Mục lục

Dẫn nhập

  • 1. Thân cận bậc Chân nhân
  • 2. Biết nghe Diệu pháp
  • 3. Như lý tác ý
  • 4. Thực hành pháp

Kết luận

-ooOoo-

Dẫn nhập

Thân cận bậc Chân nhân là Dự lưu phần.
Nghe diệu pháp là Dự lưu phần.
Như lý tác ý là Dự lưu phần.
Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần.
[Tương Ưng 55.11]

Dự lưu là quả vị đầu tiên của bốn quả vị thánh giải thoát (Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán). Danh từ “Dự lưu” có nghĩa là nhập dòng, để chỉ một người đã nhập dòng thánh giải thoát chắc chắn đưa đến Niết-bàn. Vị đó sẽ hoàn toàn giác ngộ, chậm nhất là trong bảy kiếp sống, và trong các kiếp đó sẽ không bao giờ tái sinh tại các đọa xứ (thú vật, địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la).

Các đoạn kinh trích dẫn ở đây được sắp xếp theo bốn yếu tố nêu ra ở trên, và đồng thời có liên hệ đến những câu hỏi của các thiền sinh, cho dù pháp hành của họ có nhắm đến Giác ngộ hay không: Làm thế nào để nhận biết một vị chân sư? Làm thế nào để phân biệt Chân pháp và Ngụy pháp? Lắng nghe Diệu Pháp sẽ được lợi ích gì? Chúng ta phải tự vấn như thế nào trong quá trình tu tập? Các pháp hành nào là tương hợp với Chánh pháp? Trong khi tu tập, chúng ta cần phải tăng trưởng các phẩm hạnh nào để được nhiều lợi lạc?

—–*—–

 

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Quả Dự Lưu 1 – tác giả Thanissaro Tỳ Khưu  

* Link  Cuốn Quả Dự Lưu 1  

* Link  Tải sách ebook Quả Dự Lưu 1

* Link  Video cuốn Quả Dự Lưu 1

* Link  Audio cuốn Quả Dự Lưu 1     

* Link  Thư mục Tác giả Thanissaro Tỳ Khưu 

* Link  Thư mục Ebook Thanissaro Tỳ Khưu

* Link  Giới thiệu tác giả Thanissaro Tỳ Khưu  

* Link  Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời