PHẬT NGÔN
1) Tỳ khưu có 5 chi[77] hằng sa địa ngục: tỳ khưu tư vị vì thương; tỳ khưu tư vị vì ghét; tỳ khưu tư vị vì dốt nát; tỳ khưu tư vị vì sợ; tỳ khưu dùng của tăng như của mình.
2) Tỳ khưu có đủ 4 chi mới đáng gọi là tỳ khưu: phải hằng niệm tưởng đức của Phật; phải hằng có tâm bác ái (mettā); phải hằng tham thiền đối tưởng tử thi (asubha); phải hằng niện tưởng sự chết (maranasati).
3) Sa-môn có đủ 4 chi mới gọi là Sa-môn: phải có tâm nhẫn nại; phải thận trọng trong việc phước đức; phải dứt bỏ lợi danh và phiền não; không bận lòng về thế sự.
4) Người sớm tới đi vào địa ngục có 3 hạng: người không phải hành đạo cao thượng mà tư xưng là hành đạo cao thượng; người cáo gian bậc phạm hạnh; người nói ngũ dục không có tội, rồi hằng thọ dụng ngũ dục.
5) Lời nói cao thượng có 4: không thấy, nói không thấy; không nghe, nói không nghe; nói không trúng, nói rằng nói không trúng; không biết rõ rệt, nói rằng không biết rõ rệt
6) Tỳ khưu có giới đáng tôn kính có 4 chi: không tư vị vì thương, không tư vị vì ghét, không tư vị vì si mê, không tư vị vì sợ.
7) Đệ tử đối với thầy có 5 pháp: phải hết lòng thương yêu thầy, phải hết lòng tin tín thực thầy, phải hết lòng hổ thẹn tội lỗi, phải hết lòng tôn trọng thầy, phải hết lòng nhớ tưởng thầy.
8) Thầy đáng cho đệ tử nương tựa có 7 pháp: phải có tâm bác ái bình đẳng, phải có giới tinh nghiêm, đáng cho trò tôn kính, phải nhẫn nại khi trò bất bình và biết tùy cơ cảm hoá trò, phải biết đạo lý cao siêu và biết giảng giải theo sức trò, phải ngăn trò không cho làm điều vô ích tội lỗi, phải tìm phương pháp để chỉ dẫn trò cho mau tiến hoá.
9) Bậc minh tuệ có 4 chi (panditā) là bậc đáng nương tựa: biết ơn người đã làm đến mình (kataññū), biết làm cho mình được trong sạch (attasuddhi), biết làm cho người được trong sạch (parasuddhi), tế độ người tế độ (saṅgho).
10) Bậc tịnh giả (thiện trí thức) có 7 chi: biết nhân, biết quả, biết mình, biết tiết độ, biết thì giờ, biết nơi hội hợp, biết người.
Ba bậc trên đây (8, 9, 10) là hạng người đáng nương tựa, thân cận thì sẽ được hưởng thụ 4 quả báu: hằng làm cho giới được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho định được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho tuệ được tăng tiến cao thượng, hằng làm cho sự giải thoát được tăng tiến cao thượng.
Tỳ khưu có 7 pháp đáng cho hàng phạm hạnh thương mến: không mong được lợi, không mong được danh giá, không ngã chấp, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, không ganh tỵ, không bỏn xẻn (đáng thân cận).
Tỳ khưu có 7 pháp không đáng cho hàng phạm hạnh thương mến: mong được lợi, mong được danh giá, ngã chấp, không thẹn tội lỗi, không ghê sợ tội lỗi, ganh tỵ, bón rít (không nên gần gũi).
