Nội Dung Chính
Videos 7. Quán Tâm | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015
Quán Tâm
(Thiền sư U Jatila – Khóa thiền năm 2015)
Hôm nay là ngày thứ 7 trong khóa thiền 14 ngày được tổ chức tại thiền viện Phước Sơn. Tối nay chúng ta tìm hiểu về việc thực hành quán tâm (pali, 0:18) trong bài kinh Đại niệm xứ của Đức Phật. Trong suốt 45 năm Đức Phật thường nhấn mạnh việc thực hành chánh niệm, nhưng trong bài kinh Đại niệm xứ phương pháp thực hành bốn niệm xứ là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp là hoàn chỉnh và trọn vẹn nhất.
Ngày nay có quá nhiều phương pháp hành thiền nên thiền sinh không biết cái nào đúng cái nào sai, do vậy thiền sư giảng bài kinh Đại niệm xứ do chính Đức Phật giảng dạy trước kia, chứ không phải là do ngài Mahasi giảng giải. Và thiền sư hy vọng rằng thiền sinh hiểu được cách tu tập khi nghe bài kinh này, và do vậy gặt hái được nhiều lợi lạc lớn lao.
Đức phật dạy quán tâm (pali, 1:04), “và này các tỳ khưu, thế nào là vị tỳ khưu sống quán tâm trong tâm, khi kinh nghiệm tâm liên kết với tham ái (pali, 2:37), vị tỳ khưu hay biết tâm liên kết với tham ái đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm vắng bóng tham ái (pali, 2:46), tỳ khưu hay biết tâm vắng bóng tham ái đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm liên kết với sân hận, vị tỳ khưu hay biết tâm liên kết với sân hận đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm vắng bóng sân hận, tỳ khưu hay biết tâm vắng bóng sân hận đang sinh khởi, tâm vắng bóng sân hận ở đây nghĩa là tâm từ. Khi kinh nghiệm tâm liên kết với si mê (pali, 3:11), tỳ khưu hay biết tâm liên kết với si mê đang sinh khởi, và tâm liên kết với si mê ở đây là trạng thái mù mờ, không rõ ràng, khi kinh nghiệm tâm vắng bóng si mê thiền sinh hay biết tâm vắng bóng si mê đang sinh khởi, như vậy khi không còn si mê thì tâm trở nên chánh niệm, sáng suốt, không có mù mờ nữa. Khi kinh nghiệm tâm dã dượi lười biếng, thiền sinh hay biết tâm dã dượi lười biếng đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm vọng động, tỳ khưu hay biết tâm vọng động đang sinh khởi, tâm vọng động có nghĩa là khi đó có sự suy nghĩ phóng tâm, tâm phóng chạy đó đây. Khi kinh nghiệm tâm hướng thượng, tỳ khưu hay biết tâm hướng thượng đang sinh khởi, tâm hướng thượng (pali, 3:56) có nghĩa là tâm định phát sinh khi thiền sinh hành thiền định, khi kinh nghiệm tâm không hướng thượng (pali, 4:02) tỳ khưu hay biết tâm không hướng thượng đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm thấp kém, tỳ khưu hay biết tâm thấp kém đang sinh khởi, tâm thấp kém có nghĩa là tâm bất thiện, khi kinh nghiệm tâm cao thượng, tỳ khưu hay biết tâm cao thượng đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm định tĩnh, tỳ khưu hay biết tâm định tĩnh đang sinh khởi, tâm định tĩnh là vào lúc đó có sự định tâm, khi kinh nghiệm tâm không định tĩnh tỳ khưu hay biết tâm không định tĩnh đang sinh khởi, khi kinh nghiệm tâm giải thoát tỳ khưu hay biết tâm giải thoát không sinh khởi.
Như vậy vào lúc mà ô nhiễm vắng mặt trong tâm của chúng ta trong vài giờ hay vài ngày thì lúc đó chúng ta kinh nghiệm tâm giải thoát. Khi kinh nghiệm tâm không giải thoát tỳ khưu hay biết tâm không giải thoát đang không sinh khởi, Đức Phật đã dạy chúng ta quán tâm như thế, như vậy khi thiền sinh cố gắng quan sát phồng xẹp, dở bước đạp thì có khi tâm chợt phóng chạy, xẹt qua rất nhanh, thiền sinh cần hiểu biết điều này rồi trở lại với phồng xẹp hay dở bước đạp.
