Duyên Hệ và Tu Hành

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Rồi. Tôi hỏi bà con. Bà con thấy chữ Chợ không? Chợ có hai mũi tên ngược chiều, cái đến cái đi. Rồi, vì một lát nữa tôi sẽ đi chợ, cho nên bây giờ tôi ra tôi dọn cái xe, hiểu không? Như vậy thì cái mũi tên đó là mũi tên trên hay mũi tên dưới? Một lát nữa tôi đi chợ cho nên tôi ra tôi dọn cái xe. Tại sao nó ở dưới? Cái chợ là cái nhân, do cái chợ nó mới tác động cho việc dọn xe. Có hiểu không? Do anh đi chợ cho nên mới dẫn tới, mũi tên vẽ vậy có nghĩa là dẫn tới. Do cái chợ mà nó dẫn tới chuyện dọn xe. Xong chưa? Rồi, chuyện thứ hai: Tôi dọn xe để mà tôi đi chợ. Cả hai cái này, cái chợ đều là cái nhân hết. Thứ nhất, cái xe tôi nó sạch nhờ chiều nay tôi đi chợ. Vậy cái chợ này là quả hay nhân? Đúng không? Cái xe tôi nó sạch nhờ chiều nay tôi sẽ đi chợ. Đúng không? Hiểu chưa? Rồi, thứ hai, vì chiều nay tôi sẽ đi chợ nên bây giờ cái xe tôi nó sạch, thì nó là quả hay là nhân? Chợ cũng là nhân. có đúng không? Như vậy, thì cũng cái chợ, mà tùy cách nói mà nó là hậu sanh duyên hay là tiền sanh duyên. Bây giờ nghe kịp chưa?

Thôi bây giờ dẹp chợ, nói qua chuyện khác.

Hôm nay ta tu hành để mai này ta thành Phật. Xong chưa? Hôm nay ta tu hành để ngày sau ta thành Phật. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai, vì muốn ngày sau thành Phật nên bây giờ ta mới tu hành. Như vậy chuyện tu hành hôm nay vừa là hậu mà cũng là tiền. Nghe hiểu không ta? Bởi vì nhờ hôm nay mình tu hành mình mới có phước, mới có ba la mật để mai mốt mà mình thành Phật. Nghe hiểu không? Nhờ hôm nay tu hành nè, mà mai mốt có phước thành Phật. Cái đó đúng hay sai? Rồi. Chuyện thứ hai, vì quả Phật tương lai mà hôm nay mình mới tu hành. Cái đó đúng hay sai? Bây giờ hiểu chưa? Nghĩ kỹ đi. Tôi thấy nhiều người gật, mà họ gật cái rồi họ ngưng.

Nghe nè, hôm nay tôi tu hành là để mai mốt tôi thành Phật. như vậy thì chuyện tu hành là Nhân, cho cái thành Phật là quả đúng không? mà mai mốt tôi thành Phật là nhờ hôm nay tôi tu hành. vậy Phật là nhân đúng không? Giờ ở đây chỉ có hai chuyện, một là Phật và hai là tu thôi. Đúng không? Nhưng mà tùy cách nói. Giờ tôi nhắc lại cho nhớ nè. Hôm nay tôi tu hành để mai mốt tôi thành Phật, cái đó là tiền sanh duyên. Mai sau tôi thành Phật là nhờ hôm nay tôi đã có tu hành, nó là hậu sanh duyên. Vì chiều nay tôi sẽ đi chợ, nên bây giờ tôi dọn chiếc xe. Như vậy chiếc xe nó sạch nhờ chiều nay tôi đi chợ. Vậy cái chuyện tôi đi chợ nó là hậu sanh duyên. Thấy chưa? Hiểu không? Vì bây giờ tôi dọn sạch xe nên chiều nay tôi có cái đi chợ. Đó là tiền sanh duyên. Hiểu hả? Nhìn mắt tôi biết vẫn mơ mơ hồ hồ. Bây giờ học với tôi quen rồi, có nhiều vị chối “con hiểu mà con hiểu mà” Còn cái bà kia bả ngồi nũng nịu “Sao sư biết là không hiểu?” Sao đằng ấy biết đằng này không hiểu. Nhìn cái mặt đằng ấy là đằng đây hiểu liền. Giờ hiểu chưa? Khủng khiếp nhỉ. Tôi nhìn con mắt tui biết. Nó quen rồi. Không có cần thần thông gì hết.

Giờ tôi nhắc lại nè, hôm nay tôi tu hành để mai sau ta thành Phật. Mai sau ta thành Phật nhờ hôm nay ta đã tu hành. Như vậy, ở đây chỉ có hai chuyện: tu hành và thành Phật thôi. Như vậy thì bây giờ quý vị cắm đầu quý vị tu thì cùng một lúc quý vị vừa tu theo tinh thần của tiền sanh duyên và hậu sanh duyên. Có biết không? Tôi nghi ngờ cô không hiểu. Thường cổ nhanh nhất, mà bữa nay tôi nhìn dòm bả tôi thấy nghi nghi. Nhà còn muối hột không? Để rang mấy con rùa chớ. Hỏi nhà còn muối hột không biết rồi. Bây giờ tôi nhắc lại cho hiểu tôi qua cái khác. Phải không? Chữ “để” với chữ “nhờ” là xong. Tôi dọn xe “để” tôi đi chợ, Tôi tu hành “để” tôi thành Phật. Cảm ơn ông.. cái khoản này Bắc kỳ vẫn hơn Nam kỳ. Cái chữ Nam kỳ không có bén. Tôi rất rõ dân Nam. Dân Nam ví dụ nó nói “nhậu”, cái chữ nhậu rất là mơ hồ. Ở đây các vị biết chữ nhậu không? nó phải hai nghĩa, vừa uống mà có gì ăn thì mới kêu là nhậu. Chứ không phải như miền Bắc, uống rượu là nhiều khi chỉ uống không. Nhưng Miền Nam cái chữ nó rất mơ hồ, nó nói “nhậu” là mình phải hiểu là phải có trái cóc, trái ổi mới gọi là nhậu. Cái ngôn ngữ chính xác ở đây đúng là chữ “để” với chữ “nhờ”. cái này phải nói là thằng cha Bắc này nói trúng rồi. Tôi tu để tôi thành Phật và tôi thành Phật nhờ tôi đã tu. Ông kia tui cũng giảng mà sao ổng hiểu mà cô không hiểu? Tại sao đổ thừa language của tôi? Người ta ngồi phía sau kìa. Còn ham ngồi phía trước. Chữ “để”, chữ ” nhờ” nó rõ hơn, đừng quan tâm thời gian. Bây giờ hiểu chưa? Như vậy, chỉ riêng chữ “tu”, chỉ riêng chữ làm thiện hôm nay, bà con đã cùng lúc tu hành cả hai duyên. Đó là: tiền sanh duyên và hậu sanh duyên. Cho nên ví dụ như bây giờ. Hôm nay quý vị được sung sướng thì quý vị phải hiểu rằng cái sung sướng này nhờ hồi trước quý vị có tu, và hôm nay quý vị phải tu để mai mốt được sung sướng. Khi hiểu được những cái đó thì mình mới thầy “Ồ hèn chi mấy cái duyên này quan trọng” Còn một chuyện quan trọng nữa.

Như vậy thì, tôi đã nói ngày hôm qua, có những thứ một cái nó có thì có 100 cái bị xóa sổ, có nhớ cái đó không ta? Bao nhiêu cái plan này plan kia mà chỉ cần một viên sạn thận một phát là plan dục hết. Như cái cô kia tự nhiên trào máu lỗ mũi một cái là bao nhiêu plan dzục hết. Nó chỉ ra một ít ở đây là tất cả plan dzục hết. cho nên, có những cái có mà nó làm cho tất cả một trăm cái khác đều không. và khi một cái không thì nó làm cho một trăm cái khác thành có. Cái chuyện này có không ta? Hả? Cho nên có hai anh đứng trước nhà thờ, khấn trước tượng Chúa. Một anh khấn “Chúa cho con trúng độc đắc” một anh ảnh cúng “Chúa cho con được thiếu nợ 1000 đô la”. Thì anh kế bên nói “Khấn gì mà ngu vậy?” Tôi khấn là trúng độc đắc thì dễ hiểu, còn ông tại sao ông khấn thiếu nợ một ngàn đô la? ổng nói, bữa nay tôi thiếu tới 50.000 lận. Bây giờ giảm xuống 1.000 là quá mừng rồi. Tức là ổng không mong gì hết, ổng chỉ mong cái nợ của ổng chỉ còn 1.000 thôi. Và cái chuyện này nhiều người nghe tưởng là chuyện cười, họ tưởng câu chuyện vớ vẩn. Nhưng thật ra tôi từng trải qua cái đó. Có nhiều lúc tôi mong vấn đề của tui nó nhỏ lại, quý vị có hiểu không? Như cái ông đó ổng đi ra vườn, ổng đi đông không có mang gì hết, ổng đi chân không, ổng ra ổng đá phải cục đá, nó chảy máu, ổng mới xuýt xoa “may quá nếu mang giày là giày hư rồi”. Có nghĩa là không có đôi giày thì chân chảy máu, mà ổng sợ hư đôi giày. Và như anh chàng đó, đi đường bị con chim ị trên đầu, mình mà bị chim ị, mình thấy rất là xui, nhưng ổng lại cười ổng hạnh phúc “nếu mà chúa cho cái con nó bay được mà nó nặng mấy trăm ký là chết rồi” Hiểu không? Do mình nghĩ thôi. Yeah. Vấn đề là do mình nghĩ thôi.

Hồi nãy mình mới học cái duyên: tiền và hậu, bây giờ mình học hai cái duyên: Vô hữu duyên và hiện hữu duyên.

Vô hữu duyên là gì? Có ghi chưa ?

Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước giúp cho cái sau có mặt. Ghi dùm tôi đi. Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước giúp cho cái sau có mặt. Cái này mình không có nghe giải thích, mình thấy « cái này có gì đâu học ! », nhưng mà không, quan trọng vô cùng. Vì sao ? Vì tất cả những suy nghĩ, hành động, câu nói của mình hôm nay hoàn toàn nó có thể là điểm bắt đầu cho chuyện gì đó ghê gớm sau này. Chỉ vì phải lòng nụ cười của một đời, cho nên mới nói : « giá như hôm ấy đừng mưa, giá như hôm ấy đừng đưa nhau về ». Tôi thích cái câu đó. Nếu bữa đó đừng mưa, nếu bữa đó đừng có cho bả quá giang thì bữa nay nó đâu có tè lè cái cuộc đời như vậy. Cái chuyện đó có không ta ? Tôi nghĩ có. Giá như bữa đó đừng có đi dạy học, thì đâu có về mất ngủ, đâu có bị lên máu, đâu có thức khuya uống cafe đường lên rồi lên đường. Cho nên, Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái có trước, giúp cho cái có sau được có mặt. Xong chưa ? Rồi.

