Mong sao cho tất cả thân quyến chúng ta trong vũ trụ được an vui lâu dài, sớm mau hồi đầu hướng thiện qui y Tam bảo, thọ trì giới luật, một lòng bất thối, để tiến bộ trên đường giải thoát, đạt đến Niết-bàn ngỏ hưởng điều an vui bất diệt.

Mong thay

Bhikkhu Vaṅsarakkhita (Tỳ khưu Hộ Tông). PL.2510 – TL.1966

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA LUẬT XUẤT GIA TÓM TẮT(PABBAJITA VINAYA SAṄKHEPA)Quyển thượng

Soạn giả

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG

(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)Pl.2510 – Dl.1966

MỤC LỤC

LUẬT XUẤT GIA TÓM TẮT.. 2

MỤC LỤC.. 3

TIỂU TỰA.. 5

DẪN TÍCH.. 6

LỢI ÍCH CỦA SỰ TRÌ LUẬT.. 6

BỔN PHẬN LÀM ÔNG THẦY HÒA THƯỢNG.. 7

PHÉP TRUYỀN GIỚI SA DI. 9

PHÉP TRUYỀN TỲ KHƯU GIỚI. 12

GIỚI LUẬT SA DI. 16

Mười phép học (sikkhāpada) 16

Mười phép hành phạt (daṇḍakamma) 17

Mười phép trục xuất (nāsanaṅga) 17

LỜI DẠY TIẾP (ANUSĀSANA) 18

TAM HỌC (TRISIKKHĀ) 18

PHẠM TỘI (ĀPATTI) 18

ÐIỀU HỌC (SIKKHĀPADA) 23

BIỆT BIỆT GIẢI THOÁT THU THÚC GIỚI (PĀṬIMOKKHA SAṂVARASĪLA) 23

  1. Bốn điều bất cộng trụ (pārājika) 23
  2. Hành dâm (methuna dhamma) 23
  3. Trộm cắp (adinnādānā) 25
  4. Giết người (manussa viggaha) 26
  5. Khoe pháp bậc cao nhơn (uttarimanussadhamma) 27
  6. Mười ba điều học tăng tàn (saṅghādisesa) 29
  7. Di tinh (sukkavisatthi) 29
  8. Đụng chạm vào mình phụ nữ (kāyasaṃsagga) 30
  9. Nói lời hoa tình (dutthullavācā) 30
  10. Hầu hạ mình bằng nhục dục (attakāma paricariya) 31
  11. Làm mai dong (sañcaritta) 31
  12. Tạo thất (saññācika) 32
  13. Tạo thất lớn (mahallaka) 32
  14. Vô cớ cáo gian (amūlaka) 33
  15. Nhơn cớ khác cáo gian (annabhāgiya) 33
  16. Chia rẽ tăng (saṅghabheba) 34
  17. Hành theo tỳ khưu chia rẽ tăng (bhedānuvattaka) 34
  18. Tỳ khưu cứng cỏi (dubbaccayātika) 34
  19. Tỳ khưu nịnh hót (kuladūsaka) 35

III. Hai điều học bất định (aniyatta) 35

  1. Chỗ có thể hành dâm (alaṃkammaniya) 35
  2. Chỗ không thể hành dâm (anālam kammaniya) 36
  3. Ba mươi điều học ưng xả đối trị (nissaggiya pācittiya). 36
  4. Lễ dâng y lần thứ nhất. Có 10 điều học: 36
  5. Ngọa cụ trộn với chỉ tơ lần thứ nhì (kosiyavagga). Có 10 điều học: 40
  6. Bình bát lần thứ ba (pattavagga). Có 10 điều học. 42
  7. Ưng đối trị (pācittiya) 46
  8. Nói dối – phần thứ nhất (musāvādavagga). Có 10 điều học. 46
  9. 2. Thảo mộc – phần thứ nhì (bhūtagāmavagga). Có 10 điều học: 50
  10. Dạy pháp – phần thứ ba (ovādavagga). Có 10 điều học: 54
  11. Vật thực – phần thứ tư (bhojanavagga). Có 10 điều học: 56
  12. Đạo Lõa thể – phần thứ năm (accelakavagga). Có 10 điều học. 61
  13. Uống rượu – phần thứ sáu (surāpānavagga). Có 10 điều học: 64
  14. Giết côn trùng – phần thứ bảy (sappānakavagga). Có 10 điều học. 67
  15. Nói theo pháp – phần thứ tám (dhammika vagga). Có 12 điều học. 70
  16. Trong đền vua – phần thứ chín (rājavagga). Có 10 điều học: 74
  17. Bốn điều học ưng phát lộ (patidesanīya) 77
  18. Tự tay mình thọ lãnh (hatthatopaṭiggahana) 77
  19. Ðương ăn trong chỗ họ thỉnh mời (kulesunimantitā) 77
  20. Bậc thánh mà tăng đã chỉ định (sekkhasammata) 77
  21. Chỗ ở trong rừng nguy hiểm (araññikasenāsana) 77

VII. Bảy mươi lăm điều học ưng học pháp (sekkhiyavatta) 78

  1. Mặc y cho nghiêm trang – phần thứ nhất (sārūpa). Có 26 điều học: 78
  2. Thọ thực cho chỉnh tề – phần thứ nhì (bhojanapatisamyutta). Có 30 điều học: 80
  3. Thuyết pháp cho đúng phép – phần thứ ba (dhammadesanāpaṭisaṃyutta). Có 16 điều học: 82
  4. Lượm lặt – phần thứ tư (pankinnaka). Có 3 điều học: 83

DUYÊN CỚ TRANH BIỆN (ADHIKARANA). 84

DIỆT TRANH (ADHIKARAṆA SAMATTHA) 84

NHỮNG ÐIỀU HỌC NGOÀI GIỚI BỔN.. 84

  1. Trọng tội (thullaccaya). 84
  2. Tác ác (dukkaṭa). 85
  3. Ác khẩu (dubbhāsita) 87
  4. Giải về 10 điều lầm lạc. 87
  5. 14 Pháp hành (vatta) 89
  6. Uposatha – bố tát 93
  7. Vassā – an cư. 95
  8. Pavāraṇā – tự tứ. 97
  9. Vật dùng theo thời (kālika) 98
  10. Giải về cách thức adhiṭṭhāna. 100
  11. Giải về cách gởi y dư (vikappa) 101
  12. Giải về cách đứt adhiṭṭhāna. 102

TRÍCH DỊCH Ở TẠNG LUẬT.. 103

PHÁP LÀM CHO TRỞ NÊN SA-MÔN.. 104

PHẬT NGÔN.. 107

 

TIỂU TỰA

Khi Phật sắp nhập Niết-bàn ông Ananda và ông Upāli, có đến hỏi Phật: Bạch Ðức Thế tôn sau khi Phật diệt độ, chúng tôi phải tôn ai làm thầy? Phật dạy: “Phải tôn giới Ba la đề mọc xa làm thầy.”

“Ba la đề mọc xa” (Pātimokkha) Tàu dịch là: “Biệt biệt giải thoát”, nghĩa là giữ được một giới luật thì thoát khỏi được một tội lỗi.

Phật lại nói: Như Lai chế ra điều học có mười điều lợi ích là: 1) cho có điều tuyệt hảo đến tăng; 2)cho có sự an lạc đến tăng; 3) để khiển trách những người bướng bỉnh phá giới; 4) cho có sự ở an đến tỳ khưu trì giới trong sạch, đáng kính mến; 5) để ngăn ngừa các lậu phiền não trong đời hiện tại; 6) để đẩy lui các lậu phiền não trong đời vị lai; 7) cho những người chưa tin, phát tâm tín ngưỡng; 8) cho những người đã tin, càng thêm tin; 9) cho Phật pháp được kiên cố lâu dài; 10) để bổ trợ tạng luật.

Chư tỳ khưu vui thích trong sự xuất gia, nên ghi nhớ cho rõ các quả vui đều phát sanh do sự thông hiểu “Giới luật” trước, cho có đức tin bền chắc trong giới luật và cần phải thật hành theo cho thuần thục

Người thông hiểu giới luật ví như cha mẹ, như nơi nương nhờ của tất cả hạng người tín ngưỡng Phật pháp. Những người đã thọ Sa di¸ hoặc Tỳ khưu giới thực hành theo điều trọng và điều khinh và biết rõ nơi nào nên tới lui, hoặc không nên tới lui[1], cũng đều nương theo người thông hiểu “giới luật” ấy.

Người mà giữ giới trong sạch, đáng làm nơi nương nhờ cho hàng Phật tử mong tìm sự an vui, thì hằng được tươi tỉnh, nói năng trong khi hội họp không chút chi e ngại. Người trì giới có thể cảm hóa kẻ nghịch trở thuận, làm cho Phật pháp được hưng thạnh lâu dài.

Lại nữa, giới luật có lợi ích phát sanh “sự thu thúc” (saṃvara). Thu thúc có lợi ích phát sanh “sự không bất bình” (vipaṭisāra). Không bất bình có lợi ích phát sanh “sự thỏa thích” (pāmojja). Thỏa thích có lợi ích phát sanh “sự no lòng” (pīti).[2] No lòng có lợi ích phát sanh “tâm yên lặng” (passaddhi). Yên lặng có lợi ích phát sanh “điều an lạc” (sukha). An lạc có lợi ích phát sanh “thiền định” (samādhi). Thiền định có lợi ích phát sanh “sự hiểu biết rõ cả pháp theo chơn lý” (yathābhūtannānadassana). Hiểu biết rõ các pháp theo chơn lý có lợi ích phát sanh “sự chán nản đối với chúng sanh và vật” (nibbidā). Chán nản trong chúng sanh và vật có lợi ích phát sanh “sự xa lìa tình dục” (virāga). Xa lìa tình dục có lợi ích phát sanh “sự giải thoát khỏi phiền não” (vimutti). Giải thoát khỏi phiền não có lợi ích phát sanh “sự hiểu biết rõ rằng được giải thoát” (vimuttināṇadassana). Hiểu biết rõ rằng được giải thoát có lợi ích phát sanh “sự dứt khổ vì hết cố chấp” (anupādāparinibbāna). Quả báo mà phải được theo thứ tự ấy, đều do sự trì giới luật cả.

Cớ ấy, hành giả muốn được an vui tuyệt đối ở cảnh Niết-bàn, chỉ nên tinh tấn vâng giữ giới luật và hết lòng thực hành theo cho chín chắn, ắt được như nguyện chẳng sai.

Mong sao cho tất cả thân quyến chúng ta trong vũ trụ được an vui lâu dài, sớm mau hồi đầu hướng thiện qui y Tam bảo, thọ trì giới luật, một lòng bất thối, để tiến bộ trên đường giải thoát, đạt đến Niết-bàn ngỏ hưởng điều an vui bất diệt.

Mong thay

Bhikkhu Vaṅsarakkhita (Tỳ khưu Hộ Tông).

PL.2510 – TL.1966

DẪN TÍCH

Giải về: Nhân quả của sự trì giới

Từ xưa đến nay, các bậc trí tuệ hằng thỏa thích trong sự tiếp dẫn người đời, lánh dữ làm lành, hầu thọ hưởng những hạnh phúc lớn lao và làm cho sự sống của mình đạt được điều lợi ích. Hạng người như thế, đều là bậc cao đẳng, thường dứt bỏ gia tài, danh vọng và sự vui sướng trong ngũ trần, xuất gia tu hành để dạy bảo người đời noi theo chánh pháp mà tự mình đã giác ngộ. Ðến khi có nhiều người sùng bái qui y, thì được tôn làm “Giáo chủ”. Lời dạy bảo của bậc Giáo chủ ấy mà thiên hạ tôn ngưỡng thực hành theo, gọi là “Tôn giáo”.

Tôn giáo của Ðức Chánh Biến Tri mà được thạnh hành đến ngày nay là vì ngài giáng sanh nơi nhà vua, dòng Thích ca tại xứ Trung Ấn Ðộ, tên ngài là Sĩ Đạt Ta (Siddhattha), phụ vương ngài là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) trị vì trong xứ Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), mẫu hậu ngài là bà Mada hoàng hậu (Mahāmayādevī). Khi mới sanh ngài ra, có thầy xem tướng tiên đoán rằng: “Nếu ngài ở thế thì sẽ được làm Chuyển luân vương, bằng đi tu ắt làm một giáo chủ trong thế gian”. Khi ngài được 16 tuổi, phụ vương ngài truyền ngôi cho làm chúa trong nước, hoàng hậu của ngài là bà Bambā. Làm vua 13 năm, được 29 tuổi ngài bỏ ngôi, xuất gia đi ẩn tu nơi rừng núi, nhằm ngày mà thái tử Rahulā là con ngài mới ra đời. Xuất gia rồi, Ngài hằng tinh tấn tu khổ hạnh, tìm được vô thượng chánh đẳng chánh giác hết 6 năm mới được giác ngộ, rồi ngài ngự đến các nơi để tùy duyên hóa độ chúng sanh thoát khỏi vòng khổ hải đến 80 tuổi rồi nhập Niết-bàn.

Pháp và Luật mà ngài đã giảng giải gọi là Phật giáo, những người tu theo Phật giáo gọi là Phật tử. Các Phật tử ấy chia ra làm 4 hạng người là: tỳ khưu, tỳ khưu ni, thiện nam, tín nữ. Trong 4 hạng người ấy, các vị tỳ khưu mà được thọ cụ túc giới đầu tiên hết là nhóm 5 tỳ khưu A-nhã Kiều Trần Như (Aññakoṇḍañña).

Ðầu tiên, Phật pháp còn mới, có ít tỳ khưu, giới luật là điều nâng đỡ chư tăng không cần phải có nhiều. Các vị Thinh văn ấy đều là bậc A-la-hán tâm tánh trong sạch, các ngài thấu rõ Phật pháp đều đủ và tôn ngưỡng thật hành theo lý Trung đạo mà Ðức Giáo chủ đã giải bày.

Ðến khi Phật giáo ngày càng thạnh hành dần dần, số tỳ khưu càng tăng trưởng rồi ở riêng theo phe, theo đảng. Có hạng tỳ khưu không được trong sạch, tu hành không đúng đắn, cho nên đức Phật mới chế ra điều học.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app