Thiền sinh có thể thấy những loại tâm khác nhau sinh khởi trong khi ngồi thiền, quan sát phồng xẹp trong khi đi kinh hành, v.v… khi tâm phóng chạy suy nghĩ thiền sinh hay biết, khi tâm sân hận lo lắng thiền sinh cần hay biết, khi tâm tham sinh khởi thiền sinh cần hay biết, khi tâm có sự si mê mù mờ không rõ ràng, thiền sinh cần hay biết, khi tâm tỉnh táo chánh niệm thiền sinh cần hay biết, từ đó chúng ta thấy rằng ta không thể nào điều khiển tâm theo ý ta muốn được. Do vậy chúng ta cứ quan sát bất kì tâm nào sinh khởi, với thiền sinh có bản tính sân thì người này sẽ thấy nhiều tâm sân sinh khởi, khi phóng tâm sinh khởi liên tục, thiền sinh hoặc quan sát tâm đang sinh khởi, hoặc bám chặt vào phồng xẹp và quan sát phồng xẹp thật kỹ càng.
Thiền sư kể rằng vào thời Đức Phật có một dạo tỳ khưu (pali, 6:03) là thị giả chăm sóc Đức Phật và khi đi bát cùng Đức Phật vị này thấy vườn xoài yên tĩnh hữu tình, nên nghĩ rằng mình sẽ đến đây hành thiền và chắc chắn sẽ đạt được nhiều tiến bộ cho nên vị này xin phép Đức Phật đến đây để hành thiền, Đức Phật liên tục từ chối và đến lần thứ 3 thì ngài cho phép. Nhưng khi vị sư này đến vườn xoài hành thiền thì tâm liên tục vọng động không yên, ái dục sinh khởi, sân hận sinh khởi và thậm chí ý muốn trả thù sinh khởi. Và DP xin mở ngoặc giải thích chỗ này, là liên quan đến vị tỳ khưu (pali, 6:39) này. Trong kiếp quá khứ vị này đã đến tại nơi này và chuyện tình cảm của vị này đã xảy ra tại đây với kết cục không được suôn sẻ. Do vậy bây giờ tại nơi đây tâm của vị tỳ khưu này có suy nghĩ ái dục, tham ái, (pali, 6:57) sinh khởi, rồi sân hận (pali, 7:00) sinh khởi khi thấy hình ảnh hiện lại trong tâm, rồi ác ý muốn trả thù (pali, 7:06) sinh khởi, và dù cố gắng quan sát nhưng suy nghĩ đến rất là mạnh và liên tục, cho nên vị này không ngừng suy nghĩ và trở về tìm gặp Đức Phật. Nghe vậy Đức Phật dạy tỳ khưu này rằng (pali, 7:20)
Kinh pháp cú số 36.
Tâm vi tế khó thấy
Phóng chạy theo dục trần
Người trí canh gác tâm
Nên kinh nghiệm an lạc.
Tâm chúng ta luôn vọng động, phóng chạy trước hình ảnh, âm thanh, mùi, vị nếm, sự xúc chạm, cho nên người trí có trí tuệ biết rõ mình cần rèn luyện tâm, và khi tâm được rèn luyện thì hạnh phúc sẽ đến. Do vậy Đức Phật khuyên tỳ khưu (pali, 8:00) trở lại vườn xoài rèn luyện tâm của mình, trở lại đó tỳ khưu chăm chỉ tinh tấn hành thiền và trở thành vị thánh nhân Tu Đà Hườn.
Vậy tâm rất khó dạy dỗ, dù chư tăng không có gia đình nhưng vẫn bị những ý tưởng tham ái sinh khởi, sân hận sinh khởi hành hạ như thế, nếu chúng ta không kiên trì tu tập, không quyết lòng tu tập thì chúng ta sẽ bỏ cuộc, cho nên khi thiền sinh gặp những khó khăn trong tu tập, thiền sinh đừng bỏ cuộc, thiền sinh đừng đi đến nơi khác, thiền sinh đừng tìm phương pháp tu nào khác mà hãy phát tâm dũng mãnh, hãy dốc lòng tu tập rồi sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
Có thiền sinh quan sát phồng xẹp đã lâu mà không thấy tâm, bởi vì sự định tâm và chánh niệm còn quá yếu. Không thấy tâm, không quan sát được tâm thì tâm sẽ mặc tình phóng chạy cho nên tham sinh khởi, sân sinh khởi, thích sinh khởi, ghét sinh khởi, v.v…nên không hưởng được lợi lạc, hạnh phúc từ việc hành thiền.
Theo Thanh Tịnh Đạo, khi thiền sinh cẩn thận quan sát hơi thở phồng xẹp, dở bước đạp và hoạt động hằng ngày thì chánh niệm sẽ phát sinh và lớn mạnh. Cho nên tâm tỉnh táo sáng suốt, tâm thấy được những hoạt động của tâm một cách rõ ràng trong từng một sát na.
Tâm thường chạy rất nhanh, tốc độ máy bay dù có nhanh vẫn chậm hơn tốc độ của tâm rất nhiều bởi vì chỉ trong một sát na, trong một cái nháy mắt đã có vô số tâm sinh và diệt. Như vậy để thấy rõ tâm chúng ta cần có loại chánh niệm thật mạnh mẽ. Khi không thấy các tâm khác nhau sinh khởi, điều đó có nghĩa là thiền sinh có chánh niệm yếu, thiền sinh không cẩn thận quan sát đề mục phồng xẹp hay dở bước đạp.
Nếu hành thiền mà không thấy được sự sinh khởi của tâm là chúng ta phải xem lại, chúng ta cần phải quan sát kỹ lưỡng hơn đề mục. Khi thấy được tâm, thiền sinh biết khi tâm có chánh niệm, khi tâm không có chánh niệm, khi tâm có tâm từ, khi tâm không có tâm từ, khi tâm an tịnh, khi tâm không an tịnh, khi tâm lo lắng vọng động. Và hay biết những hoạt động của tâm như vậy thì tâm càng lúc càng ít vọng động hơn, cho nên kinh nghiệm được tĩnh lặng nhiều hơn. Khi thấy tâm vọng động suy nghĩ chạy đó đây, thiền sinh không nên bực tức mà hãy kiên nhẫn quan sát, làm được như vậy là thiền sinh biết cách hành thiền đúng đắn.
Trong bài kinh Quán niệm hơi thở, Anapanasati Sutta, Đức Phật đã dạy rằng chúng ta cần quán sát đề mục chính rất nhiều lần (Pali, 10:38) chúng ta cần quán sát đề mục chính lập đi lập lại, làm như vậy là chúng ta đang hành bốn niệm xứ, quán Thân quán Thọ quán Tâm và quán Pháp.
Như vậy quan sát một cách cẩn thận đề mục chính thì chúng ta sẽ tự động thấy những gì sinh khởi trong Thân, trong Thọ, trong Tâm và ở các Pháp. Có thiền sinh hỏi rằng muốn có tâm an tịnh, không vọng động, không phóng chạy thì phải làm sao, thiền sư trả lời rằng phải quán sát phồng xẹp cho kỹ, nhưng có lẽ thiền sinh không có tin, ngày nay qua bài kinh Anapanasati, chúng ta đã rõ những gì Đức Phật nói, muốn tâm không vọng động chúng ta phải quan sát đề mục chính nhiều lần, liên tục.
Có một số thiền sinh hành thiền trong một thời gian dài mà không quán được tâm, vì sao vậy, vì nhiều lý do, thiền sinh này đang hành thiền, quan sát phồng xẹp, lại chạy theo quan sát cảm thọ nơi đầu trong vài năm, khi đang hành thiền quan sát phồng xẹp người này không thở được cho nên lo sợ ngưng thiền, khi đang quán sát phồng xẹp người này đau nhiều hay là thân bị lắc, cho nên lo sợ ngưng thiền, khi đang thực hành quan sát phồng xẹp thiền sinh này thấy hình ảnh sinh khởi trong tâm nên chạy theo hình ảnh. Vậy khi chúng ta bám theo phồng xẹp, quan sát phồng xẹp kỹ càng, chúng ta sẽ thấy rõ là tâm thay đổi liên tục, tâm sinh rồi tâm diệt. Nếu hành thiền nhiều năm mà cứ suy nghĩ, suy diễn, mong muốn được cái này cái nọ, hành thiền nhiều năm mà không kiên trì quan sát đề mục chính thì chúng ta không thấy những gì sinh khởi trong tâm, không thấy những gì sinh khởi trong hiện tại nên không thể loại trừ tham sân si.
Thiền sinh cần phải nỗ lực hành thiền cho đến khi có được tuệ sinh diệt, vào lúc có được tuệ sinh diệt, thiền sinh thấy những gì sinh khởi trong Thân Thọ Tâm Pháp, cho nên tâm an lạc, mềm mại, an tịnh, định tĩnh, nên thiền sinh kinh nghiệm được loại hạnh phúc từ hành thiền. (Pali, 12:49), vị ấy thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên tâm của mình và hiểu rằng tâm của người khác cũng tương tự như vậy, vì thế nên nói rằng vị ấy cũng thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên tâm người khác. Vị ấy thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên tâm của mình và người, vị ấy cũng hiểu được nguyên nhân và sự sinh khởi của tâm, nguyên nhân và sự diệt tận của tâm. Vị ấy hiểu được nguyên nhân cùng với sự sinh và sự diệt của tâm, vị tỳ khưu chánh niệm hay biết rằng chỉ có tâm mà thôi, loại hiểu biết này chỉ có được khi chánh niệm lớn mạnh và các tầng tuệ minh sát tăng trưởng để rồi vị tỳ khưu một mực xa rời tham ái và tà kiến, không còn bám níu vào ngũ uẩn. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên tâm như thế”, Đức Phật đã nói như vậy.
Khi chánh niệm quan sát thiền sinh sẽ thấy những loại tâm khác nhau sinh ra và mất đi một cách liên tục. Trước kia thiền sinh có thể giận lâu, có thể buồn cả ngày, dục vọng có thể khởi sinh và kéo dài nhưng giờ đây khi thấy tâm liên tục sinh diệt một cách nhanh chóng trong từng sát na, khi thấy vô số tâm vừa sinh đã diệt liên tục thì thiền sinh không còn giận lâu, hay tham ái kéo dài nữa. Khi đi kinh hành, thiền sinh thấy các tâm liên tục sinh mất nối tiếp nhau. Trong khi ăn thiền sinh thấy các tâm liên tục sinh mất, muốn ăn rồi muốn nuốt, rồi muốn ăn thêm, rồi suy nghĩ, rồi vui buồn, v.v… rồi vì có quá nhiều tâm sinh khởi, và vì bận quan sát chúng nên thiền sinh không có thời gian suy nghĩ, lo buồn hay phàn nàn nữa. Không hành thiền kỹ, thì chúng ta nghĩ rằng chỉ có một cái tâm duy nhất hiện hữu, rằng cái tâm còn nhỏ chính là cái tâm lúc ta lớn lên, cũng như nước ở trong dòng sông, chúng ta nghĩ vẫn là nước đó trong cùng một dòng sông, nhưng nước thay đổi liên tục, và tâm cũng thay đổi liên tục, khi vui lúc buồn, khi buồn rồi lại vui. Như vậy tâm giận khác với tâm vui, khi tâm vui mất thì cái giận sinh khởi, có khi tâm nghĩ về gia đình, có khi tâm nghĩ về cái gì khác, có khi tâm ác sinh ra rồi mất đi, rồi tâm thiện lại sinh ra rồi mất đi, thiền sinh thấy rằng tâm trước khác với tâm sau. Như vậy chúng ta hãy cẩn thận quan sát tâm và quan sát những gì sinh khởi để hiểu được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của các đề mục.
Ngày nào chúng ta còn sống, ngày đó tâm còn liên tục sinh diệt, tâm này khởi rồi mất để tâm khác khởi rồi mất một cách liên tục. khi tâm không còn sinh khởi, khi sắc không còn sinh khởi, thì ta chết. như vậy khi tâm còn sinh khởi liên tục, khi tâm vẫn còn sinh diệt, thì ta nói rồi ta nghe, v.v…do vậy nên nói rằng ta chết đi trong từng một sát na.
Nếu thiền sinh muốn quán sát tâm, nếu thiền sinh muốn thấy rõ tâm, nếu thiền sinh muốn giảm tham sân si, nếu thiền sinh muốn loại trừ vĩnh viễn tham sân si, nếu thiền sinh muốn thấy sự thay đổi liên tục của tâm thì đừng thực hành quán tâm như mình thường làm, bởi vì làm như vậy chúng ta chỉ thấy tâm như bao nhiêu người khác mà thôi. Muốn thấy được tâm chúng ta cần quan sát phồng xẹp, dở bước đạp và chánh niệm trong những hoạt động hằng ngày thật kỹ càng, làm như vậy thì Tứ niệm xứ Thân Thọ Tâm Pháp được biểu hiện rõ ràng. Chúng ta không cần phải suy nghĩ và lo lắng gì cả. Hôm nay thiền sư hy vọng rằng nghe những lời Đức Phật giảng, thiền sinh sẽ biết cách quán sát tâm và có được sự tự tin khi hành thiền, và ngài kết thúc bài pháp thoại hôm nay ở đây.
(Bản text do Đinh Huế đánh máy)
BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA 2015 – THIỀN SƯ U JATILA