Sáu đặc tính của kẻ si mê: mong được người ca tụng, mong được đứng đầu trong hàng tỳ khưu, mong được làm cả trong chùa, mong được thiện tín cúng dường, mong được người ưa thích việc của kẻ khác làm mà nói là của mình, mong được kẻ khác ở dưới quyền mình trong tất cả mọi việc. Những kẻ có đặc tính như thế là người hèn hạ không nên thân cận
Sáu hạng xuất gia: xuất gia của người dốt nát, xuất gia của người hay giận, xuất gia của người chơi giỡn, xuất gia của người thu góp của cải, xuất gia của người để nuôi sống, xuất gia của người muốn được thoát khổ (chỉ có hạng người xuất gia thứ 6 mới gọi là chơn chánh).
‒ Dứt tác phẩm 1. Luật xuất gia – quyển thượng (Pl.2510-Dl.1966)‒
[1] Không nên đi đến nhà điếm, nhà đàn bà góa, nhà gái lỗi thời, bộ nấp, chỗ tỳ khưu ni, chỗ bán rượu.
[2] Thỏa thích rồi không biết đói gọi là “no lòng”.
[3] Chi tức là điều kiện.
[4] Kinh tụng hồi hướng đến các ngạ quỉ.
[5] Cātuddasī uposatha: hành lễ phát lồ trong ngày 14; paṇṇarasī uposatha: hành lễ phát lồ trong ngày 15; samaggi uposatha: ngày tăng làm lễ tự tứ (sau khi kiết hạ rồi nhằm rằm tháng 9, chư tỳ khưu nhóm lại tỏ sự tội lỗi cho nhau gọi là tự tứ); saṅgha uposatha: ngày lễ phát lồ tăng đọc giới bổn; gana uposatha: ngày mà 2, 3 vị tỳ khưu hành lễ phát lồ; duggala uposatha: 1 vị tỳ khưu hành lễ phát lồ; suttuddesa uposatha: từ 4 vị tỳ khưu trở lên thì đọc giới bổn giữa tăng; parisuddhi uposatha: tỏ cho nhau biết những việc trong sạch của mình; adhiṭṭhā uposatha: nếu chỉ có 1 vị tỳ khưu hành lễ phát lồ thì phải nguyện rằng: ajja me uposatho (nay là ngày lễ phát lồ sám hối của tôi).
[6] Addhammenavaggaṃ: phe, không đúng theo phép; dhammenasamaggaṃ: đồng ý nhau nhưng không đúng phép; addhammenavaggaṃ: phe đúng theo phép; dhammenasamaggaṃ: đồng ý nhau và đúng theo phép.
[7] Giọng đọc có 10 cách: sithila (đọc hơi nhẹ); dhanita (đọc hơi năng); rassa (đọc hơi vắn); dīgha (đọc hơi dài); garu (đọc hơi chậm và nặng); lahu (đọc hơi lẹ); sambandha (đọc liên tiếp); varatthita (đọc gián đoạn); niggabita (đọc ngậm miệng); vimutta (đọc hả miệng, lớn hơn mọi chữ).
[8] Phá-gá-qua (Bhagava): Tàu dịch là Thế Tôn; Á–rá-hăn (Arahan): Ứng cúng.
[9] Là bậc Tỳ khưu.
[10] Tăng ngồi, vị ngồi bên mặt đo từ đầu gối qua bên trái 1 hắc, 1 gang. Vị ngồi bên trái, đo từ đầu gối bên trái qua bên mặt 1 hắc, 1 gang.
[11] Xem trong giới bổn tỳ khưu chỗ “Ưng học pháp”. Ngoài ra, sa di còn phải học thêm những điều học trong Pātimokkha: phạm tội vì đời khiển trách (lokavajja). Như trong 13 điều Tăng tàn, trừ khi Điều 5, 6, 7…
[12] Là thọ Cụ túc giới, tu lên bậc tỳ khưu.
[13] Nương là dựa theo.
[14] Nước tiểu bò đen.
[15] Nghĩa là không cho làm.
[16] Không cố ý làm cũng phạm tội.
[17] Đại lễ dâng y đến Tăng trong 1 năm có 1 kỳ, từ 16 tháng 9 đến rằm tháng 10.