Tới Hậu sanh duyên, là lực đẩy của cái sau để tác động cho cái trước được có mặt. Có hiểu cái này không ? Lực đẩy của cái sau : tại vì chiều nay nhà tôi có party lúc 4h nên 12h trưa nay nhà tôi đầy khăn giấy và nước uống. Cái khăn giấy và nước uống là quả của cái chuyện party chiều nay nó là nhân, mà mình thấy rõ ràng cái nhân nó có sau. Thấy chưa ? Rồi, trường hợp thứ hai vì 4h chiều nay party nên sáng mai nhà tôi đầy rác, thì cái rác đó là quả mà cái party chiều nay nó là nhân. Và đời sống của chúng ta nó là hành trình kết nối liên tục của những Nhân và Quả. Vì đói phải ăn, vì ăn phải nấu, vì nấu bếp dơ, vì dơ phải rửa. Hiểu không ? Nó cứ liên tục, tiếp nối tiếp nối. Và nếu mình sống không có kiểm soát thì có vô số chuyện nó trở thành điều kiện cho cái bậy xuất hiện. Nghe kịp không ? Sơ ý một chút thôi, một nụ cười, một ánh mắt, một câu nói mình thấy nó không là gì nhưng nó có thể là điểm bắt đầu của một chuyện gì đó rất là không nên. Có nhiều khi mình lỡ lời làm cho người ta giận mấy tháng, mình không có cái ý gì hết. nhưng mà cái chuyện đó tôi biết trăm phần trăm là có. Mình nói không có ý gì hết nhưng mà mình làm cho người ta sốc. Cho nên, mình nói cho đã, quay trở lại, Đức Phật dạy tại sao mình phải tu tứ niệm xứ ? là bởi vì người sống có tứ niệm xứ là người sống có kiểm soát. Nhờ sống có kiểm soát cho nên mình biết rõ rằng, ta đang sống với những điều kiện cho cái tốt hay cái xấu. Cái câu này tôi nói có nhanh lắm không ? ta đang sống với những điều kiện cho cái xấu hay cái tốt. những cái đang diễn ra trong tư tưởng, trong hành động của mình, nó có là điều kiện cho cái gì bậy, và chuyện tốt cho mai sau hay không ? Giờ hiểu chưa ? Rồi, nói cách khác, chỉ có sống chánh niệm mới biết là mình đang gieo cái hậu gì. Cái hậu đó là duyên đó. Còn cái người mà không có sống chánh niệm, giống như cái người mù mà hốt đại trong thúng quăng tùm lum vậy đó, trong đó có : rau, cải và mắt mèo, biết mắt mèo không ? mình cứ hốt liệng, hốt liệng, trong khi người sáng mắt, người có chút kiến thức về cây cỏ thảo mộc thì họ mới biết cái gì cần liệng và cái gì cần bỏ. Đằng này mình cứ nhắm mắt hốt liệng rải hốt liệng rải, trong đó có cỏ dại, có gai góc, có rau quả, có cây trái tùm lum trong đó hết. Cho nên, trong kinh có nói, cái người mà phàm phu không biết giáo lý giống như một người mù mà đi gieo hạt vậy đó. Cái gì cũng ném ra hết, và chúng ta không ngờ mỗi phút ta đang gieo vô số duyên mà mình không có ngờ. Tôi nói cái này các vị nghe các vị rùng mình nè. Chúng ta có trí thức cách mấy, chúng ta có giàu sang, uy tín cách mấy, chúng ta có may mắn cách mấy chúng ta có là một celebrity ngon lành cách mấy thì trong người chúng ta luôn luôn có thừa hưởng chủng tử ăn thịt sống nó vẫn còn đó. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói của chúng ta nó đang tạo ra cái cơ hội cho chúng ta trở thành con trâu, con bò, con cọp, con beo mà mình không hề biết. Hiểu không ? Vì sao vậy ? cái này nghe kỹ nè : Thích ăn ngon mà không thích tu hành đời sau sanh làm loài ăn tạp ; Thích làm đẹp mà không tu hành đời sau sanh làm cái loài sặc sỡ, diêm dúa, lòe loẹt ; Thích sở hữu bất động sản, nhà đất mà không tu hành đời sau sanh làm giun làm trùng, làm những loài mối mọt bám chặt vào nhà, vào đất ; Trong kinh nói, có một vị trù trì, tu hành đàng hoàng lắm, cái chùa nó bị mục nát, phật tử mới gom tiền lại để cho vị này sửa chùa, mà cái số tiền gom lại nó không có đủ, mà thời đó họ không có gom tiền, họ gom vàng, mà số vàng nó chưa đủ để sửa chùa, nên vị này cứ để dành để dành, để dành sợ mất, vị này mới bỏ trong cái hũ chôn đằng sau chùa. Rồi thình lình vị này lăn đùng ra chết. mà lúc chết tâm nó còn dính líu, dính mắc với hũ vàng, tuy là vàng đó là vàng chùa, nhưng mà có dính mắc không ? Nếu các vị. Các vị phải chối là không dính chứ. Cho nên chết rồi không có đi xa được, làm con trăn nằm trong bụi tre gần đó để giữ cái hũ. Thời Phật có một vị tỷ kheo được người ta cúng cho bộ y mới chưa kịp mặc, lăn đùng ra chết. Lúc chết, tiếc, làm con rệp trong đó. Lúc mà chết rồi, thì theo luật, chư tăng đem y đó ra bắt thăm. Biết bắt thăm không ? Bắt thăm coi ai được. Lúc bắt vậy, thì vị tỳ kheo này tánh linh còn, chạy tới chạy lui khó chịu lắm. Lúc ấy, Đức Phật Ngài nói, phải chờ thêm bảy ngày để cho con rệp nó chết rồi hãy chia, chứ chia bây giờ nó đau lòng lắm. Tại vì cái vị mà nhận được y thế nào cũng đem đi giặt, đem đi giặt thì con rệp nó sống ở đâu ? thôi, xếp trở lại như cũ cho con rệp nó ở trong đó, mấy ngày sau từ từ nó chết thôi. Cho nên, có nhiều chuyện nhiều vị có thể không tin nhưng theo trong kinh phật thì trong lòng dính mắc cái gì đó mình không có đi xa được, lúc cận tử hấp hối, trong kinh dạy thế này. Ông chú ruột của Đức Phật, ông đến thăm Phật, ông hỏi « Bạch Thế Tôn, chúng con là cư sĩ, có vợ có chồng, có con có cái có cha có mẹ có ông có bà, thì trong trường hợp người thân chúng con cận tử thì chúng con hộ niệm họ như thế nào ? » Bài kinh đó hay quá mà phật tử mình không biết, cứ đè lúc ngáp ngáp ra tụng tùm lum tà la hết trơn, nó càng nghe càng ồn, nó càng ồn nó càng tức, cuối cùng là đi cho lẹ. Trong khi bài kinh này rất là quan trọng. Ông chú Ngài hỏi Ngài « Bạch Thế Tôn, chúng con là cư sĩ, chúng con có quá nhiều người thân trong nhà, lỡ họ cận tử thì chúng con phải hộ niệm như thế nào cho nó đúng pháp ? » Phật dạy thế này : « Nếu đó là cha của mình, là mẹ của mình thì mình nên nói thế này : thưa ba, thưa má, cái tấm thân này nó đã cũ kỹ rồi, đau đớn, hôi hám và xấu xí rồi, nó như một món đồ cũ, nếu bỏ nó đi thì không có gì để tiếc. Trong dòng luân hồi mình có bao nhiêu cơ hội mình mang cái thân cũng phải bỏ hết mà đi, bỏ cũ mới có được cái mới, Ba má lúc bình sinh cũng biết Phật Pháp mà. Nếu còn có tái sanh thì ba má cũng sẽ đi về chỗ lành » Xong chưa ? Đó là bước một. Có nghĩa là trước hết phải cho ba má thấy cái này là đồ cũ đồ dơ đồ xấu đồ giả. Bước hai « Thưa ba má, cõi người không có lý do gì mình quay lại hết. các cõi trời đáng để ba má về hơn » rồi mới thưa thêm « Thưa ba má, chuyện nhà đã có người ở lại lo, bây giờ ba má có lo cũng bằng thừa » xong chưa ? « và cõi người không đáng để ba má tiếc, ba má hãy nghĩ về các cõi trời » Rồi mới tiếp theo « Thưa ba má, các cõi trời còn hưởng dục không bằng các cõi phạm thiên » nói chậm chậm « Dạ, thưa ba thưa má, các cõi phạm thiên cũng còn trong sanh tử, ba má hãy nghĩ đến sự chấm dứt sanh tử và thưa ba má, đây là con đường dẫn đến giải thoát, đó là tâm niệm rằng : mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất » với cách hộ niệm này, nếu ba má đủ duyên là ba má đi luôn, còn không đủ duyên thì họ cũng ra đi trong nhận thức hiểu biết. Hiểu không ? bài kinh nó hay quá. Tôi đang làm một cuốn thiền ngôn nhật tụng cho Kalama 1200 trang, dự trù in thành ba quyển, trong đó tôi gom hết mấy bài kinh dạng đó thành một cuốn, bà con không có điều kiện đọc kinh tạng dày tủ tủ tủ tủ, bà con chỉ đọc ba cuốn đó thôi. Tôi ớn nhất là sáng chiều hai buổi công phu réo gọi tên của Phật, của Bồ Tát rồi cầu cho Long thần, Hộ pháp phù hộ chớ học một câu giáo lý nào hết. Lẽ ra những câu càng đọc càng thay đổi con người mình thì không chịu đọc, cứ Nam mô này Nam mô kia quất cho một đống Nam mô mà cả buổi không thấy trong đó kêu mình làm cái gì. Ok ? Lẽ ra, mình đọc kinh là để mình hiểu những vấn đề sau đây : Tôi là ai ? Ở đâu tôi tới ? Tôi sẽ về đâu ? và Tôi cần làm gì lúc này ? những bài kinh mà có nội dung giải đáp về những câu hỏi đó đó mới là đáng để cho mình đọc, và tôi cũng xin nói luôn, các vị có lẽ đang hoang mang. Tất cả những bài kinh mang nội dung lễ bái này nọ, cầu xin không có trong kinh điển Tam tạng. Trong kinh điển Tam tạng toàn mấy bài kinh pháp môn tu hành, con đường giải thoát không. Mấy cái này là của người đời sau họ viết ra để mà hỗ trợ cho mấy người, tôi nói thẳng đừng có buồn, cho mấy bà con vừa dốt mà vừa lười á, chỉ cần vô chùa cúng bái xong cũng cho họ nguyện cái gì đó để cho nó dễ hiểu vậy đó, trấn an cái lòng người chứ thật ra nội dung thật sự của Phật Pháp không có cái vụ mà cầu chư thiên rồi tam bảo phù hộ rồi gia trì cho con được cái này, đừng bị cái kia là không có. Là vì sao ? Là vì tụng kinh có hai hiệu quả. Các vị ghi nè, Mỗi một bài kinh mình tụng nó cho ra hai thứ hiệu quả. Hiệu quả một, tránh được cái này, có được cái kia như mình muốn. Thì đó là hiệu quả một. Được chưa ta ? Hiệu quả hai, là đọc kinh để cho lòng nó thanh thản và thấm thía, hai chữ « th »: thanh thản và thấm thía Phật pháp. Các vị có hiểu hai hiệu quả này không ta ? khách hay giống ? cái hiệu quả một nó nghe có vẻ hơi thần quyền đúng không ? khổ thiệt nói không hiểu. Cái hiệu quả một là gì ? Tránh được cái này mà có được cái kia. Ví dụ như, ba con đừng có bệnh nữa, má con đừng làm ăn thua lỗ, người ta giựt nợ làm ơn trả sớm. Ví dụ vậy. Thì mấy cái đó, là hiệu quả một. còn hiệu quả hai là đọc để lòng thanh thản và thấm thía lời Phật dạy. Hai hiệu quả này, cái nào theo quý vị thấy là possible ? cái thứ nhất hình như là, cái thứ nhất nó còn tùy thuộc vào nghiệp, phước duyên của mình trong quá khứ, hiểu không ? mà nó mâu thuẫn chỗ này, nếu mà phước duyên đầy đủ để cho chuyện đó nó qua khỏi thì mình đâu cần tụng kinh. Có hiểu không ta ?Còn nếu mình không đủ phước duyên để giải quyết thì mình có tụng rách mỏ cũng không giải quyết được. Đúng không ? Bây giờ hiểu chưa ?

