy mình nhục đúng không ? Mình lựa cái gì thấp mình xài không à. Có học mình mới thấy mình tào lao cỡ nào. Còn mình không học, làm được gì mình cũng tưởng mình hay. Có học

Tụi Tây phương nó có câu hay lắm : Người không đọc sách là người đáng sợ, nhưng kẻ đọc một cuốn sách đáng sợ hơn. Thà nó dốt nó không biết cái khỉ gì hết nó có mặc cảm. Cái thứ nó thấy ba mớ nó thấy nó hay mới ghê chứ.

Cho nên, khi học giáo lý rồi mình mới thấy kinh dị. Kinh dị ở chỗ là : mình đã sống ở cái thế giới thấp kém rẻ tiền cỡ nào. Và mình tu thiền, sống chánh niệm là để mình, nên nhớ, mình tu không phải là để mình nâng mình lên mà mình để không còn thấp nữa. Hai cái này khác hay giống ? Tu để chứng thánh và tu để không còn phàm nữa. Hai cái này khác hay không ? Khác. Hiểu hả ? Sao thấy nhiều người không hiểu. Tu để chứng thánh là Tu để mong được cái này cái kia. Còn tu để không còn phàm là tu để bỏ con người thấy ghê của mình. Không có cần mà có phàm không có thánh tui thấy khấn cái gì, tôi rình tôi nghe nó khấn mà « khi nào hết vô mình thì thành đạo » mình không có cần nguyện như vậy. khi hết vô minh thì tự nhiên nó thành đạo thôi chứ. « Con lạy Phật từ bi khi nào con nguyện cho con, hết vô minh thì con phải thành đạo » không có cần như vậy.

Tu mà với cái lòng cầu chứng thánh là rất là nguy hiểm. Là bởi vì sao ? thánh mình đâu có biết mặt mũi ra sao, cho nên mình thấy cái gì lạ lạ mình tưởng là thánh. Yeah. Cho nên bây giờ Việt Nam có cái trào lưu là nhiều người cho mình đắc Nhị quả, Tam quả đông như quân nguyên trong nước. Về quận 2 nó có cái trung tâm nguyên thủy là họ hứa luôn là có certificate, sơ thiền, nhị thiền, thiền sư đóng mộc ký tên. Tôi nghe mà tôi ham về làm mớ. Có. Có luôn, ghi chứng nhận luôn là tầng mấy tầng mấy. Mà vui nhất là tầng thứ tư mà ra ngoài ta nói chửi lộn hay hơn tầng thứ nhất bởi vì nó có huệ nhiều chửi sắc hơn, chửi coi như tàn mạt hơn. Nội cái tên mà nó chửi nó không biết nó chửi có nghĩa là « phi tưởng phi phi tưởng » không chửi ấy là chửi vậy. cho nên, nên nhớ, tôi lạy mấy bố, đừng có nghĩ rằng tu để chứng thánh. Là vì mình không biết Thánh mặt mũi ra sao, mà căn bản là mình quá rành cái phàm của mình hiểu không ? Cho nên tu để không còn là phàm thì nó chắc ăn hơn rất là nhiều. Vì Phàm nó ra sao mình biết rồi. Hay là không biết luôn ? Hiểu không ? Tu để không là Phàm nó chắc ăn hơn. Cho nên, tu có hai cách : Tu là của người lụm ve chai và người đổ rác. Tu của người đổ rác là nó an toàn vì thấy rác là lụm. còn Tu lụm ve chai là lụm nhiều khi lụm nhầm lựu đạn nữa, lụm nhầm cái bịch mềm mềm ấm ấm là kẹt lắm. Biết cái bịch gì không ? Sợ quá sợ. Không biết hả ? Trời đất ơi, tôi không có mà tôi biết. Tôi sợ cái vụ đó lắm. Thương gì thương chứ còn mà nói cái vụ đó ớn quá. Tôi nhìn tôi thấy thương cha mẹ nó, cha mẹ là cỡ nào cũng…