[18] Thọ là làm, không đổi là không làm.
[19] Điều học là điều mà bậc tu hành phải học tập.
[20] Cũng gọi là Biệt biệt giải thoát giới.
[21] Từ đời nọ đến đời kia.
[22] Mười một hạng người không thể tu lên bậc tỳ khưu được là: người bán nam bán nữ (bộ nấp), người có cả 2 bộ sanh trược khí, người giả tu hành, người còn theo ngoại đạo, không phải người (loài thú), người giết cha, người giết mẹ, người giết A-la-hán, người chích máu Phật, người chia rẽ tăng, người hành dâm với tỳ khưu ni.
[23] Do vị A-xà-lê hoặc giới tử đọc trật tên giới tử, tên vị Hoà thượng tế độ, tên tăng…
[24] Do vị A-xà-lê không bạch hỏi cho đủ các món cần dùng theo bổn phận của tỳ khưu (như y, bát…).
[25] Do tăng không đủ số (từ 5 vị trở lên) để chứng nhận
[26] Là tỳ khưu không phải người điên, không có tâm tán loạn, không hôn mê.
[27] Māsaka là giá bạc thông dụng ngày xưa bên xứ Trung Ấn Độ bằng 6 cắc bạc của ta (năm 1966).
[28] Của người gởi, tỳ khưu làm mất, không chịu bồi thường cũng phạm Bất cộng trụ.
[29] Bát bên xứ Trung Ấn Độ thuở ấy giá bằng 6 cắc ở nước ta, lưu hành đến ngày nay.
[30] Phước xá này cất trong rừng lớn gần biển và núi Tuyết sơn (Bénarès).
[31] Lục thông là: nhãn thông, nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông.
[32] Kinh Chú giải có nói: Tỳ khưu biết dạy học Phạn ngữ và lời chú giải có tài thuyết pháp hay, khi đã thuyết xong, có người hỏi: Ngài học với thầy nào? Tỳ khưu ấy dấu pháp danh của thầy, đáp: Chẳng có thầy nào có thể dạy được ta cả, ta chỉ biết ở nơi ta.
[33] Cáo vì không được thấy tận mắt, không được nghe, không được nghĩ trong tâm.
[34] Cáo rằng phạm tội hành dâm.
[35] Tài sản của tăng từ số 9 đến 17 đều làm bằng kim loại.
[36] Là sau khi nhập hạ rồi, nhằm ngày rằm tháng 9, chư tăng nhóm lại mà tỏ tội cùng nhau.
[37] Nghĩa là 1 nhóm tỳ khưu từ 4 vị sắp lên ở hoà thuận nhau để hành đạo.
[38] Là lời khuyên răn.
[39] Xem trong Kathina khandhaka.
[40] Tam y phát sanh trong 11 tháng, từ 16/10 đến rằm tháng 9, gọi là y ngoài lễ dâng y.
[41] Duyên cớ là lúc y bị cướp mất, lửa cháy, nước lôi, mối ăn, cũ rách.
[42] Thường gọi là thiện nam.
[43] Phạm tội vì cách xin.
[44] Phạm tội vì cách mặc ngoài hạn định.
[45] Lối ngàn thước tây.
[46] Chưa tu lên bậc trên là chưa thọ cụ túc giới làm tỳ khưu.
[47] Nếu có vị trưởng lão bảo dậy, hoặc có tinh, ngạ quỉ đến ngồi nơi ấy hoặc có quan lớn đến ngồi nơi ấy, bỏ đi khỏi phạm tội.
[48] 5 thứ vật thực, nhất là cơm và bánh làm bằng 7 thứ mễ.
[49] Cách thọ lãnh vật mà thí chủ dâng có 5: Vật mà người có sức lực bậc trung vừa dở lên nổi; người dâng ở trong hắc; người dâng nghiêng mình dâng vào; chư Thiên, người hoặc thú dâng; tỳ khưu thọ lãnh vật ấy bằng thân hoặc bằng vật dính thân.
