Conclusion

Kết Luận

It is possible to develop the meditation subjects which the Buddha prescribed for tranquillity meditation (samatha bhāvanā) to get the full results mentioned in the Buddhist Canons by following the instructions of the Buddha precisely and strenuously. Đúng là có thể tu tập các đề mục thiền mà Đức Phật đã miêu tả về thiền định (samatha bhāvanā), để đạt được kết quả trọn vẹn như đã được đề cập trong Kinh điển Phật học cần phải tuân thủ các chỉ dạy của Đức Phật một cách chính xác và tích cực.
Ānāpānassati is found to be a good meditation subject to develop concentration effectively to the fourth rūpavacara jhāna level in a relatively short period. After attaining the right concentration through a meditation subject, one can easily proceed to develop other meditation subjects provided one does not deviate from the Buddha’s instructions. Niệm hơi thở (Ānāpānassati) được xem là một đề mục thiền tốt để tu tập định một cách hiệu quả đến bậc tứ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) trong một thời gian tương đối ngắn. Sau khi đạt được chánh định thông qua một đề mục thiền, hành giả có thể dễ dàng tiến lên tu tập các đề mục thiền khác, với điều kiện là hành giả không trệch khỏi các chỉ dạy của Đức Phật.
We have also found that “catudhātu-vavatthāna“ is the most effective meditation subject for developing the neighbourhood concentration in the shortest period. When one truly attains the neighbourhood concentration, one attains the purity of mind (cittavisuddhi). According to Āloka Sutta and Pacalāyamāna Sutta, the mind associated with upacāra samādhi radiates very bright and penetrative light. With the help of this light one can observe all the 32 body parts (koṭṭhāsa) in oneself as well as in others. So one can easily undertake kāyagatāsati to develop the first rūpavacara jhāna. Then by focusing one’s mind at the white colour of the skull of a meditator sitting in front of oneself, one can undertake the odāta (white) kasina meditation to develop the fourfold rūpavacara jhānas. Chúng tôi cũng thấy rằng “catudhātuvavatthāna” (thiền tứ đại) là đề mục thiền hiệu quả nhất để tu tập cận định trong thời gian ngắn nhất. Khi một người thực sự đạt được cận định, người đó đạt được thanh tịnh tâm (cittavisuddhi). Theo Kinh Ánh Sáng (Āloka Sutta) và Kinh Ngủ Gục(Pacalāyamāna Sutta), tâm hợp với cận định(upacāra samādhi) sẽ tỏa ánh sáng rực rỡ và xuyên thấu. Với sự trợ giúp của ánh sáng này, hành giả có thể quan sát tất cả 32 thân phần(koṭṭhāsa) của chính hành giả cũng như của người khác. Như vậy, hành giả có thể dễ dàng thọ trì thân hành niệm (kāyagatāsati) để tu tập sơ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna). Rồi bằng cách tập trung tâm của hành giả vào màu trắng của hộp sọ của một hành giả đang ngồi phía trước mình, hành giả có thể thọ trì thiền biến xứ trắng (odāta kasiṇa) để tu tập bốn bậc thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna).
The white kasiṇa fourth jhāna is found to be accompanied by brighter meditation light than the ānāpānassati fourth jhāna. So it serves as a unique foundation for undertaking insight meditation (vipassanā). Tứ thiền biến xứ (kasiṇa) trắng được xem là đi cùng với ánh sáng sáng rực hơn tứ thiền niệm hơi thở (ānāpānassati). Như vậy, nó phục vụ như một nền tảng duy nhất để thọ trì thiền minh sát(vipassanā).

References

Tham khảo

All references refer to the Sixth Buddhist Council Myanmar Edition. Tất cả các chỉ dẫn tham khảo dựa vào Ấn Bản của Hội Đồng Phật Giáo Myanmar lần thứ sáu.
A. Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh) A. Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh)
Abh.A Chú giải Abhidhammā (Vi Diệu Pháp) Abh.A Chú giải Abhidhammā (Vi Diệu Pháp)
D. Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh) D. Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh)
D.Ti Phụ chú giải Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh) D.Ti Phụ chú giải Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh)
Dh. Dhamma Pada (Kinh Pháp Cú) Dh. Dhamma Pada (Kinh Pháp Cú)
M. Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh) M. Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh)
S. Saṁyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh) S. Saṁyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh)
Ps. Paṭisaṁbhidā Magga (Phân Tích Đạo) Ps. Paṭisaṁbhidā Magga (Phân Tích Đạo)
Vbh. Vibhaṅga Vbh. Vibhaṅga
Vs. Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) Vs. Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo)
Vs.Ti Phụ chú giải Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) Vs.Ti Phụ chú giải Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo)

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app