Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Nó vô cùng gần gũi thiết thân giữa A tỳ đàm và tuệ quán. Đương nhiên là liên quan đến đời sống thường nhật của chúng ta, bởi vì, nói cho rốt ráo, pháp môn tuệ quán chính là kỹ thuật sống thường nhật, mà nhiều người lại tách nó ra. Mà tách cái pháp học pháp hành ra là một cái hiểu sai vô cùng lớn bởi vì cái pháp học nó là theory, nó là lý thuyết nó là technique. Thí dụ mình nói mình muốn ăn kiêng, thì mình cũng phải biết là rau trái củ quả nó ra làm sao thì khoảng cách từ kiến thức rau trái củ quả qua cái chuyện mình xuống bếp rồi từ bếp lên bàn ăn nó cách nhau đâu có xa, hiểu không? Mà nhiều người họ lại phân ra rất là xa. Họ nói rằng, từ kiến thức rau củ quả qua chuyện nấu nướng theo họ rất là xa, rồi từ chuyện nấu nướng từ cái bếp mà lên tới bàn ăn theo họ rất là xa, mà thật ra theo tinh thần của nhà Phật thì cái kiến thức rau trái củ quả nó không có xa nhà bếp, và nhà bếp nó không có xa bàn ăn, và bàn ăn nó không có xa cái bao tử của mình. Thì khi hiểu như vậy, kiến thức rau trái củ quả nó rất là cần thiết, còn đàng này quý vị xé nó ra tự quý vị xếp à. Từ cái kiến thức rau trái củ quả là nó tám ngàn cây số mới tới nhà bếp, rồi từ nhà bếp nó tám ngàn cây số nó mới lên tới bàn ăn, rồi từ bàn ăn nó tới tám ngàn cây số mới tới cái bao tử thì nó quá xa đi. Các vị có thấy không? Nó quá xa. Trong khi đó thật ra nó không có tới tám ngàn cây số mà nó chỉ có một gang tay thôi. Từ kiến thức rau trái củ quả bước xuống nhà bếp, rồi từ nhà bếp lên bàn ăn, từ bàn ăn vô bao tử rồi từ bao tử đi vô bệnh viện, từ bệnh viện ra ngoài nghĩa trang rất là gần. cho nên một bài báo Việt nam ghi thế này: “Con đường ngắn nhất đến nghĩa trang là thực phẩm”. tính theo tỷ lệ dân số thì Việt nam và trung quốc bây giờ là một trong những nước top ten hành tinh về tỷ lệ ung thư, ung thư các loại, ung thư bên phụ khoa, ung thư bên nam giới, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt bên nam hay ung thư cái dzụ kia bên nữ. ung thư phủ thông là ung thư unisex nữa. Biết ung thư unisex không? Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư máu, ung thư da gọi là ung thư unisex; còn ung thư mà ung thư khác biệt, ví dụ như ung thư phụ khoa của bên mấy cô, còn tuyến tiền liệt là bên tui. Bên Âu Cơ với Lạc Long Quân đó.

Rồi, giờ mình ôn lại ngày hôm qua mình học cái gì? Ngày hôm qua mình học các mối liên quan, liên quan và tương quan giữa duyên sinh và duyên hệ. Duyên sinh là gì? Duyên sinh dạy cho ta biết vì đâu ta có mặt trên đời, và nhờ các điều kiện. và Duyên hệ là dạy cho ta biết mối liên quan giữa các điều kiện ấy với nhau. Nghe kịp không? Hiểu không? Duyên sinh cho ta biết rằng: nhờ có cha, mẹ, cơm, áo mình mới sống được. Đó là Duyên sinh. Còn Duyên hệ cho mình biết thế nào là mối liên quan giữa thân xác này với xã hội, thế nào là mối liên quan giữa tiền bạc với kiến thức, với quan hệ xã hội, với tình cảm, với gia đạo, nghe kịp không? Duyên hệ phanh phui cái đó ra. Còn Duyên sinh cho mình biết rằng vì đâu mình có mặt trên đời này. Thì hôm qua tôi ôn lại Duyên sinh, từ cái chỗ vô minh trong bốn đế, ta tạo các nghiệp thiện ác. Tôi ôn riết nghe nó kỳ, nhưng mà tôi mong quý vị vì ngán quá mà nó nhớ, có biết cái đó không? Có nhiều người ghét Chế Linh mà ghét tới mức thuộc lòng hết trơn luôn: có ngày lòng anh buồn nhớ đừng phụ bạc anh nhé trời ơi tui ớn muốn chết. Tui ghét mà thuộc lòng luôn. Quá ghét. Ba cái “ Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” gì đó, “biên cương lá rơi Thu Hà em ơi” mà rầu muốn chết, mà ghét riết rồi nó thuộc làu làu làu làu vậy đó. Nhiều người không biết tưởng tui thuộc bởi vì tôi thích. Không phải, tôi oải quá, tôi thuộc cái đó. Thì A tỳ đàm cũng vậy, có hai hạng người thuộc làu làu. Cái hạng thứ nhất là nó thích; Hạng thứ hai là cứ gặp mặt ổng là “do không hiểu bốn đế nên tạo các nghiệp thiện ác” tui làm riết mà các vị ngán là đành phải thuộc, khi thuộc rồi khi đi hành thiền mới nhớ ơn, giờ đó tui vô ngủ rồi. tối vô ngủ rồi.

Rồi, do không hiểu bốn đế là gì, do không hiểu mọi thứ ở đời là khổ, do không hiểu rằng, thích trong khổ là con đường thêm khổ. Do không hiểu rằng, muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. do không hiểu rằng, khi hiểu được như vậy là con đường thoát khổ. Do vô minh trong bốn đế nên mới tạo các nghiệp thiện ác. Do tạo các nghiệp thiện ác, nên mới có tâm đầu thai đi về các cõi, do có đi về các cõi nên tùy cõi mà ta có sáu căn hay không, và tùy thuộc vào chuyện ta có sáu căn ta sống nhiều với trần cảnh nào, và tùy thuộc vào việc ta sống nhiều trong trần cảnh nào ta sẽ đam mê nhiều trong thứ nào, và tùy thuộc vào ta đam mê nhiều trong thứ nào thì ta sẽ tạo các nghiệp thiện ác nó tương ứng với niềm đam mê ấy. Có nghe kịp chưa? Và chính vì tạo thiện ác tương ứng với đam mê ấy cho nên ta mới đi vào cõi tương ứng. Và từ cái chỗ đi về cõi tương ứng đó đó thì ta mới có sanh có già có đau có chết. Có người thì do họ sanh về cõi đặc biệt. Nghe. Nghe. Có người do sanh về cõi đặc biệt cho nên là từ sanh tới tử hơi xa, thì ta gọi đó là cõi? Cõi sống lâu! Từ sanh tới tử mà cách hơi xa mình gọi là cõi sống lâu, hoặc là có những cõi mà chỉ có sanh có tử mà không có già không có bệnh. Có không ta? Hình như có à. Hình như có. Nhưng mà mình nghe vậy mình có ham cõi đó không? không có già không có bệnh mà? Mà cuối cùng hình như cũng chết phải không ta? Hình như vẫn chết phải không? Rồi nó chết rồi nó đi về đâu? Thấy ghê không? Phi tưởng phi phi tưởng là lên đó 84 ngàn đại kiếp, tưởng sao, nó hết cái đó nó lại bất định nữa. nghĩ cái đó mới run. Và phải nói thêm. Hôm qua tôi nói cái vòng sanh tử nó đáng sợ ở chỗ là: thứ nhứt, cơ hội làm ác rất là lớn; cơ hội gặp bạn lành rất là hiếm; và chính vì cơ hội gặp bạn lành rất hiếm cho nên cơ hội gặp bạn xấu rất là lớn. Chính vì cơ hội gặp người xấu rất là lớn nên cơ hội mình tập những cái xấu rất là lớn, mà khi cái này lớn thì cái kia nó teo, cái gì teo? Cái thiện nó teo. Khổ quá. Cái ngực nó nở thì cái mông nó nhỏ. Cái mông nó nở thì cái ngực nó nhỏ. Tui nè, đang nói ngược nè. Thì coi như cái này nó phình thì cái kia nó teo. Nghe kịp không? Cho nên người ta nói, tướng bạn càng lớn thì trái tim sẽ teo lại, à ha, hoặc là cái khối trí óc phát triển quá thì trái tim nó cũng teo. Duy lý quá thì cảm thông ít lại. Chỉ có Bồ Tát là Bi Trí kim ưu. Chỉ có Bồ Tát thôi. Bi Trí kim ưu là cái nào cũng phải tròn vo hết á mới làm Bồ Tát được. Còn phàm phu mình, hễ nặng tình thì nó yếu trí, mà nặng trí thì nó yếu cái tình. Giống như Việt Nam mình có câu: muốn thử nhiệt độ thì dùng nhiệt kế, muốn thì sức khỏe đàn ông thì dùng cái vợ kế. Cái nhiệt kế là cái gì, cái thermometer, muốn thử nhiệt độ thì dùng nhiệt kế, muốn thử sức khỏe đàn ông thì dùng vợ kế. Thấy thằng cha nào có vợ kế là biết thằng cha đó khỏe. Trên đời cái gì cũng nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn thôi. Có hiểu câu đó không? Trên đời gì cũng nhỏ chỉ có vợ nhỏ là chuyện lớn. Có người nói tới học với sự học đời nhiều hơn đạo.

