Câu hỏi của thiền sinh:
Nếu mà chỉ có xả ly không thôi mà không có chánh niệm thì điều đó chưa hẳn là một điều thiện hay một trí tuệ. Đó là chỗ hiểu của con, xin thiền sư cho con biết rõ ạ!​

Sự thực hành chánh niệm và xả ly thì là tự nhiên và nó đã tồn tại sẵn ở bên trong chúng ta. Nhưng mà chúng ta có thể không hứng thú đối với sự thực hành chánh niệm và xả ly. Bởi thế mà chúng ta không biết làm thế nào để sử dụng sự thực hành đó theo cách đúng đắn.

Hoặc chúng ta có thể phớt lờ sự thực hành này để giải quyết các vấn đề trong cuộc đời. Chỉ khi chúng ta thực hành chánh niệm và xả ly thì chúng ta mới có thể biết được về sự thật của sự thực hành chánh niệm và xả ly đó.

Giờ đây thì chúng ta mới chỉ đang là những người mới trong sự thực hành này, vì vậy mà sự hiểu biết của chúng ta về chánh niệm và xả ly vẫn chưa được hoàn chỉnh.

Trên thực tế thì cả người giàu hay người nghèo đều có thể có sự dính mắc vào những thức ăn ngon thế nhưng tùy vào tình huống, hoàn cảnh, thói quen của họ mà có thể tồn tại trong các bối cảnh của họ hay là trong những điều kiện của họ.

Dính mắc thì có nghĩa là ham muốn để ăn thức ăn ngon mà không có ham muốn để ăn những thức ăn bình thường. Đối với người giàu thì việc có các món ăn ngon thì bình thường đối với họ, do đó họ không tự hào có đồ ăn ngon. Nếu họ có dính mắc vào thức ăn ngon thì họ sẽ không thể nào ăn được những thức ăn bình thường.

Chúng ta dính mắc vào thức ăn như là chúng ta vẫn quen ăn, chúng ta cũng dính mắc vào những thứ mà chúng ta ăn hay dính mắc vào lượng mà chúng ta ăn, hay dính mắc vào số lần mà chúng ta ăn trong ngày như là chúng ta vẫn quen làm những điều đó. Thì, những loại dính mắc như vậy thì nó có thể liên quan đến cả người giàu lẫn người nghèo.

Chính vì vậy mà mọi người trong xã hội đều bị kiểm soát bởi vô minh và tham ái. Nên tất cả chúng ta dù là giàu hay là nghèo, già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà thì đều nên thực hành chánh niệm và xả ly.

Chánh niệm và xả ly thì nó không phải điều gì mới hay không phải điều gì đó được tạo ra. Mà bản thân nó là những sự thật gốc hay phẩm chất gốc. Chúng ta có thể sử dụng sự chánh niệm và xả ly đó. Dù một cách là chúng ta biết hoặc có thể là không biết mà chúng ta cũng đã từng sử dụng các phẩm chất đó. Hoặc là chúng ta đã sử dụng những điều đó một cách theo thói quen.

Nhưng nếu như chúng ta không biết về sức mạnh của chánh niệm và xả ly thì chúng ta có thể sẽ chỉ chú trọng vào việc sử dụng hay tạo tác ra những kỹ thuật mới hoặc những công cụ rồi tạo tác ra ngôi nhà hay là thức ăn. Toàn bộ những tạo tác như vậy sẽ không bao giờ đến hồi kết thúc cả.

Chánh niệm và xả ly luôn đi cùng với nhau. Cả hai đều rất cần thiết và rất quan trọng. Một số thiền sinh có thể chấp nhận chánh niệm tuy nhiên họ lại không muốn xả ly. Thế là sai. Còn những người khác thì có thể là họ muốn xả ly thế nhưng họ lại không nhờ vào sự thực hành chánh niệm. Thì như thế cũng là sai.

Chúng ta cần phải chấp nhận cả 2 sự thực hành, chánh niệm và xả ly. Để chúng ta có thể sử dụng sự thực hành chánh niệm và xả ly theo cách đúng đắn. Hầu hết bởi vì mọi người bây giờ đều đang sử dụng một cách sai lầm sự thực hành chánh niệm và xả ly.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app