Tập chú tâm

Trong khi hành thiền bạn thường nghĩ rằng sự ồn ào, tiếng xe chạy, tiếng người nói, hình ảnh bên ngoài là những chướng ngại đến quấy nhiễu bạn khiến bạn phóng tâm, trong khi bạn đang cần sự yên tĩnh. Khoan đã! Ai quấy nhiễu ai đây? Thật ra bạn là người quấy nhiễu chúng. Xe cộ, âm thanh vẫn hoạt động theo đường lối tự nhiên của chúng. Bạn quấy nhiễu mọi vật bằng những ý tưởng sai lầm của mình, cho rằng chúng ở ngoài bạn. Bạn cũng bị dính chặt vào ý tưởng muốn duy trì sự yên tịnh, muốn không bị quấy nhiễu. Phải học cách để thấy rằng chẳng có cái gì quấy nhiễu ta cả mà chính ta đã ra ngoài để quấy nhiễu chúng. Hãy nhìn cuộc đời như một tấm gương phản chiếu chúng ta. Khi tập được cách này thì bạn tiến bộ trong từng thời khắc một, và mỗi kinh nghiệm của bạn đều làm hiển lộ chân lý và mang lại sự hiểu biết. 

Một cái tâm thiếu huấn luyện thường chứa đầy lo âu, phiền muộn. Bởi thế chỉ một chút yên tịnh do thiền đem lại cũng dễ khiến dính mắc vào. Đó là sự hiểu biết sai lầm về sự yên tịnh trong thiền. Đôi lúc có thể bạn nghĩ rằng mình đã tận diệt được tham lam, sân hận; nhưng sau đó bạn lại thấy bị tràn ngập bởi chúng. Thực vậy, tham đắm vào sự an tịnh còn tệ hại hơn là dính mắc vào sự dao động. Bởi vì khi dao động, ít ra bạn cũng còn muốn thoát khỏi chúng, trong khi đó bạn rất hài lòng lưu giữ sự an tịnh và mong muốn được ở mãi trong đó. Đó là lý do khiến bạn không thể tiến xa hơn nữa. 

Khi hỉ lạc phi thường — một trạng thái thuần tịnh trong thiền minh sát — đến với bạn, bạn hãy tự nhiên, đừng dính mắc vào chúng. 

Dù hương vị của sự an tịnh có ngọt ngào đi nữa cũng phải được nhìn dưới ánh sáng của vô thường, khổ, vô ngã. Hành thiền nhưng đừng mong cầu phải đạt được tâm định hay bất cứ mức tiến bộ nào. Chỉ cần biết tâm có an tịnh hay không an tịnh, và nếu có an tịnh thì mức độ của nó nhiều hay ít mà thôi. Làm như thế tâm sẽ tự động phát triển. 

Dầu sao thì cũng phải có sự chú tâm kiên cố để trí tuệ phát sinh. Chú tâm chẳng khác nào bật đèn và trí tuệ là ánh sáng phát sinh do sự bật đèn đó. Nếu không bật đèn thì đèn sẽ không sáng, nhưng không nên phí thì giờ với cái bật đèn. Cũng vậy, định tâm chỉ là cái bát trống, trí tuệ là thực phẩm đựng trong bát ấy. 

Đừng dính mắc vào đối tượng như dính mắc vào một loại chú thuật. Phải hiểu mục tiêu của nó. Nếu bạn thấy niệm “Phật” khiến bạn dễ chú tâm thì cứ tự nhiên; nhưng chớ có ý nghĩ sai lầm rằng ngưng niệm Phật là lười biếng. Chữ “Buddho” (Bút-thô – Phật đà) có nghĩa là người hiểu biết thì tại sao phải lập đi lập lại chữ này làm gì?

 

CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH

  1. Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
  2. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  3. Chấm dứt hoài nghi 
  4. Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức 
  5. Học hỏi và kinh nghiệm 
  6. Những tên trộm trong tâm bạn 
  7. Bỏ đói phiền não 
  8. Hạnh phúc và Đau khổ 
  9. Tâm phân biệt 
  10. Theo thầy
  11. Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
  12. Hãy để cho cây mọc tự nhiên
  13. Tại sao phải hành thiền?
  14. Giữ rắn trong tay
  15. Giới hạnh
  16. Giới, Định, và Tuệ
  17. Đừng bắt chước
  18. Thế nào là tự nhiên
  19. Điều hòa
  20. Hãy nương tựa vào mình
  21. Biết mình, biết người
  22. Tình yêu thật sự
  23. Đương đầu với tâm mình
  24. Chánh niệm
  25. Cốt tủy của Thiền Minh Sát
  26. Thiền hành
  27. Ai mắc bệnh đây?
  28. Tập chú tâm
  29. Kham nhẫn và điều hòa
  30. Bảy ngày đắc đạo
  31. Học tụng kinh
  32. Quên thời gian đi!
  33. Vài gợi ý trong việc hành thiền
  34. Quán chiếu mọi vật
  35. Lá rụng
  36. Thu thúc
  37. Giới là dụng cụ
  38. Chữa trị bất an 
  39. Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
  40. Tiết chế lời nói
  41. Đối diện với tham ái
  42. Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
  43. Bạn trốn đi đâu bây giờ?
  44. Hãy nương tựa vào chính mình
  45. Học hỏi cách dạy học
  46. Giữ Giáo pháp đơn giản
  47. Cái cốc của ngài Ajahn Chah
  48. Chân phép màu
  49. Pháp hành của người chủ nhà
  50. Vô ngã
  51. Nước ngầm
  52. Niềm vui của Đức Phật
  53. Tôi nói ngôn ngữ Zen
  54. Bên trong bạn không có gì cả
  55. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
  56. Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

 

 

Các bài viết trong sách
36. Thu Thúc
50. Vô Ngã

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app