Cho nên tu có hai cách là một là tu kiểu đổ rác và hai là tu lụm ve chai. Thì mình thấy tu kiểu đổ rác là nó chắc ăn hơn, an toàn hơn. Tức là thấy cái gì bậy thì bỏ. và nên nhớ, cứu cánh của Đạo Phật là bỏ được cái gì chứ không phải có được cái gì. Khi anh bỏ hết thì tự nhiên cái có của anh nhiều vô cùng. Lúc anh không bận tâm anh sẽ được cái gì. Mà tôi chỉ xin anh bỏ càng nhiều thì, có nhớ chiều hôm qua tôi nói, đây là công thức bằng vàng mà bà con phải ghi nhớ : « Khi có một thứ được thêm vào, thì sẽ có vô số thứ bị lấy ra »

Còn nhớ cái đó không ?

Khi có một cái thiện được thêm vào thì có vô số cái ác được lấy ra.

Khi có một cái ác được thêm vào thì có vô số cái thiện được lấy ra.

Các vị có thể không tin. Ngày hôm qua tôi có chứng minh là cái tật nói xấu á. Mình tưởng cái đó là tội nhẹ nhưng mà không. Cái quả ác của nói xấu nó làm cho mình tan hoang cuộc đời mà mình không biết. Có những người đẻ ra mà thị phi trùng trùng. Rồi như cái tội bỏn xẻn, sanh ra là nghèo, sanh ra là cơ hội làm bậy, nó càng làm bậy nó càng nghèo. Nói chung, bất thiện nó đẻ ra bất thiện. Mà cái thiện nó là điều kiện tốt cho cái thiện. Khi mình sanh ra mình giàu mình đẹp mình giỏi mình khôn ngoan mình có uy tín thì mình mới có điều kiện để tiếp xúc với nhiều thành phần cao cấp trong xã hội. còn sinh ra đói nghèo bệnh tật thì cơ hội để mà tiếp xúc với thiên hạ, nhân sĩ bốn phương là rất hạn chế. Cứ quần quật quần quật. không có nói chuyện gì hết. Nội cái chuyện mà có điều kiện tới đây học giáo lý nó không có dễ, nếu mình nghèo. Các vị biết làm hai job ba job không ? tôi không biết điều kiện quý vị tới đâu nhưng mà tôi nhìn ở đây có thể phân ra làm ba hạng : Một, tu rồi, quởn không có đi đâu. Hai, là cái giờ này là giờ không nhận được job, Ba là có thể là vì cái lòng hiếu học. Lâu lâu ổng về tranh thủ tới nghe, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Và tôi cũng nói rõ là, cái giáo lý mình học như thế nào đó hành thế nào đó mà nó đủ để thay đổi con người của mình, cho nên có bốn lý do mà chúng ta không có nên tự đắc tự kiêu tự mãn với cái kiến thức của mình, có nhớ bốn cái đó không ? một, là có vô số người hơn mình. Thứ hai, cái biết của tu đà hườn, tu đà hườn này giống tu đà hườn kia, cái biết bốn đế giống nhau. Nhưng cái biết của phàm phu về bốn đế không có ông nào giống ông nào hết. Có hiểu không ? vì cái biết của Thánh nhân nó có chuẩn mực, nó có cái standard, còn cái biết của phàm phu nó không có standard. Hai vị thuộc lòng Tam Tạng hết nhưng mà tôi bảo đảm hiểu của hai vị không thể nào giống nhau hết. Vì sao ? Vì cái nền tảng tâm thức, nền tảng tri kiến, tâm tư, tình cảm, kiến thức, môi trường, giáo dục học đường, bối cảnh sinh trưởng hai cha khác nhau. Cho nên, khi viết sách hai cha có thể na ná nhau nhưng trong thâm tâm hai cha khác nhau. Đây là lý do vì đâu bên Miến Điện có quá nhiều thiền sư. Nha. Cho nên, cái thứ nhất, có tới một tỷ người hơn mình. Cái thứ hai, cái biết đó nó không đủ để thay đổi con người mình một cách toàn diện, vì nếu mà cái biết đó có thể thay đổi con người mình thì đâu có còn như thế này. Thứ ba là mình không thể mang cái biết đó đi qua chỗ khác. có hiểu không ? bây giờ tắt thở thành con trùng con dế là ba cái vụ bài vở này là coi như xong. Mình học là mình nhớ chỉ gieo duyên thôi. Đời sau kiếp khác sanh ra, có điều kiện học Tam Tạng học nhanh hơn người khác, chỉ vậy thôi. Chứ không thể nào, mình nhớ lại hết. Không có. Nhớ nha. Cho nên, thứ nhất, cái biết này có nhiều người hơn mình. Thứ hai đó là, cái biết này không đủ để thay đổi mình. Cái thứ ba là, mình không thể mang cái này qua cái chỗ khác, phải không ? và cái thứ tư, cái biết này hoàn toàn có thể mất tiêu trong một sớm một chiều. thí dụ như, bị một cái tai nạn nào đó, bùm, xong. Hiểu không ? nó rất là.. chứ Tu Đà Hườn không có. Tu Đà Hườn không thể nào bị mất trí, Tu Đà Hườn không thể nào bị say rượu, Tu Đà Hườn không thể nào vì một lý do sinh lý hay tâm lý mà thay đổi nhận thức. cái này tôi phải khẳng định một ngàn phần trăm nha. Xin nhắc lại, Tu Đà Hườn, người đắc sơ quả, tầng thánh thấp nhất, tuyệt đối không thể vì một lý do nào mà thay đổi nhận thức của mình về Tứ diệu đế, về Bát Chánh Đạo, về Tam Bảo. nhưng Phàm phu thì có tới một ngàn lẻ một cái lý do để mà thay đổi nhận thức. chỉ cần té nó gõ cái bang một cái, nó chết, còn nó không chết cứ ngồi cười cười là xong. Hôm nay ngước mặt nhìn trời, đưa tay vô miệng xem đời phù du. Học xong, cái té cái cười cười. Có những người đang ngon lành, tự nhiên uống lộn thuốc. Khùng. Tôi nói hi vọng cái người đó không có cái dịp nghe đâu. Bên Dallas uống lộn thuốc khùng mấy năm sau đó tự nhiên nó hết. Bị sốc á, bác sĩ chữa không được. Tự nhiên, có người nói do nghe kinh, nhưng mà tôi nói, nó khùng nó nghe cái gì nổi nói nghe, mà do cái nghiệp nó hết. Ba năm là nó tỉnh lại. Thì nói chung phàm phu mình nó có ngàn lẻ một lý do để mà thay đổi nhận thức. chưa kể có cái vụ này nữa. tình cảm có thể làm mình thay đổi nhận thức, kiến thức có thể làm mình thay đổi nhận thức. Có biết không ? Tình cảm có thể là tôi thương cái cô đó quá, cái cổ rỉ tai rỉ tai riết rồi tôi theo cổ luôn. Từ thương cổ tôi chấp nhận cái tín ngưỡng của cổ. Có không ta ? Ví dụ mình thương cổ, cổ cứ rỉ rỉ tai « con nói thầy nghe. Kinh Phật con cũng nghiên cứu kỹ, con biết nói chung Vĩ nhân thế giới trong lòng con chỉ có Phật thôi. Con đồng ý với Thầy thôi. Nhưng mà thầy nghĩ kỹ lại coi, Phật cũng là do Chúa tạo ra, cho Chúa với Chùa gom về một mối đi. » Mình thương cổ quá, mình thấy hay hay. Hồi đầu, là nhớ không ? là tâm thức đối kháng, sau đó là miễn cưỡng, ba là thỏa hiệp, cuối cùng là đồng thuận. Nhớ bốn cái step rất là quan trọng, mà nhiều tôi suýt đạo Chúa bộ, bỏ chùa thành Chúa. Cho nên,