[50] 8 thứ nước: nhất là nước xoài gọi là yāmakālika là vật được phép dùng trong 1 ngày 1 đêm
[51] 5 thứ thuốc: sữa lỏng, sữa đặc, đường, mật ong, dầu gọi là sattāhakālika là vật được phép để dùng trong 7 ngày
[52] Ngoài vật thực và 2 thứ thuốc trên gọi là : yāvajīvika, vật được phép dùng cho đến hết.
[53] Vật ăn trong buổi sáng từ mặt trời mọc tới đứng bóng.
[54] Mahānāma là đức vua dòng Thích Ca, con nhà chú của đức Phật, tuổi lớn hơn đức Phật 1 tháng, đã đắc quả Tư-đà-hàm.
[55] Không cho ở chung, ăn chung.
[56] Moharo panakamma là lời tăng khuyên rằng: Này ông, việc không phải là lợi của ông đâu, ông chỉ được điều quấy vì khi tỳ khưu tụng giới bổn, ông không ghi nhớ cho đúng đắn.
[57] Ngón tay của Phật bằng 3 ngón tay của người bậc trung.
[58] Cãi nhau lẽ phải trái.
[59] Dứt điều tranh biện (giả hòa).
[60] Cấm chế là cấm ngăn, chuẩn hành là cho thi hành.
[61] Các vật trong phần này đều làm bằng kim loại.
[62] Và có màu đỏ, đen sậm, trắng.
[63] Làm lễ Uposatha.
[64] 14 nhằm ngày 29 Việt Nam (trong mỗi tháng thiếu).
[65] 15 nhằm ngày rằm và 30 Việt Nam, (trong mỗi tháng đủ).
[66] Có 21 hạng người: 1. người thế, 2. tỳ khưu ni, 3. thất xoa ma na (sikkhāmana), 4. Sa di, 5. Sa di ni, 6. người đã xả giới hoàn tục, 7. tỳ khưu mà tăng đã cấm không cho ở chung vì không thấy tội (antimavatthu), 8. tỳ khưu mà tăng đã cấm không cho ở chung vì không chịu sám hối, 9. tỳ khưu mà tăng đã cấm không cho ở chung vì không bỏ kiến thức xấu xa, 10. bộ nấp, 11. người giả tu, 12. người hành theo ngoại đạo, 13. thú, 14. phạm atimavatthu, 15. người giết mẹ, 16. người giết cha, 17. người giết a la hán, 18. người dâm tỳ khưu ni, 19. người chia rẽ tăng, 20. người chích máu Phật, 21. người có 2 bộ sanh thực khí. Nếu có 1 trong 21 hạng này trong hắc tăng hành sự thì phạm ưng đối trị.
[67] Nói về tỳ khưu nhập hạ trước
[68] Nói về tỳ khưu nhập hạ sau.
[69] 10 thứ thịt cấm: thịt người, voi, ngựa, sư tử, cọp, beo, gấu, chó, rắn, chó sói.
[70] Cũng gọi là sữa đặc, sữa lỏng.
[71] Tam y đã adhiṭṭhāna rồi đi vào xóm khỏi đem theo năm điều: tỳ khưu có bịnh, trong 4 tháng mưa, đi qua sông, chỗ ở cửa có khoá kín, có thọ lễ dâng y.
[72] Y để trong hắc (hathapāsa) đọc: imaṃ; y để ngoài hắc (hathapāsa) đọc: etaṃ.
[73] Tàu âm là Ba la đề mộc xoa, pháp diễn mà người đã thọ đúng đắn rồi hằng làm cho người thoát khỏi các thống khổ trong 4 ác đạo.
[74] Tín thực: tin chắc chắn.
[75] Bò có lông đuôi dài ở Tây Tạng.
[76] Một phần trong Luật.
[77] Chi: cái duyên ở một thể chia ra.