Ghi nè:

Mình học trên lý thuyết thì đơn giản như vậy đó, do có nghiệp thiện ác rồi mới đi về các cõi. Rồi từ việc về các cõi đó mình có đủ sáu căn hay không, từ cái chuyện mình có đủ sáu căn hay không thì mình mới sống nặng về cái gì. Kịp không? Và chính vì anh sống nặng về cái gì cho nên anh thích và ghét không giống nhau. Có hiểu không ta? Và chính từ chỗ anh thích và ghét không giống nhau, chỗ thích và ghét của anh không giống của tôi, cho nên cái thiện và ác của anh nó không giống tôi. Và đừng coi thường cái chuyện mà mình thích ghét cái gì, mình quan tâm mình nặng lòng cái gì, tưởng “ôi cái đó chuyện nhỏ xíu”. Sai. Chính vì mình thích mình ghét mình nặng lòng mình phân tâm mình chia trí nhiều cho cái gì chính cái đó quyết định cái suy tư, cái cảm xúc rồi sau đó là hành động của mình. Chính hành động đó được là thiện hay ác. Mà tôi nói một ngàn lần rằng thì là, các vị hỏi tôi nhiều chuyện, hỏi “Sư ơi, cái chuyện đó có hay không?” tôi sẽ trả lời như thế này, có khi tôi trả lời là “Có” có khi tôi nói “Không”, nhưng có nhiều khi tôi nói “Tôi không rõ nhưng nếu có thì không có gì lạ” có nhớ cách nói đó không? Tôi nói “Có nhiều chuyện tôi không có dám chắc, nhưng nếu mà nó có thì không có gì lạ” ví dụ, hỏi tôi vậy chứ “Sư tin có chuyện tái sanh không?” “Tôi tin”, các vị hỏi “Sư có tin các cảnh giới mà nghe nó hơi kỳ kỳ không? Ví dụ, có cảnh giới không tâm, có cảnh giới không sắc, có cảnh giới khổ như điên, có cảnh giới sướng như tin không?” tôi không dám nói “Có” hay “Không” nhưng tôi nói “Nếu có không có gì lạ” là vì sao? Vì hôm qua tôi nói rồi. Cũng dòng điện đó, nhưng khi nó gặp một, khi người ta áp dụng một số nguyên tắc đặc biệt thì dòng điện đó nó tạo ra hơi nóng, cũng dòng điện đó nhưng khi nó kết hợp với một số nguyên tắc vật lý nó sẽ tạo ra hơi lạnh. Rồi các vị sẽ đồng ý với tôi, là có những loại cây, có những loại cá, có những loại động vật và thực vật nó chỉ hợp với nguồn nước mặn thôi, có đúng không? có những sinh vật nó chỉ thích hợp với nguồn nước lợ thôi. Lợ có nghĩa là. Có những sinh vật, sinh vật ở đây là bao gồm động thực vật, thì nó lại thích hợp với nguồn nước ngọt thôi. Cái cấu trúc sinh học của nó buộc nó phải sống trong đó, phải sinh sôi, phát triển trong đó nó không đi ra ngoài được đúng không? Vậy, đời sống tâm lý của chúng ta nó đưa ta về vùng đất thích hợp với mình mai này, cho nên quý vị có nghe “tâm địa” không? Địa là đất. Chính cái tâm địa của you nó quyết định you sẽ đi về phương trời nào trong cái trời đất này, Chuyện đó không có gì lạ hết. You sống nhiều về cái gì thì you sẽ đi về chỗ đó. Tôi nói hoài là tâm mình, cái mind của mình, giống như là nước vậy. Nước ở dạng air thì tự động nó bốc lên, không cần quỳ lạy, cầu khẩn, van xin gì hết, tự động nó bốc lên. Mà nước ở dạng liquid thì tự động nó tìm chỗ thấp nó chảy xuống. Một cái tâm hồn mà ích kỷ, nhỏ mọn, tị hiềm, ghen tuông, tham lam, sân hận, ái tham sân si, ái mạn kiến nghi khi chết tự động nó kiếm chỗ thấp nó chun xuống. Còn một tâm hồn bao dung, từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, thiền định thì tự nhiên khi tắt thở nó sẽ bốc lên. Thực vậy, một tảng đá liệng xuống sông, cả làng ra cầu nguyện nó vẫn chìm. Một thùng dầu đổ xuống sông, cả làng ra chửi cha nó nó vẫn nổi. Cho nên mỗi lần tôi đi tụng kinh cầu siêu, tôi không biết tôi tụng cho đá hay dầu đây. Nếu dầu thì nó không cần tôi tụng, còn nếu nó là cái cục đá bà cố tôi tụng nó cũng không có nổi. Cho nên mỗi lần tôi tụng tôi hay hỏi cái xác you là thùng dầu hay cục đá mà thấy cái mặt của you đá hơi nhiều. Hồi nó sống, nó đâu có đi chùa, nó đâu có nghe pháp, nó đâu có hành thiền, có biết khỉ gì đâu, tới hồi nó chết, gia đình quăng cho ông sư trăm đồng bạc, nhét bao thơ, đè ra tụng. Tụng cái gì. Rẻ quá. Có trăm đồng đòi siêu, siêu về đâu? Tây phương cực lạc hay Tây Ninh cực khổ? Các vị biết có một lần, nó có trận tornado, nó cuốn ngang một thành phố, nó hốt một đống tiền lên thiên đường, thì Thánh Peter ra mở cửa, Thánh rước tất cả các tờ một đồng hai đồng vào trong hết, riêng tờ 100 thì Thánh đẩy ra ngoài, Thánh đóng cửa lại, không có nhận. Rồi mấy tờ 100 Euro, 500 franc Thụy Sỹ, 100 Đô la nó tức,nói “chúng tôi ở dưới trần có giá lắm mà sao trên đây bạc đãi chúng tôi như vậy” Thánh Peter nói “ Tụi bây mấy thằng mà 50 trở lên đâu có đi chùa nhà thờ gì đâu, thấy đi nhà thờ toàn mấy thằng tiền lẻ không à. Cho nên đứa nào đi chùa nhiều, đi nhà thờ thì mới vô đây” Đó, bởi, cho nên tôi nhìn mấy tờ một trăm trăm tôi trân trọng ghê lắm. bởi vậy. chớ còn mấy cái tờ. bên pháp mà thấy bà con đưa bao thơ mà họ đưa mỏng mỏng á thì nghĩ “chắc cũng không bao nhiêu” còn đưa dày dày “chắc bạc cắc” mà càng dày tôi càng làm biếng mở, vì đếm nó mỏi tay. Rồi có lần tôi đi dạy học mà cho cái bao mỏng lét, tôi nghĩ “chắc cheque”, tôi còn hình dung “không biết hai số không hay ba số không ta?” tới hồi mở ra, tôi cầm tờ giấy nó viết bài thơ. Trời ơi. Tôi nổi điên lên. Từ ngày đó tôi mới thù thơ cho đến bây giờ. Bài thơ mà thơ khen tui. Tui nói “Trời ơi, cho con năm đồng con mua cây cà rem con ăn được”. Nó tặng thơ cho mình, tôi thù, tôi ghét thơ tới bây giờ luôn. Mà trong khi, cái câu của mình nó đưa mà mình làm màu mình không thèm dòm, “coi thường danh lợi” để đó mà trong bụng thì tính “hai số không hay ba số không” cái mặt nó sang sang nó xài túi LV chắc ba số. Rồi bây giờ tới tính số đầu nè. Số đầu là mấy ta? Một, hai, không, LV chắc phải số ba quá. Trời đất ơi, về mở ra nó quất cho mình cái bài thơ. Tôi lạy cái bà nội đó luôn. Kể ra mà nghe nhục.

Tôi ôn lại. Đời sống này nói một cách đơn giản thì cơm gạo áo tiền nuôi lớn chúng ta. Nói xa một chút, thì tinh cha huyết mẹ cấu tạo nên hình hài này. Đó là nói một cách rất là duy lý, rất là thể lý nhưng mà nói rốt ráo theo đạo Phật, hiểu như vậy đó, thì mình chưa có hiểu lắm về thân xác này và hiện hữu này. Và nếu anh không hiểu nó lắm thì làm sao anh giải quyết được vấn đề của nó. Hiểu không? Anh hiểu về nó sơ sài quá, giống như nhiều người nói “tu không cần học giáo lý” hay câu nói đó hay đó. Nhưng khi anh hiểu nó sơ sài, anh sẽ tu nó sơ sài. Mà anh tu sơ sài, thì anh sẽ đắc sơ sài. Anh tu rốt ráo thì anh ngồi tòa sen, còn anh tu sơ sài thì anh ngồi lá sen, mà tu tệ nữa thì ngồi dưới đáy của hồ sen mà đáy của hồ sen nó còn một tên gọi khác nôm na là đáy sình. Có đúng vậy không? Đáy hồ sen là đáy sình nhưng mà mình gọi hơi sang là đáy hồ sen.

