Tập Yếu II

Phân tích sự tranh tụng

Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.

Bốn sự tranh tụng này có bao nhiêu cách khơi dậy? – Bốn sự tranh tụng này có mười cách khơi dậy: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có hai cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến tội có ba cách khơi dậy, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một cách khơi dậy. Đây là mười cách khơi dậy của bốn sự tranh tụng này.

Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ thì (vị ấy) khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp?

– Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi thì (vị ấy) khơi dậy hai cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách thì (vị ấy) khơi dậy bốn cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội thì (vị ấy) khơi dậy ba cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ thì (vị ấy) khơi dậy một cách dàn xếp.

Có bao nhiêu sự khơi dậy? Vị tạo ra sự khơi dậy với bao nhiêu biểu hiện? Người khơi dậy sự tranh tụng có bao nhiêu yếu tố? Bao nhiêu người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng?

– Có mười hai sự khơi dậy. Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện. Người khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố. Bốn hạng người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

Mười hai sự khơi dậy là gì? – Hành sự chưa được thực hiện, hành sự đã được thực hiện sai, hành sự cần được thực hiện lại, chưa được hoàn tất, đã được hoàn tất sai, cần được hoàn tất lại, chưa được quyết định, đã được quyết định sai, cần được quyết định lại, chưa được giải quyết, đã được giải quyết sai, cần được giải quyết lại. Đây là mười hai sự khơi dậy.

Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện gì? – Vị khơi dậy sự tranh tụng tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, vị khơi dậy hành xử Luật khi không điên cuồng, vị khơi dậy (hành xử Luật) theo tội của vị ấy, vị khơi dậy cách dùng cỏ che lấp. Vị tạo ra sự khơi dậy với mười biểu hiện này.

Vị khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố gì? – Vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi thiên vị vì ưa thích, ―(như trên)― vì sân hận, ―(như trên)― vì si mê, vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi thiên vị vì sợ hãi. Vị khơi dậy sự tranh tụng có bốn yếu tố này.

Bốn hạng người nào vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng? – Vị đã được tu lên bậc trên vào chính ngày ấy khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị vãng lai khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị là người chủ động khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị trao ra sự tùy thuận khơi dậy vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy. Bốn hạng người này vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

*****

Sự mở đầu của tranh tụng

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến tội có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

– Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có tranh cãi là sự mở đầu, có tranh cãi là sự phát sanh, có tranh cãi là sự sanh lên, có tranh cãi là sự hiện khởi, có tranh cãi là sự cốt yếu, có tranh cãi là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có khiển trách là sự mở đầu, có khiển trách là sự phát sanh, có khiển trách là sự sanh lên, có khiển trách là sự hiện khởi, có khiển trách là sự cốt yếu, có khiển trách là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến tội có tội vi phạm là sự mở đầu, có tội vi phạm là sự phát sanh, có tội vi phạm là sự sanh lên, có tội vi phạm là sự hiện khởi, có tội vi phạm là sự cốt yếu, có tội vi phạm là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhiệm vụ là sự mở đầu, có nhiệm vụ là sự phát sanh, có nhiệm vụ là sự sanh lên, có nhiệm vụ là sự hiện khởi, có nhiệm vụ là sự cốt yếu, có nhiệm vụ là nguồn sanh khởi.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

– Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu, có điều gì là sự phát sanh, có điều gì là sự sanh lên, có điều gì là sự hiện khởi, có điều gì là sự cốt yếu, có điều gì là nguồn sanh khởi?

– Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến tội ―(như trên)― Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

*****

Điều căn bản của tranh tụng

Bốn sự tranh tụng có bao nhiêu điều căn bản, có bao nhiêu nguồn sanh khởi? -Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản, có ba mươi ba nguồn sanh khởi.

Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản gì? – Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười hai điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có mười bốn điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến tội có sáu điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một điều căn bản là hội chúng. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản này.

Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi gì? – Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười tám sự việc gây ra chia rẽ là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn sự hư hỏng là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến tội có bảy nhóm tội là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có bốn hành sự là nguồn sanh khởi. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi này.

*****

Tội vi phạm là duyên của tranh tụng

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tội vi phạm hay không là tội vi phạm? – Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không? – Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Xúc phạm vị đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya, xúc phạm người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Được được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tội hay không là tội vi phạm? – Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không? – Có, có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa, bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya, bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được làm lắng dịu bằng bao nhiêu sự tranh tụng, ở bao nhiêu nơi, với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Các tội nào là nặng, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, ở một nơi là ở giữa hội chúng, với hai cách dàn xếp là bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Các tội nào là nhẹ, các tội ấy được làm lắng dịu bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội là tội vi phạm hay không là tội vi phạm? – Sự tranh tụng liên quan đến tội là tội vi phạm.

Có thể phạm tội do duyên sự tranh tụng. 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Thuộc TẬP YẾU II - TẠNG LUẬT - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn: Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app