Phật Giáo Đại Cương – Nghiệp Là Pháp Luật Của Sự Hiểu Biết Rõ Rệt Nhân & Quả Trong Đường Tâm

Nghiệp là pháp luật của sự hiểu biết rõ rệt nhân và quả trong đường tâm

Theo đại cương ý nghĩa cuối cùng của nghiệp, nghiệp tức là thiện và ác tâm sở. Điều này bao hàm đến hành vi trong quá khứ và hiện tại. Do một ý nghĩa, chúng ta là kết quả của nghiệp mà ta đã tạo, chúng ta sẽ là kết quả của cái mà ta sẽ làm, ta đã gieo giống gì thì ta sẽ gặt giống ấy, nếu không phải trong kiếp quá khứ thì là trong kiếp hiện tại, chắc chắn.

Nghiệp là pháp luật ở nó, nó có tác dụng trong phạm vi của nó, không có người giám thị, chúa tể nào vào can thiệp được. Pháp luật của nghiệp đây tự nhiên, biện minh vấn đề khổ não. Sự bí ẩn của số mạng và sự tiền định của các tôn giáo khác, những điều phi thường khác phát sanh đến hài nhi và trọng yếu hơn hết là tâm hồi tưởng lại dĩ vãng thấp cao của nhân loại.

Chính nghiệp tạo sự tái sanh: nghiệp quá khứ gây ra ngũ uẩn trong kiếp này. Nghiệp hiện tại kết hợp với nghiệp quá khứ dựng lên ngũ uẩn trong vị lai. Sự hiện thực của hiện thời không cần sự thử thách vì là điều hiển nhiên. Quá khứ phải do ở trí nhớ và sự điều tra.

Phần vị lai phải tùy theo sự đã mưu định trước và sự suy lý trong giáo lý. Về vấn đề luân hồi trong Phật giáo, ta nên hiểu khác nhau với sự thác sanh, vì Phật giáo không nhận sự tồn tại của lẽ luân hồi, vĩnh cửu của tâm hồn gây dựng do ở Thượng đế, và sự hướng dẫn di chuyển bản ngã của người chết đi thọ sanh, đó là nền tảng có trong tôn giáo khác. Phật giáo không nhìn nhận bản ngã lâu bền đi thọ sanh trong nơi khác là cái tự ngã mà đức Thượng đế đã tạo thành.

Phật giáo phân chia cái có sanh mạng ra làm hai loại: danh và sắc, là pháp biến đổi mãi mãi. Sự tiến triển rõ rệt lý do của thân và tâm, sanh diệt, diệt sanh, luôn luôn đó Đức Phật chỉ danh là thì giờ, là thời gian rằng ta hoặc bản ngã, nhưng nó chỉ là sự phát triển thôi, chẳng có chân tướng đâu. Trong khoảng từ sanh đến tử và từ tử đến sanh, có một cái xoay tròn rất trộn lộn, càng sanh thì càng tử, sanh rồi tử, tử rồi sanh, tái diễn, tả không xiết. Cái đó rất lẫn lộn, không thấy chung thủy của nó. Nếu ta lìa tuệ nhãn, hiểu lầm rằng, nó pha lộn, vô nhân quả, không có quy tắc, vô điều quy định. Khi đã lầm hiểu như thế đó, ta phải bị nó mặc sức lôi kéo trong nẻo luân hồi sanh tử mãi mãi; nhân đó, mà muôn vàn sanh mạng phải chịu khổ não, nạn tai dồn dập, đắm chìm trong biển khổ. Chính cái đó gọi là nghiệp. Nghiệp đó là tạo hóa dẫn chúng sanh luân hồi lên xuống vô lượng kiếp, trong vòng sanh tử, tử sanh.

Vấn đề nghiệp là một pháp vô tư giải cho ta thấy rõ rằng: tất cả cái chi trong đời đều có nhân quả, người gây nghiệp là nhân, sẽ phải chịu quả là thọ (vui, khổ) mãi mãi; nhân đó, mới gọi vấn đề nghiệp là pháp luật của sự thọ quả theo chân lý.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app