Câu hỏi của thiền sinh:
Thời gian đầu, thiền sinh thường sử dụng sự thực hành để đạt được mục tiêu của họ, ví dụ giải quyết vấn đề nào đó, đạt được một ước muốn gì đó. Nhưng sau 1 thời gian thực hành, dường như họ quên những mục tiêu bên ngoài mà tập trung làm thế nào để bớt phiền não hơn, bớt khổ hơn, có hạnh phúc từ bên trong hơn, con không rõ có vấn đề gì không với việc thực hành như thế?
Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được Phật, Pháp, Tăng với góc nhìn của ai đó hay cái gì đó. Nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn của Phật, Pháp, Tăng, chúng ta không những hiểu được Sự Thật về chúng sinh và phi chúng sinh mà còn hiểu được sự thật về bản chất tự nhiên Vô Thường Luôn Mới. Đó là 2 phía với 2 góc nhìn đối lập. Góc nhìn của Phật, Pháp, Tăng thì trọn vẹn và thật. Góc nhìn của ai đó, cái gì đó, chúng sinh hay phi chúng sinh thì không trọn vẹn và không thật.
Đó là lý do vì sao chúng ta phải chọn con đường để tiếp tục đi theo, con đường của những người đời hay con đường của Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta là những gì chúng ta làm. Nếu chúng ta nghĩ về những chúng sinh, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được Phật, Pháp, Tăng thực sự. Cái hiểu với góc nhìn thông thường về Phật, Pháp, Tăng là không thật, không trọn vẹn, vì vậy, nó sẽ không dẫn đến sự hài lòng thực sự.
Góc nhìn thông thường về ai đó hay cái gì đó thì không phải để dính mắc và không phải để chối bỏ. Để không chối bỏ, chúng ta cần thành lập những Trung tâm Thiền và chấp nhận bất kỳ ai sử dụng góc nhìn này. Nhưng để không dính mắc, chúng ta cần thực hành chánh niệm và xả ly.
Tất cả trung tâm thiền đều cần thiết. Mogok, Mahashi, Pauk là cần thiết, TNC cũng cần thiết. Những thiền sinh của các trung tâm thiền khác là cần thiết và thiền sinh của TNC cũng cần thiết. Điều này không phải để chối bỏ, nhưng để không dính mắc chúng ta cần thực hành Chánh niệm và Xả ly. Tôi sử dụng những trung tâm khác và TNC, tôi sử dụng các thiền sinh khác và thiền sinh của Thabarwa (TNC) để thực hành chánh niệm và xả ly, không chỉ cho tôi mà cho tất cả.
Nếu tôi chỉ nghĩ cho chính mình và cho TNC, thì đó là sai lầm. Chúng ta cần nghĩ cho chính mình và người khác, Chúng ta cần nghĩ cho trung tâm của mình và trung tâm của người khác; chúng ta cần nghĩ về Chánh Niệm theo phương pháp truyền thống, nhưng chúng ta cần nghĩ về Xả Ly (phương pháp này hầu như liên quan đến TNC).
Hầu hết thiền sinh chối bỏ thực hành xả ly, để đáp ứng nhu cầu của thiền sinh và thiền sư hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh việc thực hành Xả ly. Hầu hết thiền sinh thực hành theo phương pháp truyền thống, hầu hết các thiền sư dạy theo phương pháp truyền thống, họ nhấn mạnh việc thực hành chánh niệm, chính vì vậy, để có thể lắp đầy, để có thể bổ trợ cho các vị thiền sư và thiền sinh hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh việc thực hành Xả Ly.
Chúng ta không thể chối bỏ việc thực hành Chánh niệm, việc thực hành Chánh Niệm theo truyền thông đã tồn tại mạnh mẽ trong xã hội. Nếu chúng ta chối bỏ việc thực hành Chánh niệm theo truyền thống, thì việc thực hành Xả ly của chúng ta, Thabarwa (TNC) cũng sẽ bị người khác chối bỏ.