Tất cả vấn đề trên thế giới nó đều được giải quyết khi nó transparency. Nha sĩ muốn nhổ cái răng của mình thì họ phải biết rõ nó như thế nào, thậm chí khi họ quan sát cái răng của mình họ thấy cái răng này họ nhổ không được họ gửi cho specialist. Có biết chuyện đó không? Bởi, cách đây không lâu, có một bà nha sĩ bên mỹ về việt nam bả mở phòng mạch, ế chỏng gọng. Cuối cùng mới điều tra ra là bả để quảng cáo là “ở đây nhổ răng không đau” nó đau mới nhổ mà bả nhổ răng không đau có nghĩa là cái răng còn nguyên bả đè ra bả nhổ. Có hiểu không? Cho nên, mình phải biết, mình phải biết cái răng nó có vấn đề gì mình mới giải quyết nó được. còn đàng này a là mình không có biết vấn đề nó là mình nhổ lộn cái rằng. ở việt nam vừa rồi có cái màn mổ lộn đó. Cho nên bây giờ người ta mới xăm tùm lum hết, xăm “đây là chân trái” “đây là chân phải” phải từ trái để bác sĩ không có mổ lộn. Là bởi vì phải biết chính xác, hiểu tận cùng vấn đề thì ta mới có thể giải quyết rốt ráo triệt để gốc rễ của vấn đề. Nghe kịp không? Thì ở đây cũng vậy. Trong kinh nói, mỗi giây phút trôi qua, chúng ta sống với một biển duyên hệ trùng trùng. Có nghĩa là sao? Trước hết vô số điều kiện đan xen, hòa quyện vào nhau để làm nên một tấm thảm sinh hữu, vô số điều kiện và nhân duyên đan xen hòa quyện vào nhau để nó cộng nên dòng chảy tương tục và từng cái mắt xích nhân duyên ấy nó có một cái ý nghĩa, nó có một cái tác dụng khác nhau nên từ đó nó cũng có tên gọi không giống nhau. Nghe kịp không? Thí dụ, để làm nên một dòng chảy, chúng ta cần yếu tố liên tục, có hiểu không? Nó phải liên tục. Có rất nhiều thứ trên đời này nó phải phát triển, nó chỉ sinh sôi, nó chỉ tồn tại bằng lực đẩy của một cái sự liên tục, ví dụ như hơi thở chẳng hạn. Hơi thở trước và hơi thở sau nó phải liên tục chứ nếu không mà nó bị đứt khúc khoảng 3 phút là chúng ta chết. Ăn cũng vậy, uống cũng vậy, vận động cơ thể cũng vậy. Các vị biết, Mỹ nhiều khi người ta bỏ tiền ra người ta thuê những người ăn rồi nằm im trong năm tháng bảy tháng để người ta theo dõi biến diễn của một cơ thể không vận động, thì họ mới thấy ra một chuyện rất là giật mình. Đó là, cái gì lẽ ra nó phải được liên tục mà bây giờ nó không được liên tục thì bèn nảy sinh vấn đề. Các vị có biết không? Thí dụ như, cơ chân mà lâu quá không được vận động, tay cũng vậy, chưa hết, người lớn tuổi mà không có dùng cái này nó rất dễ bị alzheimer ví dụ như không học nhạc, không có, nhạc nè, ngoại ngữ nè, rồi không có đi bộ, không có nuôi thú cưng, nuôi con pet á, không có con cháu để chơi, không có chó mèo để nuôi, không có bạn bè để trao đổi, không đọc sách, đặc biệt là họ khuyên là nên học thử âm nhạc hoặc là ngoại ngữ không cần xài học cho vui thôi, có xài thì ok, còn đàng này hồi trẻ mình xài cho đã đến hồi lớn lên bỏ lơ thì nó mau sụm bà chè lăm. Cho nên sự liên tục nó rất là quan trọng. Cho nên, cái lực đẩy của sự liên tục ấy được Đức Phật gọi là vô gián duyên. Từng mắt xích duyên khởi mà mình học mấy ngày nay nó cũng thúc đẩy nhau bằng sự liên tục. Mà mình tu hành là gì? Tu hành có nghĩa là: mình làm gián đoạn cái không cần liên tục và làm giữ mức liên tục của những cái không nên gián đoạn. học về vô gián duyên phải ghi cái câu này. Tu hành là: làm gián đoạn những thứ không đáng để liên tục, và giữ lại sự liên tục của những thứ không nên cho nó gián đoạn. Có hiểu cái này không? Câu này hình như người huệ căn bình thường nghe hiểu mà? Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần thiết liên tục và giữ lại cái nhịp độ liên tục của những thứ cần phải ví dụ những cái thói quen xấu là hình như không nên cho nó tiếp tục, nghe kịp không? Và những thói quen tốt hình như nên cho nó tiếp tục. ví dụ, buổi sáng nào cũng có thói quen dậy bốn giờ, vệ sinh xong vô ngồi, có lễ phật một tí, có ngồi thiền một tí, cái chuyện này nên giữ cho nó liên tục. Còn buổi sáng nào cũng pha ly cà phê, chích ba điếu rồi mới vô, thì cái thói quen đó không cần cho nó liên tục. Hoặc ví dụ như, trước một bữa ăn mình làm một cái ly nhỏ nhỏ cho nó tiêu hóa, thì cái đó đối với một số người thì nó là ok, nhưng đối với một số người uống một ly cảm thấy nó hơi thiếu, làm nguyên một chai. Như có cha võ sĩ quyền anh, chả vô cái chỗ mà nhổ răng, chả nói nha sĩ “em đấu võ đài, chảy máu em không có sợ, mà sợ kim chích của nha sĩ lắm, nha sĩ có thể cho em xin một ly nhỏ nhỏ rượu mạnh được không?” ổng nói “được” ổng rót cho ảnh ly. ổng rót xong ảnh nói “sức vóc em như vậy mà một ly không có thấm” ông kia cho một ly nữa. ổng nói “em thề trước vong linh má em, cho em một ly nữa thôi, em không có đòi nữa” thì nha sĩ tiếp tục rót cho ổng, khi ổng uống xong ly thứ ba, ổng làm khuỳnh tay ổng nói “bây giờ thằng nào đụng vô tao đập chết cha nó luôn” có nghĩa là, có những thứ nó không có nên liên tục, những thứ bậy là những cái không nên liên tục. cho nên ta học về vô gián duyên là ta học được nguyên tắc rất là quan trọng trong cuộc tu và đời sống, đó là sao? Ôn lại.

Vô gián duyên là nói về cái lực đẩy có được từ sự tiếp nối liên tục của cái gì đó. Bất cứ sự tiếp nối nào đó mà khi nó được liên tục thì tự nó sẽ tạo ra một lực đẩy, nó tạo ra một nguồn năng lượng lớn. Các vị biết cục pin của dynamo của thủy điện nó rất cần sự liên tục đúng không? Đấy. Ở đây cũng vậy. Ở đây, trong đời sống chúng ta luôn luôn cần lực đẩy của những sự liên tục, tuy nhiên, có những thứ không cần liên tục nữa thì mình phải làm cho nó gián đoạn, hoặc làm cho nó chậm dần để rồi nó ngừng hẳn. có những thứ nó cần phải được liên tục thì mình phải thường xuyên kiểm soát và chăm sóc nó để cho nó không có bị chậm lại, không có bị dừng lại. Hiểu không? Đấy. Cho nên đây là lý do tại sao ta phải học giáo lý. Chỉ riêng ba chữ “vô gián duyên” nếu không học không học rộng, không học sâu thấy “vô gián duyên là cái sự liên tục” thấy nó không có quan trọng, nhưng mà tới hồi nó xé ra “ô!thì ra!!” cái đời sống thể lý, sinh lý của mình cả đời sống tâm linh của mình lẫn đạo nghiệp tu hành giải thoát của mình, nó rất là cần đến kiến thức về vô gián duyên. Vì khi học về vô gián duyên là ta học về sự lệ thuộc của những sự tiếp nối liên tục. Và sự liên tục ấy, nó cần cho trường hợp nào và nó không cần cho trường hợp nào? Có những thứ mình tiếp tục nuôi dưỡng, có những thứ mình không cần tiếp tục nuôi dưỡng. Tôi nói thật với quý vị nha. Bốn cái chữ “nối dõi tông đường” đối với tôi tôi nghĩ nó hơi ngộ. Có những dòng họ cho nó tuyệt tự cho rồi, nó cà chớn quá. Nhưng có những dòng họ sự tiếp nối dường như là cần thiết. Tôi ví dụ như là Trịnh Công Sơn, hay là Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Khuê, những gia đình mà mình thấy nó có sự tiếp nối đẹp, thì thấy “nối dõi tông đường” nó hay; còn ông bố thì cho vay nặng lãi, ông nội ăn cướp, còn thằng con trai thì ăn trộm mà nó đòi lấy vợ nối dõi chắc tui cũng hơi run đó quý vị. Có hiểu không? Là vì sao? Là vì có những người, họ sống trên đời này, sự có mặt của họ nó không phải là sự đóng góp mà nó chỉ là sự góp mặt. Có những người mà cái chết của họ chỉ là sự vắng mặt chứ không phải sự mất mát. Có hiểu chỗ này không? Có những người sống trên đời này sự có mặt của họ là sự đóng góp chứ không phải sự góp mặt. Đóng góp và góp mặt nó khác hay giống? và khi mà anh sống mà anh sống như một sự đóng góp thì cái chết của anh là một sự mất mát, anh sẽ để lại một khoảng trống cho đời. Nếu anh sống theo kiểu góp mặt thì cái chết của anh là sự vặng mặt, và anh không để lại khoảng trống nào hết, bởi vì anh đi người ta mừng thấy mụ nội luôn. Ok? Và chúng ta phải nhớ có hai kiểu sống: sống lâu để trở thành đồ cũ và sống lâu để trở thành đồ cổ. Hai cái này khác nhau. Đồ cổ là nó sẽ đi vào viện bảo tàng, nó sẽ đi vào những gian hàng đắt tiền sang trọng ở những khu phố lớn. còn đồ cũ là yard sale, garage sale, và goodwill đúng không? Cho nên, ở mỹ hình như có cái thriftshop nữa nó toàn là mấy cái đồ cũ, còn đồ cổ là đừng hòng lọt vô đó. Cho nên, có những người sống lâu trở thành đồ cũ và có những người sống lâu trở thành đồ cổ.

Và tôi nhắc lại lần nữa. Để trở thành đồ cũ hay đồ cổ, để sự có mặt của mình là góp mặt hay đóng góp thì tất cả những cái đó nó tùy thuộc vào việc chúng ta chọn kiểu sống nào. Chúng ta biết giữ lại dòng chảy nào và biết chặn lại dòng chảy nào. Biết chặn lại dòng chảy nào và biết giữ lại dòng chảy nào đó chính là học và tu theo nguyên tắc vô gián duyên.

Có hiểu không?

Biết chặn lại dòng chảy nào và biết giữ lại dòng chảy nào chính là học và tu theo nguyên tắc Vô gián duyên

Còn cái Tiền sanh duyên.

Hôm qua tôi nói chuyện khác, hôm nay tôi nói bằng giọng của một thi sĩ.

Tiền sanh duyên là cái nhân có trước. bất cứ cái gì khi nó có mặt nó để lại một hậu quả. đó là tiền sanh duyên nhưng nếu các vị hỏi tôi: “Sư ơi, làm sao đưa tiền sanh duyên vào đời sống của mình?” tôi sẽ trả lời thế này ” tất cả những gì ta nói, nghe, làm, suy nghĩ ngay bây giờ đều là một sự chuẩn bị cho cái gì đó trong kiếp sau ấy được gọi là tiền sanh duyên”

Nghe kịp không?

Tất cả những gì diễn ra trên thân và trong tâm mình bây giờ nó đều là nền tảng, nó đều là sự chuẩn bị cho một cái gì đó. ngày mai và của một đời sau kiếp khác, cái đó được gọi là tiền sanh duyên. chắc phải ghi cái này:

Mối quan hệ giữa 24 duyên và con đường tu chứng

Tôi chưa bao giờ dạy cái bài này

Xong chưa? Rồi.

Cái này (sách) là đọc bổ sung, nhưng mà những gì tôi đang giảng là không có trong đây, cho nên làm ơn đừng có ỷ rằng mình sắp có sách rồi mình rung đùi mình ngủ, ít bữa các vị về mở ra, “ủa ổng giảng trong đâu trời?” bị nếu mà nó có trong đây là có lẽ tôi cũng không có đất làm ăn nữa, vì nó mua về xong là xong luôn.

1/ Nhân duyên

cái tựa là sao ta?

Là khía cạnh thiện ác trong đời sống tâm lý chúng sinh. xong chưa? chấm. Thập thiện, biết thập thiện không? Thập độ, hay

37 bồ đề phần (đều nằm trong công thức 1 + 13 + 25) nhớ phải mở ngoặc mới được nha, không mở nó kỳ dữ lắm nha.

Có nhớ cái công thức này không? bởi vì về sau bà con nghe nói 37 bồ đề phần cái này chính là cái kia, nhiều người họ cãi thì quý vị nói, dạ thưa trong A-tỳ-đàm nói vậy đó. Trong A-tỳ-đàm nói là: Thập thiện, Thập độ hay 37 Bồ đề phần đều là:

(1 + 13 + 25 ) Hiểu không? Phải dựa vào đây mình mới thấy mấy ông nội đó giống nhau. Chứ còn mà không có học công thức này

mình cãi tới Tết luôn. Trong đây có ai nhớ cái này không ta? có cái bà này bà già già mà bả thuộc bài. Đóng lại.

Đều là hành trình Tu thiện trừ ác. Chị Duyên không có dịp nghe nhiều, chính vì những người như chị, tôi giảng tôi cố ý giảng để chỉ có thể nghe một buổi thôi họ vẫn có thể nạp vô đầu họ được. Một buổi thôi họ vẫn có cái họ tu. Còn cái cô chủ nhà

Tết giờ cổ cứ nấu đồ chay cổ đâu có lên học. Không, hồi đầu thấy cũng tội, giờ thấy không có tội, chắc tội lỗi tới đâu rồi?

Bây giờ quý vị đọc ngược trở lại đi. Nhân duyên là gì? rồi đọc cái đó mới ráp với dưới. Nguyên cái Thập Thiện, Thập độ,

37 là hành trình tu hành với nhân duyên. Có phải vậy không ta? Phải ha. Yeah. Thì mình đã định nghĩa:

Nhân duyên là khía cạnh thiện ác trong đời sống chúng sanh, xong chưa? Chấm. Rồi xuống dưới mình mới xác định lần nữa:

Thập độ – Thập thiện – 37 đó nó chính là hành trình tu thiện trừ ác, như vậy có nghĩa là mình đang làm việc với nhân duyên đúng không?

Cái gì trên đời này mà bị tác động bởi thiện ác của chúng sanh. Cái nào quý vị kể cho tôi được không?

Giờ kiếm đại trên đời này cái gì mà bị tác động bởi thiện và ác? Cái gì trên đời này mà bị tác động bởi thiện và ác của chúng sinh?

Các vị nghĩ đại một cái gì đó : cái bật máy, cái ly nước mà sao không dám nói?

Trời đất ơi, dở ẹc. Giờ tôi hỏi các vị, các vị lụm đại cái tô cái nào cũng được. các vị lựa cái nào mà các vị giải thích được

Được không?

Giờ cô nói ly nước này phải không? Có ai cho tôi một câu nói mà tôi chịu được không?

Tôi hỏi, câu thứ nhứt: Các vị tìm cho tôi cái gì trên đời này bị tác động bởi Thiện – Ác, theo quý vị.

Sau đó là quý vị phải giải thích tại sao. Thôi, tôi gợi ý nha. Tất cả. Tất cả trên đời này không có gì mà không bị tác động bởi Thiện – Ác hoặc xa hoặc gần thôi, hoặc gián hoặc trực tiếp. Direct indirect. Hồi nãy tôi kêu chỉ đại một cái thì không dám chỉ

Biết bao nhiêu thứ trong đây không dám chỉ. cho nên các vị không hiểu bài. chỉ đại một cái được không?

Nó dở vậy ta. OK, tôi quyết định. Tôi sẽ dạy tới ngày 6, ngày 7 tôi bay, nhưng mà vì quý vị thế này tôi dành hẳn một ngày đi shopping.

Tiền mà người ta cho tôi đủ để shopping trong một ngày. Nghỉ hẳn một ngày. Bởi vì tôi không thể nào mà hy sinh một ngày vàng ngọc của tôi cho một lớp học mà nó chậm như thế này. Tôi nhìn quý vị, tôi nói thật. Tôi không thích ăn nhậu nhưng mà tôi nhìn quý vị

tự nhiên tôi nghĩ tới một món đặc sản là món rùa biết không? Món rùa rang muối, biết không? Tôi phải bỏ hẳn một ngày, bởi vì tôi nhìn quý vị tôi chảy nước miếng biết không? Bây giờ tôi không có ăn món đó, nhưng mà tôi biết có một món là rùa rang muối, mà tôi nhìn quý vị tôi chỉ muốn rang muối thôi. Quý vị kiếm đại một cái gì rất là dễ. Thôi giờ tôi nói luôn.

Cái ly này nè. Đó cái bình ông sư ổng đang cầm đó. Có phải ai trên đời này muốn có cái bình cũng được, phải không? Có không?

Có phải ai trên đời này cũng có thời gian ngồi uống trà, hay là giờ này phải bán vé số, giờ này phải lặn dưới ống cống phải đi kiếm tiền?

Và cái người làm ra cái bình này có phải họ để dành bán cho mấy thằng bán vé số không? Họ bán cho ai? Người có tiền!

Khoan, mình gom chung lại đi, là người có tiền trước cái đã. có phải là làm để bán cho thằng có tiền không? chẳng những có tiền mà nó bán cho thằng đầu óc bình thường chứ thằng khùng nó có biết nó mua về nó uống không? thằng bại liệt xi cà que nó không phải là đối tượng của người ta làm đúng không? người ta làm là để bán cho người mà có tiền, tỉnh táo, có sức khỏe, có thời gian, có nhã hứng, có bla bla bla đúng chưa?

Như vậy, tuy cái đó làm bằng sắt, nó tráng men, mình thấy nó không có thuộc gì về chúng sinh hết, nhưng mà nó có bị tác động bởi Thiện – Ác không?

Và cái đầu óc nào đã nghĩ ra cái technique mà làm ra cái bình đó? Cái đầu óc nào? là con thú hay con người? Mà nhân thiện hay nhân ác được làm người?

Bây giờ hiểu chưa?

Phải là con người nó mới nghĩ ra cái đó, mà nó làm cũng phục vụ cho người người chớ không phải phục vụ cho con bò, không lẽ nó phục vụ cho đám rùa lật ngửa à?

Để phục vụ cho con người, hiểu không? Như vậy thì, gián tiếp cái bình đó liên hệ với nhân Thiện và Nhân Ác đúng không? Bởi nãy tôi kêu chỉ đại một cái, cái đó là một câu gợi ý rất là rõ mà quý vị không có hiểu. Không có cái gì trên đời này mà nó không liên hệ đến nhân Thiện nhân Ác hết.

Cái áo quý vị đang mặc, có những cái áo mà thằng Tèo nó mua nổi mà quý vị mua không nổi. có đúng không? Bên Miến Điện nó nghèo như thế, mà nó có những kiểu áo mà những cái áo vest 6000 đô la, là bởi vì nó làm từ lotus silk, tức là nó bẻ cọng sen ra, nó lấy cái tơ đó nó làm chỉ se lại, nó dệt thành một nguyên một cái áo vest chỉ là cái áo vest thôi, không có gì hết, chưa có quần, là mặc trên dưới bỏ trống thôi, mà tận 6000 đô la quý vị. Cái áo đó thì mua đông ấm, mùa hè thì mát.

nó kêu là Lotus silk. Móc cái smart phone ra coi thấy đầy, mua về .. thì cái áo đó không phải ai cũng có khả năng mua cái áo đó, đúng không? Vậy mình nhìn cái áo biết trên đời này thì ra cũng có cái thằng nó đủ sức mua cái áo đó.

Hiểu hả? Như vậy thì khi mình, Hành trình Thập Thiện, Thập độ hay là 37 là hành trình tu thiện và trừ ác, có nghĩa là Hành trình đó là hành trình can thiệp và chấn chỉnh thế giới, đúng không?

Các vị có tin cái chuyện mỗi người làm lành lánh dữ nó ảnh hưởng tới thế giới không? cho tôi ví dụ được không?

Trên thế giới toàn là mấy thằng vô phước thì làm gì thế giới này có Paris, có Luân Đôn, có Rome, có New York. Hiểu không?

Những cái chỗ shopping mà sang trọng như Galleria có thể dành cho cái người mà khùng điên nghèo khổ rách rưới không?

Vậy những gì hôm nay chúng ta bố thí trì giới trừ tâm thiền định trí tuệ có phải là chúng ta đang xây dựng thế giới không? Thế giới này dành cho những cái tên đó đó.

Chứ thế giới này không có dành cho mấy tên đầu trộm đuôi cướp. Các vị biết cái này mà. Đâu phải ai muốn có cái nhà cũng được, có đúng không? Phải có cái phước chứ.

Hiểu không? Vậy mà không hiểu! Tôi nhìn quý vị chảy nước miếng luôn á, bỏ hột muối ở dưới, con rùa nó nằm lên, đậy nắp lại, ra ăn với rau răm.

Mà tôi đã nói hai lần rồi để ngày mai có cái món này mà nãy giờ bả không hiểu. Món rùa rang muối á.

Bởi tôi nhìn quý vị mà tôi trào nước miếng hoài, mai mốt gặp ngoài đường tôi lau vậy nè là biết cái sức học của mình đã kích thích cái khẩu vị của ổng.

Nhìn Phật tử mà ổng lau nước miếng nuốt nước miếng ực ực, Lý do là học chậm quá, ổng nhìn mà ổng cứ tưởng cái bầy rùa mà bầy rùa nó chỉ rang muối thôi.

Ác thiệt.

Như vậy thì, Nhân duyên là Lực đẩy của các khía cạnh Thiện – Ác trong đời sống chúng sinh.

Tôi nói tan nát như vậy, các vị đã đồng ý như vậy, bây giờ quý vị đã hiểu: Thế giới đang vận hành nhờ lực đẩy của Thiện – Ác có đúng không? Ai đã ôm bom tự sát?

Cái đó có phải lực đẩy của Ác không? Ai đã cứu tế, chẩn bần, từ thiện, hội bác sỹ Không biên giới, Ai? Có phải là lực đẩy của Thiện không? Ai đã bày ra cái lớp học của mấy con rùa lật ngửa này? Thiện. Ai mà đòi rang muối Phật tử? Thiện. Không không không quý vị thanh thản nằm trên chảo, đó là tử vì đạo. Mai này lịch sử Phật giáo sẽ ghi trong sổ vàng: đã có chừng ấy con rùa nằm xuống cho Phật pháp tồn tại. Cái đó được gọi là Thiền duyên, có nghĩa là có vô số thứ được mọc lên từ đống tro tàn của cái khác Cái gì cũng được mọc lên từ đống tro tàn của những cái khác. Thì cái hình hài này rồi cũng được nuôi lớn bởi xác của những con rùa đã nằm xuống vì đạo, những vị thánh tử đạo rất mực khả kính và dấu yêu của chúng ta. Họ đáng nhận được một tràng pháo binh, à không một tràng pháo tay.

Bây giờ hiểu chưa?

Nhân duyên là lực đẩy của khía cạnh Thiện – Ác trong đời sống chúng sinh.

Rồi, bây giờ học cái tiếp theo.

2/ Cảnh Duyên.

Thời gian nó qua vun vút, chỉ còn đúng một giờ nữa mình xa nhau rồi.

Cảnh duyên (hai chấm)là lực đẩy hay tác động từ những gì mà ta nhận biết được trong đời sống.

Có hiểu này không?

Các vị có đồng ý với tôi là : Viện bảo tàng được lập ra cho mấy đứa có con mắt còn thấy đường có đúng không? Đúng hay sai? Sure. Viện bảo tàng được lập ra cho những người còn con mắt, phải không ta? Chứ thằng mù vô đó là…Và những opera, những cái theatre, nhà hát, những chỗ ấy là lập ra là cho mấy người còn lỗ tai đúng không? Như cái ông đó mắt ổng mờ mờ mà bị lãng tai, mà không biết nhạc lý cho ổng đi coi opera thì đi về bả nói “Cái ông đó ổng chỉ cần cái đũa ông quơ quơ dạo tại sao đám kia hả họng nó la dữ vậy?” là bởi vì bả không nghe. Cho nên, Cảnh duyên là nói đến lực đẩy, hay sự tác động từ những thứ mà sáu trần đã nhận biết. Và các vị có đồng ý, Lực đẩy từ những thứ nó tác động rất là lớn? Ai đã xui những bàn chân son cuối tuần nhào vô những shopping center LV, Gucci, Prada, Bvlgari, mấy cái đó phải là sáu trần không? bao nhiêu tiền đi dũa móng tay? facial cả tuần dồn hết vô đó. Làm cực lắm. Tiền kiếm không bao nhiêu. nhứt là làm trong shop vậy mà có bao nhiêu tiền đem hết vô đó. Cái đó có phải là tác động của sáu trần đúng không? Hiểu không? Ai? Thức khuya dậy sớm để dành tiền mua nhà mua xe? Ai đã thức khuya dậy sớm cày bừa để mà về lo cho con, lo cho chồng, lo cho vợ? Thì tất cả những cái đó đều là Cảnh duyên hết. Tức là, khi lòng ta hướng tới cái gì thì cái đó được gọi là cảnh. và sự tác động của cái đó đối với ta thì được gọi là Cảnh duyên. Nói tới đó mà không hiểu nữa, Tôi mượn cái chảo nhen. Có hiểu không? Chảo làm gì? Rang.

Những gì sáu căn biết, cái đó được gọi là Cảnh. Xong chưa? Và những tác động của Cảnh đối với tâm thức ta đó được gọi là Cảnh duyên. Xong chưa? Còn những cái mà nó lang thang ngoài đường, có còi hụ đó gọi là cảnh sát. ok?

Dạy cái lớp này nói gì cũng được hết, tại nói thế nào cũng cười thôi. Giờ hiểu chưa?

Những gì sáu căn biết được gọi là Cảnh. Cảnh thôi. Mà những tác động của nó đối với ta thì gọi là Cảnh duyên. Và các vị thấy trên đời này có cái gì không phải là cảnh không? Thí dụ như mặt trời có phải là cảnh không? Xa quá mà cảnh gì? Rồi giờ nhắm mắt lại có còn là cảnh không? Cảnh tối!!! Cảnh Pháp! Cái bà này chắc phải kêu Cảnh sát quá chứ.

Giờ tôi hiểu, người đầu óc vậy hèn chi mới lấy chồng nè. Bây giờ hiểu hả? Mặt trời nó xa như vậy đó, một người đã chết rồi, cái tro thả biển rồi họ vẫn tiếp tục là cảnh cho mình hay sao? Ở đâu? Cảnh Pháp!

Nó chết rồi, tro nó ra biển rồi mà nó chưa có ra khỏi cái Cảnh mà. Và tất cả những nhà hàng, những bệnh viện, những nhà hát, những chỗ xi nê, discotheque, casino,.. tất cả những chỗ đó đều phục vụ cho Cảnh hết.

Đúng không? Bây giờ mà tôi dẹp hết sáu căn thì những cái đó có tồn tại không? Phục vụ cho ai? Bây giờ quý vị thấy cảnh nó lớn không? Nó quá quan trọng. Xong chưa? Chấm.

Tu hành giải thoát, nãy giờ đưa tay mà đưa rồi rút đưa rồi rút, sợ cái ly này quá rồi. Cái ly ngày càng bự. Cái này phước hay tội chưa biết. Tới đâu rồi?

Tu hành giải thoát, là kiểm soát được hoạt động sáu căn trước sáu trần, đúng hay sai?

Hai chấm. Cái này là tôi giảng 24 duyên, Bên Thái, chuyên đề Thái là phải lớp 5 lớp 6 mới học. Nó học A – tỳ – đàm lớp 5 lớp 6 nó mới học, còn ở đây, mới có mấy ngày mà quý vị học là coi như quý vị giỏi hơn người ta nhiều lắm. nhưng mà có điều là người ta học bên Thái, người Thái người ta không có ăn rùa, các thầy không có chảy nước miếng. Rồi khi mình học nhanh quá thầy bà gì đây cũng ứa nước bọt hết trơn.

Tới đâu rồi? hai chấm, bỏ đi trần cảnh bất lợi cho thiện pháp. xong chưa? và bước đi triệt để là tu niệm xứ để xem sáu trần như nhau. xong chưa? không còn Thiện – Ác – Buồn – Vui mà chỉ còn Sanh với Diệt.

Như vậy, cái hành trình này có phải là hành trình tu tập bằng Cảnh duyên không? Hả? Tôi thù chữ “Dạ” lắm. Hỏi “Ăn không?” “Dạ” dọn ra “Con không thích cái này” hỏi “Tại sao dạ?” “Lễ phép” Hiểu hả?

Bây giờ có thấy quan hệ 24 Duyên với Pháp tu chưa? Hỏi “hiểu không?” chắp tay. Tức là, bây giờ mình mới thấy “ồ thì lớp này học: nhân duyên, cảnh duyên, trưởng duyên, … thứ nhất không có mắc mớ gì với đời sống mình hết. Thứ hai, sao không thấy mắc mớ gì tu hành giải thoát hết. Nhưng bây học cái này “Ồ, thì ra đó giờ mình ngu thiệt! Ổng già để lại cho mình một đống đồ ăn mà mình toàn chụp hình đưa facebook khoe không à. Mà đó là đồ ăn, đồ bổ không á. Chứ Ổng để vòng vàng kim cương mà tịch là mình: cái nào mà đồ ăn là đi khoe, còn vòng vàng kim cương sắp ngoài cửa sổ coi. hột xoàn hột nào bự như cái tô vậy đó. Quý vị thấy cái đó là ngu thì quý vị thấy không học giáo lý nó thiệt thòi cỡ nào. Cái kho tàng kinh khủng như vậy mà nó vô đọc là nó (ngáp) rồi xong. Chết xong rồi mới dặn con

“Đừng liệng sách có tội nha con, vô thùng gửi vô chùa” mà ai in cũng hùn trăm cuốn, hai trăm cuốn, cái thứ đó nó nhiều lắm. Mà mỗi lần hùn là yên tâm có tu rồi. Đúc chuông cũng hùn mớ. Vậy là tu rồi. In kinh cũng hùn mớ, cất chùa cũng hùn mớ, trai tăng cũng hùn mớ mà hùn xong rồi quên. Ngộ lắm. Vậy là tu rồi đó. Ký cái cheque là tu rồi. Chỉ tu trong thời gian ký tên. Bởi tại sao nhiều người đặt tên con dài, để lúc nó ký lâu tu lâu lâu chút, chứ để tên Tý ký nhanh, nó tu có tí xong hà, đặt tên là : Công Tằng Tôn Nữ Nguyễn Thị Toòng Teng thì nó dài ra, thời gian tu nó mới lâu. Cho nên mấy trường hợp tên dài không phải vô lý đâu. Họ học A – tỳ -đàm họ thấy con mình nó chỉ tu lúc ký tên cheque thôi. Có nhiều người họ nói, tại sao họ không cúng cash mà cheque? người ta nói, cúng cash không có trốn thuế được, hoặc là nói cúng cheque có thời gian ký tên. Cho nên cái chuyện đầu tiên của người học Phật là phải học giáo lý để thấy rằng cái mối quan hệ giữa cái mình học và cái mình hành. Bây giờ, sáng nay tôi banh cái con mắt bà con ra để cho bà con thấy rằng, cái giáo lý khô queo này nè thật ra nó rất gần với quý vị trong từng phút chứ không có phải xa lạ. Mai này mở Tam tạng ra thấy cái Nhân duyên, Cảnh duyên,.. là “ô mình học rồi!”

Cái này nó gắn liền với từ ngay bây giờ, right now, right here. Hiểu không?

Như vậy thì, Tu với Cảnh duyên là gì? Là hai bước: Bước một, Chọn cảnh để mà biết. Có hiểu “chọn cảnh” không? Mình không uống rượu có phải là chọn cảnh không? Mình không đi vũ trường, không đi casino, mình không đi câu cá, mình không đi săn bắn, mình không đi nhảy đầm, có phải là chọn cảnh không? mình không có đi sớm về khuya, có phải là chọn cảnh không? Tránh bạn xấu có phải là chọn cảnh không? Mới bước 1 thôi. Những ngày thọ bát giới, sau 12h là không ăn có phải là chọn cảnh không? Không nghe nhạc, không coi phim, không nữ trang, mỹ phẩm có phải là chọn cảnh không? không gần người xấu, không coi sách báo, tranh ảnh, trang web bậy bạ có phải là chọn cảnh không? Đó là bước 1. First step. Còn last step là gì? Mới ghi đó. Mới ghi đó là cái gì đọc coi. Tu niệm xứ để thấy rằng sáu trần là như nhau. Nghe này. Đời người có ba bước: Bước 1, người chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, chạy trốn cái ghét đi tìm cái thích. Biết đạo buổi đầu thì làm lành lánh dữ. Nhưng mà tới lúc hành đạo thì Thiện – Ác – Buồn – Vui đều là cái để nhìn. Tức là, khi ngồi im theo dõi hơi thở, nó ra biết nó ra, nó vào biết nó vào. Trong lúc đó có suy nghĩ gì thì suy nghĩ mình biết đây là tâm bất thiện. Rồi. Biết không? Rồi có một cơn gió thổi qua, mát, biết đây là sự dễ chịu, rồi xong, quay trở lại niệm tiếp.

Nghe hiểu không? nghe có cái mùi thơm thoảng qua biết “ờ đây là mùi thơm” hoặc đây là tâm tham. rồi. ghi nhận xong. rồi theo dõi tiếp. Nghe kịp không? Lúc bấy giờ thì Thiện Ác Buồn Vui mình không còn lựa chọn gì hết.

Và với người tu tập như thế thì họ có thể đắc đạo trên chánh điện hoặc trong nhà cầu được không? Bây giờ hiểu chưa?

Trước đây mình tưởng là mình chỉ có hình ảnh Tam Bảo, rồi pháp thiện mới dẫn đến giải thoát, nhưng bây giờ cái gì mình nhìn cũng là cảnh giác ngộ hết. Hiểu hả?

Ghi nhận một sự dễ chịu trong lúc đắc thiền, lâng lâng mát lạnh thì đó cũng có thể đắc đạo được, thấy nó vô thường là đắc đạo. Chịu đựng một cơn đau mình thấy nó vô ngã, vô thường cũng có thể đắc đạo. Và theo tôi được biết cái số người mà đắc đạo bằng cách quan sát dễ chịu ít hơn số người quan sát sự khó chịu. Là vì sao? Là vì đa phần chúng ta không tu hành theo cái kiểu rốt ráo thì ít mà tu hành theo kiểu tà tà thì nhiều. và vì tập khí của phàm phu cái ác nó nhiều hơn cái thiện cho nên hiếm có người nào mà họ tu hành theo kiểu mà. Trong kinh nói có Bốn loại tu chứng: Tu dễ, đắc nhanh; Tu dễ, đắc khó; Tu khó, đắc nhanh; và Tu khó, đắc khó.

Hiểu không? Cái hạng mà Tu dễ đắc khó là sao? Có nghĩa là lúc họ tu cũng tà tà đi chùa cũng sơ sơ vậy đó cầu giải thoát, mai mốt mà gặp Phật á, thì Phật cũng nói pháp cho nghe, một là họ đi xuất gia, còn không ở ngoài đời tu thiện tiếp tục rồi họ cũng ngày ngày vô nghe pháp nghe hoài mà cái đầu cứ mơ mơ, tới lúc gần chết, đau quá, Đức Phật tới nói cho nghe câu cái nó đắc. Kẻ đó là tu dễ mà đắc khó. Tu tà tà, mất mấy chục năm mới đắc.

Hoặc là nếu đi xuất gia thì phải lên rừng sâu núi thẳm muỗi mòng rắn rít gió mưa rồi lạnh lẽo tùm lum hết, mấy chục năm te tua vậy đó cuối cùng mới đắc A – la – hán. lúc đó là 92 tuổi. Hiểu không? Là do ngày xưa anh tu kiểu gì?

Tiền nào của nấy. Hiểu không? Không học giáo lý đời sau vừa gặp Phật hoài nghi trùng trùng. Trong khi mình có học, Ngài chỉ điểm, tại mình học nhiều á, Ngài chỉ coi ngày đó mình học cái gì Ngài thấy cái nào hợp nhất, Ngài lấy cái đó ra nhét cái, xong. Rồi mình học ít quá, Ngài nhìn là chỉ thấy có cái chảo muối thôi chớ. Ngài dẹp cái chảo đó qua mới thấy dưới cái chảo là cái gì. Yeah. Vừa mình con rùa lật ngửa. Con rùa nó đã chậm rồi, mà lật ngửa làm sao nó đi? Ngài vừa nhìn là Ngài thấy con rùa, tướng tinh con rùa nó hiện ra. Nguyên cái mai nó dày, phải dẹp cái mai mới thấy cái huệ căn nó trốn ở dưới. Thèm quá thèm. Vậy mà còn cười được.

Bây giờ hiểu không? cho nên tới một cái bước last step, bước cuối cùng của Đạo Phật là gì? Không còn phân biệt và lựa chọn Buồn – Vui – Thiện – Ác nữa mà cứ ngồi yên, cho nó đến rồi đi. Không có thằng khách nào mình mời nó vô nhà trà nước, mà cũng không có tên khách nào mình đuổi xua tống khứ, mà thằng nào cũng là thằng kẻ lạ qua đường hết á. Hiểu không? Nội cái khoản nhìn ai cũng là khách. Cái chuyện đầu tiên thấy nó đã rồi. Còn khi anh có cái lòng anh mời thằng này anh đuổi thằng kia, nó mệt. mà trong cái tâm lý mình kỳ lắm, cái gì có lòng đuổi thì nó lỳ nó không đi. Mà anh muốn rủ nó ở lại nó bèn rũ áo ra đi không lời từ biệt. Ngồi thế này mà cứ mong sư phụ gõ kẻng á còn lâu mới gõ. Đau quá, tiếng đồng hồ không hết, mười rưỡi mới chuông, bây giờ bốn lăm rồi sao không gõ ta? mình ho cho ổng nhớ mà mắt ổng nhắm. mình ho hen cọ quẹt nhiều khi ổng biết chứ không phải không biết, ổng coi coi mày lật ngửa bao lâu. Bởi cái đứa mà nó thiệt là nó có pháp, cái từ Việt nam nói thấy ghét không? “có pháp” á. thì 45 50 là the same. Còn cái thứ tào lao nó canh 30 là thầy gõ cái “beng” mà anh càng mong cho tới 30 thì nó còn lâu mới tới, tin tôi đi.

Tin tôi đi. Cũng cái đồng hồ đó thôi, mà mong á hả? từ 25 tới 30 Một năm rưỡi, lâu lắm. một năm rưỡi. có tin không? Nó lâu dữ lắm. Nó lâu lắm,đó là Thời gian tâm lý. Cho nên trong thiền là đại kỵ sự trông đợi và trốn chạy. Có lòng trông đợi bản thân nó là không phải thiện mà làm sao thấy? Bây giờ nghe nè. Không có lòng trông đợi nó, và cũng không có lòng trốn chạy. Khi anh có lòng trốn chạy nó nó sẽ lì với anh, mà khi anh có lòng trông đợi nó nó sẽ không có tới và nó sẽ rất là mau đi.

Cả hai cái điều đó đều không nên và rất là bất lợi cho người hành thiển, hiểu không? Người hành thiền chỉ nhìn thôi. Nhìn đến một lúc họ không còn phân biệt được đứa nào để đuổi và đứa nào để mời nữa là lúc đó nó khá rồi đó. Nó khá rồi đó.

Và thậm chí, nói nó hơi quá, có một lúc họ chỉ coi thằng nào rõ hơn thằng nào, khi cơn đau mà nhiều thì nó càng rõ nhìn càng sướng. Nghe khó tin không? Nhìn cảnh rõ. Nhiều khi nó mơ hồ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ sẽ có một ngày thấy nó chớp tắt chớp tắt, Buồn – Vui – Thiện – Ác lúc đó là khác. Khi mà mình gọi là bở hơi, Việt Nam mình kêu “bở hơi tai” đó, khi mà mình theo dõi vậy nó không còn thời gian để mà thích hay ghét. Thích ghét thích ghét thích ghét. Hồi đầu thì mình thấy hơi thở ra, hơi thở vô.

Từ từ cho đến một lúc nào đó, tự nhiên cái duyên mình hợp với cái niệm xứ nào nó sẽ nghiêng về niệm xứ đó. Hiểu tôi nói không? Hiểu thì gật. Không hiểu thì nói.

Hồi đầu thì mình thấy hơi thở ra, hơi thở vô, nhưng mà đến một lúc cái duyên mình nó hợp Thọ quán, là chăm vô cái Thọ đó, chăm vô cái Tâm đó: Tâm mình đang là tham, hay là sân, hay là si, ái, mạn. Tôi ghét nhất là, Thầy đó chuyên về Tâm quán. Tôi là chỉ có tu quán thôi. Ở nhà nấu dở, tôi ra quán ăn là tu quán. Trong chùa đồ ăn nó dở lắm, phải tu quán.

Cho nên là, buổi đầu còn muốn đuổi muốn mời, tu đến một lúc không còn mời không còn đuổi. Chỉ nhìn nó thôi. Buổi đầu còn có Thiện – Ác – Buồn – Vui. Đến lúc sau cùng chỉ còn Sanh và Diệt. Hai cái này khác hay giống? Sự phân biệt càng nhiều, càng lớn càng sâu thì vấn đề đi theo nó càng nặng nề. Hiểu không? Khi vấn đề nó càng gọn, ví dụ như mình kêu cái chuyện lựa đậu, một tô mà nó bốn loại đậu lựa nó lâu hơn hai loại đúng không? Bốn loại đậu là đậu gì ta? Đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen

Đúng không? Riêng một tô mà lựa ra thì nó lâu dữ lắm. Giờ hỏi quý vị. Tôi đưa các vị một tô trộn đậu xanh và đậu đỏ, kêu quý vị lựa ra, thì quý vị cần mấy cái tô? – Một cái. Tại sao?

Tôi đưa cái tô trộn hai thứ đậu kêu lựa ra thứ khác nhau, quý vị cần mấy cái tô? Cần hai tô, một tô. Thấy chưa? Để tôi kể cho nghe. Nhà cổ có hai cái lỗ, Lỗ lớn cho con mèo lớn, lỗ nhỏ cho con mèo nhỏ. Có hiểu không? Mà hai con đó xài chung một lỗ được không?

Vậy lựa đậu, lựa hai thứ đậu thì cần mấy cái tô? Tức là lấy thằng kia ra thì cái còn lại là xong. Nghe kịp chưa? Cho nên không cần phải nguyện thành Phật. Chỉ cần không còn là phàm thì tự nhiên thành Thánh. Hiểu hả? Mà khi anh tu có ý tu thành thánh nó nguy hiểm hơn tu để không con là phàm. Là vì sao? Vì anh đâu có biết Thánh mặt mũi ra sao. Cho nên nhiều khi thấy cái nào lạ lạ là anh tưởng là Thánh. Thấy mụ nội luôn. Hiều không? Cho nên càng tu càng thấy ghét, đi cái mặt hất lên trời. Tại vì nó không biết Thánh ra sao hết. Đó giờ nó đâu có biết là mát lạnh, rồi nổi da gà, rồi cái người nó nhẹ hều, nó đâu có biết cái đó. Nó ngồi nó thấy cái đó nó tưởng đắc rồi. Đèn đường chạy sau lưng nó tưởng hào quang. Đèn đường chạy nhác cái tưởng hào quang.

Trong khi đó, mình tu để không còn là phàm thì nó an toàn hơn nhiều. Vì sao? Vì mình biết cái phàm mặt mũi nó ra làm sao. Nghe kịp không? Mình còn thấy mình còn ghen tị nè, mình còn thích, còn ghét, còn sợ, còn thương, còn nhớ thì đó là phàm phải không ta?

Phải không? Chứ còn Thánh sao tôi đâu có biết. Cho nên, theo tôi, tu để thành Thánh nó nguy hiểm hơn tu để không là phàm. Tuy nhiên đó là nói trên lý thuyết chứ trên nguyên tắc, ba cái vụ phàm thánh dẹp qua một bên, anh chỉ sống với cái trước mắt anh thôi.

Anh cứ học giáo lý căn bản cho tôi, rồi anh sống chánh niệm chứ còn cái chuyện anh còn là phàm hay anh chứng thánh thì lúc đó tự nhiên cái duyên nó tới thì tự động nó tới. Nha. Chứ anh đừng có ngồi cầm trái sầu riêng mình ngồi bàn coi trái sầu riêng hình dáng ra sao.

Bàn làm cái gì? Chuyện đầu tiên là phải học, để anh biết là cái hột này cái cây này có phải là trái sầu riêng hay không, có đáng để anh chăm sóc hay không. Hiểu không? Chứ hơi sức đâu mà bàn cái cây sầu riêng mai mốt nó ra cái trái như nào, thì tôi thấy hình như không cần thiết. Phải không ta? Cái chuyện mà mình ngồi mình bàn với cái chuyện mình chăm sóc thì cái nào cần hơn? 

Giờ mình học xong Cảnh duyên rồi.

Thứ ba là Trưởng duyên.

Trưởng duyên là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó nhưng không hề chú ý. Tôi hỏi các vị nha, các vị có ai, trong mỗi ngày nhớ mình đang hít thở và đang thở bằng cái gì không? bằng các-bon-nic hay oxygen. Có nhớ không? Mỗi ngày. Không.

Thường ngày có hay nhớ tới chuyện đó không? mình phải lắc đầu chứ. Mình đâu có nhớ. “Có có con nhớ” Tôi ghét mấy người đó lắm. Nói dóc. Tui cũng con người, tui cũng thở, nhưng mà ai nhớ cái chuyện đó đâu. Nhưng mà ta vẫn thở mà ta không biết. Chỉ khi nào ta bị ngộp ta mới nhớ rằng mình đang thở bằng cái gì. Có ai hỏi ra thì mình mới nhớ. Hiểu không? Chớ thường đâu có nhớ. Thì cái trưởng duyên cũng vậy. Thường ta sống với nó mà không có biết cái đời sống của ta, cái sự nghiệp thế gian và đạo nghiệp giải thoát được thúc đẩy bởi cái gì mà ta không hề biết. Cho nên, cái cần phát triển thì ta làm lơ, mà cái ruồi bu thì ta cắm đầu nuôi dưỡng nó. Hiểu không? Có hiểu không? Nghe kịp không?

Các vị có để ý không? nhiều khi tôi hay đùa tào lao để chi? để cho bà con tỉnh, bà con biết cái đó không? Cái mắt tui để ý quý vị. Tui thấy cái tên này buồn ngủ.

Rồi. Chấm xuống dòng.

Bất cứ chuyện đời hay đạo, thế nghiệp hay đạo nghiệp ta cũng phải luôn cần đến bốn nguồn năng lượng chủ lực này. Chủ lực là gì ta? là chủ yếu á. Luôn luôn cần đến bốn nguồn năng lượng chủ lực này, năng lượng chủ lực này. xong chưa? Hai chấm: Một ước muốn tha thiết, mở ngoặc đơn (Dục), xong chưa? phẩy, Một sự nỗ lực đúng mức, mở ngoặc đơn (Cần), cần tức là tinh tấn á, xong chưa? Phẩy, một tâm thái thích hợp, mở ngoặc đơn (Tâm). Nghe hiểu không? Bốn cái chữ này : Dục – Cần – Tâm – Thẩm. Bốn chữ này là nền tảng cho tất cả cho thế nghiệp, và đạo nghiệp của chúng ta. Dầu muốn trở thành chủ tiệm Nail hay một vị Phật tổ. Nghe kỹ nè. Chủ tiệm Nail hay là thành Phật tổ cũng đều phải cần bốn chữ này. Làm gái điếm hay thằng ăn cướp cũng phải bốn chữ này. Nhưng có điều nó lật ngược lại thôi. Tức là, cái dòng điện mà chạy vào máy lạnh và máy sưởi, dòng điện đó giống hay khác? Hiểu chưa? Nhờ những nguyên tắc vật lý mà dòng điện nó tạo ra hơi nóng và hơi lạnh, đúng không? Rồi. Ở đây cũng vậy. Dục – Cần – Tâm. Tâm rồi đóng lại ha. Và, Nhận thức về đường hướng hoạt động. Quý vị có nghe ai định nghĩa chữ Tuệ kỳ cục vậy không? Nhận thức về đường hướng hoạt động. Đó có phải là trí tuệ không ta? hả? Nhận thức về đường hướng hoạt động đó là trí tuệ, mở ngoặc đơn (Thẩm) giống như là Thẩm định vậy đó. Xuống dòng.

Cái này mới áp dụng cho việc tu quán này. Vụ gì mà cô không hiểu? Chữ Thẩm định. Rồi, xuống dòng nha.

Phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện được những điều đại ác. Có hiểu không ta? Phải ước muốn tha thiết trong điều lành, thì ta mới có thể thực hiện được những điều lành lớn. Có hiểu không? Yeah. Các vị biết cái chuyện mà mỗi cuối tuần mà mình đi nuôi mấy người già đó, cái đó là nó khó lắm à. Đưa đón mấy cụ á, không phải dễ đâu. Tôi ghét nhất mấy người mà không có làm nhưng mà “cái đó có gì đâu, có gì đâu” Chơi cho hai tuần đi cho biết. Mình cứ nói, nói như là thánh vậy đó. Đâu có dễ. Đưa đón thôi chứ đâu có nói là vô mà lau rửa rồi bồng lên rồi lót, không phải dễ đâu. Anh phải có lòng như thế nào mà cứ đều đều anh tới chăm sóc mấy cụ, không có dễ đâu. Còn có mấy cụ bị lẫn nữa. Tới nhờ chở đi chùa mà dừng xe “cụ ơi con tới rồi” cái im re à, chờ một lúc mới đi ra “ờ,quên. xin lỗi nha”

Chờ một lúc vô toa-let hai tiếng. mà làm gì trỏng, kiếm ông bà ông vải gì trỏng, lâu thiệt lâu. Rồi quý vị có khả năng chờ không? Đâu có dễ. Mà ráng kiên nhẫn. Trước khi tới là alo “Con tới nha. Bốn giờ chiều con tới, hai giờ sáng bác dậy tắm trước nhe” phải báo trước vậy đó.

Mình phải kiên nhẫn với mấy cụ mới chăm sóc mấy cụ được. Rồi, chưa kể, có những cụ bị bệnh, có những cụ bị lẫn, có những cụ mập như là cái lu vậy đó. Khổ lắm. Cho nên phải có cái lòng cỡ nào thiết tha cỡ nào mới làm nên được, đảm nhiệm được trọng trách lớn. Cho nên bà Theresa bả nói câu tôi rất là thích :”Anh có thể không làm được những chuyện vĩ đại, nhưng anh có thể làm chuyện tầm thường bằng trái tim vĩ đại” Nghe kịp không? Người Việt Nam mình đa phần không có khả năng làm chuyện lớn, chỉ có làm lớn chuyện. Cái sự thiết tha của mình trong thiện, trong ác càng lớn thì mình mới làm được những chuyện lớn, còn không là làm lớn chuyện. Biết làm chuyện lớn và lớn chuyện khác nhau chỗ nào không? Chuyện bé xé ra to.

Cái thằng đó nó đi toa-let nó thấy trong phân nó có cái gì giống như lông chim nó nhỏ nhỏ vậy đó, nó mới gọi phone cho bạn nó bác sĩ, nó nói: “Sao tao ăn cái gì, ngày hôm qua tao ăn cháo mà sao nó ra cái gì giống như lông chim vậy” Thì nó gọi thằng bạn bác sỹ, nó mở speaker thì bên cạnh nó có thằng khác nó nghe được, nó mới đồn “trời ơi, thằng Tèo nó đi cầu ra nguyên một tấm lông chim” nó đồn riết tới chợ Hồng Kong “nó vừa đẻ ra con chim, vừa đi ị ra chim bay luôn”. Từ một cái gì đó lông chim mà nó đi riết tới chiều, có mấy tiếng đồng hồ là nó ra

rớt con chim con chim bay luôn. Không có làm chuyện lớn mà toàn là làm lớn chuyện không à. Nó đồn. Mới nói, Con Loan hồi tối thấy nó đi chơi với thằng nào đó, mà nó đồn tới chiều là con Loan có sữa luôn á. Hồi tối thấy con Loan đi với ai đó, mà tin đồn nó phát đi 7h sáng, tới 10h sáng là Con Loan nó lấy thằng Đại Hàn, khoảng chừng 2h chiều là nó có bầu rồi, tới 6h là chắc tháng sau nó đẻ rồi quá. Mà gặp cái bà Loan thì không có Đại Hàn, Trung Quốc gì hết trơn á, không có. Mà nó đi từ 7h sáng tới chiều là con nhỏ đẻ luôn, không có cần tới 9 tháng mười ngày gì hết trơn. Khiếp lắm.

Dục – Cần. Phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm ước muốn đó thì công việc mới có thể thực hiện được, Phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm ước muốn đó thì công việc mới thành tựu được. Mình muốn lắm, mà mình cứ nằm trùm mền thì nó không có xong. Đúng vậy không?

Muốn lắm mà cứ nằm lắc qua lắc lại thì nó không có xong. Đúng vậy không? Cho nên, phải có sự nỗ lực tương ứng với niềm mong ước đó thì công việc nó mới thành tựu được. Dầu là việc thiện hay là việc xấu. Nhiều người gặp tôi mà “Trời đất ơi, con nghe sư giảng, con muốn học A-tỳ-đàm, con muốn học tiếng Pali”. Tôi nhìn cái mặt, trời ơi ta nói, … nói dóc. mà trong khi tay chân đeo đỏ hết trơn, phấn son lòe loẹt mà học cái gì. Nó nói chuyện mình, mà trước mặt có miếng kiếng nho nhỏ, nó nói chuyện mình mắt cứ liếc kiếng không, mà trong khi nó nhìn trước mặt mình, mà nó nhìn cái kiếng có miếng nhỏ xíu, kiếng bể ai gắn đó, nó dòm: “Dạ con muốn học A-tỳ-đàm với sư”

Cho nên, Cái thiết tha trong Đạo nó không thật, mà cái thiết tha nó không đủ mạnh thì cái sự nỗ lực nó không đủ mạnh, mà khi nó không đủ mạnh thì không có làm ăn cái gì hết. Nó nói chuyện mà nó lo chăm chăm ngắm bặm môi không. Cái thứ ba, là Tâm thái tương ứng. Có hiểu Tâm thái không?

Tâm thái là trạng thái của tâm, là việc nào cũng phải cần đến một tình trạng tâm lý tương ứng. Có hiểu không? Hai chấm: có việc phải đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục và có thiền định. Hiểu hả? Các vị đi xắt rau các vị có cần phải xài

búa đẽo không? Đi bửa củi mà lấy cái dao xắt rau hình như không được phải không? Cho nên việc nào thì dụng cụ nấy. Cho nên, việc gì thì nó cũng cần tâm thái thích hợp. là sao? Có việc nó đòi có việc phải đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân. Ví dụ như tôi nói, mình học đạo cho đã, cái hiểu của mình á nó không đủ để biến mình thành con người khác có đúng không ta? yeah. nó không đủ. Mình học mình nói: ôi, vô ngã, vô thường, cái này không phải của tôi, mình nói tùm lum vậy chứ chỉ cần mà mất đôi dép là mình nổi điên lên rồi, đôi dép mới mua hồi sáng á. Cho nên có những việc mình cần đến cái biết của thánh nhân, với cái biết đó, mình mới có thể cắt đứt phiền não trở thành một con người mới và thoát sanh tử. Để làm được cái việc đó đó là phải dùng trí tuệ thánh nhân chứ còn cái thứ ngồi lim dim lim dim, gật gù gật gù, mát lạnh, nổi da gà không đủ đi tới đâu hết trơn á. Các vị biết không? Không có đủ.

Ở bên Florida kìa, tôi đi xe trên đường gặp nhiều cái chỗ nước ngang bụng, nó đừng cầm cái cần câu mà nó câu, cái tâm gì nó mới ra đó nó đứng được. Nước phải ngang đây nè, mà nó đứng nó cầm cần câu. Tui thấy nước mà tui nghĩ “Trời ơi, không biết đây có cá sấu không ta?” Florida mà.

Dĩ nhiên chắc cái chỗ đó ok người ta mới dám, nhưng mà, lỡ nó đi lạc sao? Mà thứ hai, nó ngâm như vậy mà nó nín, không biết nó mặc cái ủng, cái quần mà .. mà phải cái tâm như thế nào đó nó mới… hoặc là các vị thấy đi vô trong cái tiệm. biết Aia không? Aia là cái tiệm bán ba cái đồ camping rồi hunting gì đó, nó có bán cái ghế mà dành cho mấy thằng cha thợ săn đó, gắn trên cây, suốt đêm đeo ba cái đồ tào lao bắn mấy đại ca đi lạc. Tôi dòm cái ghế tôi thích, tên nào đạo lực uyên thâm lắm cả đêm nó mới ngồi được trên cái ghế đó. Không biết hả? Nó ngồi nó canh suốt đêm á, mà

không được nhúc nhích nha “bùm” một phát. Tôi nhìn mà tôi đói bụng luôn á. Làm sao mà quý vị khiến tôi thành cái loài khát máu vậy. Dạy là bác ái, từ bi mà nhìn học nhìn đứa nào đứa nấy, như sư tử nhìn bầy nai ở dưới vậy, khổ vậy đó. Quý vị đẩy tui vô cõi đọa quý vị biết không? Nhìn nhau ứa nước miếng.

Như vậy thì, cái thứ ba, có việc nó phải cần đến một tâm tham tâm sân mãnh liệt, mà có đúng không? nó không có cái đó là không ngồi cái ghế đó cả đêm nhớ nha. phải có cái tâm như thế nào nó mới ngồi cả đêm. trong khi mình á muỗi rồi sợ ma rồi gió lạnh rồi sương đêm rồi nhớ nhà đây nó không nó lên trên đó nó nhập định, Định đó, nó kêu là hunting meditation, còn cái tên kia là fishing meditation, là coi như nó không biết cái gì hết. Hoặc là tối, uống ba nớ cái ra nó dancing meditation, cha cha cha. Cái đó gọi là dancing meditation, discotheque meditation. Thì nó phải có cái tâm như thế nào nó mới có thể làm được chuyện đó. Nó gọi là tâm trưởng, hay là tâm như ý túc.

Cái thứ tư – Thẩm – cái này rất là quan trọng. Là với người làm việc lành thì không thể thiếu ánh sáng soi rọi từ trí tuệ. Xong chưa? Và, để làm được một việc ác, ta tuyệt đối không thể không cần đến bóng tối của vô minh. Nghe hiểu không? Có những lúc bóng tối rất là cần thiết, ví dụ như những tên tiểu đường nó rất cần bóng tối, tiểu đường có bóng tối mới dám đứng chứ. Có hiểu chưa? Tuy tôi nói đùa nhưng mà nó. Tức là có những việc ta phải cần tới ánh sáng, và có những việc ta phải cần tới bóng tối. Mình sắp hôn nhau mà đèn 1000w nó chiếu vô bà nội tui cũng không dám hôn.

Hiểu không? Có những việc càng tối càng tốt, giống như nguyên đám đang nhìn mình mà giờ có một cô lên đây đứng đây mà cho tôi bà cố tôi cũng không dám nữa. có hiểu không? Tôi ghét giả bộ. Mình đã rùa rồi mình đừng ngại làm nai.

Thẩm ở đây là gì? Có những việc ta cần đến ánh sáng của trí tuệ, và có những việc ta cần đến bóng tối của vô minh. Hiểu hả? Tôi mới nói, ví dụ mấy người tiểu đường họ phải cần tới bóng tối, mà bả không có hiểu. Có thằng nào nắng chang chang mà nó đứng trước tượng đài tượng Mỹ nó tiểu đường không?

Không dám. nó nghe tiểu đường tưởng là diabetics. Chẳng hạn như, tôi nói 5.000 năm lịch sử trung quốc chỉ có một Đường Tăng mà trong khi đó mẹ mình đẻ ra hai Đường tăng: đó là diabetic và tôi. Lịch sử Trung Quốc chỉ có một Đường Tăng Tam Tạng mà mẹ tui đẻ được tới hai Đường tăng là hãnh diện quá lớn, chỉ có cái nỗi khổ là không được ăn tàu hũ nước đường thôi.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app