PHẦN KẾT THÚC:

Đức vua Kākavaṇṇatissa, người cha của đại vương Duṭṭhagāmaṇi Abhaya trong thời hiện tại, sẽ là người cha của đức Thế Tôn Metteyya (trong thời vị lai). Vihāramahādevī sẽ là người mẹ. Duṭṭhagāmaṇi Abhaya sẽ là vị đệ nhất Thinh Văn. Người em trai sẽ là vị đệ nhị Thinh Văn. Hoàng hậu Anuḷā, người cô của đức vua, sẽ là chánh cung hoàng hậu. Hoàng tử Sālirāja, con trai của đức vua, sẽ là người con trai. Viên thủ khố Saṅghāmacca sẽ là vị nam thí chủ hàng đầu. Người con gái của viên quan đại thần ấy sẽ là vị nữ thí chủ hàng đầu.

Như thế, tất cả những người có lời phát nguyện đã được khẳng định và thành tựu nhân duyên, sau khi nghe Pháp của đức Thế Tôn ấy sẽ chấm dứt khổ đau và sẽ viên tịch Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót.

Và chỉ có bấy nhiêu.

Là người rành rẽ về Tam Tạng sống ở gian phòng tên Mahindasena với căn bản là y và bình bát.

Là người đã được thành tựu về niềm tin và giới đức, và hoan hỷ trong việc lợi ích cho tất cả chúng sanh; vì thế, được yêu cầu bởi các thiện nhân tôi đã khởi sự thực hiện tác phẩm này.

Giờ đây, việc ấy đã được dứt điểm. Tác phẩm Thūpavaṃsa (Sử Liệu về Bảo Tháp Xá-Lợi Phật) đã được hoàn thành, đầy đủ, không lẫn lộn, tốt đẹp về mọi phương diện, được các bậc trí thức khen ngợi.

Với phước báu đạt được trong khi tôi thực hiện việc phước thiện này, xin cho tất cả chúng sanh đều đạt đến sự an lạc.

Lịch sử của các ngôi bảo tháp cao quý đã đạt đến sự hoàn tất không bị chướng ngại như thế nào thì những ước nguyện có liên quan đến Chánh Pháp của chúng sanh hãy đạt đến sự thành tựu một cách mau chóng như thế ấy.

Sớ giải Līnatthadīpanī của Paṭisambhidāmagga đã được vị ấy thực hiện tốt đẹp do sự ước muốn đề cao Chánh Pháp.

Tương tợ như thế, các sự giảng giải ý nghĩa về tác phẩm Saccasaṅkhepa đã khéo được thực hiện tốt đẹp bằng ngôn ngữ Sinhala bởi vị ấy là bậc có trí tuệ ấy.

Các sự giảng giải ý nghĩa về Visuddhimaggasaṅkhepa nhằm đem lại lợi ích cho các thiền sinh đã được vị ấy thực hiện bằng ngôn ngữ Sinhala.

Vị ấy rành rẽ về Tam Tạng và có trách nhiệm ở thư khố của đức vua Parakkama là vị vua đứng đầu trong tất cả các vị vua.

Giáo Pháp đã được khéo thiết lập cho các tỳ khưu đệ tử của vị ấy. Tác phẩm này được viết ra với lời văn của trưởng lão Vācissara ấy.

Lịch Sử về Các Ngôi Bảo Tháp được chấm dứt.

-ooOoo-

[87] Ratana: đơn vị đo chiều dài, vào khoảng 25 cm (1 ratana = 12 aṅgula – ngón tay).

[88] So sánh với câu kệ 44-45, chương 29, Sđd.

[89] Dr. B.C. Law ghi ở cước chú là trán, hông, cùi chỏ, đầu gối, và hai bàn chân (tr. 73).

[90] Theo ngài Mahāsamaṇa Chao giải thích ở Vinayamukha thì 1 nāli = 2 pattha, và pattha là lượng chứa do hai tay bụm lại.

[91] Sđd., chương 30, các câu kệ 43.

[92] Kinh Trường Bộ II, bài kinh số 7.

[93] Kinh Trung Bộ II, Phẩm Tỳ Khưu, bài kinh số 2; Kinh Trung Bộ III, Phẩm Sáu Xứ, bài kinh số 5.

[94] Suttanipāta – Kinh Tập, Cūḷavagga, bài kinh số 4.

[95] Kinh Tập, Phẩm 5.

[96] Kinh Trung Bộ I, Opammavagga -Phẩm Ví Dụ, bài kinh số 4.

[97] Kinh Trung Bộ I, Sīhanādavagga -Phẩm Sư Tử Hống, bài kinh số 1 & 2.

[98] Kinh Trường Bộ II, bài kinh số 8.

[99] Sđd., chương 30, hai câu kệ 98-99.

[100] So sánh với hai câu kệ 53-54, chương 31, Sđd.

[101] Sđd., chương 31, hai câu kệ 55-56.

[102] Sđd., chương 31, câu kệ 60.

[103] Sđd., chương 31, các câu kệ 63-65.

[104] So sánh với hai câu kệ 53-54, chương 31, Sđd.

[105] Sđd., chương 31, các câu kệ 70-71.

[106] Sđd., chương 31, câu kệ 73.

[107] Sđd., chương 31, câu kệ 74.

[108] Sđd., chương 31, câu kệ 78-84.

[109] Sđd., chương 31, câu kệ 106-107.

[110] Sđd., chương 31, câu kệ 109-110.

[111] So sánh với câu kệ 100, chương 30, Sđd.

[112] So sánh với câu kệ 18, chương 32, Sđd.

[113] Kinh Bộ Tương Ưng, Thiên Có Kệ, Tương Ưng Kosala, Phẩm 3.

[114] Câu kệ này và hai câu kế trích ở Sđd., chương 32, câu kệ 21-23.

[115] So sánh với các câu kệ 26-32, chương 32, Sđd.

[116] Suttanipāta – Kinh Tập, Cūḷavagga, bài kinh số 4.

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app