Tôi biết tôi nói cái này cô Tâm Uyên nổi khùng tôi vẫn nói, là bên Bắc truyền họ dạy cho người ta là : lúc sống gặp tai nạn niệm Quan Âm mà lúc chêt thì niệm U Minh Giáo Chủ – Địa Tạng Vương, hoặc là niệm Tây Phương tiếp dẫn A Di Đà Phật. Tôi xin hỏi các vị chứ, mình gặp nạn mình cầu Quan Âm mình có được thoát nạn như ý không ? Bởi vì nếu mà nói Quan Âm phù hộ, như vậy cả hai đội bóng nó cầu Quan Âm phù hộ thì Quan Âm phù hộ đội nào ? Hiểu không ? Ông Phát một đội, tui một đội mà đứa nào cũng Quan Âm phù hộ, mẹ hiền phù hộ cho con, Quan Âm binh ai ? Nó có kẹt không ? Nó hơi kẹt. Thứ hai, Bồ Tát phù hộ, ai mà chí thành thì Bồ Tát phù hộ, có dám chắc là chí thành là Bồ Tát phù hộ không ? Bởi vì theo kinh điển nguyên thủy, cái phước nghiệp đó có thể giúp con vượt qua vụ này thì không cần ai phù hộ, tự nó qua, cầm nguyên nồi nước sôi hất vô ổ kiến thế nào cũng có con sống con chết, nghe kịp không ? Cầm đạn mà lia vô đám đông thế nào cũng có đứa sống đứa chết, có đúng không ? thí dụ như vừa rồi nó giết trong cái đại nhạc hội nhớ không ? không biết vụ đó hả ? Cầm nguyên nồi nước sôi hất vô ổ kiến cũng có đứa sống đứa chết. « Chúng sanh có nghiệp hộ trì, dữ lành tốt xấu sở y của mình ». Cho nên, nếu mà nói Bồ Tát có thể hộ trì cho mình thì vậy chứ những đứa có phước và không có phước Bồ Tát phù hộ hết, có phải không ? Vậy cuối cùng quy lại là, do cái nghiệp. Xong chưa ? Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai, nếu nói Bồ Tát Quán Âm là Đại Bi vậy xin hỏi mấy cha Bồ Tát khác không có Đại Bi à ? Có hiểu tôi nói gì không ? mà muốn thành Phật thì phải có Đại Bi. Theo tôi biết thì không có Phật nào mà thiếu Đại Bi mà thành Phật hết á. Tôi xin thề trước vong linh của má tui. Không bao giờ có một vị Bồ Tát nào thiếu lòng đại bi mà leo lên ngồi cái tòa này hết. Đại Bi là gì ? Giúp được thì giúp, bất kể bản thân. Đó mới là Đại Bi. Còn nhớ 5 hạng người mà bữa hổm mình học không ? Hạng thứ nhất, chỉ nghĩ đến bản thân bất kể người khác. Hạng thứ hai, chỉ quan tâm đến người nào tốt với mình. Hạng thứ ba, thương được kẻ không ân không oán, người dưng nước lã. Hạng thứ tư, thương được bạn của kẻ thù. Hạng thứ năm, thương được kẻ thù. Thì phải là hạng thứ năm trong vô sô kiếp. Cô đi về đi cô. Tội nghiệp quá đi hoài ta. Thấy chưa ? Khi có một vấn đề gì, bị một cái gì đó là sẽ mất rất nhiều thứ. Bây giờ hiểu chưa ? Hiểu hả ? Chứ nếu mà bả là triệu phú là bả ngủ đây luôn rồi. Đó, bây giờ chính bả đang minh họa bài học đó. Khi mà anh bị một cái trục trặc nào đó anh sẽ mất rất nhiều thứ. Chẳng hạn như tôi biết ở đây có rất nhiều người bị đau lưng, họ nghe bị phân tâm dữ lắm biết không ? có không ? họ chỉ mong buổi giảng kết thúc họ đi về. Về thì tiếc bài, mà ngồi không nổi. tôi biết cái cỡ đó nhiều lắm, ở đâu cũng có hết. Đi về thì mất bài mà ngồi thì nạp không nổi, đau quá. Bây giờ tôi trở lại. Trong bài học này chúng ta cùng nhau ngồi lại để phân tích, chúng ta không nên có cái ý bôi bác, mà vấn đề không phải bôi bác ai vì mình hiểu sai chứ không phải là. Cái tín ngưỡng Quan Âm tôi nói là rất hay. Nhưng mà do mình hiểu sai, cho nên làm hư đi hình ảnh Quan Âm. Hình ảnh Quan Âm phải nên hiểu như thế này : Thờ Quan Âm là thờ cái symbol của cái kindness, chớ không phải thờ Quan Âm để mà cầu somebody helps you. Nghe kịp không ? Bởi vì trong kinh nói, cầu nguyện lúc lâm nguy không phải để thoát nạn mà để lòng bình tĩnh lúc lâm nguy. Biết câu này không ? cầu nguyện lúc lâm nguy không phải để thoát nạn mà để lòng bình tĩnh lúc lâm nguy và theo các chuyên gia cứu hộ, biết chuyên gia cứu hộ không ? thì trong bất cứ tai nạn nào, cái tên mà bình tĩnh có khả năng thoát nạn cao hơn cái tên hoảng loạn 30 lần. Có biết không ? ví dụ vừa rồi bị trục trặc ở Iran một chiếc máy bay, lúc mà nó hạ cánh khẩn cấp người ta bung cái cửa thoát hiểm, mấy bà thay vì người ta thứ lớp đi theo hướng dẫn của tiếp viên thì mấy bả chuyện đầu tiên nhào lên khoang hành lý lôi mấy cái túi LV, Gucci mới mua chưa kịp xài, là lúc mà nhào lên lấy hành lý là đã rối, mà lấy được xong cứ đạp người trước mặt để mà chạy ra, mới chết một mớ luôn. Cái chuyện mà lấy hành lý là bậy số một, mà đạp lên nhau là bậy số hai, tổng cộng là bậy toàn tập. Cho nên trong bất cứ tình huống nào, dầu là trước cái chết, không tránh được thì cái tên bình tĩnh nó hơn cái tên hoảng loạn ở chỗ là nó chết trong bình tĩnh. Có hiểu không ? Nó chết trong bình tĩnh. Giả sử mà biết cái vụ này không qua được, ít ra cái tên chết trong bình tĩnh hình như cũng tốt hơn cái chết trong hoảng loạn đúng không ? tức là nói tận cùng á, chưa kể là nó bình tĩnh nó còn cơ hội thoát nạn, và có nhiều người, họ bình tĩnh họ thoát nạn mà họ còn có quởn họ giúp được người khác nữa. nó giúp đc người khác. Còn còn nhiều người thì khi loạn lên bản thân cứu không được, không tự cứu thì làm sao có thể cứu người. Cho nên ở đây, mình niệm Phật niệm Bồ Tát là để có được sự bình tĩnh lúc lâm nguy, chứ không phải để thoát nạn. Mặc dù, mình cũng phải hiểu ngầm khi có bình tĩnh thì khả năng thoát nạn sẽ cao hơn. Phải không ? Nhưng mà khi anh cứ cầu nguyện được cái này cái kia lỡ mà không được anh có thất vọng không ? yeah. Mà trong khi đó nhớ dùm tôi. Chư Phật chỉ độ giúp ta được khi ta có phước duyên thôi, các Ngài chỉ hà hơi, tiếp sức trợ lực thôi, tin tôi đi, chứ không thể nào nói là thờ linh lắm linh lắm. Thì tôi hỏi, nếu như bên Thái Lan có nhiều vị sư cho phật tử cái tượng phật nói linh lắm linh lắm thì phát tài nếu Phật tử nó bình tĩnh hỏi lại : « sao sư không để lại xài ? » thì khi ổng nói phát mà ổng đưa cho mình là để chờ mình cúng bao thơ. Có hiểu không ? Các vị thấy có kỳ không ? hả ? hoặc có cái này tôi thắc mắc sao Phật tử hiền quá, Đức Phật trong kinh ngài cao 1m8, tiếng Pali gọi là 18 cái … xin lỗi lộn lộn usapha là 1 tấc mà 18… là.. mà khi Ngài tịch rồi, thiêu ngài xá lợi tối đa là 5kg. Tối đa 5kg là nhiều lắm, chứ một người mét tám mà làm gì được 5kg, nhưng mà tôi tặng không thêm mấy kg nữa đó. Thì tôi hỏi, 5kg đó mà đem chia ra thì làm gì tới tay mấy người tào lao của mình, trong kinh nói, lúc chia xá lợi là Đế Thích dòm chăm bẵm, dòm cái ông mà đó, ổng lấy cái răng ổng nhét đây này, tóc ổng dài á, ổng chia lúc ổng chia ổng thấy cái răng được quá ổng cho lên đây, chia tiếp. Đức Đế Thích thấy vậy, mới lấy cái răng của ổng đem đi mất. ổng chia xong ổng rờ thấy mất cái răng. Điều đó cho thấy rằng, Đế Thích vàng ngọc không màng nhưng mà rất là quan tâm xá lợi của Đức Phật, bởi vì đó là tinh hoa của 20 A-tăng-kỳ. Có hiểu không ? Chưa hết, « Phạm Thiên thượng giới một tòa, xương vai bên tả cùng là tam y, đền thờ cao vợi cực kỳ chúng con lễ bái thiên uy tháp này » Phạm Thiên là mấy ông mà ăn rồi cứ vậy không à, hít thở để cười như làng mai vậy. mà người ta còn làm một cái tháp « Phạm Thiên thượng giới một tòa » « Xương vai bên tả cùng là tam y » Phạm Thiên còn phải thờ một miếng xương vai. Đức Phật có hai vai, một mảnh bên vai trái với bộ tam y của Đức Phật Phạm Thiên còn thờ, điều đó cho thấy rằng, Phạm Thiên Đế Thích không màng tiền bạc đúng không ta ? mà lại rất quan tâm tới xá lợi, thì em xin hỏi các bố, 5kg ấy họ có để yên cho mình giữ không ? tu hành cái kiểu cà chớn của mình, có cửa không ? nói kiểu Việt Nam của mình, có cửa không ? 5kg mà chia cho vô lượng vũ trụ thì các vị nghĩ coi các vị có không ? Đó là cái vô lý thứ nhất, cái vô lý thứ hai, nếu đúng là xương của Phật, tăng ni nào dám cầm tặng cho thí chủ ? không, tôi xin các vị ngồi yên lại suy nghĩ coi, tôi có bôi bác không ? Nếu cái ông sư đó mà ổng tin Phật, ổng tin Phật như là tôi tin, tin mà có giáo lý thì ổng ngồi nghĩ kỹ lại đi, cái mảnh gì đó mảnh something tôi không biết kêu mảnh gì nữa, cái mảnh mà ổng đưa người ta á, có phải xá lợi không ? nếu mà đúng là xương của Đức Thích Ca Mâu Ni, tứ sanh từ phụ, thiên nhân chi đạo sư, nếu ổng biết vậy, theo quý vị, vàng tấn có đổi được miếng đó không ? Có hiểu tôi nói gì không ?Vàng tấn chứ tôi không nói vàng ký. Vàng tấn. Có nghĩa là 26 cây 6 là được 1kg mà tôi cho tấn thì đổi được mảnh nhỏ ? no way. Mà mấy bố gặp ai mấy bố cũng cho một cái tháp. Mà ngộ lắm, ở Băng Cốc có cái tiệm chuyên bán xá lợi. mà đặc biệt trong đó cung cấp xá lợi của những vị mà vốn không để lại xá lợi, ví dụ như Ngài Rahula Ngài tịch trên cõi trời, không biết họ liên lạc email điện thoại tin nhắn gì không biết mà làm sao Ngài tịch trên đó mà ship được xá lợi về đây cho bán. Rồi thứ hai, là ngài Bakula, một cái vị mà tịch xong là chú nguyện : khi ta sống không có học trò, không đệ tử, khi ta chết ta cũng không muốn để lại xá lợi cho đời. Ngài chú nguyện xong là Ngài nhập thiền Ngài tịch, thì khi Ngài tắt thở xong tự có lửa thiêu thiêu nát xá lợi không để lại dấu vết, tan mất như một làn khói. Vậy mà bên Thái Lan vẫn có xá lợi của ngài. Họ dò tìm trong không khí thu gom được, có hiểu không ? Rồi chưa kể xá lợi Tây Tạng. Tây Tạng hay tổ chức những cuộc triển lãm xá lợi gì đâu mà tròn tròn đủ thứ màu bà con xì xụp lạy tôi không hiểu được. Cái này (đầu) để đội nón hay để suy nghĩ. Đa phần dùng cái này là để đội nón thôi. Các vị có thấy xá lợi đó hay không ? Có thấy Tây Tạng mà họ có những triển lãm không ? Rồi người ta quỳ xuống người ta lấy nguyên cái để trên đầu đó. Các vị coi mấy viên tròn tròn mà đủ màu, mà trời ơi, nhiều, nhất là mấy chủ tiệm nail, chắc vài bữa tui làm vài ký về kalama quá. Khủng khiếp. chuyện như vậy mà họ vẫn tin được. cái đó là chuyện mà đáng để mình suy nghĩ. Các vị nghĩ coi, Đức Phật khả kính như vậy mà ngài mất rồi để, tôi cho tối đa, 5kg thì làm sao mà tới mình. Mà trong kinh ghi rõ, Phạm Thiên, Đế Thích mà còn đem về từng mảnh để thờ, thì 5kg đó làm sao mà tới mình. Ngày xưa các ngài A- la- hán còn thì người ta còn nể mặt, nay tu kiểu như mình thì chư thiên họ liệu có để không ? Các vị có biết không ? kích thước chiều cao của mình, trọng lượng của mình là bao nhiêu, nhà mình ở là bao nhiêu, trong mắt chư thiên mình như là một bầy mối vậy đó. Mà họ rất thờ Phật, họ rất kính Phật, họ đành lòng họ thấy xá lợi của Thế Tôn nằm nguyên trong cái ổ mối thì có đành không? Chỉ trừ ra các vị A- la – hán còn. Khi các vị A- la – hán còn Phạm Thiên, Chư Thiên họ nhìn cái trú xứ của A- la – hán họ không thấy thấp bé như trú xứ bình thường. Mình biết chuyện đó không? Ở đâu có người đức độ ở thì Phạm Thiên, Chư Thiên họ nhìn chỗ ở đó nó không có dơ bẩn và thấp bé như chỗ ở của người tầm thường. Mặc dù mắt người bình thường thì nó rất bình thường, nhưng trong mắt Chư thiên Phạm Thiên thì chỗ đó nó không thấp bé, đó là núi. Nó là núi cao, nó là đại dương, chỗ của La hán ở, trong mắt của Chư Thiên, Phạm Thiên khả kính như vậy, nhưng khi không có la hán rồi, chỗ đó đối với Chư Thiên Phạm Thiên là một cái bãi rác, một cái vũng sình, một cái bụi rậm, một bụi cỏ dại thôi. Thử hỏi xá lợi của Đức Phật mà nằm một cái chỗ bụi rậm như vậy thì Chư Thiên họ có đành lòng không? Như mấy cái bụi cỏ, mấy cái foxtail của mình Chư Thiên họ nhìn thấy giống như cỏ đuôi gà thôi à. Biết cỏ đuôi gà không? Chư Thiên họ đành lòng mà thấy, họ biết cái đám này tu hành như khỉ, mà kiến trúc thì lùm xùm, bây giờ Xá lợi của Thế Tôn khả kính trong đó, họ có để không? Họ đi kiếm từng viên để họ thờ, mà bây giờ họ gặp xá lợi của Thế Tôn trong đó, các vị thấy có không tôi không tin. Với những gì tôi đọc tôi hiểu về Đức Phật, chuyện đó là không có. Vậy mà hôm nay hì hục mà đi tin cái đó. Mà tôi biết tôi nói cái này rất là dễ va chạm với những vị mà họ đang tuyên truyền về xá lợi, đang kêu gọi xây tháp, tôi không tin chuyện đó, và dĩ nhiên tôi chịu trách nhiệm với những gì tôi đang nói.

Tôi nói để họ có những thứ negative và positive. Đó là xá lợi có hai: Xá lợi sắc thân và xá lợi pháp thân. Xá lợi sắc thân là xương, di cốt của Đức Phật, của A-la-hán, còn cái xá lợi Pháp thân chính là lời dạy, là kinh điển. mà đa phần bà con mình chỉ thích xá lợi sắc thân. Vì sao? Vì sờ được, thấy được, và không làm mình nhức đầu, chỉ cắm đầu lạy là phước báu mênh mông. Còn cái xá lợi pháp thân thì nhức đầu quá. Lâu lâu ổng về ổng đem cho mớ mà ngồi rang chiên tùm lum nhức đầu quá.

– Dạ thưa sư, ý sư là trên cõi của mình là không hề có xá lợi sắc thân hả sư?

– Nãy tui có nói câu đó không? Tức là hồi Phật mới mất, lúc la hán còn nhiều, thì xá lợi được thờ ở đây, nhưng mà với cái tình trạng tu hành như bây giờ, thì chư thiên họ lấy đi hết. thì cổ lại dịch ra, may là tui còn ngồi đây, cổ lại dịch ra là “Theo sư thì trái đất này không hề có xá lợi” có thấy không?

– Ý con nói là hiện tại bây giờ.

– Tôi không hề xài chữ “không hề” mà tôi nói thế này, lúc Ngài mới mất chia thờ các nơi, lúc đó La hán cư sĩ và tăng ni còn nhiều lắm, Chư thiên họ để cho thờ, hôm nay cái chuyện mà chư thiên mà để cho thờ. Hôm nay cái chuyện mà chư thiên để cho thờ . Tôi nói tới đó tôi im.