Nhà thơ ghé bước nhà thờ

Ngó lên tượng chúa nhà thơ nhớ Chùa

Là nó rất là dễ. Mình thương ai là. Tôi có biết một vị thầy bên Tây. Nói Pháp mà không dẫn chứng thì bà con nghĩ chuyện phong thần, mà nói dẫn chứng thì nó cũng hơi nhạy cảm. Có một vị sư Nam Tông bên tây, rất là cực đoan. Vị đó nói về chay mặn, nó về tịnh độ, nói về Di đà, nói về Quan Âm, nói về Địa Tạng, Thế Chí Phổ Hiền mà vị đó phang coi như là không thương tiếc. Nhưng mà về sau, có một cô đệ tử, cô đi chạng hảng : một lúc hai đạo. hiểu không ? mà không biết cổ thuyết phục thế nào mà vị này cuối cùng cũng chạng hảng theo. Vị này tin rằng, vị này định nghĩa về Quan Âm theo hướng Nam Tông. Đó là một vị Bồ Tát cũng sẽ thành Phật vậy đó. Tức là phiên dịch sao mà mấy ông kia vô Nam Tông hết. Tức là không có chống nữa nhưng mà không có tin theo cái kiểu của người Bắc truyền. Nhưng mà tin cái Bắc truyền theo hướng của Nam truyền hiểu không ? tức là hồi đầu mình chống ông hàng xóm nhưng mà rồi mình thương con gái ông hàng xóm cho nên mình làm sao đưa ổng lên ông nhạc là xong rồi, ngồi chung bàn. Mặc dù là mình còn gì đó hơi lợn cợn, lấn cấn nhưng mà bây giờ mình đã là rể rồi. khiếp như vậy. trong kinh nói rằng trong dòng luân hồi nó có nhiều cái đáng sợ đó là cơ hội gặp minh sư thiện hữu rất hiếm, cơ hội gặp tà sư ngoại đạo rất dễ, cơ hội gặp sống hiền rất hiếm. cơ hội sống ác, rất dễ. vì sao ? là vì cái sức hút tự nhiên, cái gravity của phiền não nó mạnh lắm. sức hút luân hồi của mình đã đi nhiều kiếp, nó quay nó tạo ra quán tính. Nó tạo ra từ trường, sức hút mạnh lắm. nó hút nhiều đời. nó quay nhiều đời nó tạo ra sức hút, giống ly tâm á. Thì tất cả đều hút vô Tâm của Phiền não hết. Một vị Phật là một vị Bồ tát là cái người một ngày đẹp trời thấy ra là ủa, sao mà ai cũng bị rút vô tâm vậy ta, rồi nhảy ra. Nhảy ra để thành Phật. Và nhìn vào trong cái đám đang bị quay coi đứa nào nó nhìn ra ngoài nó muốn ra thì mới thò tay kéo nó ra. Hiểu không ta ? còn không mình cứ tiếp tục quay. Theo cái lực nó rút vô tâm. Trong kinh nói là, lâu lâu mới có một người là sattasava có nghĩa là tinh hoa của chúng sinh, thấy kỳ quá vậy ta, sao tất cả theo lối mòn, nhảy trở ra, nhảy khỏi cuộc chơi đó. Biết chơi nhảy dây không ? muốn cũng phải đúng lúc mà muốn ra cũng phải đúng lúc. Thì cái vị Bồ Tát là người nhảy ra không muốn có mặt trong cuộc chơi đó nữa, kiếm cái chỗ để mà nhảy ra.

Có nghĩa là, Ngài không tiếp tục trong cuộc chơi đó nữa, thế là Ngài ra. Còn không, mình cứ mãi hoài trong cái cuốn – hút, cuốn – hút. Các vị biết, các vị khiếp lắm rồi. có một cái chuyện mà nếu ba mươi năm về trước tôi nghe là tôi đã khác nhiều lắm. Tôi chỉ cần đêm nay về quý vị suy nghĩ lại, thích là gì, Ghét là gì. Các vị sẽ thay đổi con người nhiều lắm. Do tiền nghiệp, do khuynh hướng tâm lý, và do môi trường sống mà hôm nay cái thích của người này không giống người kia. Nghe kịp không ? Và khi không hiểu được cái này, mình tưởng cái mình thích là cái gì đó rất là ghê gớm. hiểu không ? cho nên mình không có cái gan mà mà lìa bỏ cái thế giới mình đang cắm đầu, đang gục mặt vào trong đó. Nghe hiểu không ? nói hơi nặng, mình những con heo mà đang gục mặt trong những cái thùng cám mà mình cứ tưởng đó là thế giới vàng son. Phật dạy rằng, Phàm phu thỏa mãn với những gì mình đang có, giống như con giòi trong đống phân. Nó thấy rằng, đống phân của nó to hơn đống phân của con kia. Bậc thánh là con người đứng nhìn hai cái đống phân đó. Bài kinh đó nói rất nặng, rất nặng, nhưng mà rất đúng. Cho nên, Ngài nói là kẻ phàm phu tự hào, tự đắc, tự mãn, tự kiêu, tự tôn, tự đại với những gì mình có mà họ không biết đó là niềm tự kiêu của con giòi nó đang so sánh đống phân của nó với đống phân kế bên. Bởi vì, nếu trong một cái nhìn rốt ráo triệt để nhất, thì mọi hiện hữu nó không có lý do gì để tiếp tục. biết nói nghe hiểu không ? ngày hôm qua tôi đã nói cạn lời rồi, bà con mặt cứ đơ ra. Đó là, chúng ta không có lý do gì tiếp tục tồn tại, chúng ta có sống trong một cái điều kiện đẹp nhất thơ mộng nhất lãng mạn nhất trữ tình nhất rồi thì sao ? nó cứ quay hoài. Hai đứa cầm tay nhau tiên đồng ngọc nữ bay hoài trong vũ trụ, ghé ngang những hành tinh tràn đầy ánh sáng xanh vàng đỏ tím, nhạc trời réo rắc thơm ngát, kim cương đầy cả bụm cả vốc, ngày xưa ở dưới mặt đất kim cương quý, chàng quỳ xuống trao cho nàng chiếc nhẫn « marry me » bây giờ ôm nguyên một bụm đưa cho nàng, nàng hất vô mặt. trên đó nhiều dữ lắm. có nghĩa là bao nhiêu giá trị trên mặt đất, ở một thế giới nào đó nó không còn nữa. hiểu hả. mà chính vì mình không biết cái đó, mình tưởng những gì mình có là số 1. Và khi mình có nhiều quá mình tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Hiểu không ? mà nếu mình hiểu ra, cái thích của mình chỉ là cái thích của con sâu, con gì con gì con gì con chim nó thích ăn sâu thì thấy con sâu là gia tài, số một. Bà con ở đây có ai sợ sâu không ? các vị biết sâu là mâm cao cỗ đầy của rất nhiều con thú, các vị biết không ? theo tôi biết là nhiều người nhà quê họ thích dùng con sùng, con sâu để mà câu cá. Dạ, con cá nó thích cái gì mà loe ngoe, loe ngoe mà tanh tanh là nó thích lắm. mà trong khi đối với mình, chỉ cần quý vị đang ngồi mà tôi thấy có một con sâu nó trên người quý vị là nó đã cỡ nào. Mà