Mục lục

1. Dẫn nhập
2. Khai mở Pháp nhãn
3. Ba Kiết sử đầu tiên
4. Đặc tính của quả Dự lưu
5. Thành quả
6. Lời khuyên

-ooOoo-

  1. Dẫn nhập

Kinh điển trích dẫn ở đây được trình bày trong 5 phần. Phần Một, Khai mở Pháp nhãn, đề cập đến kinh nghiệm thực chứng quả Dự lưu, và kết thúc bằng một đoạn kinh về tri kiến của bậc Dự lưu so với bận A-la-hán.

Phần Hai đề cập đến 3 kiết sử đầu tiên trói buộc chúng ta trong vòng luân hồi: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Các kiết sử nầy được đoạn diệt khi khai mở Pháp nhãn.

Phần Ba đề cập đến các đặc tính của của vị đã đắc quả Dự lưu, sau khi chặt đứt 3 kiết sử đầu tiên. Phần nầy tập trung vào 3 danh sách liệt kê bốn yếu tố của quả Dự lưu, mà chúng ta không nên lầm lộn với bốn chi phần tạo điều kiện đưa đến quả Dự lưu như đã trình bày trong phần trích dẫn kinh điển lúc trước.

Phần Bốn, Kết quả, đề cập đến các thành quả mà bậc Dự lưu có được trong đời này và các đời sau.

Phần Năm là Lời Khuyên, trích dẫn lời dạy của Đức Phật trước khi Ngài tịch diệt. Bài kinh ghi chép các lời khuyên này — Kinh số 16 của Trường Bộ — cũng ghi nhận rằng các vị Tỳ khưu hiện diện trong giờ phút đó đều đã đạt các quả Thánh, thấp nhất là quả Dự lưu. Vì thế, sự kiện Đức Phật nhấn mạnh đến sự nỗ lực tinh tấn trong lời dạy cuối cùng cho thấy rằng ngay cả các vị đã đắc Dự lưu cũng vẫn phải tinh tấn tu tập, không được dễ duôi.

* * *

Chữ “lưu” (dòng sông) trong từ “Dự lưu” là để ám chỉ nơi mà tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cùng hội nhập lại.

— “Dòng sông, dòng sông”, này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là dòng sông?

— Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

— Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

— “Dự lưu, Dự lưu”, này Sàriputta, được gọi là như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu?

— Bạch Thế Tôn, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy gọi là Dự lưu, vị Tôn giả với tên như vậy, với họ như vậy.

— Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy được gọi là bậc Dự lưu, vị Tôn giả với tên như thế này, với họ như thế này.

[Tương Ưng 55.5]

Sự hội nhập của tám chi phần này gọi là “dòng lưu” vì nó chắc chắn đưa đến 2 điều, cũng như các nhánh sông nhỏ sẽ hội nhập vào một con sông chính rồi sẽ chảy ra biển: 1) tức thời, dòng lưu đó đưa đến việc khai mở Pháp nhãn, đó là nhận thức được sự giác ngộ đầu tiên; 2) sau đó, với thời gian – tối đa là 7 kiếp luân hồi, dòng lưu sẽ đưa vị ấy đến giải thoát tối hậu.

-ooOoo-

 

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Quả Dự Lưu 2 – tác giả Thanissaro Tỳ Khưu  

* Link  Cuốn Quả Dự Lưu 2  

* Link  Tải sách ebook Quả Dự Lưu 2

* Link  Video cuốn Quả Dự Lưu 2

* Link  Audio cuốn Quả Dự Lưu 2     

* Link  Thư mục Tác giả Thanissaro Tỳ Khưu 

* Link  Thư mục Ebook Thanissaro Tỳ Khưu

* Link  Giới thiệu tác giả Thanissaro Tỳ Khưu  

* Link  Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app