Nội Dung Chính
TƯƠNG ƯNG BỘ III
CHƯƠNG I: TƯƠNG ƯNG UẨN
Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác
PHẨM KIẾN: DITTHIVAGGA
150. Nội: Ajjhatta
—Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên?
—Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
—Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên.
Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên.
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
—Vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
—Thức là thường hay vô thường?
—Vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời nội lạc, khổ có thể sanh khởi không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
151. Cái Này Là Của Tôi: Etaṃmama
—Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
—Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc… do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
—Vô thường, bạch Thế Tôn…
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
—Thức là thường hay vô thường?
—Vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
152. Cái Này Là Ngã: So-attā
—Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?
—Ðối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
—Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”.
Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”.
—Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
… Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn?
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
153. Nếu Không Phải Của Tôi: Nocamesiyā
—Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?
—Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
—Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”.
Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”.
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
—Vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
… Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi tà kiến như sau: “Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
154. Tà Kiến: Micchādiṭṭhi
—Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ gì, do thiên chấp gì, tà kiến khởi lên?
—Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
—Này các Tỷ-kheo, do có sắc, có chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc nên tà kiến khởi lên.
Do có thức, do có chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên tà kiến khởi lên.
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
… Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
155. Thân Kiến: Sakkāyadiṭṭhi
Giống như kinh trước, chỉ thếhữu thân chotà kiến.
156. Ngã Kiến: Attānudiṭṭhi
Giống như kinh trước, chỉ thếngã kiến (attānudiṭṭhi) chohữu thân.
157. Thiên Chấp: Abhinivesa
Giống như kinh trước, chỉ thếbị trói buộc, thiên chấp kiết sử chongã kiến.
158. Thiên Chấp (2): Dutiyābhinivesa
Giống như kinh trước, chỉ thêm:Sự tham trước về sự trói buộc, thiên chấp các kiết sử.
159. Ānanda
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến… bạch Thế Tôn:
—Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để sau khi nghe pháp, con sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
—Ông nghĩ thế nào, này Ānanda, sắc là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
—Thọ… Tưởng… Các hành… Thức là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy… vị ấy biết rõ… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ III“, Ngài Thích Minh Châu Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ III” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda