Thể Nhập Thiền Tuệ (vipassanā) – Bài Thuyết Trình Chính – Xác Định Sắc (quán Sắc) (rūpa-kammaṭṭhāna Hay Rūpa-pariggaha)

Defining Materiality
(Rūpa-kammaṭṭhāna or Rūpa-pariggaha)

Xác Định Sắc (Quán Sắc)
(Rūpa-kammaṭṭhāna hay Rūpa-pariggaha)

According to Maha Gopalaka Sutta103 all the primary materiality (bhūtarūpa) and derived materiality (upādārūpa) must be defined in order to progress to the attainment of the Path-wisdom (Magga-ñāṇa). Theo Đại Kinh Gopālaka (Mahā Gopālaka Sutta104), tất cả các sắc đại chủng(bhūtarūpa) và sắc y đại sinh (upādārūpa) phải được xác định để tiến đến chứng đạt tuệ Đạo(Magga-ñāṇa).
The yogi first develops the right concentration that he has attained, and then defines the four primary elements by means of catudhātuvavatthāna. He defines pathavī (the element of extension) by discerning its qualities of hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness and lightness, āpo (the element of cohesion) by discerning its qualitives of cohesiveness and fluidity, tejo (the element of heat) by discerning its qualites of hot and cold, and vāyo (the elememt of motion) by discerning its qualities of pushing and supporting. Đầu tiên, hành giả phát triển chánh định mà hành giả đã chứng đạt được, và rồi xác định bốn sắc đại chủng bằng thiền xác định tứ đại(catudhātuvavatthāna). Hành giả xác định đất(pathavī) (yếu tố lan rộng) bằng cách phân biệt các đặc tính của nó là cứng, thô, nặng, mềm, trơn mịn, nhẹ, nước (āpo) (yếu tố kết dính) bằng cách phân biệt các đặc tính của nó là kết dính và chảy, lửa (tejo) (yếu tố nhiệt) bằng cách phân biệt các đặc tính của nó là nóng và lạnh, và gió (vāyo) (yếu tố chuyển động) bằng cách phân biệt các đặc tính của nó là đẩy và hỗ trợ.
Starting from a place of his body where hardness is distinct, he reflects on the nature of hardness in every part of his whole body. He does the same for the remaining eleven qualities. He practises to discern all the twelve qualities one by one in order repeatedly until he can discern all of them almost simultaneously. He then concentrates his mind on the twelve qualities, that represent the four elements, until the neighbourhood concentration (upacāra samādhi) arises. At this time he is aware of only the four elements and not his body. Bắt đầu ở một nơi trên thân thể của hành giả, nơi mà đặc tính cứng rõ ràng, hành giả quán xét bản chất của tính cứng trong từng phần của toàn thân cơ thể. Hành giả làm tương tự cho mười một yếu tố còn lại. Hành giả thực hành để phân biệt tất cả mười hai đặc tính, từng đặc tính một theo thứ tự lặp đi lặp lại đến khi có thể phân biệt tất cả các đặc tính gần như đồng thời. Rồi, hành giả tập trung tâm trên mười hai đặc tính, là đại diện cho tứ đại, đến khi phát sanh cận định (upacāra samādhi). Vào lúc này, hành giả chỉ nhận biết tứ đại mà không phải là thân thể của mình nữa.
As he keeps on focusing his mind on the elements, a grey colour, and then a white colour, and then a clear mass like glass or ice generally appear. This clear mass represents pasāda rūpas. When he continues to discern the four elements in the clear mass, the mass breaks into very tiny particles of material groups (rūpa-kalāpas) which arise and dissolve very rapidly. He continues to discern the four elements in the tiny particles with his wisdom as he has discerned them in his body. After that he should discern the derived materiality in the particles. He should analyze the particles in accordance with the five sense-doors (pañca-dvāras). Khi hành giả giữ tâm tập trung trên tứ đại, một màu xám, rồi màu trắng và rồi một khối trong sáng như thủy tinh hay băng đá nói chung xuất hiện. Khối trong sáng này đại diện cho các pasāda rūpa (tịnh sắc hay sắc thần kinh). Khi hành giả tiếp tục phân biệt tứ đại trong khối trong sáng, khối đó vỡ thành các hạt rất nhỏ là các nhóm sắc (tức tổng hợp sắcrūpa-kalāpa) vốn sanh và diệt rất nhanh chóng. Hành giả tiếp tục phân biệt tứ đại trong các hạt nhỏ bằng trí tuệ như đã phân biệt tứ đại trong thân thể mình. Sau đó, hành giả nên phân biệt sắc y đại sinh (sở tạo sắc) trong các hạt nhỏ này. Hành giả nên phân tích các hạt nhỏ theo ngũ môn (pañca-dvāra).
He can define in the same way 54 rūpas each in the ear-door, in the nose-door and in the tongue-door, replacing eye-sensitivity with ear-sensitivity, nose-sensitivity and tongue-sensitivity, respectively. In the body-door there are only 44 rūpas as only 5 kinds of rūpa-kalāpas, namely, body-decad, sex-decad and 3 kinds of octads, are present. The particles containing sensitive matter (pasāda-rūpa) are clear whereas the others are not clear. Hành giả có thể xác định theo cách tương tự cho 54 loại sắc ở mỗi môn: nhĩ (tai) môn, tỷ (mũi) môn, thiệt (lưỡi) môn, thay thần kinh nhãn bằng thần kinh nhĩ, thần kinh tỷ và thần kinh thiệt một cách tương ứng. Trong thân môn chỉ có 44 loại sắc (rūpa) vì chỉ có 5 loại nhóm sắc (rūpa kalāpa) hiện diện, đó là, thân-thập-sắc, tánh-thập-sắc và 3 loại nhóm sắc tám. Các loại hạt nhỏ (nhóm sắc) nào mà có chứa các tịnh sắc (pasāda-rūpa) thì trong suốt còn các loại khác thì không trong suốt.

Bảng 1: Xác Định Sắc nơi Nhãn Môn
1. Nhãn-thập-sắc 2. Thân-thập-sắc 3. Tánh-thập-sắc 4. Tâm-bát-sắc 5. Thời tiết-bát-sắc 6. Dưỡng chất-bát-sắc
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
9. jīvita rūpa (mạng căn)
10. cakkhu-pasāda (nhãn tịnh sắc)
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
9. jīvita rūpa (mạng căn)
10. kāya-pasāda (thân tịnh sắc)
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
9. jīvita rūpa (mạng căn)
10. bhāva-rūpa (sắc tánh)
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
1. pathavī (đất)
2. āpo (nước)
3. tejo (lửa)
4. vāyo (gió)
5. vaṇṇa (màu)
6. gandha (mùi)
7. rasa (vị)
8. ojā (dưỡng chất)
nghiệp sanh, trong suốt nghiệp sanh, trong suốt nghiệp sanh, mờ tâm sanh, mờ thời tiết sanh, mờ vật thực sanh, mờ

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app