– Bây giờ xá lợi hầu như ai cũng có. Nó sanh ra rồi,

Nhưng mà các vị có nghe kịp không, ngài cao một mét tám. Hồi nãy tôi có nói cái chuyện mà mình thấy lớn hơn nhiều hơn đó vẫn là từng đây, chứ thực tế 5kg vẫn là 5kg. Nếu mà nói vậy, thì cây viết này bây giờ con kiến nó thấy cái viết này rất là lớn đúng không? Nhưng mà đem cân ra thì nó vẫn là 6gram. Đối với con kiến nó thấy lớn thiệt, nhưng mà đem cân vẫn là 6gr, nhưng đối với mình cái viết này nhỏ xíu, đem cân ra là mấy gram? Vẫn là 6gram. Cái chuyện lớn nhỏ là do tỷ lệ của người thấy thôi, nhưng mà trong thực tế tôi muốn hỏi là đối với con kiến là mấy gram ? vẫn 6 gram. Cái lớn đó đâu có mắc mớ gì tới xá lợi. Các vị hiểu không ? giờ nghe tôi nói nè. Giờ tôi nói tôi. Tôi cao 1m6, 5.3feet nè. Cái cô này cô rất là thương tui còn cô này cô thù tôi lắm. mà cô rất là giàu, cô này rất là nghèo, vậy tôi xin hỏi đối với hai người này, tôi trọng lượng là 114 pounds. 114 pounds nha tôi cao 5.3 ft, thì như vậy đối với người thiệt là ghét thiệt là thù tôi và thiệt là thương tôi thì the same. Đừng nói Phật, giờ nói tui nè. Ông đó ông rất thù tui thì tui vẫn 5.3ft chiều cao và 114 pounds weight đúng không ? mà đối với cô này cô rất là thương tôi thì tôi vẫn là 5.3 và 114 thôi chứ. Chứ mình không nói cao siêu lắm, không bây giờ con quý sư lắm sư không phải là tầm thường đâu, sư là 5.3 ở đây thôi chứ lát về chùa sư 500 pounds. Không được. Không thể được.

Tại vì Ngài là người ở đây, cha mẹ Ngài là người ở đây, và khi Ngài tịch rồi, họ thiêu Ngài ở đây. Tất cả là về tinh thần, Ngài là thầy của tất cả, nhưng Ngài vẫn là người ở đây.

Thôi được rồi, nghe cô kể dài quá. ở đây, cho tôi nói rất là cẩn trọng và đang ghi âm cho toàn thế giới coi. Ngài kể lại câu chuyện mà Ngài được nghe, chứ đừng có bắt ngài chịu trách nhiệm là chuyện đó có thật. có hiểu không ? Cô Loan nói hồi sáng là cô gặp hai chiếc xe đụng nhau ngoài đó. Ngừng lại ở đó thôi. Mình đừng có thêm là « cô Loan cổ nói lúc này Houston tai nạn nhiều lắm » là sai. Cô Loan cô nói là « Hồi sáng thấy nó đụng hai chiếc » thì mình chỉ dừng lại chỗ hai chiếc thôi, chứ mình đừng có dịch thêm là « Cô Loan cổ nói lúc này tai nạn nhiều lắm ». Ở đây là Ngài Giới Đức nghe người ta kể bên Thái và Ngài đem cái chuyện đó trong một cái hoàn cảnh đặc biệt nào đó, Ngài kể cho mình hoan hỉ. Chứ cái chuyện đó, quý vị chắc chắn biết là chuyện đó không có trong kinh điển đúng không ? có đúng không ? vì Ngài kể chuyện đó bên Thái mà. Làm sao cô vẫn nhìn tôi một cách âu yếm vậy ? Dầu ngài nói rất rõ ràng, nhưng có phải Ngài kể câu chuyện Ngài được nghe hay không ? có phải hay không ? Cho tôi hỏi cô : Có phải là Ngài kể câu chuyện đó do Ngài nghe lại hay không ? Có phải hay không ? Không nhớ rõ, chết rồi. Rồi, thôi được rồi. đúng có hai chuyện mà tôi phải nói rõ với cô.

Ở đây mình không có thời gian nên khi mình nói đủ ý hiểu nhau thì mình ngưng. Tôi nói có hai ý, thứ nhất : vì lòng tôn kính các ngài, thì cho tôi nói câu đầu tiên, các ngài kể lại câu chuyện mà các Ngài được nghe. Và đừng có gài vào cái chuyện mà các ngài tin thì tội nghiệp lắm. nghe kịp không ? Đó là chuyện thứ nhứt. Nhưng mà cái thứ nhứt không quan trọng bằng cái thứ hai. Cái thứ hai quý vị phải nghe cho bằng được, cái chuyện mà cái đó nó từ ít nó nảy ra nhiều, hoặc đã mất hết rồi mà bây giờ nó có trở lại đó thì cái chuyện đó hoàn toàn không có cơ sở nào để nói đó là xá lợi hết á. Có hiểu tôi nói không ? Có thể, các vị có biết meo với nấm không ? một ít nấm, một ít meo, một ít bèo nó có thể nảy ra nói chung là một cái thành phần vật chất gì đó, nó có thể nảy ra, khoan, tôi nói chưa hết, hãy nghe tôi nói hết cái đã. Cái chuyện đầu tiên là chuyện khoa học, bây giờ cái chuyện thứ hai, nó hơi siêu hình hơn một chút. Có những vị khuất mặt họ thấy mình quá tin cái đó, họ thấy mình thích hợp với cái chuyện tin đó để mình tu, họ sẽ tạo ra để kích thích niềm tin cho mình đặng mình tu. Nếu tôi là chư thiên tôi cũng sẵn sàng làm chuyện đó. Tại vì tôi biết, cô Vy Nga rất mê cái đó, ông Long rất mê cái đó. thì bây giờ tôi muốn làm cái lạ đó để cho họ tu. Các vị phải hiểu rằng, xá lợi là cái gì, làm ơn có học chút, xá lợi là xương người. thì làm sao mà có chuyện mà cái xương chỉ có 5kg, nó ra ngả nào ? cái chuyện đó rất là khoa học mà sao cứ mù mờ mù mờ. Tôi nhắc lại, xá lợi là xương người, dầu đó là ai đi nữa.

Cái từ xá lợi là từ tiếng Phạn là từ sarira nó âm là xá lợi. mình nghe nó lạ. Ngài Huyền Trang Ngài đưa ra cái luật phiên dịch là, Ngũ bất phiên là có những chữ mà người dịch kinh nên để nguyên không nên dịch, bởi vì nhiều lý do, cái chữ đó bên ngôn ngữ A cái nghĩa nó rộng lắm, đem qua ngôn ngữ B dịch cái nghĩa nó nghèo đi. Có biết nghèo không ? cái chữ đó bên kia nó tới 80 nghĩa lận, qua đây, nó còn có nghĩa một à, có hiểu không ? Cho nên trong trường hợp đó người ta đành phải giữ nguyên. Hiểu hả ? Rồi. Trường hợp thứ hai, có những trường hợp ngài nói là nếu dịch ra không còn linh thiêng nữa nên giữ nguyên là tốt. Thí dụ như, trong hán tạng, có những từ mà các vị phật tử nghe qua rất là kỳ mà nghĩa rất là thường « Này các vị bật – sô, » bên tiếng Pali là 2 chữ k là chữ Bhikkhu, nhưng tiếng sanskrit là bhiksu, cho nên có chỗ âm là, âm tất cả là sáu chữ : tỳ kheo, tỳ khưu, tỳ khiu, bật-sô, nó âm rất nhiều chữ : kheo, khưu, khiu, bật-sô mà tại sao người ta không có dịch mà người ta âm ? giống như là washington âm thành là Hoa Thịnh Đốn, cái đó không phải là dịch, translation mà là transliberation. Một cái phiên âm một cái phiên dịch. Hoặc là cái chữ bhikhsu nhiều nghĩa quá người ta để âm thôi. Đó là trường hợp thứ nhất. trường hợp thứ hai là người ta muốn giữ tính linh thiêng. Ví dụ như, có nhiều chỗ người ta không dịch là rừng, mà họ dịch là « tỳ kheo trú nơi lan nhã » nếu nói theo ngôn ngữ mình bây giờ là « tỳ kheo sống ở rừng thì phải nhớ vầy vầy vầy » ở đây người ta muốn giữ cái mùi linh thiêng của kinh điển người ta để là « tỳ kheo trú nơi lan nhã » bà cố tui cái lan nhã là gì, lan nhã là viết trong tiếng pali, còn tiếng sanskrit là aranna, araniya mà âm là lan nhã. Đây có cái chùa Tịnh An Lan Nhã đó. Lan nhã là cái rừng. A há. Hoặc là chữ sa- môn. Chữ sa- môn nghĩa nó hay lắm. Sa môn có nghĩa là người mà mọi thứ trong lòng đã được calm down nó từ chữ sameti, chữ samana đó, nó cùng một gốc với chữ samatha, nghĩa là sự lắng yên mà giờ mình dịch ra nó không có hay cho nên họ để nguyên. Samana âm là sa- môn. Thì chữ Xá lợi cũng vậy. Từ « xá lợi » từ cái tiếng Phạn là Sarira, sarira có nghĩa là body chứ không có gì hết á. Mà Tàu họ muốn giữ cái tính linh thiêng họ âm thành Xá lợi, chứ thật ra sarira có nghĩa là cái gì nó thuộc về body này thôi. Cho nên tôi xin nhắc lại một lần nữa là : Xá lợi là xương người, mình đừng có thêu dệt riết nó banh chành Đạo Phật mình hết. Xá lợi là xương người, Phật để lại bao nhiêu thì chia nhau mà thờ. Và, tôi nói cái này nếu ai biết suy nghĩ thì kêu tôi chết đi, nếu xá lợi mà có thể đẻ ra như vậy thì họ khỏi chia. Có hiểu không ? hả ? Cứ để tập trung vậy là bữa nay nó lên một núi rồi. Mà tại sao phải chia ? là vì nó không có khả năng đẻ mới chia. Ở đây có ai hiểu tôi nói không ? Quý quá mà. Tại sao mà « Phạm thiên thượng giới một tòa, xương vai bên tả cùng là tam y » nó quý đến mức mà người ta thờ cái phần nào người ta nhớ phần đó. chứ các vị biết bèo không ? biết bèo cám không ? nó nhiều quá người ta đâu có cần ghi rõ là bèo đó ở đâu ? Hiểu chưa ? xin lỗi, cho tôi nói thêm chuyện nữa. giờ nhớ nhiêu nói nhiêu. Trong cái tiệm ăn của châu âu á, khi mình kêu steak trong đó nó có cái hình, ở mỗi phần của con bò nó có tên khác nhau, đây ai biết cái đó không ? có hay không ? trong khi đó là khi mình kêu nó hỏi mình là ăn với corn, với rice, với potato, mình nói rice, nó đem ra thì mình có cần hỏi là cơm này múc chỗ nào trong nồi không ? why ? vì nó the same. Nhưng mà con bò thì không con bò ở đây nó khác, con bò thịt đây nó khác, con bò trên đây nó khác, nghe hiểu không ? chứ còn rice thì cứ múc mình nói là white rice hay dirty rice là xong. Nhưng mà tới thịt bò nó khác à. ở đây, mỗi chỗ nó có tên khác nhau hết á. Không lẽ giờ tôi kể ra thành ra tôi là chef cook thì kỳ quá. Bây giờ hiểu chưa ? Cho nên phải biết cái đó, Oh, nếu mà xá lợi có thể đẻ ra trùng trùng như vậy thì làm gì có cái vụ mà « Phạm thiên thượng giới một tòa » Cơm thì múc chỗ nào cũng là cơm hết. thứ hai, nếu xá lợi mà có khả năng đẻ ra như vậy thì khỏi chia. Còn gì đâu quý đâu, như nước biển vậy đó, vì khả năng nó sanh ra vô tận mà. Có hiểu tôi nói cái gì không ? nếu mà nói xá lợi có thể sanh ra như vậy đó thì nó không còn linh nữa. Có hiểu tôi nói không ? nó giống như là : nước bốc hơi thành mây, mây mưa xuống tùm lum hết thì nó không còn linh nữa. vấn đề là nó phải có giới hạn, nó mới là linh. Còn đàng này nói, không đức tin nhiều nó sẽ ra. Đức tin nhiều nó sẽ ra thi cả thế giới này sẽ có một lúc đầy xá lợi hết, tôi báo cho biết như vậy. Đó là tin buồn chứ không phải tin vui. Bởi vì lúc đó tôi không biết đi tiểu ở đâu. Có hiểu cái đó không ? tôi biết tôi nói nhiều người nói rất là bất kính, nhưng mà sự thật, nếu mà cứ thờ là ra, thờ là ra, mai mốt tôi làm toa-let ở đâu ? năm 63 tôi nghe các vị tiền bối kể, có một con chiên đi nghe pháp, mới hỏi ngài Hộ Giác : Nghe nói bên đạo Phật ở đâu cũng có Bồ Tát hết, vậy tôi đi tiểu ở đâu ? thì Ngài Hộ Giác nói « chỗ nào không cho đốt nhang thì chỗ đó đi tiểu được » nhà thờ chưa có đốt nhang. Có hiểu không ? sau năm đó, cộng đồng vatican mới cho dân chúng ở đâu thì tùy văn hóa ở đó, chứ còn trước đó họ không cho đốt nhang mà họ nói móc mình « bên Phật giáo ở đâu cũng có Bồ Tát vậy tụi tui đi tiểu ở đâu ? » thì Ngài rất bình thản « chỗ nào không có đốt nhang thì cứ tiểu thôi ». Ở đây cũng vậy, khi các vị nói xá lợi cứ tràn ra như vậy thì tôi xin nói thiệt, tôi xin quý vị bớt tu đi, bởi vì quý vị tu nhiều quá mai mốt xá lợi nó đầy mặt đất thì tui ở đâu ? và thứ hai, xá lợi nhắc lại lần nữa, Ngài Anan hỏi Đức Phật « Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn tịch rồi, chúng con tỷ kheo sẽ làm gì với di hài Thế Tôn ? » Đức Phật nói : « Này, Anan chuyện đó hãy để cho cư sĩ » có bài kinh này không ta ? Cái chuyện mà thờ lạy cái này của Như Lai hãy để cho đám cư sĩ, các ngươi chỉ có con số 37 thôi : ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo, tứ niệm xứ, tứ như ý túc, tứ chánh cần. có 37 cái này thôi. Còn cái chuyện mà xá lợi một ký hai ký để cho cái đám có tóc làm. Không chịu đọc kinh. Không phải cho phép mà ngài giao. Chữ « giao » với chữ « cho phép » nó khác hay giống ? hả ? Tôi đưa cái chìa khóa tôi nói « cô lên chánh điện cô mở cửa dùm », nói « vậy là sư cho phép con giữ chìa khóa ». Đâu phải cho phép mà là tui giao. Giao khác cho phép chớ. Yeah. Mà nó ác một chỗ là phật tử mình bị một cái chứng tâm bệnh rất là nặng mà thuật ngữ y học nó kêu « chứng sợ kinh cắn », có nghĩa là, không có dám coi kinh, coi tăng ni giống như là ông thần, ban cho cái gì bèn đội cái đó về, còn tăng ni không ban cho thì về không có dám coi kinh. Những điều tôi nói đều có hết trong kinh á. Không phải sư giảng mà trong kinh ghi. Mà không có dám đọc. Cái vụ xá lợi đó là trong kinh này nè, bây giờ tôi cho địa chỉ nha, kinh Đại Bát Niết Bàn phần cuối ghi rất rõ, là cái chuyện xá lợi chia ra là rất rõ, và cái chuyện mà Đức Phật Ngài dạy rằng, Tỳ kheo không cần bận tâm đến chuyện xá lợi, hãy giao cho cư sĩ, và trách nhiệm của tỳ kheo chỉ là con số 37 thôi, không chịu đọc. khổ vậy đó. và cái thứ hai nữa là, cái xá lợi Pháp thân mới thực sự là linh hồn của Phật giáo, bởi vì nếu mà không có bộ Tam tạng mà chỉ toàn xá lợi không thôi thì nay các vị tu, tu cái gì ? có hiểu tôi nói không ? Sao không ai hiểu ? Nếu mà không có giáo lý mà toàn là mấy cái tháp thôi, thì vô chùa bây giờ « Thưa thầy, chồng con chết, ba con chết, vợ con chết bây giờ con khổ quá, con phải làm sao ? » Lạy đi con. Tại vì không có giáo pháp, chỉ có cái tháp đó thôi. Nói một cách khác, toàn bộ nền y học và dược khoa dẹp, chỉ cần chụp hình mấy viên thuốc thôi, có thể chữa bệnh được không ? chụp hình mấy ông bác sĩ thôi, bác sĩ nổi tiếng á, chụp xong làm hình đeo này này, trong khi không cần thuốc men, không cần mổ xẻ, không cần trị liệu, không cần gì hết, cứ việc làm mấy cái hình thôi. Thì xá lợi chỉ là hình bóng của Đức Phật thôi, rất là mờ nhạt. phải nói rất là mờ nhạt. Tôi nói quý vị nghe mà hết hồn này, bức tượng phật đẹp nhất trên thế giới nằm ở đâu ? Bức tượng mà giống Đức Phật nhất nằm ở đâu ? Bức tượng đẹp nhất, giống Phật nhất nằm ở đâu ? Hình ảnh đẹp nhất của Đức Phật, giống nhất của Đức Phật là ở những người có trí tuệ, có chánh niệm, có từ bi, người ta nhìn mấy người đó đó, người ta nhân lên một ngàn lần, ra Đức Phật. Có hiểu không ? chứ còn mà mấy cái tượng mình nói đẹp này đẹp kia, tôi nói thật, nếu mà chỉ nhìn cái đó không, nếu mà tôi không học giáo lý, không học phật pháp gì hết, mà tôi chỉ nhìn cái tượng đó, nhiều lắm tôi nói « ông này đẹp trai thiệt » Hết. có hiểu không ? « Ông này đẹp trai thiệt » Hết. Nhưng mà nhờ tôi nhìn những tăng ni, những phật tử, mà có từ bi nè, có trí tuệ nè, có thiền định nè, có nhẫn nại nè, có chịu đựng nè, có tha thứ nè, mà họ lại là những người tu phật, tôi nói « may mà đệ tử còn dễ thương như vậy thì ông sư phụ còn cỡ nào nữa trời. » có hiểu không ? cho nên bức tượng Phật đẹp nhất không phải ở đâu xa mà chính là ở những người tu phật đàng hoàng, thêm chữ « đàng hoàng » gạch dưới. mà tôi không biết các vị có tin không chứ tôi tin. Tôi lạy mấy ông cao tăng tôi thích hơn lạy một bức tượng đẹp. Tôi thề trước vong linh của má tôi. Tôi lạy mấy ông cao tăng mà tôi quý, tôi thấy sung sướng hơn lạy một bức tượng đẹp. Đó là tôi, me. Bởi vì tôi nhìn cái ông cao tăng, vừa rồi tôi có gặp Ngài sukhanda đó, 30 năm không nằm, mà khi đảnh lễ ngài cái cách của ngài đó, khiêm cung từ tốn, mà cái ánh mắt ngài nói tiếng miến điện cho ông sư kia đó, ổng nói tiếng mỹ đó mà cái giọng nói của ngài êm đềm, mà khi tôi lạy ngài tôi lấy cái này tôi chạm vô cái bàn chân ngài, tôi ở đó 7 ngày mà tôi đến thăm ngài 3 lần mà không có gần, thưa quý vị, tôi phải đi xe hơi lên, ngài ở trên núi, tôi ở dưới phố, tôi phải đi xe hơi lên mà một tuần tôi đi 3 lần lên lấy trán cọ vô chân của ngài mà nó mát lạnh một vùng vậy. Chứ có cái tượng phật nào tôi làm chuyện đó đâu. Có cái tượng Phật nào, các vị biết tôi từng đến lạy cái tượng Phật bằng vàng 5 tấn ở Băng –cốc ở chùa traimit ở trung tâm Băng – cốc, tôi nói thật cái tượng đó tôi nhìn tôi chỉ nhớ tới vàng thôi à, tôi từng tới gặp tượng Phật ngọc ở bên thái, tôi nhìn tôi chỉ nghĩ « cái tượng này bao nhiêu tiền » thôi. Các vị nói tôi tham tôi chịu, tại vì, đối với tôi, cái đó nó vô hồn. có hiểu chữ vô hồn không ? Trong khi đó, cảm giác tôi mở ra cái phần kinh điển, chú giải, Tam tạng đó, tôi phải nói cảm xúc tôi trào dâng nhiều hơn. Ví dụ như tôi đang mở phần chú giải kinh tạng đó. Các vị không có thấy hình ảnh đó. bữa nay tôi xì ra sự thật luôn. Sau này tôi giảng bằng hình ảnh của youtube đó thì kín mít, còn nhiều khi tôi giảng một mình tôi đó, trời nực tôi ở trần, tôi mở kinh ra tôi ngồi tôi dò, tôi coi, kinh tạng như vậy, chú giải như vậy tôi ngồi tôi dò, mà có nhiều cái bài kinh tôi đọc quá cái commentary đó nó sung sướng cực kỳ, sung sướng tới mức tôi không muốn đem ra giảng cho người ta bởi vì nó mất thời giờ quá. Có hiểu cái đó không ? Nó đã quá tôi không muốn đem ra đãi, tui ăn một mình tui. Có nhiều bài kinh khi mà giảng nó mất rất là nhiều thời gian mà mình giải thích người ta nghe, mà muốn nghe cái đó phải có một background phải có một strong background, mà trong khi đó là mình không biết số người nghe có bao nhiêu người có được cái background đó, trong khi để một mình trẫm đọc sướng hơn nhiều. thì lúc đó mình mới thấy, cái xá lợi pháp thân đã đời hơn xá lợi sắc thân. Nãy giờ tôi đã nói cạn lời, từ cái việc tôi đảnh lễ một cao tăng cho đến việc tôi coi kinh, lúc nào cũng hơn cái chuyện tôi lạy một bức tượng đẹp hết, rất là lạnh lùng các vị có biết không ? Lạnh lắm. cô tâm uyên cổ nói cái tượng này bằng vàng khối, bằng trầm hương thỉnh trên hy mã lạp sơn hai vợ chồng quỳ lạy 3 tháng trên núi, rước từ trên núi tuyết về, lúc rước có hào quang xẹt qua tùm lum. Họ nổ banh xác mà tôi nói thiệt tôi thấy trớt quớt, tôi có thấy gì đâu, xẹt mà xẹt ở đâu chứ đâu có xẹt vô tui. Mà trong khi đó kinh điển là khác, đọc trang nào sướng trang đó, đọc rồi, mỗi một trang kinh đi vào nó phá được một cục ngu văng ra. Bởi vì hồi nãy tôi nói rồi, cứ có một cái gì tốt vào thì có một cái xấu bật ra, có một cái xấu nhét vào thì có một đống cái tốt bật ra, khổ vậy đó. mà phật tử thì sợ học giáo lý, cứ đi tin tùm lum.

Cho nên, tôi quay trở lại, mất thời giờ quá. Tiền sanh duyên là lực đẩy của cái trước, nó tác động cho cái sau được có mặt. còn Hậu sanh duyên là lực đẩy của cái sau nó tác động cho cái trước được có mặt. Hiểu không ? Cho nên, những gì mà you làm ngay bây giờ, dầu là một câu nói thôi, you không có ngờ là nó sẽ để lại một cái hậu quả cho cái tiếp theo, và đồng thời nó có thể vừa là nhân mà nó vừa là quả nữa. nghe kịp không ? Đó gọi là tiền sanh duyên và hậu sanh duyên. Nhờ hôm nay tôi tu mà mai mốt tui thành phật. Rồi, Mai mốt tôi thành Phật nhờ hôm nay tôi đã tu. Còn theo đề nghị của ông kia là « tôi tu để tôi thành Phật » và « Tôi thành Phật nhờ tôi đã tu » cũng được hoặc là xài một chữ thôi đó là « tôi tu để thành Phật » hoặc « Tôi thành Phật nhờ tôi đã tu ». Ở đây chỉ có hai cái vấn đề là « Phật » và « tu » thôi đúng không ? nhưng mà cả hai cái chuyện đó trong cái mối quan hệ ấy ta có cùng lúc hai thứ duyên : tiền sanh duyên và hậu sanh duyên.

Tiếp theo, Vô hữu duyên. Hết. hôm nay cái trật tự này, tôi nói theo cảm hứng chứ tui không có nói theo trình tự trong kinh, miễn sao đủ thôi.

Vô hữu duyên là, nhờ vào sự vắng mặt của cái A mà cái B mới có mặt. Xong chưa ? nhờ vào sự vắng mặt của cái A mà B mới có mặt. Mối quan hệ này được gọi là vô hữu duyên. Cái chuyện này trên đời có không ta ? hả ? nghe kỹ nè. Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. nhiều người họ nghe mà họ không tin, nhưng mà đó là có thiệt. Không dẹp cái chậu bông này thì làm gì có chỗ cho cái chậu bông khác nó vô. Không có ly dị thì làm gì có tái hôn. Nghe kịp không ? không có dời cái nhà này đi, không có đập cái nhà này thì chỗ nào mà cất cái nhà mới. Cho nên, ở trong đạo Phật mình cái chữ « xây dựng » nó có nhiều nghĩa. Một, xây dựng là làm xuất hiện cái chưa từng có, là xây dựng đúng không ? Hai, xây dựng là thay đổi, sửa đổi cái cũ. Ba, xây dựng là xóa sổ cái cũ. Cho nên, cũng đều là xây dựng hết. Đúng không ? bên hải ngoại chắc không có xài từ đó, trong nước có xài chữ đó. « Tôi nói vậy có gì đâu giận, anh em mình xây dựng nhau thôi » có biết câu đó không ? thì chữ xây dựng ở đây không có nghĩa là xóa sổ cái nào hết mà đây có nghĩa là bồi đắp cái đang có trước mặt. Có nghe câu đó hả ? « Anh em mà giận cái gì ông ơi. Tầm bậy tầm bạ tự ái không đúng chỗ. Nói xây dựng vậy thôi. Đi ngủ đi » có nghe hả? cái mặt bà này chắc đi xây dựng nhiều người lắm rồi. nhưng mà có trường hợp xây dựng là làm nên một cái mới chưa từng có. Có không ? rồi. Rồi có trường hợp xây dựng là xóa sổ cái cũ. Tại vì muốn cất một cái chùa thì phải đập cái nhà thờ chứ. Dúng không ? cho nên nhiều khi xây dựng cái mới bằng cách xóa sổ cái cũ, làm trên nền tảng cái cũ, trường hợp đó được gọi là vô hữu duyên. Xong chưa ? Rồi.

Tới Câu sanh duyên, là nhờ cái sự xuất hiện đồng thời của A và B mà cả hai mới đủ điều kiện có mặt. nhờ sự có mặt đồng thời của cả hai mà cả hai mới có mặt. ví dụ như, trong một cái đám cưới. muốn có đám cưới hoàn hảo thì cả hai cô dâu chú rể phải cùng có mặt đúng không ? chứ còn nàng tới 8h mà chàng tới 4h thì lấy ai ? lấy tui à ? có hiểu không ? cho nên, có những chuyện là nó phải cùng một lúc, hoặc trong technique có nhiều cái nó phải cùng một lúc các vị nhớ cái dây sên và cái đùm xe không ? nó phải làm cùng một lúc, hoặc là cái đồng hồ thì mọi thứ nó phải vận hành cùng một lúc. Cho nên nhiều khi cái cùng lúc nó là một điều kiện không thể thiếu cho cái gì đó vận hành. Cái trước đôi khi nó là một điều kiện cần thiết có không ? mà cái sau đôi khi cái kia nó phải có mặt sau mới được. có cái nó phải nó phải có mặt trước, có khi nó phải có mặt cùng lúc, và có khi anh phải vắng mặt thì tôi mới có cơ hội có mặt. Rồi.

Còn hiện hữu duyên là hiểu rồi. Hiện hữu duyên là nhờ sự có mặt của cái này thì cái kia mới có mặt. Xong chưa ? như nhờ có những hạnh lành này mà các hạnh lành khác mới có cơ hội phát triển. Đúng không ? có hiểu câu nói đó không ? nhờ sự có mặt của những hạnh lành này mà những hạnh lành khác có mặt. Có hiểu chữ hạnh lành không ta ? khi mình có khả năng chánh niệm, khả năng trí tuệ, khả năng kham nhẫn, khả năng từ tâm khi mình có một trong những khả năng đó thì các hạnh lành khác nó mới trào ra được. các vị biết muốn cưu mang một cái đại chúng như này không phải dễ. Mình phải có đủ cái tình để mà họ tin tưởng, họ cảm thấy dễ chịu, cảm thấy thoải mái để họ đến với nhau. hiểu không ? chứ bây giờ các vị ghét nhau các vị đâu có đến với nhau được. các vị phải tin rằng, cái cô kia cổ tới học đạo như mình, và người kia họ cũng phải tin như vậy, các vị phải thương nhau quý nhau các vị mới xáp thành một đám. Chứ còn mà các vị không muốn thấy mặt nhau làm sao mà ráp vô được. cho nên, chính cái lành này nó hỗ trợ cho vô số cái lành khác. Khi mà các vị phải chấp nhận được nhau các vị mới hợp tác và cùng nhau học, mà khi học thì các vị được trí được tùm lum hết phải không ta ? yeah. Cho nên, chỉ riêng cái chuyện, khả năng chấp nhận, khả năng bao dung thôi đó, chỉ riêng cái khả năng bao dung thôi, đã là cái nền cho bao nhiêu cái hạnh lành khác. có phải không ? kỳ này mình không có thời gian. Chứ nếu mà có thời gian rộng học, học một tiếng, ngồi một tiếng, học một tiếng, ngồi một tiếng như vậy thì bà con có dịp vừa học vừa ngủ, ơ vừa nghỉ nữa, rồi thiền này nọ. nghe nè, nếu mà có cái lớp sau. lớp này mình học là mình học chưa kỹ. nhưng mà có cái quan hệ giữa duyên sinh và duyên hệ, quan hệ giữa duyên sinh – duyên hệ là bài một, quan hệ giữa duyên sinh và pháp môn tu hành, cái đó chưa học phải không ? rồi quan hệ giữa duyên hệ với chuyện tu hành là mình đang học đó. rồi kỳ sau mình học quan hệ giữa ba tạng với nhau. Biết ba tạng không ? Ba tạng là Kinh – Luật – Luận. Đó giờ mình cứ tưởng là Tạng luật là của chư tăng không mắc mớ gì đám có tóc. Sai. Rồi mình cứ nói, A tỳ đàm là cao siêu lắm Phật dạy chư thiên không mắc mớ loài người. Sai. Bằng chứng là mấy nay các vị học cái Phật giảng cho chư thiên đó. yeah. Mấy cái này là ngài giảng trên cõi trời Đao Lợi đó. ok bây giờ bà con cho cái ngày chứ cứ nói chung chung. Cụ thể là ngày mấy. mà tôi nói thiệt nghe, cũng phải cỡ này thì được chứ ít quá làm biếng lắm á. Như vậy Christmas cho ngày mấy cụ thể đi. 20- 28 phải không ? rồi, quyết định. Tôi nhận lời 20 -28. Dúng ra cái quan hệ giữa duyên khởi và tứ niệm xứ nó sâu lắm, một mình nó không đáng để học một lớp 3 ngày ; cái quan hệ « do vô minh trong bốn đế mà ta tạo các nghiệp thiện ác » đó, rồi nó đi từ từ « do sanh vào cõi nào mà ta có đủ sáu căn hay không ? » « Do ta có đủ sáu căn hay không mà ta sống nhiều trong trần nào ? Do sống nhiều trong trần nào mà ta tạo nghiệp ác hay nghiệp thiện » rồi « Do tạo nghiệp gì mà ta đi về cảnh nào » cái phần đó muốn bà con phải nhừ như cháo. Và tôi nói trước, có nhiều chuyện mà bà con chỉ nắm căn bản thôi, nhưng mà học thuộc lòng, mai mốt tự nhiên có một ngày, đang mát- xa mặt tự nhiên nó sáng ra. Hiểu không ? cứ học như con nít vậy. trước hết là định nghĩa về bốn đế « Do vô minh trong bốn đế nên người ta trốn khổ tìm vui bằng tạo các nghiệp thiện ác » nói có nghe quen quen không ? « Do các nghiệp thiện ác mà người ta mới có các tâm đầu thai về các cõi. Do đầu thai về các cõi nào mà ta có đủ sáu căn hay không. Tùy thuộc vào chuyện ta có đủ sáu căn hay không mà ta sống nhiều với cái gì, cái gì ở đây là gì ? sắc thinh khí vị xúc. Nghe kịp không ? do ta sống nhiều với cái gì mà đời sống của ta là thiện hay bất thiện. mà do ta thiện hay bất thiện thì chỗ tái sanh của ta là nơi nào đó nó tương ứng với những gì ta hành động. Nghe kịp không ? cứ như vậy nó vòng vòng vòng vòng vòng vòng vậy đó. mà tại sao ta phải tu tứ niệm xứ ? À. Nguyên cái dòng duyên khởi nó như thế này cứ nhân quả nhân quả nhân quả thì có lúc mình tu cái nhân, có lúc mình tu cái quả. Có biết không ? ví dụ như : mắt mình thấy mình biết đang nhìn thấy, lúc đó mình tu với quả hay với nhân ? Quả. Tại sao vậy ? Bởi vì con mắt nó là quả. Nghe kịp không ? thấy chưa. Để giải thích tại sao con mắt là quả là lớn chuyện, tại vì kiếp trước mình thích này thích kia nên đời này mình có con mắt. cho nên mắt nó là quả của nghiệp quá khứ. Nhưng trên cái căn bản của quả này, mình lại dùng cái quả này tiếp tục mình tạo nhân mới. Nghe hiểu không ? vậy thì ôn lại nha : Do đời trước tôi thích thấy, thích nghe, thích ngửi, thích nếm, thích chạm cho nên đời này tôi mới có mắt, tai, mũi, lưỡi. Xong chưa ? Tôi thích mà tôi có tu thì mắt tôi thấy cái tôi thích, tai tôi nghe cái tôi thích. Còn nếu kiếp trước tôi chỉ có thích mà tôi không có tu, thì đời này con mắt tôi chỉ thấy cái cảnh mà tôi không muốn thấy. Có hiểu không ? ví dụ như, tôi thích mặc đồ đẹp mà tôi không có tiền, thì tôi phải mặc đồ xấu. hiểu hả ? tôi thích ăn ngon mà tôi không có tiền thì tôi phải ăn tầm bậy tầm bạ đồ độc, hiểu hả ? rồi tôi thích nước hoa mà tôi không có tiền thì tôi xài ba cái mùi sến. mùi sến biết không ? hả ? cái mùi trời ơi nó kỳ dữ lắm luôn. Rồi tôi thích ăn ngon thích mặc đẹp thích nước hoa thích nữ trang mà không có tiền tôi đeo tùm lum hết có biết nữ trang rẻ tiền không ? mai tôi mua cho rổ nghen. Có biết cái đó không ? vô trong mart á, nó bán mấy cái lấp lánh 3 đồng mắc mớ gì tiếc, mua mới tiếc. có cái mua tiếc mà mất không tiếc có biết không ? mua là vì tiếc tiền, còn mất không tiếc là vì nó không có đáng cái gì hết á. Chỉ tiếc tiền thôi. Cho nên mình tu tứ niệm xứ là có lúc tu với nhân, tu với quả. Là sao ? Tu với nhân là. Thấy có tâm tham biết là tham, thấy sân biết là sân, thấy có thiện biết là thiện, thì đó là tu qua nhân, còn tu qua quả là sao, là khi mắt thấy tai nghe mình biết đó là tu với quả. Và do có chánh niệm thì chúng ta mới kịp thời thấy, chánh niệm lâu ngày, nhớ nha, chỉ chánh niệm thôi. Học giáo lý và sống chánh niệm, đừng có mà bày đặt quán chiếu tôi sợ dữ lắm. Dẹp. Biết cái gì mà quán. Học giáo lý rồi sống chánh niệm tự nhiên một ngày hai ngày ba ngày năm ngày tự nhiên nó bừng ra nó thấy, lúc đó là trí nó đang làm việc. còn hồi đầu chưa biết khỉ gì hết, tự nghe sách nghe kinh, trong kinh người ta phân tích thôi mà mình lấy cái đó mình làm theo là sai. Như trong kinh nói : không có ai đi, chỉ có danh sắc đi. Trong kinh nói vậy là đúng. Rồi mình lại thấy mình làm là sai. Mình đang đi mà mình không có chánh niệm mà mình cứ niệm « danh sắc đi, danh đi », đụng tới ta chửi thì « sắc chửi, danh bực ». trật rồi. hiểu không ? lúc đó nó sai bét rồi. trong kinh nó chỉ nói vậy cho mình hiểu thôi. Ví dụ này nè. Một cái thằng con trai hư quá, thì bà ngoại nói thế này « con có biết mẹ cực lắm không, đừng mê chơi, đừng hoang nữa. con nghe lời ngoại đi. Làm cái gì cũng phải nhớ tới mẹ. Đi học phải nhớ mẹ để học giỏi. về nhà phải nhớ mẹ để làm việc nhà tốt hơn. Đỡ đần cho mẹ. Nhớ nhen, làm cái gì cũng phải nghĩ cho mẹ. Vô giường ngủ con cũng phải nhớ ai mà đã dọn giường cho con. Có phải cái đứa nhà nghèo nào cũng có giường như vậy để mà ngủ vậy đâu. Con nhớ nghen. » thì bà ngoại dặn như vậy đó thì cái thằng này mỗi lần đi đâu nó cũng lấy tên bà ngoại ra nó niệm có đúng không ? hiểu tôi nói không ? nó vẫn bình thường. Nó vẫn học giỏi. nó không cần nhớ tới mẹ như bà ngoại nó dặn. có hiểu tôi nói không ? nhưng mà bà ngoại nó dặn đúng hay sai ? Bà ngoại nó dặn đúng mà. « con nhớ nghen. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được đi học như con. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được quần áo lành lặn như con. Không phải đứa nào nhà nghèo mà tết cũng được lì xì như con. Không phải đứa nào nhà nghèo cũng được chăn êm nệm ấm như con. Con nhớ đi học nè, về nhà nè lúc nào cũng nhớ tới mẹ » « lúc nào cũng nhớ tới mẹ » đó là ngoại dặn, nhưng mà đứa bé nó không cần phải nhớ, nó không cần lúc nào nó cũng, nó vẫn học giỏi có nghĩa là nó đã nhớ tới mẹ nó rồi. có hiểu không ? nó về nó cầm cái chổi là nó đang nhớ mẹ đó. nó rửa đống chén dơ là nó đang nhớ mẹ đó. nó vô dưới sàn nó quơ nó kiếm đống áo dơ nó giặt đó là nó đang nhớ mẹ nó. Chớ nó không cần « mẹ là người ơn vĩ đại nhất đời con » như thằng bé việt nam, cô giáo kêu nó tả « em hãy tả về cha của em », cái nó kêu « ba em là một người tốt bụng, ba em rất yêu súc vật, đặc biệt ba rất yêu loài chó nhưng vì nhà nghèo không đủ mua nguyên con nên ba mua một lần 1-2kg về nhậu thôi. » thì đối với nó nó hiểu ba nó rất là thích mua chó nhưng mà mua về để nhậu hay để nuôi thì nó không biết, nó chỉ biết là ba rất là thích loài chó, yêu súc vật, đặc biệt loài chó « nhưng vì không đủ tiền mua nguyên con nên ba mỗi lần chỉ mua 1-2kg về nhậu thôi » thì như vậy, trên nguyên tắc, thằng nhỏ nói đúng, nhưng trong thực tế nó sai. Cho nên, « y kinh giải nghĩa thì tam thế phật oan, ly kinh nhất tự thì tức đồng ma thuyết » cứ y chang từng chữ trong kinh mà giải nghĩa là hiểu oan, nói oan chư Phật. Chư Phật không có nói như vậy đâu, nhưng mà « ly kinh nhất tự thì tức đồng ma thuyết » có nghĩa là « nói y chang trong kinh là nói oan chư Phật, mà rời kinh một chữ là đã nói lời của ma »