trong khi đó là món ăn khoái khẩu của nhiều chúng sinh. Giờ hiểu chưa ? Hiểu được cái đó mới thấy ghê gớm. và tôi nói cái này cho quý vị rùng mình, hôm nay trước mặt tôi có bao nhiêu tiến sĩ, dược sĩ, bác sĩ, nha sĩ, nhưng mà đâu có ai ngờ rằng, cái chủng tử ăn thịt sống, uống máu tươi, và ăn phân người đang hiện hữu đầy đủ trong người, từng người ở đây, quý vị có tin không ? có nghĩa là ở đây có những người không ăn được sushi, có những người không ăn được thịt tái, có nhiều người không ăn được tiết canh đúng không ? nhưng quý vị đâu có ngờ là khả năng uống máu tươi ăn thịt sống trong người của quý vị đang còn, là chỉ cần quý vị tắt thở, quý vị sanh về châu phi, vô bụng một con beo, một con sư tử thì cái khả năng ăn thịt sống nó cuồn cuộn sống dậy, hiểu không ? mình chỉ cần đi ngang một đứa bé mà chưa được thay tã mình đã nghe mùi khó chịu mà mình đâu có ngờ có kiếp mình vục mặt vào trong đống phân mà ăn. Nghe kịp không ? mà cái kiếp đó không có xa, maybe là tomorrow. Học đạo là để phanh phui teng beng mấy cái đó ra. Có những người yêu đời quá, họ nghe tôi nói, họ nói : con không có sợ. con thấy đâu đến nỗi. thì mình thương họ, mình thấy họ sống lạc quan thì mình cũng vui. Nhưng mà mình cũng lo là bởi vì, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, bò con không sợ cọp, điếc không sợ súng. Diếc không sợ súng. Bởi vì, tôi nhắc lại một lần nữa, một đời chân tu một đời làm cao tăng, chết rồi chưa chắc đi lên, vì vô số nợ cũ chưa trả dứt, có hiểu không ? một đống chủ nợ nó đang đứng ngay cái giường chết nó chờ, nó đòi. Nghe hiểu không ? Hên, thì quả lành đến rước đi, mà xui thì quả xấu đến rước đi. Trong kinh nói, quả xấu đối với mỗi người nó giống như kẻ thù chờ chực sẵn để hại ta, quả lành với mỗi người giống như thân nhân chờ đợi người xa về. hiểu không ? chứ mình không biết lúc mình tắt thở đứa nào nó chờ mình ở đó, một là người thân ôm một vòng hoa tươi chờ mình bước xuống sân bay để cho ăn cỗ hay là một thằng nó cầm mã tấu nó đang chờ mình. Mình không biết. mà có cái chẳng qua, trong kinh nói, mình thiều ba la mật. Duyên lành để thoát nghèo, túng thiếu, mình không có đủ. Cho nên hôm nay khi nghe Phật pháp một là mình không muốn nghe, hai là mình nghe mà mình thấy khó chấp nhận, ba là mình nghe với một tâm thức là mau bị đầy. đứng trước một dòng sông lớn, đi lấy nước về thì không phải ai cũng có khả năng mang nước về giống nhau. Vì sao ? vì đô chứa hình như cũng hơi khác nhau. Có người họ lấy cái thùng 5 lít, có người lấy thùng 10 lít, có người lấy cái rổ đem theo. Tôi nhìn đây tôi thấy nguyên đống rổ. hiểu không ? đi lấy nước mà mỗi đứa cắp cái rổ. hiểu không ? về tới nhà cái rổ còn nước là hên, đa phần là khô queo. Di gánh nước về mà đi nước bằng rổ thì gánh nỗi gì. Có bả thì lấy chai dầu xuân thạch mang theo. Rồi có bà gánh về mà không biết xài cái gì. Có vụ đó nữa.

Cái đám đi ra sông lấy nước nó có đủ hạng hết. có hạng lấy rổ lấy nước về, có hạng lấy chai dầu xuân thạch ra lấy nước về, có hạng gánh nguyên thùng nước về rồi không biết gánh về để làm cái gì. Có nghĩa là có những hạng học rất giỏi, khiêng được hai thùng nước, nhưng mà, cái hạng này trong kinh nói, giống như là người đi trên biển, nước bao la mà vẫn chết khát, hiểu cái đó không ? mà nói vậy thôi, dầu gì cũng có bốn hạng người :

Hạng thứ nhứt, có học mà không hành.

Hạng thứ hai, có hành mà làm biếng học.

Hạng thứ ba, vừa có học, vừa có hành.

Hạng thứ tư, là cả hai đều zero.

Thì tối thiểu, mình học không có hành nó cũng đỡ, bởi vì mình không có tu mà mình bày cho thằng khác nó tu cũng đỡ, còn đứa không có học là chết cả hai đứa. Hai đứa ôm nhau chết chìm. Còn nếu mình học mà mình không có hành là ít ra mình cũng có cái phao liệng cho thằng khác rồi mình vẫy tay chào nhau. Mình chết đuối mình liệng thằng kia được cái phao, cái đứa mà nó không biết lội mà nó cũng không xài phao thì nó mà thằng chơi chung với nó cũng đuối luôn. Các vị có biết một chuyện là người chết đuối thường hay nắm nhau, các vị biết chuyện đó không ? cho nên, dầu là đi cứu người thân, chuyện đầu tiên là dzộng vô mặt nó trước cái đã. Chứ để mà nó nắm, nó ôm là chết cả hai. Nếu muốn nắm là phải nắm một cách khôn ngoan, dặn nó, là bây giờ you nằm yên, you để tui làm sao tui làm, còn hai nữa là you chỉ vịn hờ, chứ you hoảng you ôm chặt tui là hai đứa chúa gọi cùng một lúc. Cho nên là, cứu người cũng là một nghệ thuật. trong kinh nói, không hề có chuyện, một người đang ở trong đầm lầy lại có thể cứu được người khác. bản thân mình phải có thành tựu gì đó thì mình mới cứu được người khác, hiểu không ? thì ở đây á, phải học giáo lý, rồi bà con muốn hành thiển chỉ thiền quán, samatha, vipasssana gì đó thì là chuyện khác, nhưng mà chuyện đầu tiên nhớ dùm tôi cái này. Có người hỏi tui là, sư ơi, sao con thấy con phận mỏng phước ít trí con nó cạn con buồn quá, không biết ngày xưa con có tu hay không mà học đạo con học rất là dở. con nghe thầy giảng ba la mật mà con không biết con có ba la mật hay không. Tui nhớ tui đã trả lời, theo trong kinh là thế này, mình không cần biết ba la mật của mình, cái kiếp đó không quan trọng, mà cái quan trọng là mình testing. Testing bằng cách nào ta ? mình cố gắng mình học như có thể, mình cố gắng mình hành như có thể, nếu ba la mật nó đủ thì tự nhiên có những cái thành tựu mà mình không có lường được, hiểu không ? chứ còn cái chuyện mình thắc mắc mình có phước, con có đủ duyên đắc đạo đời này không ? cái chuyện đó không quan trọng, mà cái chuyện quan trọng nhất là « Tận nhân lực mới tri thiên mệnh » tức là làm hết sức mình đi, rồi cái phần còn lại tính sau. Mà tây nó cũng có một câu là : Trời chỉ cứu đứa nào biết tự cứu. có còn nhớ cái chuyện một ông linh mục mùa nước lũ, nguyên đám giáo dân nó nói, cha ơi cha, cha lên thuyền đi cùng tụi con. ổng nói, không, chúa không có bỏ cha. Một lát sau, cảnh sát đưa ca nô tới, nói, không, chúa không bỏ cha. Lát sau, nước ngang tới đây (cổ) trực thăng tới, nói, không chúa không bỏ cha. Và năm phút sau ổng về trời, ổng trách chúa, chúa không cứu con, thì chúa nói, chúa đã gởi cảnh sát, giáo dân và trực thăng tới, mà ảnh không có lo, không có chịu đi. Câu chuyện nó hay vô cùng. Câu chuyện đó phải xăm lên trán. Câu chuyện nó rất là hay. Có nghĩa là ổng đã hiểu sai về chúa, ổng tưởng Chúa trời là một bàn tay bằng vàng, sáng lòa từ trên đưa xuống rồi bồng ổng lên. Không phải. mà chúa hiển hiện trong mọi hình thức. Phật pháp cũng vậy. Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không rời thế gian. Mình có thể thấy bóng dáng của Đức Phật ở bất cứ mọi nơi. Lời dạy của Đức Phật phảng phất, và bàng bạc khắp nơi, mình hiểu sai về chúa trời, bên đạo chúa, còn bên đạo Phật, mình hiểu sai về Phật pháp./.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app