Tập Yếu II

Tăng Theo Từng Bậc

Nhóm Bảy

Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Bảy sự thực hành đúng đắn.[20] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không đúng Pháp. Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng Pháp.[21] Không phạm tội để đi với việc cần phải làm trong bảy ngày liên quan đến bảy hạng người.[22] Bảy điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật.[23] Bảy điều tối đa. Khi rạng đông vào ngày thứ bảy bị phạm vào nissaggiya.[24]Bảy cách dàn xếp. Bảy hành sự.[25] Bảy loại hạt chưa xay.[26] Chiều rộng là bảy (gang) ở bên trong.[27] Bảy điều quy định thêm về bữa ăn dâng theo nhóm.[28] Sau khi thọ lãnh các loại dược phẩm, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày.[29] Vị ra đi cầm lấy y đã làm xong. Vị ra đi mang theo y đã làm xong.[30] Tội của vị tỳ khưu không cần phải được nhìn nhận.[31] Tội của vị tỳ khưu cần phải được nhìn nhận. Tội của vị tỳ khưu cần phải được sửa chữa. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; nghe nhiều, ghi nhớ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các pháp nào có sự tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức tương tợ như thế được nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, quán xét bằng ý, thâm nhập bằng kiến thức; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu nắm vững về Luật có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này,’ như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương.

Với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng: ‘Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, trần thế,’ như thế với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng.

Và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; có giới ―(như trên)― thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; nghe nhiều, ―(như trên)―, được khéo phân tích bằng sự hiểu biết; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị nắm vững về Luật được sáng chói có bảy yếu tố khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về tội nhẹ; biết về tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ―(như trên)― như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương. Với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng ―(như trên)―; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Bảy pháp không tốt đẹp: là không có đức tin, không hổ thẹn (tội lỗi), không ghê sợ (tội lỗi), ít nghe, biếng nhác, có niệm bị quên lãng, có tuệ kém.

Bảy pháp tốt đẹp: là có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), nghe nhiều, có sự tinh tấn đã được phát khởi, có niệm đã được thiết lập, có trí tuệ.

Dứt Nhóm Bảy.

*****

Tóm lược phần này

Loại tội, các nhóm tội, đã được rèn luyện, và cả sự đúng đắn, sai pháp, và đúng pháp, sự không phạm tội, và bảy ngày.

Lợi ích, và các trường hợp tối đa, lúc rạng đông, và với cách dàn xếp, các hành sự, và các loại hạt chưa xay, chiều rộng, về việc ăn theo nhóm.

Tối đa là bảy ngày, sau khi cầm lấy, và sau khi mang theo là tương tợ y như thế, không nên, nên, và nên, các trường hợp sai pháp, và đúng pháp.

Bốn hạng nắm vững về Luật, và bốn hạng tỳ khưu sáng chói, và luôn cả bảy pháp không tốt đẹp, và bảy pháp tốt đẹp đã được giảng giải.

–ooOoo–

* Thuộc TẬP YẾU II - TẠNG LUẬT - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn: Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app