Tôi kể hoài cái chuyện mà thằng bé má nó vô mua mấy lon nước ngọt, má nó đang trả tiền thì nó khui hết thì má nó giật mình mới hỏi tại sao thì nó nói tại vì nắp hộp bảo open here. Có hiểu không ? open here là mua ở đâu thì khui hết ở đó. mà trong khi open here mình có thể hiểu cách khác mà, open here là sao ? nhưng mà thằng bé nó có hiểu sai không cái đã ? Vừa sai mà vừa đúng. Trên văn phạm trên chữ nghĩa trên từ điển nó hiểu đúng. Nhưng mà nó sai với context. Cái bối cảnh thì nó bị sai. Thì tui thề rằng, rất nhiều phật tử đã hiểu kinh như thằng bé « open here » đó. Nhiều chuyện động trời lắm. Việt nam tôi hay nhớ cái cô cán bộ mà xuống vận động nông thôn mà hạn chế sanh con đó. hướng dẫn xài cái condom đó, nói dễ lắm « mỗi lần ban đêm ngủ chụp lên vậy cái là ngủ, không có sợ » thời gian sau họ lên họ thấy vẫn con nít đông quá họ hỏi sao kỳ, nói « tụi tui ngủ vẫn chụp lên ngón tay vậy mà nó vẫn đẻ ». Hiểu không ? có hiểu không ? mà trong khi họ nói « dễ lắm, trước khi ngủ chụp lên vậy là mình ngủ » mà cán bộ nói đúng hay sai, đúng chứ. Chứ không lẽ họ minh họa bằng cách nào ? Rồi chưa kể, có huyện miền Bắc, lúc đó nghèo lắm, Bác Hồ nói, đánh miền Nam, chúng ta không có tiền cho nên hạn chế sanh đẻ, giờ hạn chế bằng cách nào ? thôi bây giờ tạm thời thế này, phát cho mỗi nhà một cái bao lớn, tối ngủ cột ngang thế này, sáng dậy hễ mà cái bao còn nguyên thì có nghĩa an toàn đêm đó. nhưng mà thời gian sau xuống mấy cái xã đó vẫn đẻ đùng đùng đùng đùng, mới hỏi tại sao,thì họ nói, cái bao đó tối bị vướng chân tôi mới đeo hai bao rời nhau. hiểu không ?thay vì đưa hai chân vô một bao thì nó vướng quá, cho nên tụi tui cũng làm theo lời cán bộ là ngủ cũng có bao đàng hoàng mà bọc hai bao nó dễ sinh hoạt hơn. Cho nên khi họ thay đổi cách đó rồi thì họ vẫn đẻ như cũ, tôi không hiểu tại sao thôi, nhưng mà tôi. Có nhiều người hiểu lầm bảo tôi đang nói chuyện bậy nhưng mà hiểu kinh nhiều người hiểu như vậy đó, họ cứ tưởng trùm cái bao vô là an toàn. Hiểu không ? và họ hiểu lấy chụp lên ngón tay là xong. Hoặc là có một cô dược sĩ bên Thụy Sĩ kể tôi nghe thế này, vào một đêm khuya cô bán thuốc, ở bển ít tiệm bán thuốc khuya, cái đêm đó 1-2 h sáng có một cái anh đó người Đông Âu, ảnh tới ảnh nói con tao bị sốt quá đi, nó bị làm mủ lỗ tai nó sưng, nên nó sốt quá, nó không đủ nặng để đi nằm viện nhưng mà bác sĩ có đưa toa kêu về uống thuốc. thì bà này, cô dược sĩ cô mới bán cho một loại thuốc, thuốc cầm thuốc cho trẻ em mà nhét vô hậu môn á. Đưa xong xuôi rồi. cổ dặn cái này nhớ nha phải làm vậy vậy vậy đó. Bữa sau, ảnh trở lại ảnh nói : « sao kỳ, nó vẫn sốt nữa » thì cái cô này, cô biết thuốc đó mạnh lắm mà you có làm đúng như lời tôi nói không ? ổng nói : con của tao nó bị mủ lỗ tai, mà nó bị sốt trên trán, tao nghĩ nhét lỗ tai là đúng rồi, mày kêu nhét lộn rồi nên nhét ở đây (tai). Có hiểu không ? nó đau đâu chữa đó, nó bị làm mủ lỗ tai mà nó bị sốt trên đây nè, thì phải nhét lỗ tai chứ. Mà ổng có lý không ? mình đừng nói người ta ngu, người ta có lý. Cho nên ảnh nghi ngờ trí nhớ của ảnh dở, hoặc là ảnh nghi ngờ bà kia nói nhầm. thế là ảnh về ảnh cứ toang nó vô đây (tai) thì nó đâu có hết. tại vì người ta, cái đó là phải xài ở dưới. cho nên tui kể hết mấy cái chuyện mà bà con tưởng là chuyện cười đó, thật ra đó là mấy cái chuyện nhức đầu, để bà con thấy rằng hiểu kinh không phải là dễ, và có hai con đường để tìm đến chân lý : Một, là ta hiểu vấn đề như nó là. Hai, hiểu nó như mình muốn. Một cái là As it is, hai là as you like. Có hiểu không? Đó là một là hiểu như mình muốn, hai là hiểu như nó là. Mà đa phần chúng ta có khuynh hướng hiểu như mình muốn. Cho nên đó là lý do tại sao, hôm nay chúng ta đến với đạo Phật chúng ta có khuynh hướng thờ tổ hơn thờ Phật, là bởi vì Phật nói thẳng một đường, còn tổ thì nói mỗi cha một kiểu, thì mình lựa cái cha nào giống cái gu của mình thì mình theo cái cha đó. có hiểu không ? Như bên Miến Điện đó, có nhiều cha thiền sư là bị tiểu đường khi dạy đó thì dạy đủ thứ, tứ niệm xứ, a tỳ đàm dạy y như người ta nhưng mà Ngài đặc biệt quan trọng khuyên nên ăn uống đơn giản, cuối cùng điều tra ra là thực đơn đó dành cho người tiểu đường, có hiểu không ? thực ra không phải ngài ác, ngài nghĩ ăn cái đó tốt cho mọi người mà, cho nên bên cạnh việc dạy thiền là ngài nói nhiều lắm, ngài hay nhắc cả chuyện ăn uống phải đơn giản, healthy tùm lum. Mấy ông thiền sư khác không quan tâm mấy chuyện này, nhưng mà ngài thì ngài lại quan tâm, bởi vì ngài có một chế độ rất là fasting. Rồi. Có vị thiền sư là đặt nặng vấn đề ngồi, ngồi càng nhiều càng tốt, truy ra là vị ấy đi đứng không được thoải mái lắm. yeah. Di không được thoái mái, cho nên nói một hồi nó lòi ra là vị này bắt ngồi nhiều đơn giản là vì cái chân vị này rất là to, cho nên không biết là do ngồi nhiều mà to hay do to quá mà phải ngồi nhiều thì tôi không có biết nhưng mà vị này chủ trương, khích lệ ngồi càng nhiều càng tốt. Còn có vị thì khuyến khích là đi phân nửa, ngồi phân nửa bởi vì vị đó đi đứng thoải mái. Có hiểu không ? rồi có vị thiền sư là họ chủ trương là trước khi vào ngồi thiền vị đó bắt mình phải qua lớp giáo lý, ví dụ dòng Mogok là chủ trương là tứ niệm xứ không thể tách rời kiến thức về duyên khởi, tôi nói nghe hiểu không ? không thể tách rời kiến thức về 12 duyên sinh. Cho nên muốn theo dòng mogok là vô là bị, bị hay được không biết, nhưng mà phát cho cuốn sách để đọc, đọc xong mỗi ngày hoặc mỗi tuần hoặc mỗi đêm mình lên trình pháp hay không là chuyện của mình nhưng mà ông thiền sư ổng đem lý duyên khởi ra ổng giảng hoài giảng hoài. Bởi vì sao ? vì vị tổ sư của cái dòng này rất tâm đắc cái vụ 12 duyên khởi. cho nên, phàm phu mình thì thiền sư, pháp sư, giảng sư, luận sư, đều luôn luôn đem cái dấu ấn riêng tư của mình mà gài vào trong lời giảng. Cha đó tâm đắc cái gì cha đó bèn bắt đệ tử ăn cái đó. cho nên khi mình học thầy là mình phải biết cái nào chung cái nào riêng, cái nào của Phật cái nào của tổ. Tổ nghĩa là mấy ông cố nội mình thế này nè, và mỗi cha đều có sở trường sở đoản riêng. Chính sở trường sở đoản đó được mấy cha lồng trong hướng dẫn, và mình nhào vô đó mình lấy nó làm của quý mình thờ, mình thờ được mấy bữa, mình qua ông thầy khác, thì ông thầy khác ổng có tuyệt chiêu khác, thì mình bắt đầu hoang mang. Lẽ ra mình theo Phật thì không hoang mang, hiểu không ? mà đàng này khi mình theo tổ là bắt đầu hoang mang. Nếu quý vị đọc kinh Phật thì sẽ thấy một điều đặc biệt : Đức Phật tránh nói chi tiết, vì sao ? vì càng vào chi tiết ta càng đóng khung vấn đề. Ví dụ như Ngài nói cách nấu canh chua như sau : con chuẩn bị nước, rau mùi, biết rau mùi không ? gồm có rau ngò, rau ôm, rau cần gì đó. Ngài chỉ nói vắn tắt là nước, rau mùi và cái đồ chua, như me, hay là giấm hay là cơm mẻ, hay là trái bần, lá giang cái gì đó, mà Ngài không có nói rõ, Ngài chỉ nói chung thôi. Con phải chuẩn bị nước, rau mùi, đồ chua, đường muối rồi phần còn lại là tùy duyên. Đó là Phật nói. Tới thiền sư bên này thiền sư mới thêm vô : đậu bắp, khóm, nấm, tàu hũ, gía, cà chua ; rồi có cha thì thêm hải sản, có cha thì nấu bằng lươn, cá trê, cá lóc, cá lòng tong. Hiểu không ? có nghĩa là mỗi cha có một kiểu nấu mà canh chua ba miền hình như không giống nhau đúng không ? thế là mình hoang mang, trong khi đó mình, mà có nhiều cha quá mê đạo Phật cho nên cha dành cuốn sách 1000 trang để nói về tác dụng của đậu bắp, ý nghĩa giá trị sinh học của đậu bắp, bà con phải ăn đậu bắp, cứ tưởng nó chưa nấu được nồi canh chua là nó phải đọc 1000 trang về đậu bắp, 2000 trang về nấm rơm, mà nấm búp khác nấm nở, rồi thì bột nêm gồm có các loại nêm chay và nêm mặn, mà nêm mặn gồm có các xuất xứ như sau : Thụy Sĩ khác Đức, Pháp, Thụy Điển, Ba Lan và Do Thái. Cho nên chỉ riêng khoản nấm rơm và bột nêm là đệ tử nó học 8000 trang mà nó vẫn chưa nấu được nồi canh chua, trong khi Phật nói : con chỉ chuẩn bị : nước, rau mùi, đồ chua, muối, phần còn lại …là xong, còn đằng này, vì mỗi cha bày quá nhiều. Thậm chí, có ngài thiền sư viết một cuốn sách 5000 trang chỉ để, với một tựa đề là « Sự đơn giản của Thiền » mà cái câu đầu tiên, cái câu đầu tiên của cuốn sách ghi thế này : « Thiền là một vấn đề vốn dĩ không thể nói hết bằng lời, và rất khó hiểu với mọi người nên nay tôi mạo muội viết cuốn sách mỏng này để hướng dẫn cho bà con » Đệ tử nó khóc nó nói « hên là mỏng ». Mà cái tựa đề là Sự đơn giản của thiền. Có hiểu chuyện đó không ? không tin hả cô ? tôi nói sách thiền của Phật giáo nó nhiều như quân nguyên có biết không ? nó nhiều dữ lắm. Mà cuốn nào cũng vô nói là «Thiền là bất lập danh tự » nào là « Thiền là vô ngôn » « Thiền là không nói được » rồi còn có ngữ lục của thiền còn kể ghê gớm lắm : có một người miệng ngậm một nhánh cây de ra ngoài vực núi, có ai đi ngang hỏi một câu gì đó thì người này có nên trả lời hay không ? bởi vì nếu người này không trả lời thì phụ lòng người hỏi mà trả lời là rớt chết cha. Có nghĩa là, người hành thiền giống như người đang ngậm nhánh cây de ra ngoài vực, không nói được, vì càng nói về thiền là càng nói sai về thiền, mà để viết một cuốn sách xác định Thiền không nói được khoảng 6000 trang. Nó quá phiền. nhất là Sự đơn giản của thiền. và câu đầu tiên là « Thiền vỗn dĩ là một lãnh vực không thể nói hết bằng lời » Tôi rầu quá. Và xin thưa với tất cả bà con cha mẹ ở đây, ai muốn biết cafe là cái gì thì tôi chỉ cho ra starbucks kêu 1 ly quất tại chỗ lết về đây, chứ còn đọc một cuốn sách ngàn trang nó tả về cafe thì tới rằm tháng tám cũng chưa biết cafe nó mùi gì nữa. hiểu không ? cho nên, ăn rồi mà cứ bàn. Bây giờ có cái lớp trên Dallas, lớp online á, lâu lâu bàn : Thế nào là Niết Bàn ? mà trong khi phiền não nó một bụng đi ngang nó tanh rình, thúi hoắc, mà bàn về Niết Bàn. Nắp bàn còn hiểu chưa hết nữa mà bàn về Niết Bàn. Cho nên. Thiền là thiền cái gì. Con lạy các bố học giáo lý dùm. Học giáo lý đàng hoàng căn bản, và sống chánh niệm. That’s it no more. Rồi trên cái nền tảng kiến thức ấy, cộng với đời sống chánh niệm tự nhiên một ngày đẹp trời, một ngày « mùa thu lá bay, mùa hè lá đổ » nào đó, tự nhiên nó bừng nó sáng ra. Vì chánh niệm cộng với kiến thức giáo lý. Đừng có chê, thấy nó vậy chứ nó cần lắm. bởi vì, có nó chuyện đầu tiên là nó giải nghi cho mình rất là nhiều thứ. Ngày hôm qua tôi nói rồi. không thèm học cứ nói Thiền đi con, thì nó thấy cũng sang, nó vô nó ngồi, nó ngồi một hồi tự nhiên nó thấy tùm lum hết, mà nó không biết cái tùm lum đó là cái gì. Nó rối cái chỗ tùm lum đó. yeah. Thì nghe rất là sướng. Không cần học nhiều, học nhiều là « đa thư loạn tâm », học nhiều dễ khùng lắm con. Nghe rất là sướng, nhưng mà tới lúc nó vô nó ngồi rồi nó mới biết. Học không tu là tủ kinh, mà tu không học tu mù thì không có cái nào nên hết. Nghe kịp không ? cho nên, đạo Phật là một sự kết hợp hoàn hảo giữa những điều cần thiết đó chính là Đạo Phật. có nghe kịp không ? Đạo Phật là sự kết hợp hoàn hảo của những gì cần thiết. ta không thể nhắm mắt nhắm mũi mà ta bài bác cái này hoặc nhắm mắt nhắm mũi mà suy tôn thờ phụng cái kia. Mà chúng ta phải nhớ rằng, cốt lõi tinh thần của Đạo Phật chính là sự kết hợp hoàn hảo của những thứ cần thiết. hết. không có cái câu nào hơn về Đạo Phật. Sự kết hợp hoàn hảo của những thứ cần thiết. Có một cái ông đó ổng là nhà điêu khắc rất là nổi tiếng, có người ổng bí quyết điêu khắc, ổng nói rằng : đem về một tảng đá, bỏ đi cái thừa, phần còn lại là tác phẩm. Phật là gì, bỏ đi cái thừa, cái còn sót lại được gọi là Phật mà Ngài gọt hơi kỹ, còn như mình, mình gọt chưa kỹ lắm. Hiểu không ? tạc một cô gái thì chỗ nào cô gái không có thì mình bỏ, chỗ nào cô gái có thì mình thêm mà tạc một ông già thì mình thấy chỗ nào cần có thì mình cho có mà chỗ nào không cần thì mình bỏ. còn đàng này tạc ông già thì quất một cục đây. Còn tạc cô giáo lại quất một chùm râu đây là sai. Ok ? Để tạc một tác phẩm cứ nhớ công thức đơn giản : Tha về một tảng đá, một khối gỗ, một khối kim loại, bỏ đi chỗ thừa, phần còn lại là tác phẩm. và đó cũng là một công thức của duyên hệ : sự vắng mặt một cách cần thiết thì sẽ đem lại vô vàn lợi ích. Sự vắng mặt một cách thiếu thốn, sự vắng mặt mà để lại cái thiếu thốn là để lại vô số cái di họa. Hiểu không ? Có nhiều cái không cần thiết, nó chỉ là họa. Mà quá ít cái cần thiết cũng là họa. Hiểu không ?

Rồi bây giờ mình học qua duyên khác. Đó là Thiền duyên. Khoan khoan. Cái vô hữu duyên nãy giờ mình có ghi không ? sự có mặt của một hạnh lành là nó sẽ xóa sổ nhiều cái xấu. bây giờ mình học cái Thiền duyên. Tui mê cái duyên hệ này lắm. tui mê lắm bởi vì nó quá thơ mộng, romantic, người không biết thì thấy nó khô queo à. Các vị biết sa mạc là khô là thiếu nước, nhưng có ai từng qua đêm ở sa mạc, có ai đó từng thấy hoàng hôn trên sa mạc, người đó mới thấy sa mạc là chỗ honeymoon tuyệt vời quý vị biết không ? mà bởi vì chúng ta không đủ sức khỏe, chúng ta cứ thấy sa mạc là chúng ta sợ. Chúng ta không đủ sức khỏe để đi biển nên chúng ta sợ đại dương. Chúng ta không đủ sức khỏe leo núi nên chúng ta sợ núi cao. Mà trong khi những chỗ đó là chỗ đẹp tuyệt vời, còn ba cái hố cà chớn của mình là chỗ tào lao. Cái chỗ nào gần bệnh viện chỗ đó không đáng đi chơi, mặc dù có gì thì nó hú ò e ò e. Thật ra, chỗ đi chơi không phải gần bệnh viên, hiểu không, mà vì bản chất mình thích cái an toàn. Có hiểu không ? vì ta vốn thích cái an toàn nên nhà ở phố thường có giá. Vì thế, Việt Nam có câu : Nhà mặt phố bố làm to là ngon lành. Chứ thật ra chỗ ở ngon lành nhất của chúng ta không phải là phố xá mà là, cho nên quý vị để ý, dân tỷ phú toàn nó mua nhà giáp thiên nhiên không à. Hình như tôi nói đúng thì phải, đúng không ? như ở colorado denvor nó có một khu trượt tuyết, vô sâu một chút toàn mấy ông cố nội không. Thụy sỹ cũng vậy. Nước nào cũng vậy hết. Như bên Florida mà cái gần Sarasota nó có cái đảo gọi là Anamaria. Anamaria thì tui cũng nhắc cho bà con nhớ : Ai thích tắm biển, mê màu nước biển xanh mà không muốn đi xa về Miami làm ơn lết xuống phi trường, đi 1 tiếng đồng hồ từ phi trường tới Anamaria nó xanh lè nó đẹp lộng lẫy luôn, mà chỗ đó lại là chỗ nhà giàu nó ở. Mà họ giàu kệ họ, mình tắm mình cứ ra biển tắm miễn phí thôi. Tôi không nói lạc đề đâu. Tôi muốn nói rằng, cái đỉnh cao của đời sống chính là cái gì thiên nhiên. Nghe kịp không ? chính là thiên nhiên. Tại vì chúng ta không có đủ sức để sống thiên nhiên thế là chúng ta phải trở về với cái nhân tạo. Chúng ta không đủ sức để bơi lội trong cái biển giáo lý thế là chúng ta quay về tà sư ngoại đạo. Hiểu không ? Mấy cái thứ đơn giản á. Cúng rồi khấn mấy cái không hiểu. vậy là xong. Thờ lạy mấy cái mình không hiểu lắm tu cho nó dễ. chứ còn tu theo cái gì mà phải nghiên cứu, phải nhăn mày bóp trán. Mệt quá. Tu cái gì mà rờ rờ khỏe là được rồi. ok ? từ từ tui thấy nhìn quý vị tui bớt thèm ăn hơn. Mấy người coi họ không hiểu làm sao mà ổng dòm đệ tử mà dòm chỗ nào cũng nuốt nước miếng hết trơn. Hồi sáng tôi nhìn các vị mà tôi đói bụng luôn á. Cái này bỏ muối vô, lửa lớn là ngon lắm, 45 phút. Thơm lừng.

Rồi, Thiền duyên, là lực đẩy, có hiểu chữ lực đẩy không ? là lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó. Hiểu không ? ví dụ như các vị có đồng ý với tôi là, cái xe hơi mà động cơ chạy máy dầu không ? mình đổ dầu vô là nó đốt đúng không ? nó đốt để nó kích thích cái ở đây cũng vậy. Chưa hết. Nghe giảng đừng có ghi. Nền văn hóa văn minh văn hiến của nhân loại có đúng là nó được mọc lên từ đống tro tàn của vô số thứ khác đúng không ? hình như vậy. Có nghĩa là, chính cái sức đốt, hơi nóng đó nó tạo ra nhiều thứ lắm. Thiền duyên là gì ? Thiền duyên là ở đây gồm có 7 cái lực, 7 sức đốt. Thiền duyên ở đây là chỉ cho 7 ngọn lửa, 7 thứ lửa, còn gọi là chi thiền, chi phối toàn bộ đời sống của chúng sinh. Hồi đó giờ các vị học các vị biết chi thiền gồm có mấy ta ? chi thiền, có nghĩa là một người đắc sơ thiền tâm họ có đủ mấy chi thiền ? đúng không ? ở đây kể 7 có thấy kỳ không ? khổ vậy đó. Bảy. Bảy phải thêm nữa, là : Tầm – Tứ – Hỷ – Lạc – Định – Ưu – Xả. cứ nghe rồi tôi mới giải thích tại sao. Khổ quá. Cứ hễ cái gì mà không giống cái biết của mình là giãy nảy lên chưa chịu. Sao cô kể chi thiền cô kể sao trục trặc quá vậy ? Định đâu ? Định bỏ đâu ? Tầm – Tứ – Hỷ – Lạc – Định – Ưu – Xả. Cái căn bản còn không thuộc, mà không thuộc thì kể trục trặc, trục trặc tui nhớ câu chuyện. Trong một chuyến bay dân dụng, hành khách yên vị hết rồi thì họ nghe thông báo, announcement là : « Kính thưa quý khách đang có mặt trên chuyến bay 367, đây là chuyến bay hàng không dân dụng đầu tiên không cần có phi công. Mọi cơ chế đều hoàn toàn hoạt động. Cho đến bây giờ mọi thứ vẫn an toàn, không có gì trục trặc trục trặc trục trặc trục trặc… » thì chưa kịp bay, chỉ mới thông báo là nó đã trục trặc. Nguyên đám hành khách run bắn lên, có người sờ xuống ướt nhẹp. Bởi vì nó chưa có take off mà nó đã là trục trặc. Bài thì không thuộc, mà cứ : Tầm – Tứ – Hỷ – Lạc – Định a Lịnh – Đạc không có, cứ thuộc 5 cái cũ trước rồi giộng 2 cái sau là êm ru rồi. Cô về cô phải tập cái bài cửu chương này nè, « ba tui là chồng má tui. Má tui là vợ của ba tui » mình thấy nó thường nhưng mà học hông xong cái mai mốt ta hỏi : Ba anh là gì của má anh ? mình nói là con là không được. Thấy nó thường vậy chứ nhiều người họ nói lộn. Rồi.

Định nghĩa Tầm là gì mới hiểu Tại sao nó có sức chi phối lớn như vậy ? Tầm á là khả năng hướng tâm tới cảnh. Tầm là sự hướng tâm tới cảnh. Xong chưa ? Tứ là trạng thái quan sát đối tượng. Xong chưa ? Bữa nay tôi hướng dẫn cho các vị một thứ mà các vị có lẽ khó tìm thấy ở đâu nói tới, mặc dù sách nào cũng có nói. Tôi sẽ dạy quý vị một chuyện mà ở sách nào cũng nói mà hiếm người thấy ra cái đó. nó vô lý vậy đó. sách nào cũng có nói hết á. Mà hiếm người thấy ra cái đó. Tới đâu rồi ? Trong kinh ví dụ, tầm như động tác bay tới của con ong và tứ là động tác vờn quanh đóa hoa. Dó là Tầm và Tứ. Xong chưa ? Chấm. Hai tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục. có hiểu chữ hưởng dục không ta ? hưởng dục có nghĩa là còn đam mê trong năm trần cảnh á. Rồi, bây giờ bắt đầu. Quý vị học cái quý vị thấy ở các kinh mà lại không nhận ra. Có hiểu chữ thấy mà không nhận ra không ? Bởi vì nhiều khi to look mà không có see. Có hiểu hai cái đó không ? To look mà không có see. Thấy mà không nhận ra. Tới đâu rồi? Có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng sơ thiền, mở ngoặc đơn (vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh, xong chưa ta? Đóng lại) khi nào mà tâm ly dục chưa đủ mạnh thì để nhận biết một đối tượng ta còn cần đến hai tâm sở Tầm và Tứ. xong chưa? Ai dọc dùm cho cổ chứ tui không có nhớ. Ngay cả với một vị La hán, tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền tức còn đang sống với năm trần cảnh vật chất, xong chưa? Thì cũng phải xài hai tâm sở tầm, tứ này. Nói vậy có nghĩa là, sự có mặt của hai tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của tất cả các tầng thiền từ nhị thiền trở lên. Cái cô ngồi trên ghế cổ nhìn tôi mà không có hiểu cái gì ở cổ. Của các tầng thiền từ nhị thiền trở lên. Xong chưa? Tầm, Tứ giống như cây nạng của người tàn tật. xong chưa? Ta thấy người nào còn dùng nó thì phải hiểu rằng sức khỏe của họ có vấn đề, đúng không ta? Tức là quý vị không biết tôi là ai, không biết tôi sức khỏe thế nào, mà các vị thấy tôi cầm cái cây nạng thì các vị có hiểu ngầm các vị có nhờ tôi vác lúa được không? Why? Đi còn không nổi mà vác cái gì. Trời ơi, có vụ làm biếng nữa. Tôi chưa gặp người nào mà làm biếng đến mức mà xài tới cây nạng. Tôi chưa từng gặp á. Làm biếng mà sao nó đủ siêng mà cầm cái cây nạng. làm biếng là phải vô giường nó nằm. Hoặc là nó ngồi đất cái mông nó chà nó lết chứ tôi chưa có gặp cái thằng nào làm biếng mà đi kiếm cái nạng. có ai làm biếng như ông này mà mua cái nạng về chống không? Tui có làm chuyện này. Bên Thụy Sỹ là chính phủ hỗ trợ y tế cho dân triệt để, không phải họ tốt gì đâu, mà bởi vì lúc người dân đi làm đóng thuế. Cho nên ba cái dụng cụ y tế cực tốt mà được hỗ trợ với cái giá cực rẻ, thậm chí cho không. Mà nó đâu ra? Tiền của you hồi đó you đóng thuế you nhớ không? Giờ tui lấy ra tui lo cho you. Mà có những cái ông tàn tật cao cấp thì ổng chống được một thời gian ổng chuyển qua loại này, rồi ổng chuyện được thời gian cái loại hai chân qua loại 4 chân, 4 chân chuyển qua xe lăn. Những cái mà không xài nữa, nếu trong bệnh viện thì người ta sẽ chuyển cho người khác, nếu trong nhà chả thì đành phải cho. Thế là tiệm đồ cũ nó nhiều vô thiên lủng, nó nhiều lắm. tui nhìn nó mà tui thấy nó nhiều quá mà nó tốt quá, nó mới tinh à, tôi nghĩ “cái này có xài được không ta?” tôi vừa nghĩ cái huệ nó lên liền. nó có 2 cái que, cái trên để chống cái nách, cái que dưới để chống cái này. Tôi mới mua về, Nó bán có 50 xu một cây, tôi về tôi cưa cái trên, nó còn lại cái dưới. Cái dưới là cái cầm mà cái trên là để luồn vô. Mà của Thụy Sĩ là nó đề Swiss made, aircraft grade aluminium mà swiss made,tức là nhôm máy bay đó. Mà trẫm thấy nó rẻ quá, trẫm làm 8 cây. Coi như tui để đó mà biết mấy người không biết nói sao nhiều vậy sư. Tui nói để đó đi có bữa xài. Và một ngày đẹp trời kia, có nguyên một đám quân nguyên từ bên Đức nó ghé qua học giáo lý, rủ đi rừng, tự nhiên nói có cái gậy ngon à. Kêu vô đây ta phát cho tụi bây đứa một cây, Trời ơi, nó kêu “cái này, sư ơi đại trí huệ mới nghĩ ra!” cầm vô cùng vừa tay vô cùng vừa tay mà chắc lắm, very stable, stable lắm, nhôm dày vầy nè, aircraft grade, ngon lắm. Tuy nhiên, khi mà tui chế qua cây gậy thì tình hình nó khác, chứ nếu mà là cây nạng thì nó ghê lắm. Nhà tui nó âm u, không khí nặng nề lắm. có hai thứ mà tui sợ, một là chân giả, hai là nạng, ba là răng giả. Vô nhà tắm mà mình gặp cái ly nó để cái răng mà nó để vừa huýt gió vừa đánh răng mình ngại lắm. Thì Tầm Tứ nó giống như nạng của người bị thương vậy đó. Tôi không biết sức khỏe của anh ra sao mà tên nào mà nó còn xài cái này là mình thấy thằng đó không thọt mà mình thọt đó. Cho nên là. Có biết thọt không? Cà thọt, cà nhắc. thì muốn cho nó mau mà nó lâu quá. Hết pin rồi nè. Tháo bớt cục ra. Ờ nghỉ sớm cho bà con khỏe

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app