Tôi biết về Nhân và Quả rất rõ ràng, nên tôi chỉ bổ sung, chỉ thêm vào phương pháp thực hành Xả ly để việc thực hành được trọn vẹn. Bằng cách này việc Chánh niệm và Xả ly có thể được thực hành cùng nhau tại các trung tâm khác và tại TNC. Những trung tâm khác và TNC có thể tồn tại và phát triển cùng nhau, chỉ bằng việc hợp tác cả truyền thống và hiện đại của các trung tâm thiền, thiền sinh, thiền sư sẽ trọn vẹn. Chỉ có 1 phương pháp hay 1 phía thì không trọn vẹn, sự kết hợp của tất cả mọi người, mọi trung tâm là trọn vẹn.
Ngoài ra, chỉ những người xuất gia, các hoạt động của người xuất gia là không trọn vẹn. Chúng ta có thể là nhà sư hay tu nữ nhưng chúng ta cũng không nên chối bỏ đời sống của cư sĩ. Chúng ta thành lập trung tâm thiền nhưng chúng ta cũng không chối bỏ giáo dục, y tế, chính trị, kinh doanh, chúng ta nên làm việc cùng nhau. Chúng ta cần thực hành khi đang học, đang làm kinh doanh, ở nhà, chăm sóc gia đình.
Đây là lời dạy đứng trên góc nhìn của Sự Thật, không phải góc nhìn của thiền sinh, học sinh, người kinh doanh. Chỉ có một mặt thôi thì không trọn vẹn, góc nhìn của Sự Thật là trọn vẹn.
Tôi có thể đại diện cho Sự Thật nên tôi có thể sử dụng sức mạnh của Sự Thật. Tôi chưa hoàn hảo, tôi có điểm yếu của mình, TNC cũng chưa trọn vẹn, nó cũng có điểm yếu của nó, cũng như thế các trung tâm thiền khác, các nhà sư, tu nữ khác, các người cư sĩ cũng có điểm yếu. Không có ai đó, cái gì đó, một nơi nào đó là hoàn hảo, không có trung tâm thiền nào hoàn hảo.
Tôi có thể hiểu và chấp nhận lý thuyết này, Sự Thật này. Tôi có thể hiểu cả lý thuyết và thực hành nên sẽ không có vấn đề trong tâm tôi. Có thể có vấn đề trong cuộc sống của tôi, trong TNC, nhưng không có vấn đề trong tâm tôi, tôi có thể xả ly khỏi tâm mình, nên tôi dạy người khác xả ly khỏi tâm… Chúng ta không thể chối bỏ lỗi lầm trong cuộc sống, trong trung tâm, trong tổ chức của chúng ta nhưng chúng ta có thể xả ly khỏi tâm, chúng ta cần làm việc có thể làm và không nên làm những việc chúng ta không thể làm.
Tâm là quan trọng nhất, tâm tạo ra Phật, tạo ra Pháp, tạo ra Tăng. Phật, Pháp, Tăng thực sự ở trong Tâm, liên quan đến Tâm. Chỉ khi chúng ta chú trọng đến tâm, chúng ta mới có thể hiểu Phật, Pháp, Tăng thực sự. Để có thể chú trọng Tâm, chúng ta cần xả ly khỏi thân, khỏi cuộc sống, xả ly khỏi chúng sinh hay phi chúng sinh. Thực hành Chánh niệm và Xả ly từ phía của tâm là có thể. Hầu hết mọi người thực hành Chánh niệm hoặc Xả ly hoặc cả hai với ý niệm về ai đó hay cái gì đó vì họ không thể xả ly khỏi ý niệm về chúng sinh hay phi chúng sinh, ai đó hay cái gì đó. Nếu chúng ta có thể đại diện cho Tâm, sẽ không khó khăn để chúng ta có thể đại diện cho Sự Thật.
Câu hỏi của thiền sinh :
Con thấy thật khó khăn khi sử dụng cả 2 phương pháp Thabarwa và phương pháp truyền thống. Trước khi biết đến lời dạy của Ngài, con đã thực hành theo phương pháp truyền thống. Khi sử dụng phương pháp của Thabarwa, con thấy mình quá dính mắc vào cách của Thabarwa, vì dính mắc nên con rất đau khổ. Con đã quay lại những trung tâm thiền truyền thống và thực hành theo phương pháp truyền thống vì nghĩ rằng mình có thể sử dụng những nơi này để phát triển Chánh Niệm để giảm bớt đau khổ. Khi ở đó con lại không tránh được việc dính mắc vào phương pháp và người Thầy ở đó, và con lại đau khổ. Con không thể sử dụng sức mạnh xả ly để vượt qua những tâm xấu. Sự thực hành của con hiện nay thực sự rất khó khăn, tất cả những gì con đang thấy là những tâm xấu (trước đây con có thấy những tâm thiện như dana…) Mặc dù con có thể thấy một ít cải thiện trong việc thực hành chánh niệm, nhưng hiện con đang phải đối diện quá nhiều tâm xấu. Xin Ngài cho con biết có gì sai trong sự thực hành của con không hay con chỉ cần kham nhẫn. Con thấy thực sự không thể ở giữa Trung Đạo.
Những gì bạn đang làm là đúng, nhưng bạn đang nương tựa vào chính mình (nếu bạn nghĩ về bản thân mình, đó là bạn đang nương tựa vào chính mình). Thay vì nghĩ về bản thân, bạn nên nghĩ về tôi, về Đức Phật, về Tăng. Bạn cần hiểu rằng bạn có thể thành thạo trong việc làm kinh doanh, làm chính trị…nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể thuần thục trong việc làm Thiện Pháp nếu chúng ta không xả ly khỏi chính mình.
Chúng ta có thể nương tựa vào chính mình chỉ để biết Sự Thật. Chúng ta không thể làm Thiện Pháp như Phật, Tăng. Những gì bạn làm là đúng. Trung tâm Thiền là để làm thiện pháp và hành thiền. Thabarwa cũng để làm Thiện Pháp và hành thiền. Với những ai có nhân duyên thực hành theo phương pháp truyền thống, họ cần sử dụng phương pháp ở đó. Với những ai biết đến Thabarwa, họ cần làm Thiện Pháp và thực hành Chánh niệm và Xả ly với cái hiểu chỉ sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ để biết hoặc không biết mà thôi.
Lời dạy này từ phía của Sự Thật Nhân – Quả, không phải từ phía ai đó, Tôi hay Bạn. Phương pháp, trung tâm thiền mà chúng gặp là do Nghiệp và ước muốn của chúng ta trước đây và hiện tại, do những Thiện Pháp mà chúng ta đã và đang làm. Không cần phải suy nghĩ lại, không cần phải chối bỏ, mọi thứ đều thay đổi.
Vì vậy, khi có cơ hội thay đổi, chỉ cần thay đổi. Không cần phải cố gắng tự mình thay đổi.
Hãy ngừng việc nghĩ cần phải làm gì, chỉ làm những việc chúng ta đang có cơ hội làm. Ngừng suy nghĩ làm thế nào, làm trong bao lâu, chỉ làm, chỉ sử dụng phương pháp khi bạn có cơ hội sử dụng. Nếu có 1 thêm phương pháp, một trung tâm chúng ta có thể chọn, chúng ta cần chọn tất cả. Chúng ta cần lựa chọn cái nào là đầu tiên, cái nào là thứ 2…tuỳ thuộc vào tình huống hiện tại. Nếu mới bắt đầu, chúng ta cần chọn phương pháp dễ hơn. Nhưng nếu chúng ta không có lựa chọn, chúng ta cần sử dụng phương pháp, trung tâm mà mình có thể để thực hành và làm Thiện Pháp.
Tôi có thể dạy như thế vì tôi có thể xả ly khỏi góc nhìn của ai đó, cái gì đó. Vì vậy tôi có thể đại diện cho tất cả, cho bất kỳ điều gì và cho hầu hết mọi người. Nhưng hầu hết thiền sinh chỉ có thể đại diện cho 1 phương pháp hoặc 1 vài phương pháp, một vài trung tâm vì có sự chấp giữ ai đó hay cái gì đó trong tâm.
Biết Sự Thật thì thật sự quan trọng. Bằng việc làm Thiện Pháp, chúng ta có thể biết sự thật về Vô minh và Dính mắc, mặc dù chúng ta chưa biết sự thật về con đường Trung Đạo, hay Niết Bàn, mặc dù chúng ta chưa thể biết Đạo Quả, nhưng chúng ta biết sự thật về Khổ và Nguyên Nhân của Khổ. Biết Bất thiện là Bất thiện cũng là biết Sự Thật. Biết Khổ cũng là biết Sự Thật.
Chúng ta không nên sinh khởi tâm thích hay không thích đối với tất cả đối tượng mà chúng ta đang kinh nghiệm. Chỉ biết những gì mình có thể biết, nó có thể là tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai. Nếu chúng ta có cơ hội biết về sự giận dữ của mình, chỉ cần biết nó. Nếu chúng ta biết về sự hoài nghi hay vô minh của chính mình, chỉ cần biết nó. Biết Sự Thật là biết những gì đang xảy ra như nó đang là, không phải để chịu đựng, không phải để thích hay không thích. Chúng ta có thể không thích cơn giận/sự hoài nghi/hiểu biết chưa đầy đủ/dính mắc của chính mình nhưng chúng ta cần tiếp tục.
Đây là lỗi thường gặp trong việc hiểu và thực hành. Hầu hết thiền sinh không thích cơn giận mặt dù họ có tâm sân. Chúng ta không thích sự hoài nghi mặc dù chúng ta có sự hoài nghi. Chúng ta không thích vô minh mặc dù chúng ta đang vô minh. Thích hay không thích được gây ra bởi chính sự Vô minh và Dính mắc của chúng ta. Đây là Sự Thật, khi chúng ta càng biết về Vô Minh và Dính Mắc của chính mình, chúng ta càng có năng lực xả ly khỏi chính mình, khỏi thân tâm mình. Đó là sự thực hành thực sự, nhưng khó chấp nhận phương pháp thực sự, và khó thực hành phương pháp thực sự.
Nhờ việc làm Thiện Pháp bạn đã kinh nghiệm Sự Thật về Vô minh và Dính mắc của chính mình. Nếu không làm Thiện Pháp, bạn sẽ không thể hiểu được Vô minh và Dính mắc của mình và của người khác. Nhưng vì bạn không thể sửa lỗi nương tựa vào chính mình, vào sự hiểu biết, thói quen của bản thân nên bạn dừng thực hành Chánh niệm và Xả ly.
Bạn có thể đổi phương pháp, đến 1 trung tâm thiền khác. Các trung tâm thiền truyền thống phần lớn tâm tạo, không tự nhiên, nó được tạo ra như thế. Có sự nắm giữ trong tâm về cách dạy nên họ có thể không nghĩ về sự hiểu biết chưa đầy đủ và dính mắc của chính mình. Họ có thể nghĩ về điểm yếu của những trung tâm khác, thiền sư khác. Tại Thabarwa, rất dễ kinh nghiệm Vô minh và Dính mắc của mình và người khác nên chúng ta có cơ hội biết nhiều về Vô Minh và Dính mắc. Đó không phải là điều chúng ta thích, nhưng không có cách nào khác.
Đó là lý do vì sao, nó thực sự hữu ích khi chúng ta xả ly khỏi ước muốn của chính mình. Nếu chúng ta dám kinh nghiệm Vô minh và Dính mắc của mình và người khác, chúng ta chắc chắn có thể xả ly khỏi Vô minh và Dính mắc. Nếu chúng ta có thể xả ly, chúng ta sẽ tự do, tâm sẽ tự do, Vô minh sẽ không còn trong tâm, Dính mắc không còn trong tâm, nếu tâm có thể xả ly. Sức mạnh của Chánh niệm và Xả ly là cần thiết cho Tâm.
—————————–
Bài viết được trích từ cuốn Từ Vô Minh Đến Minh, tác giả Thiền Sư Ottamathara
Link cuốn Từ Vô Minh Đến Minh
Link tải sách ebook Từ Vô Minh Đến Minh
Link video cuốn Từ Vô Minh Đến Minh
Link audio cuốn Từ Vô Minh Đến Minh
Link thư mục tác giả Thiền Sư Ottamathara
Link thư mục ebook tác giả Thiền Sư Ottamathara
Link giới thiệu tác giả Thiền Sư Ottamathara
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda