Video (11) Sức Mạnh Của Thiền Tứ Niệm Xứ – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

 

 

SỨC MẠNH CỦA THIỀN TỨ NIỆM XỨ

(Bài giảng ngày 15/5/2007 tại Như Lai Thiền viện, California)

Sư Cả đã giảng qua về loại hạnh phúc khước từ, là loại hạnh phúc giải thoát khỏi phiền não – nekkhama-sukkha, giải thoát khỏi 2 loại phiền não, phiền não do dục lạc ngũ trần – vatthu-kāma, và phiền não do các bất thiện pháp phát sinh từ ngũ dục – kilesa-kāma. Giai đoạn đầu, hành giả đến thiền viện để thoát khỏi các đối tượng ngũ dục của thế giới bên ngoài, tức là hành giả có sự khước từ các đối tượng ngũ dục, tuy nhiên hành giả cần phải tu tập để loại bỏ loại phiền não do các bất thiện pháp phát sinh từ ngũ dục. Điều quan trọng nhất là làm sao loại bỏ được Ái dục – kāmacchanda và phát triển các tâm thiện. Bằng cách phát triển các tâm thiện và diệt tận được Ái dục, hành giả sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của hai loại phiền não, phiền não do dục lạc ngũ trần và phiền não do các bất thiện pháp phát sinh từ ngũ dục. Hành giả đến thiền viện để tu tập có được hai loại sức mạnh, sức mạnh suy xét (paṭisaṅkhāna bala) và sức mạnh do thiền (bhāvanā bala). Sư đã giải thích qua về hai loại sức mạnh này. Với sức mạnh Thiền tập bhāvanā bala, hành giả có khả năng chống lại phiền não và có khả năng chịu đựng mọi thăng trầm trong cuộc sống. Hôm nay Sư Cả giảng về sức mạnh thiền tập Bhāvanā bala, về hai phương diện lý thuyết và thực hành.

Khi không có Chánh Niệm, hành giả để tâm buông lung, phóng chạy theo những gì hành giả suy nghĩ hay tưởng tượng. Đa số phàm nhân hay để tâm nghĩ ngợi đến dục lạc qua các ý tưởng muốn thấy sạch đẹp, muốn nghe âm thanh hay, muốn ngửi mùi thơm, v.v… Có hai loại phiền não, loại phiền não nằm trong đối tượng ngũ dục, và loại phiền não tham sân si nằm trong tâm. Khi thấy vật ưa thích, Tham ái phát sinh, khi thấy vật không ưa thích, Sân hận phát sinh. Không hiểu Sự thật, không biết hiểm nguy của phiền não, cho phiền não là tốt đẹp, nên là Si mê. Con người luôn luôn muốn thấy vật đẹp hơn, tốt hơn nữa, do đó con người luôn luôn bị lửa tham sân si thiêu đốt. Hành giả phải tu tập để thoát ra khỏi lửa phiền não, khi thấy phiền não nằm trong đối tượng, phải ngăn ngừa không để phiền não bùng cháy. Điều quan trọng là phải biết cách ngăn ngừa, không để lửa phiền não sinh khởi, cũng như phải biết đúng cách dập tắt kịp thời nếu phiền não bùng cháy. Hành giả cần phải biết cách dập tắt kịp thời khi phiền não bùng cháy trong tâm. Hành giả nên là người chuyên nghiệp dập tắt được lửa phiền não. Nếu phải trở lại nơi đang có lửa phiền não, hành giả cần được bảo vệ bởi mặt nạ và áo chống lửa phiền não. Cùng thế ấy, mỗi cá nhân trong cuộc đời đều mang lửa phiền não trong tâm. Trong khi giao tiếp hàng ngày, cá nhân tiếp cận lửa phiền não thường xuyên. Cá nhân nên vượt thoát ra để đến chỗ an toàn không bị nguy hiểm vì lửa phiền não. Và tự cá nhân phải biết cách tự dập tắt phiền não khi phiền não bùng cháy trong tâm. Hành giả đến thiền viện để học cách ngăn ngừa phiền não và cách dập tắt lửa phiền não. Hành giả hành thiền để làm phát triển tâm và tạo được sức mạnh cho tâm. Hiểu được sự hiển nhiên của phiền não, hành giả trở nên cẩn thận với phiền não. Hành giả cần phải có đức tin  nơi phương pháp ngăn ngừa phiền não và phương pháp diệt tận phiền não. Không những hành giả phải có đức tin mà hành giả cần có sự quyết tâm và can đảm diệt trừ phiền não. Hành giả có đức tin nơi pháp hành, hành giả học một cách cẩn thận. Hành giả có quyết tâm và can đảm trong khi hành thiền để làm cho tâm phát triển thành tựu trí tuệ. Khi trí tuệ trưởng thành, hành giả trở thành một người chuyên nghiệp trong việc phòng chống lửa phiền não. Khi trở nên chuyên nghiệp, hành giả không còn sợ hãi phiền não, một khi phiền não xuất hiện lập tức bị hành giả dập tắt. Một khi trí tuệ trưởng thành, hành giả có khả năng chế ngự được phiền não. Do đó nhờ hành thiền, hành giả có khả năng ngăn ngừa và chế ngự được phiền não. Hành giả phải học phương pháp hành thiền để tạo sức mạnh cho tâm phát triển từ yếu đến mạnh. Phát triển tâm hay tu thiền là phước báo vượt trội hơn hẳn hai pháp bố thí và trì giới. Nếu hành giả có tâm yếu đuối, hành giả không tự tin, hành giả phân vân, hoài nghi, hành giả dễ chấp nhận chuyện sai trái, nếu có đức tin hành giả sẽ không tin vào những gì sai trái. Với tâm yếu đuối hành giả thất bại không giữ gìn được những gì cần phải giữ gìn, hành giả không can đảm dám làm những điều cần phải làm, do thất bại không giữ gìn được những gì cần phải giữ gìn, hành giả gặp hiểm nguy, do thất bại trong việc phải làm những gì cần phải làm, hành giả không hưởng được lợi lạc. Hành giả bị chế ngự bởi lười biếng, hành giả không chánh niệm để phiền não xâm nhập. Nếu siêng năng tinh tấn giữ chành niệm, phiền não không thể xâm nhập tâm hành giả. Với chánh niệm có mặt giúp hành giả không có sự cư xử sai trái. Khi không có chánh niệm, tâm không được bảo vệ, với chánh niệm tâm được bảo vệ. Tâm không được bảo vệ, tâm bị tham sân si tấn công. Tâm yếu đuối si mê, tin vào tà kiến, hành giả tin vào Thượng đế ban phát hạnh phúc cho cá nhân, do đó hành giả không còn tự chủ. Khi được gặp thỏa mãn, tâm hành giả bị dao động bởi Tham ái, khi không được thỏa mãn, tâm hành giả xáo trộn bởi Sân hận. Do vậy tâm hành giả non yếu không trưởng thành. Nếu có trí tuệ, tâm hành giả trở nên trưởng thành, chín chắn thì dù có đối diện với sự ưa ghét, khen chê, gặp những lúc lên lúc xuống trong cuộc đời, hành giả vẫn giữ được sự quân bình nơi tâm. Do đó giữ được sự quân bình nơi tâm là điều quan trọng. Thiền Tứ niệm xứ đảm bảo cho hành giả làm tâm phát triển trưởng thành và được quân bình. Chỉ có Đức Phật là người mạnh dạn bảo đảm rằng thiền tứ niệm xứ là con đường duy nhất đem lại bình an, hạnh phúc cho tâm. Con người bị ô nhiễm vi ái dục, sân hận, thân khẩu ý không trong sạch. Do tham sân si làm cho tâm con người bị ô nhiễm. Thiền tứ niệm xứ đem lại sự trong sạch cho tâm, khi gặp cảnh mất nhà, mất việc, hay mất người thân, con người bị uất ức than khóc, thiền Tứ niệm xứ bảo đảm giúp khắc phục được uất ức than khóc và thiền tứ niệm xứ cũng bảo đảm chấm dứt khổ thân và khổ tâm. Điều quan trọng nhất là làm sao bật gốc rễ được phiền não vốn đã theo chúng ta từ muôn kiếp. Thiền Tứ niệm xứ giúp đảm bảo diệt tận gốc phiền não. Đức Phật bảo đảm thực hành thiền Tứ niệm xứ, hành giả sẽ hưởng được bảy lợi lạc. Với sự tin tưởng vào lợi lạc của thiền Tứ niệm xứ, hành giả phát triển được Đức tin, Paṭisaṅkhāna bala hay Sức mạnh suy xét. Với đức tin làm phát triển ý chí, quyết tâm tu tập. Với đức tin ý chí tu tập làm phát triển Niệm, Định và Tuệ. Đặc biệt là khi hành giả phát triển được Hổ thẹn tội lỗi và Ghê sợ tội lỗi, sẽ làm cho tâm trong sạch. Qua sự hành thiền, hành giả tạo cho tâm có khả năng giúp hành giả chống lại phiền não Bhāvanā bala. Trước thời đức Phật, không có khoa học gia, chính trị gia hay y sỹ dám mạnh dạn bảo đảm rằng thiền Tứ niệm xứ là pháp duy nhất đem lại bảy điều lợi lạc. Chỉ có Đức Phật mới đưa ra sự bảo đảm. Các hành giả ở đây đã có sẵn đức tin nơi pháp hành và cũng đã kinh nghiệm phần nào lợi lạc của thiền Tứ niệm xứ. Đức tin này chỉ được khơi dậy từ sự thực hành, càng hành thiền thì đức tin này càng phát triển. Muốn vậy hành giả cần phải giữ chánh niệm vào mọi hiện tượng sinh khởi để giữ tâm trong sạch. Hành giả còn cần phải vận dụng tinh tấn để đưa tâm đến đề mục, chẳng hạn hướng tâm để ghi nhận sự phồng xẹp. Với đức tin nơi pháp hành, hành giả có quyết tâm tu tập, nhờ vậy hành giả có sự tinh tấn khi hướng tâm đến đề mục. Hành giả cũng phải có quyết tâm tu tập để đạt được loại hạnh phúc bảo đảm và có sự can đảm từ bỏ loại hạnh phúc thế tục, nhỏ nhoi, không bảo đảm. Do đó nếu có quyết tâm tu tập để hưởng được bảy lợi lạc do thiền minh sát đem lại, hành giả sẽ có tinh tấn, có sự kiên trì chịu đựng những khó khăn trong tiện nghi vật chất hay điều kiện ngủ nghỉ thực phẩm. Hành giả đừng nhìn điều hành giả muốn nhìn, hành giả đừng nghe những gì hành giả muốn nghe, hành giả cần phải tu tập sao cho đừng để ý bất kỳ chuyện gì khác, ngoài chuyện dồn hết nổ lực vào sự tu tập. Với tinh tấn nỗ lực hành giả đưa được tâm đến đề mục, tâm gắn chặt vào đề mục, tạo nên Chánh niệm. Nhờ Chánh niệm gắn chặt nên tâm trở nên định tĩnh, không còn tham ái. Nhờ vậy, Chánh định hình thành, tâm trở nên ổn cố, không còn giao động bởi Tham Sân. Nhờ Chánh tinh tấn phát triển nên hình thành Chánh niệm và Chánh định. Hành giả cần có sự hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi mỗi khi thất niệm. Sự tu tập để làm cho phát triển Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh Định đươc gọi là tu thiền Bhāvanā hay phát triển tâm. Khi sự tu tập có trớn mạnh, đức tin được khơi dậy và lớn mạnh và tiếp tục phát triển theo sự tinh cần tu tập. Khi tâm định tĩnh, Chánh định hình thành, hành giả sẽ phân biệt được Danh và Sắc bằng kinh nghiệm thực chứng cá nhân, làm cho hành giả tin rằng pháp hành này quả là pháp đúng đắn. Trước đây, hành giả biết và hiểu danh sắc qua sách vở, nhưng nay thì chính hành giả kinh nghiệm được điều này từ sự tu tập. Ngoài ra hành giả còn hiểu được tương quan nhân qủa và đặc tính Vô thường, Khổ và Vô ngã. Càng thực chứng, hành giả càng tin tưởng nơi pháp hành, hành giả càng hiểu biết được nhiều hơn. Khi kinh nghiệm được tâm ghi nhận, mặt đối mặt với đề mục, hành giả càng tin vào pháp hành hơn nữa. Bắt đầu bằng sự khơi dậy Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, dần dà theo tiến triển trong sự tu tập, ba yếu tố này trở nên phát triển ngày càng mạnh hơn nữa. Đặc biệt là hành giả cần phải phát triển được hai tâm hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi mỗi khi thất niệm để tâm bị phiền não xâm nhập. Hai tâm hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi càng mạnh thì hành giả càng tinh cần tu tập, và càng tinh cần tu tập sẽ giúp hành giả tu tập thành công mau chóng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 

BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app