Quyển kinh này giải quyết vấn đề Phật giáo với các tôn giáo khác ở chỗ cái nghiệp. Các tôn giáo dạy rằng sự hành vi của người được kết quả ra sao, đều do ở một cái có quyền lực tối cao sáng tạo. Họ gọi cái đó là Thượng đế hay Đấng Tạo hóa. Tỳ Khưu Hộ Tông
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
—–
PHẬT GIÁO ĐẠI CƯƠNG
Soạn giả TRƯỞNG LÃO TỲ KHƯU HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
MỤC LỤC
TỰA.. 4
PHẬT GIÁO ĐẠI CƯƠNG.. 4
- Nghiệp là pháp luật của sự hiểu biết rõ rệt nhân và quả trong đường tâm.. 8
- Sự hiển nhiên về vấn đề nghiệp. 9
- Phật thuyết về sự hiển nhiên của nghiệp. 10
- Đức Phật biểu hiện và tán dương sự trú ngụ trong nơi yên lặng. 13
PHẬT NGÔN.. 16
TỰA
Nhớ đến đức đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả của Phật đối với tất cả mọi loài sinh vật, chúng tôi tuy tài hèn sức kém soạn lục quyển ‘Phật giáo đại cương’ đây, để kỷ niệm Phật nhập Niết-bàn ngày rằm tháng tư này (24-5-56) và cung kính hoan hô Phật giáo được thịnh hành đến hôm nay (2.500 năm).
Quyển kinh này giải quyết vấn đề Phật giáo với các tôn giáo khác ở chỗ cái nghiệp. Các tôn giáo dạy rằng sự hành vi của người được kết quả ra sao, đều do ở một cái có quyền lực tối cao sáng tạo. Họ gọi cái đó là Thượng đế hay Đấng Tạo hóa.
Trái lại Phật giáo chỉ dẫn rằng chúng sanh là những kẻ tạo nghiệp, nghiệp là luật thiên nhiên của đời, nó là cái cho quả theo cách hành động của mỗi người, là một nguyên tắc bất biến. Sự vãng lai của nó thí dụ như bánh xe xoay tròn vậy, chúng sanh sinh ra là những kẻ đã gây nghiệp. Cái quả của nghiệp phân hạng người khác nhau. Nghiệp lành quả cũng lành, nghiệp dữ quả cũng dữ.
Các nhà bác học hiện thời nhìn nhận sự hành vi và cái sức phản động tự nhiên của nghiệp có quả báo đồng nhau.
Nghiệp và quả là bằng chứng để biện minh chân lý vậy.
Chúng tôi chỉ hy vọng cho tất cả nhân loại đồng nhau nhận thức pháp cứu khổ chơn chánh của Đấng Từ phụ Thích Ca Muni, xem nhau như tình ruột thịt, đồng tâm ở trong bầu không khí êm đềm, hòa thuận, ngõ hầu đạt đến trạng thái hòa bình thế giới, đồng hưởng hạnh phúc bền lâu đến ngày vô sinh bất diệt.
Vansarakkhita bikkhu
Tỳ Khưu Hộ Tông
- * Link cuốn Phật Giáo Đại Cương
- * Link tải sách ebook Phật Giáo Đại Cương
- * Link video cuốn Phật Giáo Đại Cương
- * Link audio cuốn Phật Giáo Đại Cương
- * Link thư mục tác giả Hộ Tông Tỳ Khưu
- * Link thư mục ebook Hộ Tông Tỳ Khưu
- * Link giới thiệu tác giả Hộ Tông Tỳ Khưu
- * Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda