Tâm phân biệt
Nghĩa rốt ráo của Chánh Kiến là không phân biệt. Thấy mọi người như nhau, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt. Đừng nghĩ rằng mật ong ngọt và tốt, còn một số thực phẩm khác thì đắng và xấu. Mặc dầu bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng khi cơ thể hấp thụ và bài tiết ra ngoài chúng đều giống nhau. Một cái ly được xem là lớn khi so sánh với một cái chén nhỏ. Nhưng khi đặt cạnh cái bình thì ly không còn lớn nữa.
Tâm phân biệt phát xuất từ tham muốn và si mê, nó nhuộm màu mọi vật bằng lối này. Đó là thế giới do chính chúng ta tạo ra. Như vậy cái ly vốn không lớn không nhỏ. Cảm thấy lớn hay nhỏ do tâm phân biệt của chúng ta. Chúng ta dùng tham ái và si mê để so sánh với cái khác nên có sự phân biệt lớn nhỏ.
Luôn luôn có sự bất đồng trên thế giới này. Xem xét sự bất đồng của chúng, đồng thời tìm hiểu luôn sự tương đồng nữa. Những người đến đây khác biệt nhau về văn hóa và ngôn ngữ. Nhưng đừng nghĩ rằng: “Đây là người Thái, đây là người Lào, đây là người Tây phương.” Hãy có sự hiểu biết hỗ tương và tôn trọng lối sống của nhau. Học thấy những điểm tương đồng bên trong mọi vật, tất cả đều thật sự tương đồng, đều trống rỗng. Khi đã học được, biết được sự tương đồng bên trong mọi vật, lúc bấy giờ bạn sẽ biết cách cư xử và đối diện với những bất đồng bên ngoài một cách khôn ngoan và hiểu biết. Nhưng cũng đừng dính mắc với sự tương đồng nữa.
Tại sao đường thì ngọt mà nước lã thì chẳng có vị gì cả? Bởi vì bản chất của chúng là vậy. Suy nghĩ hay tĩnh lặng, đau khổ hay khoái lạc cũng thế — muốn đừng suy nghĩ nữa là một chuyện sai lầm. Đôi lúc suy nghĩ, đôi lúc yên tịnh. Chúng ta phải thấy cả hai đều có cùng bản chất vô thường, bất toại nguyện và đều không đem lại hạnh phúc vĩnh cửu. Nhưng nếu chúng ta băn khoăn lo lắng và suy nghĩ xa hơn: “Tôi đau khổ, tôi muốn không suy nghĩ,” thì chúng ta đã làm mọi chuyện trở nên phức tạp bởi quan kiến sai lầm của mình.
Vào lúc chúng ta cảm thấy suy nghĩ là đau khổ, chẳng khác nào chúng ta đang bị cướp. Chúng ta phải làm thế nào để chấm dứt sự suy nghĩ đây? Ban ngày, trời sáng. Ban đêm, trời tối. Phải chăng đau khổ nằm trong sự sáng hay tối này? Chỉ khi chúng ta so sánh sự vật hiện tại với những gì mà ta đã gặp trước đây, hoặc chúng ta mong mỏi chúng xảy ra trong chiều hướng mà chúng ta mong đợi, chúng ta mới đau khổ. Một cách rốt ráo thì sự vật là như vậy, như vậy — chỉ vì chúng ta so sánh nên mới nhận lấy đau khổ. Khi thấy Tâm làm việc, bạn có xem nó là chính bạn hay là cái của bạn không? Bạn sẽ trả lời: “Tôi không biết nó có phải là tôi hay của tôi không, nhưng chắc chắn là tôi không kiểm soát được nó.” Nó như một con khỉ nhảy nhót vô ý thức. Nó chạy lên lầu, thấy chán nó lại chạy xuống lầu; mệt mỏi, đi xem chớp bóng, lại chán nữa; đi ăn, cũng chán nữa. Những hành động này được điều khiển bởi những hình thức khác nhau của chán ghét và sợ hãi.
Bạn phải học cách kiểm soát. Đừng lo cho con khỉ nữa mà hãy lo cho chân lý của cuộc sống. Hãy nhìn bản chất thật sự của tâm: vô thường, bất toại nguyện và trống rỗng. Phải học cách làm chủ nó. Nếu cần thì xích nó lại. Hãy để nó tự làm mệt nhoài rồi chết. Thế rồi, bạn có con khỉ chết. Hãy để cho xác khỉ chết thối rữa ra, bạn sẽ có xương khỉ.
Giác ngộ không có nghĩa là chết và bất động như một pho tượng Phật. Người giác ngộ cũng suy nghĩ, nhưng biết tiến trình suy nghĩ đó là vô thường, bất toại nguyện, và không có tự ngã. Người hành thiền sẽ thấy những điều này một cách rõ ràng. Chúng ta cần phải truy tầm đau khổ và chặn đứng nguyên nhân gây ra khổ đau. Nếu không thấy được điều đó thì trí tuệ sẽ không bao giờ nảy sinh. Không nên đoán mò mà phải thấy sự vật một cách rõ ràng và chính xác, đúng theo thực tướng của nó — cảm giác chỉ là cảm giác; suy nghĩ chỉ là suy nghĩ. Đó là cách thức chấm dứt mọi vấn đề của chúng ta.
Chúng ta có thể xem tâm như một đóa sen. Một số sen vẫn còn nằm trong bùn; một số vượt ra khỏi bùn nhưng vẫn còn ở dưới mặt nước; một số khác đã vươn đến mặt nước; và một số khác nữa đã nở rộ và toả hương thơm dưới ánh nắng mặt trời. Bạn muốn mình là loại hoa nào đây? Nếu bạn thấy mình còn nằm dưới mặt nước thì phải coi chừng lũ cá và bày rùa!
CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH
- Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Chấm dứt hoài nghi
- Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức
- Học hỏi và kinh nghiệm
- Những tên trộm trong tâm bạn
- Bỏ đói phiền não
- Hạnh phúc và Đau khổ
- Tâm phân biệt
- Theo thầy
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Hãy để cho cây mọc tự nhiên
- Tại sao phải hành thiền?
- Giữ rắn trong tay
- Giới hạnh
- Giới, Định, và Tuệ
- Đừng bắt chước
- Thế nào là tự nhiên
- Điều hòa
- Hãy nương tựa vào mình
- Biết mình, biết người
- Tình yêu thật sự
- Đương đầu với tâm mình
- Chánh niệm
- Cốt tủy của Thiền Minh Sát
- Thiền hành
- Ai mắc bệnh đây?
- Tập chú tâm
- Kham nhẫn và điều hòa
- Bảy ngày đắc đạo
- Học tụng kinh
- Quên thời gian đi!
- Vài gợi ý trong việc hành thiền
- Quán chiếu mọi vật
- Lá rụng
- Thu thúc
- Giới là dụng cụ
- Chữa trị bất an
- Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
- Tiết chế lời nói
- Đối diện với tham ái
- Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
- Bạn trốn đi đâu bây giờ?
- Hãy nương tựa vào chính mình
- Học hỏi cách dạy học
- Giữ Giáo pháp đơn giản
- Cái cốc của ngài Ajahn Chah
- Chân phép màu
- Pháp hành của người chủ nhà
- Vô ngã
- Nước ngầm
- Niềm vui của Đức Phật
- Tôi nói ngôn ngữ Zen
- Bên trong bạn không có gì cả
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình