Nội Dung Chính
PHẦN PHỤ LỤC: CÁCH PHÁT ÂM MẪU TỰ PĀḶI
Tiếng Pāḷi gồm có 41 mẫu tự, chia làm 2 loại:
I- Nguyên âm gồm có 8 mẫu tự: a, ā, i, ī, u, ū, e, o.
* 8 nguyên âm này chia làm hai loại:
1- 3 nguyên âm đọc giọng ngắn, thời gian 1 lần nháy mắt.
Nguyên âm Pāḷi | a | i | u |
Cách phát âm | á | í | ú |
2- 5 nguyên âm đọc giọng dài gấp đôi, thời gian 2 lần nháy mắt:
Nguyên âm Pāḷi | ā | ī | ū | e | o |
Cách phát âm | a-a | i-i | u-u | ê-ê | ô-ô |
II- Phụ âm gồm có 33 phụ âm, chia thành nhóm như sau:
1 | ka | kha | ga | gha | ṅ | Phát âm ở cổ | |||||||
cá | khá | gá | ghá | ngá | |||||||||
2 | ca | cha | ja | jha | ña | Phát âm ở đóc
họng |
|||||||
chá | schá | chá | schá | nhá | |||||||||
3 | ṭa | ṭha | ḍa | ḍha | ṇa | Phát âm cong đầu lưỡi trên hàm ếch | |||||||
tá | thá | đá | thá | ná | |||||||||
4 | ta | tha | da | dha | na | Phát âm đặt đầu lưỡi vào 2 đầu răng | |||||||
tá | thá | đá | thá | ná | |||||||||
5 | pa | pha | ba | bha | ma | Phát âm ở hai đầu môi | |||||||
pá | phá | bá | phá | má | |||||||||
ya | ra | la | va | sa | ha | ḷa | ṃ | ||||||
giá | rá | lá | wóa | xá | há | lá | ân | ||||||
Thực ra, 33 phụ âm này được phiên âm cách phát âm rất khó chuẩn. Nên học tập cách phát âm trực tiếp với thầy dạy.
Cách phát âm 41 mẫu tự Pāḷi chia làm 6 cách phát âm:
1- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở cổ, có 8 âm: a, ā, ka, kha, ga, gha, ṅ, ha.
2- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở đóc họng, có 8 âm: i, ī, ca, cha, ja, jha, ña, ya.
3- Những phụ âm phát âm bằng cách cong đầu lưỡi ở hàm ếch, khi phát âm đánh đầu lưỡi ra ngoài, có 7 phụ âm: ṭa, ṭha, ḍa, ḍha, ṇa, ra, ḷa.
4- Những phụ âm phát âm phát âm bằng cách đặt đầu lưỡi ở hai đầu răng, khi phát âm đồng thời hở 2 đầu răng, có 7 phụ âm là: ta, tha, da, dha, na, la, sa.
5- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở 2 đầu môi (miệng ngậm lại), khi phát âm đồng thời hở đầu môi, có 7 âm: u, ū, pa, pha, ba, bha, ma.
6- Phụ âm (ṃ) m có dấu chấm ở bên dưới phát âm nơi lỗ mũi, khi phát âm 2 đầu môi ngậm lại. Phụ âm này thường theo sau 3 nguyên âm là: aṃ, iṃ, uṃ.
Những nguyên âm, phụ âm phát sinh 2 nơi:
– Nguyên âm “ê” phát âm nơi cổ và đóc họng.
– Nguyên âm “ô” phát âm nơi cổ và môi.
– Phụ âm “va” phát âm nơi răng và môi.
Cách đọc tiếng Pāḷi
Tiếng Pāḷi có một thứ tiếng mà mỗi chữ có nhiều mẫu tự. Cách phát âm ghép đọc theo mỗi mẫu tự: có danh từ nguyên âm đứng đầu mỗi chữ; có danh từ phụ âm đứng đầu mỗi chữ.
– Khi nguyên âm đứng đầu riêng biệt, không ghép với phụ âm sau.
Ví dụ: a-kata (á-ká-tá): không làm.
ā-kāsa (a-ka-xa): hư không…
– Khi nguyên âm đứng đầu ghép với phụ âm đứng sau.
Ví dụ: akka (ăc-cá): mặt trời.
icchā (íc-cha): mong muốn…
– Khi phụ âm đơn đứng đầu ghép với nguyên âm sau.
Ví dụ: ka kā ki kī ku kū ke ko
(cá) (ca) (cí) (ci) (cú) (cu) (cê) (cô)
Ví dụ: kaṭa (cá-tá): chiếc chiếu.
gata (gá-tá): đã đi…
– Khi phụ âm ghép với nguyên âm trước.
Ví dụ: gacchati (gắt-chá-tí): đi.
cakkhu (chắc-khú): mắt…
Cách phát âm một danh từ Pāḷi có hai cách: Phụ âm đơn ghép với nguyên âm:
Ví dụ: Karoti (cá-rô-tí): làm, hành động.
Kāyasucarita (ca-giá-xú-chá-rí-tá): thân hành thiện.
Hai phụ âm ghép vào nhau, thì nguyên âm của phụ âm trước bị xóa, còn lại phụ âm ấy ghép vào nguyên âm của phụ âm trước.
Ví dụ: ka + ka = kka trong danh từ cakka (chắc-cá) bánh xe…
Nếu trường hợp còn lại phụ âm ấy mà không có nguyên âm trước, thì phụ âm ấy ghép chung vào phụ âm sau.
Ví dụ: da + ra = dra trong danh từ Indrya (in-drí-giá) chủ, căn…
Hai phụ âm ghép vào nhau phải đúng theo quy tắc mới thành danh từ Pāḷi và có ý nghĩa.
Bảng ghép hai phụ âm Pāḷi
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
ka+ka=kka | Cakka | Chắc-cá | Bánh xe |
ka+kha=kkha | Dukkha | Đúc-khá | Khổ |
ka+ya=kya | Sakya | Xắc-kgiá | Dòng họ Sakya |
ka+ri=kri | Kriyā | Kri-giá | Hành động |
ka+la=kla | Kilesa | Klê-xá | Phiền não |
ka+va=kva | Kvattho? | Quắt-thô | Có lợi ích gì? |
kha+ya=khya | Ākhyāta | A-khgia-tá | Động từ |
kha+va=khva | Ahaṃkhvajja | Ahăng kh-wắt chá | Ngày hôm nay, tôi |
ga+ga=gga | Magga | Mắc-gá | Đạo, đường |
ga+gha=ggha | Aggha | Ắc-ghá | Giá cả |
ga+ya=gya | Ārogya | A-rô-ggiá | Sức khỏe |
ga+ra=gra | Graha | Grá-há | Chê trách |
ṅ+ka=ṅka | Paṅka | Panh-cá | Bùn lầy, dơ bẩn |
ṅ+kha=ṅkha | Saṅkhata | Xăn-khá-tá | Được cấu tạo |
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
ṅ+ga=ṅga | Saṅgaha | Xăn-gá-há | Gom góp |
ṅ+gha=ṅgha | Saṅgha | Xăn-ghá | Chư Tăng |
ca+ca=cca | Sacca | Xắt-chá | Sự thật, chân lý |
ca+cha=ccha | Gacchati | Gắt-chá-tí | Đi |
ja+ja=jja | Ajja | Ắt-chá | Hôm nay |
ja+jha=jjha | Upajjhāya | Ú-pắt-cha-giá | Thầy tế độ |
ña+ña=ñña | Pañña | Panh-nha | Trí tuệ |
ña+ca=ñca | Pañca | Panh-chá | Số 5 |
ña+cha=ñcha | Uñchati | Un-chá-ti | Đi kiếm ăn |
ña+ja=ñja | Añjalī | Ăn-cha-li | Chắp tay cung kính |
ña+jha=ñjha | Vañjhā | Văn-cha | Đàn bà vô sinh |
ña+ha=ñha | Pañhā | Panh-ha | Câu hỏi |
ṭa+ṭa=ṭṭa | Vaṭṭa | Voát-tá | Vòng, luân hồi |
ṭa+ṭha=ṭṭha | Vuṭṭha | Wút-thá | Mưa ướt |
ḍa+ḍa=ḍḍa | Āḍḍa | Ắt-đá | Sự phán xét |
ḍa+ḍha=ḍḍha | Vuḍḍha | Wút-thá | Già, trưởng lão |
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
ṇa+ṭa=ṇṭa | Kaṇṭaka | Căn-tá-cá | Cái gai nhọn |
ṇa+ṭha=ṇṭha | Gaṇṭhi | Găn-thí | Cái gút |
ṇa+ḍa=ṇḍa | Paṇḍita | Panh-đí-tá | Bậc thiện trí |
ṇa+ḍha=ṇḍha | Kaṇḍha | Căn-thá | Cổ |
ṇa+ṇa=ṇṇa | Vaṇṇa | Voanh-ná | Sắc đẹp, màu sắc |
ṇa+ha=ṇha | Gaṇhati | Găn-há-tí | Mang |
ta+ta=tta | Attā | Ắt-ta | Ta, ngã |
ta+tha=ttha | Attha | Ắt-tha | Sự lợi ích |
ta+va=tva | Katvā | Cắt-toa | Đã làm rồi |
ta+ya=tya | Cetyāni | Chê-tgia-ní | Các ngôi Bảo tháp |
ta+ra=tra | Atra | Át-trá | Tại đây |
da+da=dda | Upaddava | Ú-pắt-đá-voas | Tai nạn |
da+dha=ddha | Buddha | Bút-thá | Đức Phật |
da+ya=dya | Adya | Á-đgiá | Hôm nay |
da+ra=dra | Indriya | In-dri-giá | Chủ, căn |
da+va=dva | Dvāra | Dvoa-rá | Cửa, môn |
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
dha+ya=dhaya | Madhya | Ma-dhgiá | Ở giữa |
dha+va=dhva | Madhvāsapa | Ma-dhvoa-xá-pá | |
na+ta=nta | Anta | Ăn-tá | Cuối cùng |
na+tva=ntva | Gantvā | Găn-tvoa | Đã đi rồi |
na+tha=ntha | Santhara | Xăn-thá-rá | Tấm vải trải giường |
na+da=nda | Canda | Chăn-đá | Mặt trăng |
na+dra=ndra | Indriya | In-đri-giá | Chủ, căn |
na+dha=ndha | Andha | Ăn-thá | Mù quáng |
na+na=nna | Anna | Ăn-na | Vật thực, cơm |
na+ya=nya | Nyāsa | Ngià-xá | Cầm đồ, nợ |
na+ha=nha | Nhāru | Nha-rú | Gân |
pa+pa=ppa | Appa | Áp-pá | Ít |
pa+pha=ppha | Puppha | Pụp-phá | Bông hoa |
pa+ya=pya | Lipya | Li-pgiá | Viết chữ |
pa+la=pla | Pariplava | Pá-rí-plá-voa | Hiện rõ ra |
ba+ba=bba | Sabba | Xắp-bá | Tất cả |
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
ba+bha=bbha | Abbha | Ắp-bá | Hư không |
ba+ya=bya | Byāpada | Bgia-pá-đá | Lòng sân hận |
ba+ra=bra | Brahanta | Bra-han-tá | Rộng lớn |
ma+pa=mpa | Campā | Cham-pa | Xứ Cam pà |
ma+pha=mpha | Samphassa | Xăm-phặt-xá | Tiếp xúc |
ma+ba=mba | Ambaphala | Ăm-bá-phá-lá | Trái xoài |
ma+bha=mbha | Gambhīri | Găm-phi-rá | Sâu sắc |
ma+ma=mma | Dhamma | Thăm-má | Pháp |
ma+ya=mya | Myāyaṃ | Mgià-giăng | Cái này của tôi |
ma+ha=mha | Amhākaṃ | Ăm-ha-kăng | Của chúng ta |
ya+ya=yya | Seyya | Xê-giá | Cao thượng |
ya+va=yva | Yvāhaṃ | Giavoa-hăng | Tôi nào |
ya+ha=yha | Tuyha | Tuy-há | Anh, Ngài |
la+la=lla | Salla | Xan-lá | Mũi tên |
la+ya=lya | Kalyāṇa | Can-gia-ná | Tốt, đẹp |
va+ya=vya | Vyāpāda | Vgia-pa-đá | Sân hận |
Bảng ghép hai phụ âm Pāḷi
Phụ âm ghép | Ví dụ | Cách phát âm | Ý nghĩa |
va+ha=vha | Avhā | Á-vha | Tên |
sa+ta=sta | Uttasta | Út-tátch-ta | Sợ hãi |
sa+tra=stra | Bhastrā | Phátch-tra | Bao bằng da |
sa+na=sna | Sneha | Xnê-há | Keo sơn |
sa+ya=sya | Nisya | Nít-xya | Bộ sách dịch nghĩa |
sa+sa=ssa | Assa | Ắt-xá | Con ngựa |
sa+ma=sma | Tasmā | Tátch-ma | Tại sao? |
sa+va=sva | Svāhaṃ | Xvoa-hăng | Tôi này |
ha+ma=hma | Brahmaṇa | Brah-má-ná | Balamôn |
ha+va=hva | Bahvābādha | Bá-hvoa-ba-tha | Nhiều bệnh |
ḷa+ha=ḷha | Āsāḷhamāsa | A-xan-ha-ma-xa | Tháng 6 âm lịch |
Và vân vân… còn nhiều từ nữa.
Thật ra, tiếng Pāḷi phiên âm ra tiếng Việt vô cùng khó. Bởi vì tiếng Pāḷi có 6 nơi phát âm, có 6 nhân phát âm, phát âm giọng yếu, giọng mạnh, giọng ngắn, giọng dài… mà tiếng Việt thì lại không có, do đó khó có thể phiên âm cho chuẩn được. Muốn đọc, phát âm cho chuẩn cần phải học tập cách phát âm trực tiếp với thầy dạy tiếng Pāḷi.
Sau đây là một vài ví dụ cách tập đọc:
Đảnh lễ Đức Thế Tôn
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Cách đọc:
Namo: Ná-mô.
Tassa: Tắt-xá.
Bhagavato: Phá-gá-vá-tô.
Arahato: Á-rá-há-tô.
Sammāsambuddhassa: Xăm-ma-xăm-bút thắt-xa.
Phép quy y Tam Bảo
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đú-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tá-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.
Thọ trì ngũ giới:
Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí- gia-mí.
Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Á-đin-na-đa-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí- gia-mí.
Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Ca-mê-xú mít-cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí.
Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí- gia-mí.
Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Xú-ra mê-rá-giá mắt-chắp pá-ma-đát-tha-na vuê-rá-ma-ní xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí.
SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
– Vinayapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi.
– Suttantapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi.
– Abhidhammapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi.
– Abhidhammatthasaṅgaha của Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddha.
– Bộ Visuddhimagga và bộ Visuddhimaggamahāṭīkā
– Toàn bộ Mahābuddhavaṃsa của Ngài Đại-Trưởng-lão Vicittasārābhivaṃsa (Visiṭṭhatipiṭakadhara, Mahātipiṭakakovida, Dhammabhaṇdāgārika).
– Toàn bộ sách Ledi của Ngài Đại-Trưởng-lão Ledi Sayadaw.
– Toàn bộ sách giáo khoa “Saddhammajotika” của Ngài Đại-Trưởng-lão Saddhammajotika.