Người Trí Lựa Chọn Nơi Quy Y

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự đến vùng Kosala cùng với 500 chư tỳ-khưu-Tăng trú tại vườn xoài gần bờ sông Aciravatī phía Bắc làng Manasākaṭa, thuyết dạy bài kinh Tevijjasutta (1) được tóm lược như sau: 

Thời ấy, có nhóm bà-la-môn khá giả trí-thức nổi tiếng như Bà-la-môn Vaṅkī, Bà-la-môn Tārukkha, Bà-la-môn Pokkharasāti, Bà-la-môn Jāṇusoṇī, Bà-la-môn Todeyya và các Bà-la-môn trí-thức khác.

Khi ấy, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja cùng nhau đi dạo vừa bàn luận về vấn đề “maggāmagga: đạo và không phải đạo.”

*    Cậu Vāseṭṭha nói rằng: “Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Pokkharasāti chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực-hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.

*    Cậu Bhāradvāja nói rằng: “Chỉ có đạo mà Bà-la- môn Tārukkha chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực-hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.

Cậu Vāseṭṭha không thể thuyết phục cậu Bhāradvāja nghe theo mình và cậu Bhāradvāja cũng không thể thuyết phục cậu Vāseṭṭha nghe theo mình được.

Khi ấy, cậu Vāseṭṭha đề nghị với cậu Bhāradvāja rằng:

– Này Bhāradvāja! Đức Sa-môn Gotama xuất gia từ dòng Sakya đang ngự tại vườn xoài gần bờ sông Aciravatī phía Bắc làng Manasākaṭa, danh tiếng của Sa-môn Gotama vang khắp mọi nơi rằng:

“1- Arahaṃ: Đức A-ra-hán là Bậc cao thượng có thân, khẩu, ý hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của nhân-loại chư- thiên và phạm-thiên.

2- Sammāsambuddho: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác- pháp không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền- khiên-tật (vāsana), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh. Do đó, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.

3-   Vijjācaraṇasampanno: Đức Minh-Hạnh-Túc là Bậc có đầy đủ Tam-minh, Bát-minh và 15 Đức-hạnh cao thượng.

4-   Sugato: Đức Thiện-Ngôn là Bậc thuyết pháp chân- lý đem lại sự lợi ích thật sự cho chúng-sinh.

5-  Lokavidū: Đức Thông-Suốt Tam-Tổng-Pháp là Bậc thấy rõ, biết rõ tổng các loài chúng-sinh (sattaloka), tổng các cõi chúng-sinh (okāsaloka), tổng các pháp- hành (saṅkhāraloka).

6-  Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô-Thượng Giáo-Hóa chúng-sinh là Bậc giáo huấn chúng-sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân.

7- Satthā devamanussānaṃ: Đức Thiên-Nhân-Sư là Bậc Thầy của nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên, …

8-   Buddho: Đức-Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A- ra-hán đầu tiên trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, rồi Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức- Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết- bàn tùy theo năng lực các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.

9- Bhagavā: Đức-Thế-Tôn là Bậc có 6 ân-đức đặc biệt do thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh Ba-la- mật của Đức-Phật.”

Này Bhāradvāja! Chúng ta nên đi đến hầu Sa-môn Gotama, rồi bạch hỏi vấn đề này với Sa-môn Gotama. Ngài Sa-môn Gotama truyền dạy như thế nào thì chúng ta vâng lời theo như thế ấy.

Nghe cậu Vāseṭṭha đề nghị như vậy, cậu Bhāradvāja đồng ý ngay, 2 cậu cùng nhau đi đến hầu Đức-Thế-Tôn. Khi ấy, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja vấn an Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, rồi cậu Vāseṭṭha bạch Đức-Thế-Tôn rằng:

–   Kính bạch Sa-môn Gotama, hai con đi dạo, vừa bàn luận với nhau về vấn đề “maggāmagga: đạo và không phải đạo.

*    Con nói rằng:“ Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Pokkha- rasāti chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực-hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”

*   Còn Bhāradvāja nói rằng:“Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Tārukkha chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực-hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”

–    Kính bạch Sa-môn Gotama, hai con không nhất trí với nhau về vấn đề ‘đạo và không phải đạo’ này, nên đến hầu Ngài Sa-môn Gotama truyền dạy đúng đạo và không đúng đạo. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền hỏi rằng:

–  Này Vāseṭṭha! Con nói rằng: “ Đạo ấy dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên” có phải không?

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con nói đúng như vậy. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Tất cả Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda(1), có 1 vị Bà-la-môn nào đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của vị thầy của Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của vị thầy tiền bối kế tiếp nhau của Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Đạo-sĩ là vị thầy tiền bối xa xưa kia như vị đạo-sĩ Aṭṭhaka, Vāmaka, Vesāmitta, Yamataggī, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu, những vị này viết ra 3 bộ Veda, truyền tụng mà ngày nay nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda, rồi truyền tụng, truyền dạy 3 bộ Veda xa xưa ấy kế tiếp đến thế hệ sau.

Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy nói rằng: “Chúng tôi không thấy, không biết Đức Phạm-thiên ở cõi nào, nhưng chúng tôi truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên ấy rằng: “Đạo này là đúng người thực-hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”

–      Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào?

Như vậy, lời dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy không đem lại sự lợi ích, đúng vậy không?

–      Kính bạch Ngài Sa-môn Gotama, lời truyền dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy không đem lại sự lợi ích, đúng vậy. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy Đức Phạm-thiên, không biết Đức Phạm-thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực-hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.

Này Vāseṭṭha! Giống như một đàn người đui mù, nắm vai với nhau đi, người đi đầu không thấy, những người đi giữa cũng không thấy cho đến người cuối cũng không thấy. Cũng như lời truyền dạy của nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy là lời dạy không đem lại sự lợi ích gì cả, chỉ là lời rỗng không mà thôi.

–     Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, không có vị nào làm chứng. Dù vị thầy của nhóm Bà-la-môn cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, dù vị thầy của thầy kế tiếp của nhóm Bà-la-môn cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, dù các vị đạo-sĩ là vị thầy tiền bối xa xưa kia như vị đạo-sĩ Aṭṭhaka, Vāmaka, Vesāmitta, Yamataggī, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu, những vị này viết ra 3 bộ Veda, mà nay hiện-tại các nhóm Bà-la-môn thông thuộc truyền tụng, truyền dạy các Bà-la-môn, cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, các vị đều nói rằng:

“Chúng tôi không thấy, không biết Đức Phạm-thiên ngự cõi-giới nào, có tính chất thế nào, chúng tôi đều không biết.”

Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đều nói rằng: “Chúng tôi truyền dạy đạo mà người thực-hành theo đạo này sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên, mà chúng tôi không thấy, không biết.”

–    Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Lời dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda là vô giá trị, có đúng hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Lời dạy của nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda là vô giá trị, thật là đúng vậy. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy, không biết Đức Phạm- thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực- hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.

–    Này Vāseṭṭha! Ví như cậu con trai nói như vầy: Tôi rất thương yêu cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy.

Người ta hỏi cậu con trai rằng:

–     Này cậu con trai! Cậu có biết cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy hay không? Cô gái ấy thuộc dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bà-la-môn, hoặc Cô gái ấy là kỹ nữ?

Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:

–     Thưa quý vị! Tôi hoàn toàn không biết.

Người ta hỏi cậu con trai rằng:

–     Này cậu con trai! Cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy có tên là gì? Hiện ở nơi nào? Có hình dáng như thế nào?

Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:

–    Thưa quý vị! Tôi không biết tên cô gái ấy, cũng không biết cô ở nơi nào? cũng không biết hình dáng cô ấy ra sao nữa.

Người ta hỏi cậu con trai rằng:

–     Này cậu con trai! Cậu thương yêu cô gái xinh đẹp tuyệt trần mà cậu không từng thấy, không từng biết bao giờ đúng không?

Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:

–      Thưa quý vị! Đúng vậy.

–      Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Lời nói của cậu con trai ấy là vô giá trị, có đúng hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Lời nói của cậu con trai ấy là vô giá trị, thật là đúng vậy. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy Đức Phạm-thiên, không biết Đức Phạm-thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực-hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.

–      Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy đứng bên bờ sông bên này gọi bờ sông bên kia rằng: “Này bờ sông bên kia hãy qua bờ sông bên này!”

–       Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào?

Bờ sông Aciravatī bên kia có qua bờ sông bên này do tiếng gọi, do cầu khẩn van lơn, do sự mong muốn, hoặc do sự hài lòng của người ấy hay không?

–       Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể như vậy được. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, nhóm Bà-la-môn từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường thực-hành thế này:

“Chúng ta cầu khẩn Đức-vua-trời Sakka, các vị thần linh, Đức Phạm-thiên, v.v…”

Này Vāseṭṭha! nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường thực-hành như thế.

Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên do tiếng gọi, do cầu khẩn van lơn, do sự mong muốn, hoặc do sự hài lòng. Đó là điều không thể có được.

Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy trói hai tay lại đằng sau lưng bằng sợi dây rất bền đứng ở bờ sông bên này.

–      Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Người ấy qua bờ sông Aciravatī bên kia có được hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể nào được. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, 5 đối-tượng kāmaguṇa trong giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “sợi dây bền” gọi là “vật trói buộc chắc”.

Năm đối-tượng kāmaguṇa: trói-buộc đó là:

–  Đối-tượng sắc được nhìn thấy bằng mắt (nhãn-thức- tâm).

–   Đối-tượng thanh được nghe bằng tai (nhĩ-thức-tâm).

–   Đối-tượng hương được ngửi bằng mũi (tỷ-thức-tâm).

–   Đối-tượng vị được nếm bằng lưỡi (thiệt-thức-tâm).

–  Đối-tượng xúc được xúc giác bằng thân (thân-thức-tâm). Đó là 5 đối-tượng đáng ưa thích, đáng vừa lòng, đáng say mê trong  5 đối-tượng kāmaguṇa  ấy mà  giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “sợi dây bền, vật trói buộc chắc”. Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda say đắm trong 5 đối-tượng kāmaguṇa trói buộc ấy, nên không thấy tội lỗi, không có trí-tuệ nghĩ thoát ra khỏi 5 đối- tượng kāmaguṇa trói buộc ấy.

–     Này Vāseṭṭha! nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường say đắm hưởng dục lạc trong 5 đối-tượng kāmaguṇa đáng ưa thích, đáng vừa lòng, đáng say mê trong 5 đối-tượng kāmaguṇa trói buộc ấy. Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên. Đó là điều không thể có được.

Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy trùm đầu nằm ở bờ sông bên này.

–    Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Người ấy qua bờ sông Aciravatī bên kia có được hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể nào được. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, 5 pháp nivaraṇa trong giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “pháp ràng buộc, pháp chướng ngại”

Năm nivaraṇa: pháp chướng-ngại đó là:

–  Kāmacchanda nivaraṇa: Tham-dục là pháp chướng- ngại

–   Byāpāda nivaraṇa: Sân-hận là pháp chướng-ngại.

–  Thīnamiddha nivaraṇa: Buồn-chán, buồn ngủ là pháp chướng-ngại.

–  Uddhaccakukkucca nivaraṇa: Phóng-tâm, hối-hận là pháp chướng-ngại.

–   Vichikicchā nivaraṇa:Hoài-nghi là pháp chướng-ngại.

Đó là 5 pháp chướng-ngại cho mọi thiện-pháp, nhất là pháp-hành thiền-định mà giáo-pháp của bậc Thánh- nhân gọi là “pháp ràng buộc, pháp chướng ngại”.

–   Này Vāseṭṭha! nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda bị 5 pháp chướng-ngại này bao trùm, ràng buộc, trói chặt rồi. Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp- hành không trở thành phạm-thiên, thực-hành bị 5 pháp chướng-ngại này bao trùm, ràng buộc, trói chặt rồi.

Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên. Đó là điều không thể có được.

–   Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Con có từng nghe Bà-la-môn già lớn tuổi là bậc thầy, và bậc thầy của bậc thầy nói rằng:

–   Đức Phạm-thiên có tham-dục nơi đối-tượng người nữ hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Đức Phạm-thiên có oan-trái hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Đức Phạm-thiên có làm khổ chúng-sinh hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Đức Phạm-thiên có tâm ô-nhiễm hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–  Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục nơi đối tượng người nữ hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.

–   Có oan-trái hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.

–   Có làm khổ chúng-sinh hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.

–   Có tâm ô-nhiễm hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.

–  Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda giữ gìn tâm trong sạch được hay không?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Với những điều như vậy, nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tham-dục trong người nữ, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục trong người nữ với Đức Phạm-thiên không có tham-dục trong người nữ được hay không?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–  Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục trong người nữ sau khi chết, sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên không có tham- dục trong người nữ. Đó là điều không thể có được.

–   Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có oan-trái, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có oan-trái với Đức Phạm-thiên không có oan-trái được hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có làm khổ chúng-sinh, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có làm khổ chúng-sinh với Đức Phạm-thiên không làm khổ chúng-sinh được hay không?

–      Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tâm ô-nhiễm, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3  bộ Veda có tâm ô-nhiễm với Đức Phạm-thiên không có tâm ô-nhiễm được hay không?

–      Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tâm không trong sạch, nhưng Đức Phạm- thiên có tâm trong sạch. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tâm không trong sạch với Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

–     Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tâm không trong sạch sau khi chết, sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch. Đó là điều không thể có được.

–      Này Vāseṭṭha! Trong đời này, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy đang bị đắm chìm, bị sa lầy, đến tai hại mà tưởng dễ đạt đến nơi cao quý. Vì vậy, 3 bộ Veda này gọi là tevijjā iriṇa (3 bộ Veda như khu rừng lớn không có xóm nhà), tevijjā vivana (3 bộ Veda như khu rừng lớn không có nước).

Khi Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con nghe nói rằng: Đức Sa-môn Gotama biết đạo (con đường) để đến sống chung với Đức Phạm-thiên.

–     Này Vāseṭṭha! Như-lai biết các phạm-thiên và cõi phạm-thiên, pháp-hành để trở thành phạm-thiên, sẽ hoá- sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.

Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin kính thỉnh Đức- Thế-Tôn có đại bi tế độ thuyết dạy chúng con pháp-hành để trở thành phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên, và những người khác cũng trở thành phạm-thiên nữa.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

–     Này Vāseṭṭha! Nếu như vậy thì các con hãy lắng nghe, Như-lai sẽ thuyết đây.

–      Này Vāseṭṭha! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu là người có giới hạnh đầy đủ ….

Khi tỳ-khưu hành-giả dõi theo 5 pháp-chướng-ngại bị diệt được ở trong tâm, nên tâm hoan-hỷ phát sinh.

Khi có tâm hoan-hỷ, nên tâm hỷ lạc phát sinh. Khi có tâm hỷ lạc, nên thân an tịnh phát sinh. Khi có thân an-lạc, nên tâm an-lạc phát sinh.

Khi có tâm an-lạc, nên định-tâm vững vàng phát sinh.

*    Tỳ-khưu hành-giả thực-hành niệm rải tâm từ khắp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông-Nam, Tây- Bắc, Tây-Nam, Đông-Bắc, hướng Dưới, hướng Trên. Tâm từ rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng không có oan trái lẫn nhau, không làm khổ lẫn nhau.

Ví như người khoẻ mạnh thổi tù và, tiếng tù và lan toả rộng ra khắp mọi nơi như thế nào. Cũng như tỳ-khưu hành-giả niệm rải tâm từ khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng dẫn đến chứng đắc mettācetovimutti là chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

–   Này Vāseṭṭha! Đó là pháp-hành để trở thành phạm- thiên, sẽ hoá-sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.

–     Này Vāseṭṭha! Còn có pháp-hành khác nữa là:

*    Tỳ-khưu hành-giả thực-hành niệm rải tâm bi khắp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông-Nam, Tây- Bắc, Tây-Nam, Đông-Bắc, hướng Dưới, hướng Trên. Tâm bi rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.

*    Tỳ-khưu hành-giả thực-hành niệm rải tâm hỷ khắp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông-Nam, Tây- Bắc, Tây-Nam, Đông-Bắc, hướng Dưới, hướng Trên. Tâm hỷ rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.

*    Tỳ-khưu hành-giả thực-hành niệm rải tâm xả khắp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông-Nam, Tây- Bắc, Tây-Nam, Đông-Bắc, hướng Dưới, hướng Trên. Tâm xả rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.

Ví như người khoẻ mạnh thổi tù và, tiếng tù và lan toả rộng ra khắp mọi nơi như thế nào. Cũng như tỳ-khưu hành-giả niệm rải tâm xả khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng dẫn đến chứng đắc upekkhācetovimutti là chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

–   Này Vāseṭṭha! Đó là pháp-hành để trở thành phạm- thiên, sẽ hoá-sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.

–     Này Vāseṭṭha! Con nhận thức thế nào về điều này?

–   Tỳ-khưu hành-giả thường thực-hành như vậy có tham- dục nơi đối tượng người nữ hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–     Tỳ-khưu có oan-trái hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Tỳ-khưu có làm khổ chúng-sinh hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Tỳ-khưu có tâm ô-nhiễm hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.

–   Tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch được hay không?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–  Này Vāseṭṭha! Với những điều như vậy, tỳ-khưu không có tham-dục trong người nữ, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có tham-dục  trong người nữ với phạm-thiên không có tham-dục trong người nữ được hay không?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, tỳ-khưu ấy không có tham-dục trong người nữ sau khi chết, sẽ sống chung với phạm-thiên không có tham-dục trong người nữ. Đó là điều có thể được.

–     Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có oan-trái, phạm- thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có oan- trái với phạm-thiên không có oan-trái được hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–   Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có làm khổ chúng- sinh, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có làm khổ chúng-sinh với phạm-thiên không làm khổ chúng-sinh được hay không?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có tâm ô-nhiễm, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có tâm ô-nhiễm với phạm-thiên không có tâm ô-nhiễm được hay không?

–      Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu ấy giữ gìn tâm trong sạch, phạm-thiên cũng giữ gìn tâm trong sạch. Đem so sánh tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch với phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?

–      Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

–    Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch sau khi chết, sẽ sống chung với phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch. Đó là điều có thể được.

Khi Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja bạch rằng:

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời giáo huấn của Ngài thật rõ ràng quá!

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời giáo huấn của Ngài thật hay tuyệt vời quá! Ví như người lật ngửa vật bị úp xuống, mở ra vật bị đóng kín, chỉ đường cho người lạc đường, rọi đèn vào chỗ tăm tối để cho người có đôi mắt sáng được nhìn thấy mọi vật như thế nào, Đức-Thế-Tôn thuyết pháp, giảng dạy với nhiều cách cũng như thế ấy.

Hai chúng con thành kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, xin quy y nương nhờ nơi Đức-Pháp, xin quy y nương nhờ nơi chư tỳ-khưu Tăng.

Kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận hai con là người cận-sự-nam (upāsaka), đã quy-y Tam-bảo kể từ nay cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja sau khi đã trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) được 2-3 ngày sau, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja dẫn nhau đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Thế-Tôn cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu, sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, tỳ-khưu Vāseṭṭha và tỳ-khưu Bhāradvāja thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

(Tóm lược xong bài kinh Tevijjasutta)

 

Quả Báu Đặc Biệt Niệm Ân-Đức Tam-Bảo

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Tam- bảo, trong kiếp hiện-tại chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, hành-giả vẫn còn là hạng phàm-nhân sẽ hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai như sau:

–   Được phần đông chúng-sinh kính trọng.

–   Đại-thiện-tâm trong sạch thanh-tịnh.

–   Lúc lâm chung, sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.

–   Sau khi chết, do đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người cao quý hoặc chư-thiên cao quý.

–   Tái-sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng-sinh cao quý.

–   Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.

–   Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.

–   Thân có mùi thơm tỏa ra.

–   Miệng có mùi thơm tỏa ra.

–   Có trí-tuệ nhiều.

–   Có trí-tuệ sâu sắc.

–   Có trí-tuệ sắc bén.

–   Có trí-tuệ nhanh nhẹn.

–   Có trí-tuệ phi thường, …

–   Nói lời hay có lợi ích, …

Kiếp vị-lai có duyên lành gặp Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,…

Đó là những quả báu phát sinh do niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo.

* Tích Ngài Trưởng-lão Sugandhatthera

Trong bộ Therāpadāna, Ngài Trưởng-lão Sugandha (1) thuật lại tiền-kiếp của Ngài, được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, Bậc độc nhất vô nhị xuất hiện trên thế gian, là Bậc cao thượng nhất  trong tất cả chúng-sinh muôn loài trong các cõi tam- giới. Đức-Phật có đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, có hào quang sáng ngời tỏa ra từ kim thân, trong sáng huyền diệu như mặt trăng, ánh sáng hào quang cũng chói lọi như mặt trời, làm cho tất cả chúng-sinh muôn loài cùng cảnh vật mát mẻ như được tắm qua một trận mưa lớn, giúp cho tất cả chúng-sinh có duyên lành phát triển mọi thiện-pháp.

Đức-Phật có giới-đức hoàn toàn trong sạch thanh- tịnh làm nền tảng như mặt đất, có định-đức không hề lay chuyển như dãy núi Himavanta, có tuệ-đức sáng suốt, mênh mông như hư không, …

Đức-Phật là Bậc không còn dính mắc, không còn ràng buộc, như gió thổi.

Đức-Phật có tâm đại-bi rải khắp đến tất cả chúng- sinh muôn loài. Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn, tế độ những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ trong cõi người hoặc các cõi khác.

Vào thời-kỳ Đức-Phật Kassapa ấy, tôi là con trai của nhà phú hộ danh tiếng giàu sang phú quý, trong kinh- thành Bāraṇasī. Một hôm, đang đi dạo chơi trong rừng, tôi nhìn thấy Đức-Phật Kassapa đang thuyết pháp chỉ dạy chúng-sinh con đường bất tử Niết-bàn.

Đức-Phật là một Vị Thiên-nam cao thượng hơn tất cả chư-thiên, là một Bậc Phạm-thiên cao thượng hơn tất cả chư phạm-thiên. Giáo-pháp của Ngài hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng, phạm âm của Đức-Phật vô cùng thanh tao huyền diệu, khi lắng nghe làm cho tâm an tịnh lạ thường, làm vắng lặng mọi phiền-não.

Khi lắng nghe giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa, tôi liền phát sinh đức-tin trong sạch, quyết định từ bỏ nhà cửa, tài sản, kính xin Đức-Phật Kassapa cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Ngài.

Sau khi trở thành tỳ-khưu, tôi đã học nhiều hiểu rộng, là vị tỳ-khưu đa văn túc trí, là một Pháp-sư có tài đối đáp, lỗi lạc trong mọi trường hợp, tôi thường tán dương ân-đức Tam-bảo: ân-đức Phật-bảo, ân-đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo giữa các hàng thanh-văn.

Quả Báu Tán Dương Ân-Đức Tam-Bảo

Khi mãn kiếp tỳ-khưu, sau khi chết, đại-thiện-nghiệp tán dương ân-đức Tam-bảo cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trong cõi Đâu-suất-đà-thiên (Tusita), an hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Đến khi mãn kiếp thiên-nam, sau khi chết, cũng do đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người nam có những mùi thơm lạ thường:

–   Hơi thở có mùi thơm tỏa ra.

–   Miệng có mùi thơm tỏa ra.

–   Toàn thân đều có mùi thơm tỏa ra suốt ngày đêm, …

Những mùi thơm này, thơm ngát hơn cả mùi thơm của hoa sen, hoa lài, các loài hoa thơm khác, hơn tất cả mùi thơm của các loại trầm, … mùi thơm tho huyền diệu này chính là quả báu của sự tán dương ân-đức Phật-bảo, ân- đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo, ân-đức Tam-bảo cao thượng trong tiền-kiếp của tôi.

Nay, kiếp hiện-tại này, nhờ duyên lành, tôi đã đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Gotama, kính xin Ngài cho phép tôi được xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Ngài. Tôi cũng thường tán dương ân-đức Phật-bảo, ân- đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo cao thượng.

Những chúng-sinh lắng nghe tôi tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, làm cho họ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, thân tâm của họ được an-lạc.

Do năng-lực tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, tôi thực-hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Tam-bảo làm nền tảng, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, đã diệt tận mọi phiền- não trầm-luân, đã nhổ tận gốc vô-minh, tham-ái không còn dư sót nữa, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, không còn tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Tôi có duyên lành được xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, đó là điều tốt lành nhất. Tôi đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tam-minh, tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông, v.v…

Tôi đã hoàn thành xong phận sự của bậc tỳ-khưu, đã thực-hành đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama cao thượng(1).

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, thường tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, chắc chắn người ấy sẽ được những quả báu tốt lành. Ngược lại, nếu người nào chê trách, xúc phạm, nói xấu đến ngôi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo mà không biết sám hối tội lỗi của mình, thì người ấy sẽ có hậu quả không tốt trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai.

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app