Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
‘‘Chí tâm đỉnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Vô Thượng Đại Giác’’

Mục Lục

Vài lời xin thưa trước.

Chương 1: Về Chơn đế và Tâm thức

001 – Bốn Chơn đế.
002 – Tánh cách chẳng thay đổi của Chơn đế như thế nào?

Tâm (Citta)
003 – Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức.
004 – Bản thể của Tâm, hay Tâm thể.
005 – Tâm có thể đi dạo xa.
006 – Tâm đi lang thang một mình.
007 – Tâm chẳng có hình dạng vật chất.
008 – Trú sở của tâm thức ở trong hang động.
009 – Bằng cách nào tâm sở thiện và bất thiện trộn lẫn nhau?
010 – Tâm sở khác biệt nhau, cũng như các đặc tánh vật chất chẳng giống nhau.
011 – Tâm có thể điều phục được.
012 – Tại sao Tâm cần được cải thiện.
013 – Vua Di-lan-đà đã điều phục tâm cách nào?
014 – Vua Di-lan-đà chuẩn bị cách nào?
015 – Một tấm gương tốt.

Chương 2: Tâm sở và các Tâm sở bất thiện

Tâm sở.
016 – Các Tâm sở xác định Tâm thức.
017 – Mười bốn tâm sở bất thiện.

1.- Vô minh (Moha)
018 – Hai loại Vô minh
019 – Loại vô minh thứ nhứt: Căn bản Vô minh.
020 – Loại vô minh thứ hai: Chi mạt Vô minh.
021 – Một vị hiền giả bị Vô minh áp đảo.
022 – ‘‘Chẳng biết’’ đâu phải luôn luôn là Vô minh.
023 – Vô minh thô và tế.

2.- Vô tàm (Ahirika)
024 – Thế nào là Vô tàm?
025 – Ghi chú thêm về câu chuyện của ẩn sĩ Haritaca.

3.- Vô quí (Anottappa).
026 – Thế nào là Vô quí?
027 – Lại ghi chú thêm về câu chuyện ẩn sĩ Haritaca.

4.- Tán loạn (Uddhacca).
028 – Thế nào là Tán loạn?
029 – Khi Tôn giả Nan đà chẳng định tâm được.
030 – Năng lực yếu ớt của sự tán loạn.

5.- Tham (Lobha)
031 – Tham lam khác với Ham muốn.
032 – Các tên khác của sự tham lam.
033 – Sự tham lam chỉ có tăng mà chẳng có giảm.
034 – Uống nước mặn.
035 – Tham dẫn ta đến bốn nẻo ác bằng cách nào?
036 – Tham chẳng đưa ta đến bốn nẻo ác, nếu đã có sẵn thiện pháp.
037 – Điểm cần suy gẫm
038 – Giải quyết sự phân vân.
039 – Nakulapita và Nakulamata.
040 – Ghi chú về câu chuyện Nakulapita và vợ.
041 – Sự phú tàng (Maya).
042 – Sự che dấu của một người đàn bà.
043 – Một người vợ điêu ngoa.
044 – Sự phú tàng của một kẻ ẩn tu.
045 – Các hình thức phú tàng nhiều đến vô số.
046 – Sự khoa trương (Satheyya).
047 – Sự khoa trương nơi tu sĩ là sự tăng thượng mạn.
048 – Sự khoa trương nơi người thế tục là sự tự tôn.
049 – Các tai hại của sự khoa trương giả dối.

6.- Tà kiến (Ditthi).
050 – Tà kiến là gì?

7.- Kiêu mạn (Mana)
051 – Kiêu mạn là gì?
052 – Các hình thức kiêu mạn và cách dẹp bỏ.
053 – Hai cách tu học.
054 – Kiêu mạn về sắc đẹp.

8.- Sân hận (Dosa)
055 – Thế nào là sân hận?
056 – Câu chuyện một người thiếu nữ.
057 – Sự vô ơn (Makkha)
058 – Chuyện người con có hiếu với mẹ.
059 – Ác ý (Palasa)
060 – Sự ưu sầu (Soka)
061 – Ưu sầu và lo âu có đem lợi ích gì chăng?
062 – Sự than khóc (Parideva)
063 – Khóc than có ích lợi gì chăng?
064 – Sự điềm nhiên của Bồ-tát, tiền thân Đức Phật.
065 – Bà Mallika, phu nhơn vị tướng lãnh Bandhula.
066 – Đau khổ vật chất (Dukkha) và thống khổ tinh thần (Domanassa)
067 – Lợi (Labha) và Suy (Alabha)
068 – Có đông quyến thuộc (Yasa) và cô độc (Ayasa).
069 – Tán tụng (Ninda) và chê trách (Pasamsa)
070 – Sự uất hận (Upayasa)

9.- Sự Ganh tị (Issa)
071 – Thế nào là sự ganh tị?
072 – Bầy heo rừng và động ngọc bích.
073 – Đề cao (Attukkamsana) và vu báng (Paravambhana).
074 – Phô trương khoác lác.
075 – Tuyên bố đúng thời.
076 – Chê trách.

10.- Sự Tật đố (Macchariya).
077 – Các hình thức của tâm sở tật đố.
078 – Các điểm cần cứu xét về tâm sở tật đố.

11.- Hối tiếc (Kukkucca)
079 – Thế nào là Hối tiếc?
080 – Sự hối tiếc của bốn chàng thanh niên giàu có.
081 – Đừng để phải hối tiếc về sau.
082 – Hãy nỗ lực tinh tấn hành thiện khi còn đủ thời giờ.
083 – Câu chuyện người đao phủ thủ.

12 và 13.- Giải đãi (Thina) và Hôn trầm (Middha).
084 – Thế nào là giải đãi và hôn trầm?

14.- Nghi ngờ (Vicikiccha)
085 – Nghi ngờ, chẳng tin vào Tam Bảo.
086 – Các sự phân vân chẳng thuộc về tâm sở nghi ngờ.

Chương 3: Các tâm sở thiện.

087 – Các tâm sở thiện (Kusala Cetasikas).

1.- Tâm sở Tín (Saddha)
088 – Tâm sở tín, hay tín tâm, hoặc lòng tin tưởng.
089 – Các sự tin tưởng sai lầm
090 – Cần lưu ý đề phòng.
091 – Cần phân biết: lòng tin khác với tình yêu.

2.- Sự tỉnh giác (Sati)
092 – Thế nào là tâm sở tỉnh giác?
093 – ‘‘Nhớ lại’’, ‘‘nghĩ đến’’ chưa đủ để được gọi đó là tỉnh giác.

3.- Tàm (Hiri) và 4.- Quí (Ottappa)
094 – Thế nào là Tàm và Quí.
095 – Tàm và Quí giả hiệu.
096 – Bốn trường hợp cần dẹp bỏ sự hổ thẹn qua một bên.
097 – Con đường ở giữa.

5.- Sự vô tham (Alobha)
098 – Thế nào là Vô tham?
099 – Vị tỳ-kheo tham lam.
100 – Một kẻ tham lam.
101 – Vị tỳ-kheo vô tham.
102 – Một người vô tham.

6.- Vô sân (Adosa)
103 – Thế nào là Vô sân?
104 – Tâm vô tham và vô sân của Bồ-tát.
105 – Nhận định.
106 – Nhơn và quả

7.- Vô si (Amoha) và Trí huệ (Panna)
107 – Thế nào là Vô si và Trí huệ.
108 – Trí huệ hay Bát nhã (Panna)
109 – Sự thông minh giả hiệu.
110 – Căn bản trí và Hậu đắc trí.
111 – Làm thế nào để đào luyện căn bản trí?
112 – Sự khác biệt giữa niềm tin (Saddha) và trí huệ (Panna).
113 – Lời kêu gọi.

8.- Tâm từ (Metta)
114 – Tâm từ chẳng phải là một tâm sở riêng biệt.
115 – Tình yêu chưa hẳn là tâm từ.
116 – Tình yêu giữa bò mẹ và bò con.
117 – Tâm từ của Hoàng hậu Samavati.
118 – Bài học đạo đức của mẩu chuyện.

9.- Tâm bi (Karuna)
119 – Sự thương hại chưa hẳn là tâm bi.
120 – Tâm thức của người đức hạnh.

10.- Tâm hỉ (Mudita)
121 – Thế nào là Tâm hỉ (Mudita)
122 – Hoan hỉ quá mức.

11.- Tâm xả (Upekkha)
123 – Thế nào là Tâm xả?
124 – Bốn Tâm vô lượng (Brahmaviharas).
125 – Phát triển và trao chuyển Tâm từ.
126 – Làm cách nào trao chuyển Tâm bi?
127 – Làm cách nào trao chuyển Tâm hỉ?
128 – Làm cách nào trao chuyển Tâm xả?
129 – Ghi chú thêm về bốn tâm trạng thánh thiện.

12., 13., 14.- Ba Tâm sở tiết chế (Virati cetasika): Chánh ngữ (Sammamavaca); Chánh nghiệp (Sammakammanta); Chánh mạng (Samma avija)
130 – Mười điều tệ hại được chia ra làm hai loại.
131 – Các tâm sở tiết chế (Viratis)
132 – Các hành động lành khác chẳng thuộc về nhóm tiết chế.
133 – Ba hình thức của các tâm sở tiết chế.

Chương 4: Về các tâm sở phụ hợp với tâm thức thiện và bất thiện.

134 – Các loại tâm sở phụ hợp với tâm thức thiện và bất thiện.

1.- Tâm sở Xúc (Phassa)
135 – Thế nào là Tâm sở Xúc?

2.- Tâm sở Thọ (Vedana)
136 – Tâm sở Thọ và các đối tượng của giác quan.
137 – Năm loại cảm thọ.

3.- Tâm sở Tri giác (Sanna)
138 – Thế nào là tâm sở Tri giác?
139 – Tầm hoạt động của tâm sở Tri giác rất rộng.
140 – Đừng lầm lẫn tâm sở Tri giác (Sanna) với sự Tỉnh giác (Sati).

4.- Tâm sở Ý hành (Cetana)
141 – Nhiệm vụ của tâm sở Ý hành.
142 – Tâm sở Ý hành tạo nên Nghiệp (Kamma)

5.- Tâm sở Định (Ekaggata)
143 – Tâm sở Định còn được gọi là Tam-ma-đề (Samadhi)

6.- Tâm sở Mạng căn (Jivitindriya)
144 – Thế nào là Mạng căn?

7.- Tâm sở Chú tâm (Manasikara)
145 – Sự chú ý.
146 – Bảy tâm sở thường hiện diện khi tâm thức khởi lên.

8.- Tâm sở Tác ý (Vitaka).
147 – Các hình thức của tâm sở Tác ý.

9.- Tâm sở Nhiếp ý (Vicara).
148 – Nhiếp ý là thế nào?

10.- Tâm sở Quyết ý (Adhimokkha)
149 – Thế nào là tâm sở Quyết ý?

11.- Tâm sở Nỗ lực (Viriya)
150 – Thế nào là tâm sở Nỗ lực?
151 – Các ích lợi do sự nỗ lực mang đến.
152 – Chúng ta hãy tự cải thiện.

12.- Tâm sở Toại ý (Piti).
153 – Toại ý nghiã là sao?

13.- Tâm sở Ý chí (Chanda).
154 – Từ sự mong muốn (asa) đến tâm sở ý chí (chanda).

Chương 5: Tập khí (Carita).

155 – Tập khí và tánh tình con người.
156 – Sáu loại tập khí.
157 – Phán đoán tập khí của một người như thế nào?
158 – Tham tập khí (raga carita) và tín tập khí (saddha carita).
159 – Sân tập khí (dosa carita) và minh tập khí (buddhi carita).
160 – Si tập khí (moha carita) và tác ý tập khí (vitakka carita).
161 – Nguồn gốc của tập khí.
162 – Khuynh hướng (Vasana) tiếp tục từ đời nầy sang đời khác.

Chương 6: Mười căn bản của thiện pháp (Punnakiriya vatthu).

163 – Mười căn bản của các thiện pháp là gì?

1.- Bố thí (Dana).
164 – Hai thành tố của sự Bố thí (Dana).
165 – Lễ vật cung hiến và người thọ nhận làm tăng trưởng Ý hành (Cetana) thêm bén nhạy.
166 – Số lượng lễ vật cúng dường.
167 – Bố thí hào phóng mà ý hành lại yếu kém.
168 – Bố thí cũng như gieo hạt giống.
169 – Thọ giả cũng quyết định phước báo trong việc bố thí.
170 – Bố thí cúng dường lên Giáo hội Tăng-già (Sanghikadana).
171 – Làm cách nào để phóng chiếu thiện chí của mình?
172 – Thái độ tinh thần trong khi cúng dường.
173 – Bữa cơm cúng dường ở nhà có thể trở thành Sanghika dana.
174 – Thiện chí của người thí giả.
175 – Phước báo khác nhau tuỳ theo phương thức bố thí.
176 – Cúng dường hướng về Đức Phật.
177 – Khi ở xa, làm cách nào để kính lễ chư Phật?
178 – Ba hình thức Ý hành trong việc bố thí.
179 – Tiền tế ý hành.
180 – Hiện tại ý hành
181 – Hậu tế ý hành.
182 – Một lời khuyến nhũ.
183 – Sự xếp loại các Thiện pháp.
184 – Các tâm thức thiện nhị căn
185 – Các tâm thức thiện tam căn.
186 – Thiện pháp cao và thấp.
187 – Các tiêu chuẩn khác để xếp hạng Bố thí.
188 – Phước lạc của sự Bố thí.
189 – Bố thí có kéo dài cảnh sống trong Luân hồi không?
190 – Hai loại Thiện pháp.
191 – Bố thí hỗ trợ sự hoàn thành các hạnh Ba-la-mật như thế nào?
192 – Các bực chẳng còn cần thi hành việc Bố thí nữa.
193 – Niềm vui khi bố thí.
194 – Kẻ có hảo tâm mới thật là người giàu có.
195 – Kè giàu có cũng tựa như dòng sông, cơn mưa, cây để ăn trái.
196 – Bố thí rất cần thiết, chẳng có chẳng được.

2.- Giới hạnh (Sila).
197 – Trì giới và Bố thí.
198 – Công năng của Bố thí.
199 – Giới sát sanh là tránh giết hại.
200 – So sánh.
201 – Giới cấm trộm cắp.
202 – Giới cấm tà hạnh.
203 – Giới cấm nói dối.
204 – Giới cấm dùng các chất say.
205 – Bát quan trai giới.

3.- Quán tuởng (Bhavana)
206 – Quán tưởng là gì?
207 – Niệm công đức Phật.
208 – Tưởng niệm sự tốt lành của nguyên nhơn nơi công đức Phật.
209 – Tưởng niệm sự tốt lành của hậu quả nơi công đức Phật.
210 – Tưởng niệm các lợi lạc đem đến cho mọi chúng sanh.

4.- Kính lễ (Apacayana).
211 – Kính lễ đối với những ai?
212 – Vài điều đáng để suy gẫm.

5.- Nhiêu ích (Veyyavacca).
213 – Nhiêu ích nghiã là gì?

6.- Hồi hướng (Pattidana)
214 – Thế nào là hồi hướng công đức?
215 – Một điều nên lưu ý.
216 – Hồi hướng công đức cũng như mồi lửa vào các ngọn đèn.

7.- Tuỳ hỉ công đức (Pattanumodana)
217 – Tuỳ hỉ công đức nghiã là gì?
218 – Lợi lạc tức khắc của việc tuỳ hỉ công đức.
219 – Nghi thức ngày nay về tùy hỉ công đức.
220 – Ai được chia xẻ công đức hồi hướng?

8.- Thính pháp (Dhammassavana).
221 – Năm điều lợi ích của việc Thính pháp.
222 – Các thái độ sai lầm trong khi nghe giảng Chánh pháp.
223 – Các ích lợi của việc đọc Kinh sách.

9.- Giảng pháp (Dhammadesana).
224 – Giảng pháp là một hình thức pháp thí.
225 – Đức tánh của một vị giảng sư.
226 – Các sự bất lợi của âm điệu chẳng đúng cách.
227 – Các lối giảng pháp giản dị.

10.- Chánh tín (Ditthijukamma)
228 – Thế nào là Chánh tín?
229 – Chánh tín của người Phật tử.
230 – Làm thế nào để giữ được niền Chánh tín?
231 – Bốn mươi thiện pháp.

Chương 7: Nghiệp (Kamma).

232 – Nghiệp là gì?
233 – Trách nhiệm thuộc về nơi nào?
234 – Ý hành chịu trách nhiệm; ý hành chính là nghiệp.
235 – Các trạng thái tâm lý ít được lưu ý đến.
236 – Ý lực bất thiện chiếm ưu thế nơi tâm sở ý hành.
237 – Ý lực thiện chiếm ưu thế nơi tâm sở ý hành.
238 – Ảnh hưởng lâu bền của Nghiệp lực đến thân tâm con người.
239 – Nghiệp lực tiếp tục mãi nơi thân tâm.
240 – Tác giả tạo nghiệp chịu lấy ảnh hưởng trực tiếp.
241 – Cộng nghiệp, hiệu lực chung của Nghiệp.
242 – Cộng tác trong ác nghiệp
243 – Hưởng chung các phước báo của thiện nghiệp.
244 – Ảnh hưởng gián tiếp của ác nghiệp.
245 – Ác báo lại đến cho kẻ khác.
246 – Cùng một hành nghiệp, nhưng quả báo lại trỗ ra khác nhau.
247 – Cơ duyên khiến nghiệp lực đưa đến quả báo: túc duyên (sampatti) và khuyết duyên (vipatti)
248 – Tái sanh túc duyên (Gati sampatti)
249 – Tái sanh khuyết duyên (Gati vipatti).
250 – Thân tướng túc duyên (Upadhi sampatti)
251 – Thân tướng khuyết duyên (Upadhi vipatti)
252 – Thời cơ túc duyên (Kala sampatti)
253 – Thời cơ khuyết duyên (Kala vipatti)
254 – Phương tiện túc duyên (Payoga sampatti)
255 – Phương tiện túc duyên có thể ngăn chận được ác nghiệp.
256 – Phương tiện túc duyên đem đến sự thịnh vượng cho toàn dân
257 – Y tế qua phương tiện túc duyên.
258 – Phương tiện khuyết duyên (Payoga vipatti)
259 – Chúng ta có thể cải thiện được hay không?
260 – Chẳng nên quá dựa vào Nghiệp lực.
261 – Hiệu quả giống nhau.
262 – Hiệu quả giống nhau của Bố thí.
263 – Câu chuyện một phú ông.
264 – Lời khuyên của Hoà thượng Dipeyin.
265 – Hiệu quả giống nhau của việc Trì giới.
266 – Hiệu quả giống nhau của việc Quán tưởng.

Chương 8: Các tâm trạng ngay trước khi chết.

267 – Sự quan trọng của phút sắp chết.
268 – Bốn nguyên nhơn của sự chết.
269 – Thọ mạng chấm dứt.
270 – Nghiệp lực chấm dứt.
271 – Thọ mạng và Nghiệp lực cùng chấm dứt
272 – Chết bất đắc kỳ tử.
273 – Trường hợp vì sơ xuất mà phải chết uổng mạng.
274 – Tầm quan trọng của giớ phút chót trong đời.
275 – Các hình ảnh trong tâm thức báo hiệu sanh thú.
276 – Các nghiệp ảnh hiện trong tâm thức như thế nào?
277 – Các nghiệp khí triệu (kamma nimitta) hiện lên như thế nào?
278 – Các sanh thú triệu (gati nimitta) hiện lên như thế nào?
279 – Sắc diện lúc gần chết.
280 – Sự báo hiệu của các lời ấp úng.
281 – Vài hình ảnh khác về Sanh thú triệu (gati nimitta)
282 – Trợ giúp các hình ảnh cận tử thiện hiện lên.
283 – Ý thức về tái sanh thể hiện lên như thế nào?
284 – Hai tà kiến: thường kiến và đoạn kiến.
285 – Chánh kiến đứng đắn về sống, chết.

Chương 9: Bản thể cuả Tái sanh (Patisandhi).

286 – Bốn loại tái sanh.
287 – Hoá sanh, có đủ thân tâm ngay lúc tái sanh.
288 – Thấp sanh, sanh ra từ nơi ẩm ướt.
289 – Noãn sanh, sanh ra từ trứng.
290 – Thai sanh, sanh từ trong tử cung mẹ.
291 – Ba điều kiện của việc tái sanh.
292 – Vài trường hợp khác thường.
293 – Chất tinh thủy Kalala
294 – Sự yểm trợ của tinh trùng và phôi châu.
295 – Bốn loại phàm phu (Puggala) và tám bực thánh hiền (Ariya).
296 – Phàm phu vô thiện căn ở cõi dữ (Dugati Ahetu Puggala)
297 – Phàm phu vô thiện căn ở cõi lành (Sugati Ahetu Puggala)
298 – Hạng thiện nhị căn (Dvihetuka Puggala)
299 – Hạng thiện tam căn (Tihetuka Puggala).
300 – Tám bực hiền thánh.
301 – Nghiệp lực mới thật là cha mẹ sanh ra chúng ta.

Chương 10: Sắc pháp (Rupa).

302 – Rupa, sắc pháp hay là vật chất.
303 – Các loại sắc pháp.
304 – Nguyên tố điạ đại (pathavi dhatu).
305 – Nguyên tố thuỷ đại (apo dhatu).
305 – Nguyên tố hoả đại (tejo dhatu).
306 – Chử nhiệt (Pacaka tejo dhatu) làm thức ăn tiêu hoá.
307 – Nguyên tố phong đại (Vayo dhatu)
308 – Sắc pháp căn bản và thứ yếu.
309 – Năm giác quan.
310 – Nhãn căn (Cakkhu pasada).
311 – Nhĩ căn (Sato pasada) và lỗ tai.
312 – Tị căn (Ghana pasada) và lỗ mũi.
313 – Thiệt căn (Jvha pasada) và lưỡi.
314 – Thân căn (Kaya pasada) và da trên thân.
315 – Năm trần (Arammana), hình thái của cảnh vật bên ngoài.
316 – Kamaguna, sự ràng buộc vì tánh cách khả ái của các sắc trần.
317 – Bhavarupas, hai phái tính nam và nữ.
318 – Tâm căn (Hadayavatthu).
319 – Mạng căn (Jivita rupa).
320 – Dưỡng chất (Oja rupa)
321 – Cián gian (Akasa dhatu).
322 – Các nhóm Kalapas thành lập như thế nào?
323 – Sắc chất dưới hình thức phối hợp tám món.
324 – Thể dạng rất vi tế của một Kalapa.
325 – Tứ đại, bốn nguyên nhơn và bốn điều kiện.
326 – Nghiệp lực đã tác động như thế nào?
327 – Tâm thức đã điều kiện hoá Sắc pháp như thế nào?
328 – Ảnh hưởng của thời tiết (Utu).
329 – Ảnh hưởng của sự dinh dưỡng.

Chương 11: Các Cảnh giới của Hiện hữu.

330 – Các cảnh giới của Hiện hữu (Bhumi).
331 – Cõi điạ ngục (Niraya).
332 – Vua Dạ ma, chúa cõi điạ ngục.
333 – Các qủi sứ ở cõi điạ ngục.
334 – Một cuộc xét xử của vua Dạ ma.
335 – Đẳng hoạt điạ ngục (Sanjiva).
336 – Hắc thằng điạ ngục (Kalasutta).
337 – Chúng hiệp điạ ngục (Sanghata).
338 – Hào khiếu điạ ngục (Roruva).
339 – Đại khiếu điạ ngục (Maharoruva)
340 – Viêm nhiệt điạ ngục (Tapana).
341 – Đại nhiệt điạ ngục (Mahatapana).
342 – Vô gián điạ ngục hay A tỳ điạ gục (Avici).
343 – Cảnh đau khổ tột cùng nơi cõi điạ ngục.
344 – Một lời khuyến nhũ.
345 – Tận thế như thế nào?
346 – Tận thế kéo dài trong bao lâu?
347 – Chúng sanh đến nương tựa nơi thế giới Phạm thiên.
348 – Thế giới mới được thành lập như thế nào?
349 – Cư trung điạ ngục (Lokantarika)
350 – Núi Tu di (Meru)
351 – Bốn bộ châu.
352 – Cõi chư Thiên (Deva) và cõi Phạm thiên (Brahma).
353 – Loài người đã khởi sanh ra như thế nào?
354 – Ăn lớp đất mầu mỡ.
355 – Mặt trời và mặt trăng hiện lên như thế nào?
356 – Loài người tìm thấy luá gạo như thé nào?
357 – Nam và nữ.
358 – Sự kết hôn.
359 – Các cõi Trời.
360 – Cung điện trên cõi Trời.
361 – Thiên nam (Deva) và Thiên nữ (Devi).
362 – Vua Đế Thích Sakka đã quên mất Chánh pháp như thế nào?
363 – Các tư tưởng để suy gẫm.
364 – Các lạc thú của chư Phạm thiên (Brahmas).
365 – Vô tâm thức Phạm thiên (Asannasatta Brahnmas)
366 – Vô sắc Phạm thiên (Arupa Brahmas).
367 – Từ cõi Phạm thiên lọt xuống hàng súc sanh.
368 – Niết-bàn (Nibbana).

Tổng Kết

369 – Bổn phận của độc giả.
370 – Kiến thức và Thực hành.
371 – Chuyện con cọp xảo quyệt.
372 – Lời Bạt (Epilogue).

-ooOoo-

Vài lời xin thưa trước

Kính thưa quý độc giả,

Tôi đã chẳng biết liệu sức mình khi nhận lời yêu cầu của đạo hữu Diệu Nhẫn để phỏng dịch quyển khảo luận Abhidhamma In Daily Life do ngài Ashin Janakabhivamsa sáng tác bằng tiếng Miến điện, được ngài U Ko Lay dịch sang tiếng Anh. Tôi cứ tưởng hễ mình đọc và hiểu được tiếng Anh là có thể viết lại những gì mình vừa đọc sang tiếng Việt ngay. Nhưng tôi đã lầm rất nặng khi bắt tay vào việc, vì tôi cảm thấy số vốn Anh văn của mình chẳng đủ để phản chiếu lại lối hành văn trang trọng của U Ko Lay. Tôi đã lầm vì đã quá định ninh cuốn Tự điển Pali-English của Rhys Davids sẽ giúp tôi tra được hết nghĩa các danh từ chuyên môn Phật học của Nam tông. Đã lắm phen tôi vò đầu, bức tóc mà chẳng đến gần được nghĩa thâm sâu của lắm đoạn trong quyển Khảo luận mà nội dung rất cao siêu huyền diệu. Nhưng đã dấn bước, và nhờ lòng ham muốn học hỏi thêm thúc đẩy, tôi cũng viết lại được gần hai trăm trang những gì mà tôi hiểu lỏm bỏm trong rừng giáo lý do ngài Ashin Janakabhivamsa truyền lại.

Tôi lại xin thú tội thêm, trong khi viết lại, tôi có thêm vào khá nhiều danh từ thường dùng trong Bắc tông, vì lẽ khi dịch, tôi còn chưa chắc danh từ mình dùng có theo sát với nghĩa mà tác giả muốn nói hay không. Những chữ tôi thêm vào như thế đều được đánh máy bằng chữ cỡ nhỏ ở trong dấu ngoặc, để người đọc đừng lầm mà gán cho tác giả, khiến tôi phải đắc tội thêm. Trong bản chữ Anh, các đoạn ghi là Maxim, tôi đã vô lễ dịch là Ghi nhớ, mà chẳng dùng chữ Cách ngôn, vì theo nghĩa tiếng Việt, chữ Cách ngôn có nghĩa các với nội dung của các Maxims trong quyển Khảo luận. Các tiểu mục cũng được tôi tự động đánh số thêm vào, để tiện tra cứu lại.

Tôi những tưởng sẽ bỏ cuộc giữa chừng vì gặp phải nhiều đoạn nói đến các cảnh giới trên trời và dước địa ngục, làm sao mình có đủ từ ngữ để dịch! Còn nhiều điểm thâm sâu khác nữa mà sức hiểu biết nông cạn của tôi chưa vươn lên đến nổi, những mong được người đọc rộng lượng tha thứ.

Vài hàng chơn thành tha thiết, mong người đọc tha cho lời lẽ quê mùa cục mịch của tôi và nghĩ đến nghĩa lý sâu xa của tác giả, vì chính chỗ này mới là điều quan trọng cho ta học tập. Ngưỡng mong trên có các bực cao minh thương tình chỉ dạy thêm và xung quanh có các bạn đạo vui lòng mách cho chỗ vụng về, thiếu sót.

Trân trọng!

Thiện Nhựt,
Montréal, Canada
5 tháng 4, 2000

-ooOoo-

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng, tác giả Janakabhivamsa Tỳ Khưu

* Link  cuốn Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
* Link  tải sách ebook Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
* Link  video cuốn Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
* Link  audio cuốn Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
* Link  thư mục tác giả Janakabhivamsa Tỳ Khưu
* Link  thư mục ebook Janakabhivamsa Tỳ Khưu
* Link  giới thiệu tác giả Janakabhivamsa Tỳ Khưu
* Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời