Nội Dung Chính
NHỮNG ÐIỀU HỌC NGOÀI GIỚI BỔN
1. Trọng tội (thullaccaya).
Thullaccaya dịch là trọng tội hay là tội xấu, nghĩa là: tội trọng hay tội xấu hơn các tội khác (ngoài tội bất cộng trụ và tăng tàn).
Giải về trọng tội có hai điều:
1) Tỳ khưu không bỏ.
2) Không nên chia tài sản trọng của tăng, nếu bỏ hoặc chia, phạm trọng tội, vì Phật có cấm rằng: tài sản trọng có 5 phần:
– Phần thứ nhất: 1) ārāmo: vườn, trái cây, bông cây; 2) arāmāvatthu: đất vườn.
– Phần thứ nhì: 3) vihāro: thất, nhà; 4) vihāravatthu: đất chùa, thất.
– Phần thứ ba: 5) mañco: vườn; 6) pithaṃ: bàn nhỏ thấp dài; 7) bhisī: nệm; 8) bimbohanaṃ: gối.
– Phần thứ tư[61]: 9) lohakimbhī: nồi; 10) lohabhānakaṃ: cân; 11) lohavārako: thùng lớn; 12)lohakajāhaṃ: chậu; 13) vāsī: dao nhỏ; 14) pharasu: búa; 15) kuthārī: rìu; 16) kuddāro: xuổng; 17) nikhādanaṃ: vá;
– Phần thứ năm: 18) vali: dây; 19) velu: tre (dài 8 ngón tay ngón tay trở lên); 20) muñjaṃ: cỏ óng; 21) pabbajjaṃ: cỏ năn nỉ; 22) tinaṃ: các thứ cỏ để che lợp (từ 1 bó trở lên); 23) mattika: đất sét; 24) dārubhandaṃ: vật dụng làm bằng cây; 25) mattikābhandaṃ: vật dụng làm bằng đất.
Tất cả 25 món ấy, món nào thí chủ đã dâng đến Giáo hội, hoặc phát sanh trong Giáo hội đều gọi là tài sản trọng của “Tăng-dà” (garubhaṇḍa) nghĩa là: Tăng-dà hoặc nhóm (2,3 tỳ khưu) hoặc 1 tỳ khưu nên không bỏ, không nên chia, dầu bỏ dầu chia cũng không gọi là bỏ, là chia của ấy cũng còn là của Tăng-dà như cũ. Tỳ khưu nào, vì chấp mình làm lớn, bỏ hoặc chia của Tăng-dà như thế phạm trọng tội (thullaccaya). Nếu cố ý bỏ, hoặc chia, cho luật sư trừng phạt theo giá của vật. Nếu làm sanh sự lợi ích đến Tăng-dà, đem đổi vật bền chắc, theo phép, hoặc vật cao giá hơn, hoặc dùng vật thấp hèn đổi lấy gạo để ăn, hoặc để tu bổ chùa, thất… trong cơn đói cũng nên.
Tất cả tài sản trọng của Tăng-dà một món nào chẳng hạn, tỳ khưu lấy dùng riêng cho mình, nên kiếm vật khác bằng giá, hoặc cao giá hơn đem thế lại mới nên; nồi bát tách bình trà, ô … bằng kim loại; đũa, thuốc nhỏ mắt… ống khoá, chìa khoá vật bằng kim loại; hoặc bằng cây đang làm, nên chia được, dây, và tre… đem làm việc cho Tăng-dà, hoặc cho tháp thờ, rồi còn dư, đem dùng làm việc cho tỳ khưu cũng nên. Ðây chỉ giải vắn tắt, nếu muốn học cho rộng, tìm thêm trong phẩm Catutthasāmantapāsādikā.
Lại nữa không nên cho ai mổ trong chỗ kín, hoặc mổ gần chỗ kín cách chừng lối 2 ngón, nếu thoa thuốc không cấm. Ðiều học này phạm vì cố ý (sacittaka).
Không nên ăn thịt người, không nói đến thịt người, dầu là xương, máu, da, lông cũng không nên. Ðiều học này phạm vì vô ý (acittaka).
Không nên lõa thể, không nên mặc y làm bằng lá tranh, bằng vỏ cây, bằng tóc người, bằng lông đuôi của thú, bằng lông cánh chim, da cọp, y làm bằng vỏ gai. Không nên đụng chạm nhằm chỗ kín thú cái. Không gấp làm lễ Phát lồ (Uposatha) hoặc Tự tứ (Pavāraṇā) vì cố ý cho tỳ khưu khác không làm được. Tỳ khưu nào phạm các điều trên đây gọi là phạm trọng tội (thullaccaya).
Tỳ khưu không nên mặc y phục như kẻ thế. Không nên mặc y màu xanh, vàng nhợt. Không nên mặc y may đường chỉ xuôi (không có cắt may đường ngang, nghĩa là không có “điều”). Không nên mặc y có bông hoa và thêu thùa. Không nên chỉ mặc y nội và y vai trái mà đi, vào xóm, trừ ra có duyên cớ mới được phép để y 2 lớp lại (y tăng dà lê). Không nên mang dép đi vào xóm nếu không có bịnh. Không nên mang dép 2 lớp, dép rơm, guốc, giày hàm ếch, giày thêu, giày có nhiều màu[62], da cọp, da beo, da voi, da cá nược. Không nên thoa phấn sức dầu, soi hình trong kiếng và trong nước, nếu vô bịnh. Không nên đeo vòng cà rá. Không nên cho ai hớt tóc, hớt râu, nhổ tóc bạc.
Không nên xem nhan sắc phụ nữ.
Không nên lấy cây mà kỳ mình trong khi tắm. Không nên đâu lưng nhau mà kỳ trong khi tắm.
Không nên máng bát lên nhánh cây. Không nên chứa đốn ăn còn dư trong bát. Không nên lấy bát còn ướt đem cất.
Không nên ngồi chung nghế hoặc chung chiếu cùng phụ nữ, hoặc bán nam bán nữ, hoặc kẻ thấy trai biến ra gái, thấy gái biến ra trai (có cả 2 bộ sanh trược khí). Không nên ngồi chung giường, chung ghế cùng tỳ khưu tu lâu hơn 3 hạ. Không nên nằm ngồi chỗ cao và rộng, chỗ có lót nệm gòn, nệm bông và tọa cụ bằng lông cừu tốt. Không nên dùng gối lớn dài quá nửa mình. Không nên ngồi chỗ có trải lót trước, nếu chưa xem xét. Không nên nằm chỗ có treo bông hoa. Không nên ngồi chỗ của vị tỳ khưu lâu năm, thường hay ngồi.
Không nên lạy 10 hạng người (tỳ khưu tu sau mình; sa di và kẻ thế; tỳ khưu tu lâu năm hơm mà hành sái theo kinh luật; phụ nữ; bán nam bán nữ; tỳ khưu phạm phép tăng tàn; tỳ khưu đáng cho giáo hội phạt lại như trước vì đang khi bị phạt mà lại phạm thêm phép tăng tàn; tỳ khưu đang sửa mình để cho giáo hội giao thiệp lại như trước; tỳ khưu đang bị hành phạt sửa lỗi để cho giáo hội giao thiệp lại; tỳ khưu đã bị hành phạt rồi mà giáo hội đang chứng cho nhập vô giáo hội lại).
Không nên lấy đồ lót trải ngủ của tỳ khưu nào đem dùng nơi khác. Không nên bảo tỳ khưu nào đứng dậy trong khi vị ấy đang ăn. Không nên đuổi tỳ khưu nào có bịnh đi ra khỏi chỗ ở mà phải nên săn sóc. Không nên cấm vị khác ngủ đậu, nếu vị ấy có bịnh chút ít.
Không nên thọ lãnh thịt và cá tươi. Không ăn thịt mà mình biết hoặc nghe hoặc thấy họ giết để cho mình ăn (nếu có 1 trong 5 hạng người xuất gia thấy giết thì không nên ăn).
Không nên học hoặc dạy kẻ khác những việc ngoại đạo. Không nên nói đạo trong chỗ đông người, nếu có mặt vị tỳ khưu trưởng lão mà ngài chưa thỉnh nói. Không nên tụng kinh kéo dài như giọng hát. Không nên không cho mượn vải lọc nước (nếu có vị khác muốn mượn).
Không nên làm cho tài vật của thí chủ bố thí ít phước (vì sự tà mạng). Không nên đem đồ khuất thực cho kẻ thế ăn trước mình (trừ ra cho cha, mẹ vua, kẻ cướp, người sắp vào tu). Không nên làm thầy thuốc. Không nên làm kẻ đi thơ. Không nên bợ đở kẻ thế mong được lợi. Không nên trồng kiểng. Không nên đánh đờn, thổi kèn, đánh cờ. Không nên lấy đá cục, đá sỏi thảy mà chơi. Không nên vô cớ mà leo cây. Không nên đốt rừng.
Không nên dùng bát làm bằng cây, thau, đồng, nhất là bát có màu xanh và đen sậm.
Không nên lấy cây dài quá 8 ngón tay, hoặc cụt hơn 4 ngón tay mà chà răng.
Không nên rù quến người xuất gia làm điều vô đạo.
Không nên nhuộm y bằng nước nghệ, nước cây dan, nước cây vàng lồ.
Không nên động đến hình tượng phụ nữ, đồ nữ trang, 7 thứ lúa, 10 thứ ngọc thạch, đờn, kèn, trống, trái còn trên cây và khí giới, nhất là đao, gươm, súng. Không nên cầm lấy những vật đựng đồ mà thí chủ chưa dâng cúng.
Tỳ khưu đi xa mới đến, phải lột giày, sập dù, và không nên ngồi gần trưởng thượng. Không nên cấm vị mới tu ngồi phải chỗ. Không nên làm cho nước văng đầy y các vị ngồi gần. Không nên ra vô lật đật, khi đi khất thực. Không nên đứng xa hoặc gần người dâng cơm lắm. Không nên lật đật thọ lãnh vật thực. Không nên dòm, ngó mặt người thí chủ. Không nên quét, giũ, đập đồ chỗ có người hoặc gần các vị khác, hoặc gần nước uống hay phía trên gió. Không nên dạy ai học, hoặc tụng kinh, thuyết pháp mà chưa bạch cùng vị trưởng thượng trong lúc ở chung. Không nên nhúm lữa, hoặc tắt lửa, đóng hoặc mở cửa sổ mà không bạch cùng vị trưởng lão, trừ ra ngài có cho phép trước. Không nên đi đụng nhằm, hoặc phất y trúng nhằm vị trưởng lão.
Không nên đi vào nhà xí mà còn chấp tôn ti thượng hạ. Không nên đi vào nhà xí lật đật nếu cửa đóng thì phải gõ cửa. Không nên cởi y ở ngoài nhà xí. Không nên đại tiện, rặn nghe lớn tiếng. Không nên đại tiện hoặc tiểu tiện phía ngoài lỗ xí. Không nên nên khạc nhổ, hỉ mũi ngoài lỗ xí. Không nên dùng cây có gai, cây mụt mà chùi. Không nên rửa nghe lớn tiếng. Không nên để nước dư trong lon, nếu nhà xí dơ quét rửa cho sạch. Không nên đi ra nhà xí lật đật. Không nên chưa mặc y mà ra khỏi nhà xí.
Không nên đi xem hát đờn kèn. Không nên mặc y nội, thiếu dây lưng mà đi vào xóm. Không nên mở cửa mà tay còn cầm bát. Không nên ngủ chung cùng nhau trên chỗ có trải lót.
Không nên ăn tỏi, không có món chi trộn chung.
Không nên đi trên chỗ ngồi, chỗ nằm, nhất là: đi trên giường ghế và chỗ đẹp hoặc có sơn phết, nếu chân chưa rửa hoặc còn ướt, hoặc còn mang giày. Không nên dựa vách nhà có tô vôi hoặc sơn phết và nhổ nước miếng nơi ấy. Không nên trải ngọa cụ trước khi nằm trên chỗ ngủ sạch sẽ của Giáo hội.
Không nên để tóc dài quá 2 ngón tay, hoặc lâu hơn 2 tháng mới cạo. Không nên để râu, lông mũi, móng tay, móng chân dài quá. Không nên đánh bóng móng tay và móng chân.
Không nên ăn vật chi nếu chưa quán tưởng. Không nên ăn thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt beo, thịt gấu, thịt chó rừng, thịt cọp.
Các tỳ khưu nào đã phạm nhằm những phép đã kể trên, gọi là phạm tác ác (dukkaṭa).
Tỳ khưu không nên mắng chửi làm cho người hổ thẹn.
Không nên chơi với vị khác, hoặc trong bọn hay nói xiên xéo rằng “Mày là vua, ngươi là Bà-la-môn, cháu là thú, anh là bậc thông minh, ngươi là kẻ trộm cướp”. Kêu danh hiệu giễu chơi như cách ấy, phạm tội ác khẩu (dubbhāsita) (mỗi tiếng mỗi tội).
Sau khi Phật diệt độ 100 năm, 700 vị đại A-la-hán cu hội lần thứ nhì, có đại đức Sabbakāmithero làm tọa chủ để giải quyết 10 lầm lạc sau này:
1) Muối để trong ống bằng sừng được phép ăn (kappati siṅgilonakappo).
Luật dạy rằng: Trong các món được phép ăn buổi sáng, nếu tỳ khưu thọ lãnh rồi để dành qua ngày khác đem ra ăn lại, phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói “muối để dành trong ống làm bằng sừng, nếu qua ngày khác đem ra ăn với đồ lạt cũng được không phạm.
2) Xế bóng 2 ngón tay còn ăn được (kappatidvangulakappo).
Luật dạy rằng: Trong các món buổi mai, nếu xế bóng mà tỳ khưu đem ra ăn, phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói “Nếu chính xế qua 2 ngón tay cũng còn ăn được không phạm”.
3) Ði vào xóm còn ăn được (kappatigāmantarakappo).
Luật dạy rằng: Nếu tỳ khưu ăn rồi, đi khỏi nơi ấy mà còn ăn nữa, phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói “Ta đi vào trong xóm, ăn nữa cũng được, không phạm”.
4) Ở chung chỗ làm phép “sám hối” riêng cũng được (kappati āsāsakappo).
Luật dạy rằng: Chỗ ở thuộc về Giáo hội, tỳ khưu không nên làm phép sám hối[63] riêng, nếu làm thì phạm tác ác. Phép sám hối ấy cũng không kết quả chi.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói “Làm như thế cũng được, không phạm”.
5) Làm phép sám hối theo ý mình cũng được (kappati anumatikappo).
Luật dạy rằng: Tỳ khưu làm phép sám hối phải hiệp nhau nơi chỗ của Giáo hội hành đạo vào ngồi đâu mặt nhau, nếu có vị nào đau phải cho hay rồi mới nên hành. Bằng chẳng tuân theo đây gọi là hành theo phe đảng, phạm tác ác.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: không cần phải hiệp chung nhau như thế. Ai đến trước sám hối lần lần cũng được, không phạm.
6) Làm theo thói quen cũng được (kappati āciṇṇakappo).
Kinh luật đã dạy phân minh chỉ cho biết: sao là trật, sao là trúng. Những việc hành động theo ý riêng ông thầy của mình, nếu đúng theo kinh luật thì nên hành theo, bằng không đúng trò chẳng nên nghe.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: trò làm theo thói quen của ông thầy cũng được, không phạm.
7) Sữa tươi để chua thiệt chua dùng cũng được (kappati amathitakappo).
Sữa tươi để lâu 1 lát chẳng còn chất sữa như hồi mới nặn ra, nhưng chưa đến nổi chua.
Luật dạy rằng: Tỳ khưu ngăn thực rồi, đi khỏi nơi ấy mà còn dùng sữa như vậy phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: dùng được, không phạm.
8) Rượu mới, chưa thiệt mạnh uống cũng được (kappati jalogimpātuṃ).
Luật dạy rằng: rượu mới bỏ men vào, chua thành rượu thiệt, nếu tỳ khưu uống thì phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: rượu ấy tỳ khưu uống cũng được, không phạm.
9) Tọa cụ không có bìa dùng cũng được (kappati adasakaṃ nisīdana).
Luật dạy rằng: Tỳ khưu làm tọa cụ, phải làm cho có bìa, bằng không, phạm ưng đối trị.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: kKhông cần làm cho có bìa dùng cũng được, không phạm.
10) Cảm xúc vàng bạc cũng được (kappati jātarūparajataṃ).
Luật dạy rằng: Tỳ khưu không nên thọ lãnh hoặc cảm xúc đến vàng bạc, nếu thọ lãnh, hoặc cảm xúc, thì phạm ưng đối trị. Luật cho phép, tỳ khưu cảm xúc đến 4 món vật dụng: áo ca sa, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bịnh, nhưng cấm cảm xúc đến vàng bạc.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka lại nói: tỳ khưu thọ lãnh hoặc cảm xúc đến vàng bạc cũng không phạm.
Các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka khởi nói 10 điều lầm lạc này giờ nào làm cho Phật pháp suy đồi giờ nấy, làm cho xúc động đến tất cả chư vị A-la-hán. Các ngài hội hiệp lại để chỉnh đốn Phật pháp và quyết rằng 10 điều của các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka nói trên là tà đạo, trái hẳn với Phật pháp đã có điểm giải phân minh từ lúc ấy rồi.
Những người xuất gia tu Phật, chẳng nên hành theo của các tỳ khưu xứ Vajjiputtaka đã nói trên.
5. 14 Pháp hành (vatta)
1) Những việc của tỳ khưu xa mới đến phải hành (āgantukavatta).
Tỳ khưu ở nơi khác mới đến, muốn vào chùa phải làm như sau đây:
Nếu có mang giày phải cởi ra và xách đi. Nếu che dù thì sập xuống. Nếu đội khăn thì lấy xuống và cởi y trùm mình ra (mặc vừa vai mặt) rồi mới đi chầm chậm vào, thấy các tỳ khưu nhóm ở nơi nào phải đi ngay vào nơi ấy, để bát xuống và ngồi chỗ mình nên ngồi, hỏi thăm nước uống, nước tắm. Nếu cần dùng nước uống, nước rửa thì được phép dùng. Phải rửa chơn, một tay xối, một tay rửa: hỏi giẻ chùi châm mà chùi, lấy giẻ khô chùi trước giẻ ước chùi sau, rồi đem đi phơi. Nếu thầy tu lâu năm hơn thì mình phải lạy trước, bằng mình cao hạ hơn thì vị kia phải làm lễ mình trước. Hỏi thăm chỗ ở, chỗ đi khuất thực cho gần hay xa, đi sớm hay là đi trưa, chỗ nào không nên đi (là nhà không tin Phật pháp và quen cho có 1 vá cơm hoặc một hoặc 1, 2 vị xin). Hỏi cho biết có vị nào đắc thánh, mà còn ở thế đã có Giáo hội nhận. Hỏi thăm nhà xí. Hỏi thăm chỗ mà Giáo hội đã dạy phải vào phải ra, cho biết giờ vô, ra đặng ngừa thú dữ người ác. Nếu thất cất trệt bỏ trống, thì phải gõ cửa chờ 1 chặp đã, rồi xô cửa xem xét khắp nơi, rồi mới nên bước vào, e có sự hại. Nếu thất ấy có rác, bụi tên giường, quét được thì phải quét. Nếu không làm theo đây thì phạm tác ác.
2) Những việc tỳ khưu ở chùa phải hành (āvāsikavatta).
Tỳ khưu ở chùa phải lo cho có nước uống, nước tắm, ván lót, giẻ chùi chân sẵn để cho các vị ở phương xa đến dùng. Nếu tỳ khưu ở xa mới đến, tu lâu năm hơn mình, mình phải đi rước y bát, lót chỗ ngồi và chỉ chỗ vừa cho người nghỉ, mình phải lạy trước. Nếu vị ở xa tu ít hạ hơn, thì bảo vị ấy để đồ xuống theo chỗ, vị ấy phải làm lễ mình trước. Mình phải chỉ chỗ nào nên đi, chỗ nào là nhà của các vị đã đắc thánh quả mà Giáo hội đã nhận, chỉ nhà xí và nơi nhà Giáo hội đã dạy đi vô ra có giờ định. Nếu vị ở xa cao hạ hơn dầu mình có bận việc: may y hay đang làm việc gì khác phải dẹp lại đó, dầu đang khi quét hoặc rửa tháp cũng vậy. Nếu vị ở xa biết điều, nên để cho mình làm việc càng tốt. Đang khi làm thuốc cho tỳ khưu bịnh nếu bịnh ấy vừa vừa thì để đó mà đi tiếp rước. Nếu bịnh nặng thì cho thuốc trước đã. Nếu vị ở xa biết điều, nên để cho mình cho thuốc. Nếu dâng nước 1 lần, vị ở xa uống hết phải đem thêm. Nếu quạt nên quạt dưới chân 1 lần. Nếu vị ở xa dạy thôi quạt thì quạt trở xuống, nếu đến 3 lần thì để quạt xuống.
Nhữnng lời trên đây là dạy phận mình phải ở với vị cao hạ hơn. Nếu tu ít năm hơn, nên chỉ nước uống, nước tắm, chỗ ở, bấy nhiêu cũng được.
3) Những việc của tỳ khưu ra đi đáng phải hành (gamikavatta).
Tỳ khưu có việc đi xa khỏi chùa, phải dẹp cất đồ trong thất của mình, dẹp giường, ghế của Giáo hội và đóng cửa thất, giao thất cho tỳ khưu hoặc sa di, hoặc người chức việc trong chùa, hay thí chủ nào cũng được. Nếu không có ai thì lấy 4 cục đá làm dấu, để kê chân giường, chồng ghế lên, chiếu, gối, chồng lên ghế, cây ván chất lại cho có chỗ, đóng cửa sổ hết rồi mới nên đi. Nếu thất ấy dột thì lợp dặm lại, nếu dặm không được, phải lấy đồ (chiếu, gối, mền, giường) để lên trên 4 cục đá xa vách, chỗ không dột. Nếu thất dột gần hết phải đem các món ấy gởi trong xóm. Nếu không cần đem gởi phải kê giường lên trên 4 cục đá để chính giữa thất, gối, chiếu, đệm để lên trên như trước và lấy cỏ, lá cây đậy lên, rồi mới nên ra đi. Đây là nói thất lợp bằng lá.
4) Những việc của tỳ khưu ở trong nhà ăn phải hành (anumodanavatta).
Đức Phật cho phép tỳ khưu đọc kinh trong nhà ăn. Vị trưởng lão đọc kinh trước, các vị ngồi kế chờ đọc tiếp, rồi đến mấy vị sau đọc tiếp nữa, hoặc vị cả dạy vị nhỏ đọc cũng được, mấy vị ngồi kế đó chờ. Vị cả cùng mấy vị khác đi ra trước cũng được (không cần phải ngồi chờ). Nếu vị cả bảo, thôi chúng ta đi, ngài ở lại, vị nhỏ lại bạch: dạ ngài đi đi. Nếu vị nhỏ không trả lời các vị lớn tính ra chờ bên ngoài cũng được. Ra ngoài rồi nên bảo các trò mình, chờ vị kia đọc kinh rồi đã, nói như vậy càng tốt. Nếu thí chủ mời 1 vị nào đọc kinh theo ý họ, vị ấy đọc cũng vô lỗi. Nếu thí chủ thỉnh thuyết pháp thì nên bạch cho vị cả hay trước. Một nữa, các vị ngồi chờ ấy, muốn đi đại tiện hay tiểu tiện phải từ giã vị ngồi gần mình, rồi mới nên đi.
5) Những việc của tỳ khưu chịu mời ăn phải hành (bhattaggavatta):
Nếu có thí chủ mời trai tăng, tỳ khưu mặc y cho đúng phép, mang bát theo, đi thong thả, không nên đi trước vị lớn. Phải mặc y cho kín mình, giữ theo 75 điều ưng học pháp, đi đứng cho tề chỉnh, ngồi cho nghiêm trang, không nên ngồi khoanh tay, (không nên ngồi gần đụng vị cả, chỗ ngồi ngang nhau). Nếu chỗ ngồi rộng rãi, phải ngồi chừa cách 1, 2 chỗ ngồi xa hơn vị cả. Nếu chiếu chật hẹp, không dám ngồi gần, vị cả nên cho phép ngồi. Nếu vị cả không nói, nên bạch rằng: chỗ ngồi đây trọng lắm. Nếu đã nói như vậy mà vị cả không trả lời, sẽ ngồi không lỗi, chỉ một mình vị cả lỗi thôi. Nếu vị nhỏ không bạch mà vẫn ngồi là phạm phép. Không nên ngồi trên y 2 lớp.
Nếu thí chủ dâng nước rửa bát, phải 2 tay bợ mà thọ lãnh nước theo phép (nếu tay không dính cơm). Phải rửa bát cho tử tế không nên động khua nghe tiếng. Nếu có ống nhổ thì đổ vào đó cho êm ái bằng không thì đổ xuống đất cho dè dặt, sợ e văng nước trúng nhằm vị khác. Không nên thọ lãnh cơm đầy bát, để dành chỗ đựng đồ ăn. Vị cả phải dạy thí chủ nên đem cơm chia ra cho đủ. Nếu đổ ăn vừa đủ 1, 2 vị thì nên làm thinh. Khuất thực chỉ phải nhìn xem trong bát (lãnh 2 phần đồ ăn, 2 phần cơm). Nếu thí chủ chia vật thực chưa đủ cho các vị, vị cả chưa nên ăn. Ðây nói về nhà ăn chật hẹp. Nếu nhà ăn rộng rãi vừa cho các vị ngồi ăn, các tỳ khưu ngồi 1 bên, thí chủ ngồi 1 bên, phải ăn thong thả, theo 75 điều ưng học pháp. Nếu tay dơ, không nên cầm chém nước mà uống. Nếu các tỳ khưu ăn chưa xong, vị cả không nên lãnh nước rửa bát, đến khi đi ra (khỏi nhà ăn) vị nhỏ phải ra trước (vị lớn ra sau) bởi nhà ăn chật hẹp. Khi ra khỏi rồi, phải đứng chờ vị cả, phải theo phép (lớn trước, nhỏ sau). Không nên đi gần nhau lắm, đi chừa cách khoảng vừa cho 1 người qua lọt. Không nên vừa đi vừa chơi. Phải giữ theo 75 điều ưng học pháp cho đến khi về tới chùa.
6) Những việc của tỳ khưu đi khuất thực phải hành (piṇḍacārikavatta).
Tỳ khưu lúc ra đi khuất thực phải mặc y cho đúng theo phép như đã nói trên, lấy bát mang vào xóm, đi chậm rải, trùm mình cho kín, giữ theo 75 điều ưng học pháp, đi ngay hàng. Khi đến xóm phải nghĩ rằng: “Mình đi vào phía này, ra phía này”.
Không nên đi vô, ra lật đật, không nên đứng xa hoặc gần thí chủ lắm. Không nên quay mình lật đật, xem chủ nhà thọ thí cơm hay không. Nếu họ thôi làm việc và đứng dậy, bưng thau cơm, hoặc mời thì hiểu rằng họ chịu dâng, nên đứng chờ. Nếu họ để cơm thì phải dùng tay trái đỡ y, tay mặt bợ bát đưa ra và dở nắp bát bằng tay trái và bợ bát luôn. Không nên xem mặt thí chủ, chỉ biết họ chịu dâng cùng không. Nếu họ cầm thau cơm, hoặc vá cơm, họ mời mình đứng lại thì rõ họ chịu dâng. Nếu họ để bát rồi thì đậy bát lại, bỏ y xuống quanh mình đi cho tề chỉnh, giữ theo 75 điều ưng học pháp.
Vị nào trở về chùa trước phải trải lót nhà ăn, lo rửa chân, giẻ chùi chân, rửa chén dành để đồ ăn, nước uống, nước rửa cho đủ sẵn. Ði khuất thực trở về hiệp nhau rồi ăn, đổ bỏ đồ ăn dư nơi trống, hoặc đổ xuống nước nào không có côn trùng (sợ nó chết). Quét nhà ăn cho sạch, vị nào thấy nước uống, nước xài, hoặc nước trong nhà xí không có, nên gánh đổ cho đầy, gánh 1 mình không nổi, gọi vị khác tiếp với.
7) Những việc của tỳ khưu ẩn tu trong rừng phải hành (āraññikavatta).
Tỳ khưu ẩn tu nơi rùng phải thức cho sớm, sửa soạn mang bát vào xóm, mang y vai trái, đóng cửa thất rồi ra đi. Gần đến xóm, nếu có mang dép, phải lột ra gõ đất ra cho tử tế, trùm mình cho kín theo phép. Ðến khi trở về, nếu ngoài xóm không có nước thì ăn trong xóm. Nếu có nước ngoài xóm, nên ăn ngoài xóm, rồi rửa bát cho sạch, mang bát và đắp y vai trái, mang dép vào mà đi (đây nói trong rừng vắng vẻ không ai thấy, nếu đi vào xóm thì không nên). Mặc như vậy, trong phải có lót mồ hôi, rồi trở về rừng.
Lại nữa, tỳ khưu ở trong rừng phải xách nước uống, nước xài để dành nếu không có lu, lấy ống tre mà đựng và phải nhúm lửa để dành (ngừa khi hữu sự), có ống quẹt thì không cần, ở rừng hoặc đi đàng xa cũng phải vậy. Nếu có bạn cùng nhau, không có lửa cũng không cần, chỉ có gậy, phải biết xem phương hướng (ngừa sự lạc đường).
8) Những việc của tỳ khưu ở thất phải hành (senāsanavatta).
Tỳ khưu ở chùa (ở thất), nếu thất dơ phải quét. Khi quét phải lấy y bát để có nơi và đem tọa cụ, chiếu, nệm, giường ra ngoài cho tử tế. Nếu trong thất có rác, váng nhện, phải quét ở trên trước, vách cửa làm bằng cây có sơn phết, nên rửa chùi cho sạch; đổ rác cho có nơi; không nên đập quét bụi bay gần thất vị khác, gần nước uống, nước xài; không nên giũ đập trên gió; đệm có đóng mốc phải phơi cho hết rồi đem vào để chỗ cũ; giẻ chùi chân cũng phải đem phơi, phải chùi giũ giường, ghế cho sạch; chiếu gối, tọa cụ cũng vậy. Ðem y bát cất cho có nơi, gió thổi bụi vào phía nào đóng cửa phía ấy. Mùa lạnh trưa phải mở cửa, tối phải đóng; mùa nóng khi ngủ mở cửa cho mát. Sân nhà ăn, nhà bếp có rác nhiều phải quét cho sạch. Không có nước uống, nước xài phải gánh cho có, nước rửa nhà xí cũng vậy. Trong thất có tỳ khưu lớn tuổi, nếu muốn đọc kinh, nói kinh, hoặc làm việc khác (trừ ra mở cửa cái) phải bạch với vị trưởng lão mới nên làm. Bạch 1 lần mà vị cả cho phép, không cần bạch nữa cũng được.
9) Công việc phải hành ở nhà bếp (jantaghararavatta).
Tỳ khưu nào nhúm lửa trong nhà bếp, nếu có vị trưởng lão cấm, không cho chất củi nhiều mà chẳng vâng theo thì phạm tác ác. Không nên đóng cửa nhà bếp và ngồi chờ, nếu không vâng lời thì phạm tác ác. Vị nào đến nhà bếp trước thấy tro nhiều phải hốt đổ, có rác phải quét cho sạch, thiếu nước phải đổ cho đầy rồi mới nên vào nhà bếp. Không nên ngồi gần đụng vị trưởng lão; nếu siêng bóp mình cho ngài. Ði ra nên lấy ghế đem ra, đóng cửa trước, sau rồi mới nên đi. Không nên tắm trước vị trưởng lão và tắm phía trên gió; không nên đi trước ngài. Nhà bếp dơ phải quét rồi tắt lửa rồi mới nên đi ra. Phật cho phép hơ mình nếu có bịnh.
10) Công việc phải hành trong nhà xí (vaccakuṭivatta).
Phật dạy tỳ khưu, đi đại tiểu tiện mà không rửa thì phạm tác ác. Nếu có nước mà không có chỗ kín, thì múc nước đem đến chỗ kín mà rửa. Không có đồ múc phải lấy bát mà múc. Không có bát thì mới gọi là không đồ múc. Nếu nơi ấy trống trải lắm thì đi kiếm nơi kín khác. Ði tới trước mà không có nước, gần đến giờ khuất thực nên kiếm cây mà chùi, rồi đi khất cũng được.
Lại nữa tỳ khưu vào nhà xí, không nên câu chấp tôn ti, thượng hạ, câu chấp phạm tác ác. Phật cho phép ai đến trước vào trước, đến sau vào sau. Ði đến nhà xí phải lên tiếng (tằn hắn hoặc ho). Nếu có ai ở trong phải tằng hắn trả lời. Vào nhà xí phải máng y khuất đà la tăng ở ngoài.
Không nên đi vào lật đật. Không nên cổi y trước khi vào. Không nên rặn lớn tiếng. Không nên đại tiểu tiện và xỉa răng. Không nên đại tiện hay tiểu tiện ngoài lỗ xí. Không nên khạc nhổ, hỉ mũi ngoài lỗ xí. Không nên dùng cây nhọn, cây mục, cây gai, cây có lỗ mà chùi. Không nên bỏ cây chùi vào lỗ xí, chùi đứng dậy mặc y lại không nên đi ra lật đật. Không nên chưa mặc y mà đi. Không nên để dư nước lại trong ống, nếu có uống thuốc xổ để dành nước trong ống thì không sao.
Nhà xí dơ phải quét cho sạch, có nước không có đồ múc, hoặc có đồ múc mà không có nước mới gọi là không có chi. Nếu có giỏ đựng cây chùi thì đem đi đổ. Nhà xí, hàng ba, hoặc sân nhà xí dơ, phải quét cho sạch, phải gánh nước để trong nhà xí.
11) Bổn phận trò đối với thầy hoà thượng (upajjhāyavatta).
Tỳ khưu hoặc sa di phải giữ cho tròn bổ phận đối với ông thầy hoà thượng. Sớm mai thức dậy, nếu có mang dép lột ra và mặc y chừa vai trái, lấy tăm xỉa răng, nước rửa mặt dâng cho thầy, dọn dẹp chỗ ngủ và chỗ ngồi.
Có cháo phải đem cho thầy dùng: phải dâng và dọn dẹp đồ ăn, phải thủ lễ theo phép (không nên khua chén bát) và dâng nước rửa. Thầy muốn đi vào xóm, phải lấy y vai trái, y 2 lớp và dây lưng đem dâng. Thầy muốn cho trò đi theo, trò phải mặc y theo phép và đi theo sau. Không nên đi theo gần hoặc xa lắm, đi vừa cho thầy kêu nói. Bát của thầy đầy cháo hoặc cơm, phải đổi bát cho mình.
Thầy đang nói chuyện không nên nói xía vào. Thầy nói gần phạm lỗi, phải nhắc thầy bằng cách này: “Bạch thầy! Nói vậy có phạm lỗi chăng?” Chẳng nên cãi bằng lời vô lễ. Lúc trở về, trò phải về trước dọn dẹp chỗ ngồi, múc nước rửa chân, kiếm cây kê để rửa chân. Thầy về đến phải ra rước bát, lấy y đem cho thầy đổi và đem ra hong 1 lát rồi xếp cất; phải xếp vắn 1 lớp, lớp sau xếp cho bằng lại (bìa 1 bên, xếp qua chừa 4 ngón tay, rồi xếp lớp sau cho bằng nhau). Lấy dây lưng xế để vào y vai trái.
Nếu có cơm mà thầy muốn ăn, phải dâng nước trước rồi mới dâng đồ ăn và ngồi xem chừng, ngừa thiếu thốn; thầy ăn rồi dọn bát cất cho có nơi không nên động khua; lấy nước rửa chùi cho khô, đem phơi 1 lát, đừng phơi lâu và đem y, bát cất cho tử tế. Thầy đi ra khỏi rồi dọn dẹp chỗ ăn. Thầy muốn tắm, phải lo cho có sẵn nước. Thầy muốn tắm nước lạnh phải có nước lạnh, nước nóng phải có nước nóng. Thầy muốn vào nhà bếp, đem ghế cho thầy ngồi, lấy y cất cho có nơi và đi theo vào nhà bếp. Phải đấm bóp cho thầy. Lúc thầy trở ra cũng phải làm y theo phép (xem trong việc nhà bếp). Thầy tắm phải xối nước, kỳ cho thầy tắm rồi lấy y dâng lên, chùi lau cho thầy, dâng y cho thầy, lấy ghế đem cất, xem chừng nước rửa chân,giẻ chùi chân có sẵn. Nếu muốn học chữ Phạn, phải bạch thầy cho; thất của thầy có rác, phải quét cho sạch.
Thầy buồn muốn hoàn tục, phải khuyên thầy đi chỗ này chỗ nọ cho thầy giải buồn hoặc nói kinh cho thầy nghe. Nếu thầy bất bình phải khuyên lơn thầy, hoặc kiếm tỳ khưu khác khuyên giùm cũng được. Thầy làm theo tà kiến phải thức tỉnh thầy hoặc cậy các tỳ khưu khác khuyên giùm. Thầy phạm lỗi nặng (điều tăng tàn), bị phạt cấm phòng hoặc phạm lỗi nhỏ, phải lo tính đừng để cho Giáo hội đuổi thầy. Tính cho thầy ở lại, xin Giáo hội phạt tội nhẹ. Nếu Giáo hội phạt rồi nên liệu tính cho thầy hành đạo cho mau được tấn hoá, đừng để cho Giáo hội phạt nữa.
Y dơ thì giặc cho sạch, nhuộm, giũ, chải. Khi nhuộm phải trở qua, trở lại cho đều, phơi phải xem chừng, khô đem cất. Muốn đem y bát hoặc vật gì cho 1 vị nào, hoặc muốn cạo tóc cho ai, đều phải bạch cho thầy hay trước. Không nên thọ lãnh y, bát hoặc vật gì của ai mà mình chưa bạch cùng thầy hay biết. Không nên theo 1 bên vị nào khác cũng chẳng nên để cho ai theo 1 bên mình. Không nên đem đồ ăn cho ai. Không nên đi theo ai vào nghịch với thầy mình. Muốn vào xóm phải bạch với thầy, rồi mới nên đi. Không đi lâu. Ði khuất thực, phải bạch với thầy, thầy cho phép mới nên đi. Những việc nói trên đây, thầy cho phép thì việc chi cũng được, bằng không cho, phải nài nỉ đến 3 lần, thầy cho thì đi bằng không thì thôi.
Lại nữa, nếu thầy dốt nát không thông đạo lý, trò muốn học chữ Pāli hoặc phép tham thiền mà thầy không biết, chỉ biết ngăn cấm, thầy như vậy, dầu có cấm đến đâu, cãi lời cũng được. Thầy đau phải nuôi cho trọn đời, không nên bỏ thầy. Nếu có vị khác ở nuôi, phải đi kiếm thuốc cho vị ấy, để chữa bịnh cho thầy.
12) Bổn phận của thầy hòa thượng phải ở cùng trò (saddhiṃvihārikavatta).
Bổn phận của thầy phải đối với trò là phải dạy cho trò học kinh luật, học phép thiền định. Phải thường khuyên lơn nhắc nhở trò. Nếu y, bát hoặc các vật dụng nào mà thầy có dư phải chia cho trò. Phải giúp đỡ cho trò mau được tấn hoá trên đường đạo đức. Trò có bịnh, thầy phải hết lòng chăm nom, y như lúc trò chăm sóc cho thầy vậy. Trừ ra khi đi ra khỏi chùa không cần phải cho trò hay.
13) Bổn phận của trò phải ở cùng vị a xà lê là thầy nương tựa (ācariyavatta).
Trò phải làm cho trọn bổn phận cùng thầy mà mình nương tựa, y theo cách mà mình cùng ông thầy hoà thượng vậy.
14) Bổn phận của vị a xà lê ở cùng trò (antevāsikavatta).
Ông thầy mà mình nương tựa cũng phải ở cùng trò, như hòa thượng đối với trò vậy.
Trong 14 phép hành kể trên, nếu vị nào không tuân theo, thì phạm điều tác ác (phạm nhằm 1 điều là 1 tội).
Uposatha, Tàu dịch là lễ phát lộ, nghĩa là: khai cái tội để sám hối. Ðức Phật có dạy “Như Lai chế định phải tụng giới bổn trong ngày uposatha” (anujānāmi bhikkhave uposatha pāṭimokkha addissiluṃ).
Ngày lễ uposatha có 3 ngày là: 14 (cātuddasī uposatha)[64], ngày 15 (paṇṇarāsi uposatha)[65], và ngày tăng hoà hợp (samaggī uposatha). Tăng chia rẽ nhau và sự cãi lẽ như chư tỳ khưu trong xứ Kosambī, đến kỳ không làm lễ uposatha không làm pavāraṇā rồi trở lại hoà hảo nhau, định giải hoà trúng ngày nào, ngày ấy gọi là hoà hợp (samaggī uposatha) rồi làm uposatha trong ngày ấy.
Lại nữa, nói về người hành lễ uposatha có 3: tăng uposatha là từ 4 vị tỳ khưu trở lên hội hợp tụng giới bổn; nhóm (gana uposatha) 2, 3 vị tỳ khưu tỏ cho nhau biết sự trong sạch của mình; người (puggala uposatha) là 1 vị tỳ khưu nguyện sự trong sạch của mình.
Tăng hành lễ uposatha phải tụng tuyên ngôn: suṇātu me bhante saṅgho… rồi đọc giới bổn.
2, 3 vị tỳ khưu hành lễ uposatha là khi đến ngày lễ như có 3 tỳ khưu hội họp nhau, tỳ khưu thông hiểu nên tụng tuyên ngôn: suṇātu me bhante āyasmanto ajjuposattho catuddaso /[paṇṇaraso]yadāyas mantā pattakallaṃ mayaṃ aññamaññaṃ parisuddhi uposathaṃ kareyyāma. Nghĩa là: Xin các ngài nghe tôi trình. Nay là ngày 14 / [15] là ngày lễ uposatha, nếu sự đã đến kỳ cho các ngài rồi, chúng ta nên làm pārisuddhi uposatha chung cùng nhau. Rồi vị cao hạ mặc y chừa vai mặt, ngồi chồm hổm chấp tay, đọc 3 bận tỏ sự trong sạch của mình đến các vị khác rằng: “Parisuddho ahaṃ āvuso parisuddho ti maṃ dhārethi” ‒ nghĩa là: Này các ngài, tôi là người trong sạch, xin các ngài nhớ rằng, tôi là người trong sạch. Vị thấp hạ đọc tiếp 3 bận, tỏ sự trong sạch của mình: “Parisuddho ahaṃ bhante parisuddho timaṃ dhāretha” (nghĩa như trên).
Nếu chỉ có 2 vị, thì vị cao hạ đọc 3 bận: “Parisuddho ahaṃ avuso parisuddho timaṃ dhārehi”. Vị thấp hạ đọc tiếp 3 bận: “Parisuddho ahaṃ bhante parisuddho timaṃ dhāretha”.
Tỏ sự trong sạch của mình (parisuddhi) với tỳ khưu có 2 cách, là tỏ với tỳ khưu hành lễ pavāraṇā rồi và với tỳ khưu chưa hành lễ pavāraṇa. Tỳ khưu nhập hạ sau (pacchimikāvassā: nhập hạ ngày 16 tháng 7) hoặc nhập hạ trước (purimikāvassā: nhập hạ ngày 16/6) nhưng đứt hạ, đến ngày pavāraṇā nên đến tỏ sự trong sạch của mình (parisuddhi) với tỳ khưu hành lễ pavaranā rồi, rằng: parisuddho ahaṃ āvuso /bhante parisuddhotimaṃ dhāretha /dhārehi.
Trong các ngày khác, ngoài ngày pavāraṇā, tỳ khưu trong chùa hành lễ uposatha dứt rồi, chưa đứng dậy hoặc đã đi ra khỏi chùa rồi, có tỳ khưu ở xa lại, số tỳ khưu khác bằng nhau hoặc ít hơn số tỳ khưu trong chùa, tỳ khưu ở phương xa ấy nên tỏ sự parisuddhi với tỳ khưu trong chùa đã hành lễ uposatha rồi, như đã có giải, như thế gọi là parisuddhi uposatha. Adhiṭṭhāna uposatha là, nếu chỉ có 1 tỳ khưu thì nên làm pubba karaṇa (quét tịnh xá, trải đệm, chiếu, đèn, nước) rồi ngồi chờ tỳ khưu khác phương xa đến, nếu chắc không có vị nào đến, nên adhiṭṭhāna rằng “ajja me uposatho” nghĩa là “nay là ngày uposatha của tôi”. Trong kinh, chú giải dạy addhiṭṭhāna theo ngày rằng: ajja me uposatha catuddasati /paṇṇarasoti adhiṭṭhāmi.
Nếu đến ngày uposatha, ngày pavāraṇā, tỳ khưu không hành lễ uposatha, không hành lễ pavāraṇā, ra khỏi chùa đi đến nơi không có chùa, không có tỳ khưu hoặc có tỳ khưu mà là nơi không đồng đẳng, phạm tác ác, trừ ra ở chung với tăng hoặc có điều nguy hiểm.
Sự phải làm trước khi hội hợp (pubbakaraṇa) để hành lễ uposatha, pavāraṇā có 4: quét tịnh xá; nếu tối phải đốt đèn; dự trữ nước, nước uống, nước rửa; lót trải chiếu, đệm. Tỳ khưu trẻ, không bịnh, nếu vị trưởng lão dạy bảo mà không làm pubbakaraṇa ấy phạm tác ác.
Sự phải làm trước khi tụng giới bổn có 5: đem lời (channa) của tỳ khưu bịnh; đem parisuddhi pavāraṇā của tỳ khưu bịnh; tỏ thời tiết là mùa này, tên này, ngày uposatha trong mùa này đã qua rồi được bao nhiêu đây, ngày uposatha, ngày pavāraṇā còn lại bao nhiêu đây; số tỳ khưu hội họp hành lễ bây nhiêu đây; dạy bảo tỳ khưu ni.
Tỳ khưu ở trong ranh chùa có bịnh hoặc có đại sự đến hội họp tại tịnh xá không được, đến ngày hành lễ uposatha phải cho channa, cho parisuddhi, đến ngày pavāraṇā phải cho channa, cho pavāraṇā đến 1 vị tỳ khưu. Cách cho channa ấy để hành lễ uposatha, pavāraṇa với tăng, bằng không tăng sự không sao được thành tựu. Cho nên, sự cho parisuddhi, cho pavāraṇā, cho channa ‒ nhưng hiện thời nếu ranh tịnh xá nhỏ, tỳ khưu ở trong vòng ranh, không xa khỏi hắc (hatthapāsa) với nhau, sự đem channa, đem parisuddhi, đem pavāraṇā, cũng không cần làm ‒ tỳ khưu ni hiện nay cũng không có, cho nên dạy bảo (ovāda) tỳ khưu ni cũng không cần. Hành lễ uposatha pavāraṇā phải có đủ 4: 1)Phải là ngày uposatha, ngày pavāraṇā (ngày 14, 15, ngày tăng hoà hợp, 1 trong 3 ngày ấy); 2) Tỳ khưu nên hành lễ saṅgha uposatha, gana uposatha và saṅgha pavāraṇā, gana pavāraṇā được. Các tỳ khưu ấy không ngồi xa khỏi hắc (hatthapāsa) cùng nhau, khi hành lễ trong ranh tịnh xá; 3) Không phạm tội giống nhau (sabhāgāpatti) (như tăng không dùng vật thực sái giờ); 4) Vajjanīya puggala[66] không có trong hắc tăng. Uposatha, pavāraṇā đều đủ 4 chi ấy mới nên hành, mới nên nói: “pattakallaṃ” được.
Hành lễ uposatha có 4 cách: theo phe mà không đúng theo pháp; đồng ý nhau mà không đúng theo pháp; theo phe mà đúng theo pháp; đồng ý nhau và đúng theo pháp.
Trong một chùa, có 4 tỳ khưu, đem channa, đem parisuddhi của 1 tỳ khưu đi, nhưng 3 tỳ khưu hành parisuddhi uposatha hoặc còn 3 tỳ khưu đem channa parisuddhi, đem channa parisuddhi của 1 tỳ khưu đi nhưng 2 vị tụng giới bổn như thế gọi là “theo phe mà không đúng theo pháp” (adhammena vaggaṃ). Nếu 4 vị hội họp nhau hành parisuddhi uposatha hoặc 2 vị hoặc 3 vị đọc giới bổn, như thế gọi là “đồng ý nhau mà không đúng theo pháp” (adhammena samaggaṃ). Nếu 4 vị tỳ khưu ở chung chỗ cùng nhau hội họp tụng giới bổn, có 3 vị hành parisuddhi uposatha hoặc có 2 vị tỏ parisuddhi với nhau như thế gọi là “đồng ý nhau và đúng theo pháp” (dhammena samaggaṃ), 3 cách trên là điều không nên hành, chỉ nên hành theo thứ 4.
Lại nữa, tỳ khưu tụng giới bổn, cố ý làm cho tăng không nghe được, phạm tác ác. Không cố ý, không tội. Tỳ khưu mà vị trưởng lão chưa thỉnh, tụng giới bổn giữa tăng, phạm tác ác. Nếu không có 1 trong 10 điều nguy hiểm mà tụng giới bổn tóm tắt, phạm tác ác. 10 điều nguy hiểm là khi chư tỳ khưu hội họp làm lễ uposatha có: đức vua đến, bọn cướp đến, lửa cháy đến, nước lụt đến, nhiều người đến, tinh ma phá tỳ khưu, thú dữ đến, rắn mổ tỳ khưu, tỳ khưu bịnh hoặc tịch, người đến níu kéo hoặc bắt tỳ khưu hoàn tục. Nếu có 1 trong 10 điều nguy hiểm ấy nên tụng giới bổn tóm tắt (là) tỳ khưu tuyên bố tụng hết điều học bất cộng trụ …). Nếu không có điều nguy hiểm nào, nên tụng cho hết giới bổn. Không hành lễ uposatha phạm tác ác.
Nếu hành lễ uposatha ngoài ngày 14, 15 (ngày rằm và 30 hoặc 29 Việt Nam, nếu tháng thiếu), ngày tăng hoà hợp, phạm tác ác. Đức Phật có dạy, tụng ngày uposatha, vị trưởng lão phải hội trước ‒ trong kinh chú giải nói, nếu vị trưởng lão không hội trước thì phạm tác ác. Nếu không đồng ý nhau, không xin phép nhau trước, hỏi luật giữa tăng, phạm tác ác.
7. Vassā – an cư
Vassā dịch là hạ hoặc nhập hạ, nghĩa là chư vị tỳ khưu phải nghỉ trong 1 nơi, không được đi ra khỏi chỗ ngụ trước mặt trời mọc trong 3 tháng mưa (trừ khi hữu sự).
Ðức Phật có dạy “Như Lai cho phép nhập hạ trong mùa mưa” (anujānāmi bhijkkhave vassāne vassaṃ upagantuṃ…). Nhập hạ có 2 kỳ: nhập kỳ trước (purimikāvassupanāyikā) là nhập ngày 16/6; nhập hạ kỳ sau (pacchimikāvassupanāyikā) là nhập hạ ngày 16/7.
Ðến kỳ nhập hạ nên quét dọn trong ranh chùa, chứa nước uống nước rửa … làm lễ Tam bảo xong rồi, nên đọc 3 bận “Imasmiṃ vihāre imaṃ te māsaṃ vassaṃ upemi” (ta nhập hạ trong nơi này hết 3 tháng) [nếu không có chùa, thì đọc āvāse thế chữ vihāre].
Nếu tăng đã định (nhưng quên không đọc câu kinh nhập hạ) ở trong chỗ của tăng mà mình đã xin rồi cũng gọi là nhập hạ chơn chánh. Đến ngày mà không muốn nhập hạ, cố ý đi đến chỗ này nơi kia, phạm tác ác. Nếu nhập hạ không có chỗ ở hoặc chỗ ở không có dừng, che lợp, không có cửa đóng kín, phạm tác ác. Nếu đã nhập hạ rồi mà đi khỏi chỗ ở trước mặt trời mọc, phạm tác ác. Trừ ra các hữu sự được phép đi 7 ngày thì không phạm tội.
Trong khi nhập hạ nếu có 7 hạng người: tỳ khưu, tỳ khưu ni, sikkhamānā, sa di, sa di ni, cha, mẹ hữu sự cho hay hoặc không cho hay, tỳ khưu được phép đi ra khỏi chỗ nhập hạ trong khoảng 7 ngày. Nếu đi quá ngày thứ 8, mặt trời mọc lên, phạm tác ác. Ngoài 7 hạng người kể trên, nếu có cư sĩ hữu sự muốn làm phước cho người đến thỉnh tỳ khưu cũng được phép đi 7 ngày, bằng họ không thỉnh, không nên đi.
Cách thức đi trong khoảng 7 ngày (sattāhakicca) ấy như vầy: Tỳ khưu hoặc sa di trong hạ trước khi đi ra đường xa phải nguyện: “Ta sẽ trở về trong khoảng 7 ngày” như thế rồi đi, không cần phải đọc Pāli cũng được. Nếu muốn đọc Pāli cho chắc chắn, càng thêm tốt, song nên đối trước 1 tỳ khưu hoặc 2, 3 vị hoặc giữa tăng mà đọc hay là đọc trước “kim thân” hoặc xá lợi Phật cũng được. Phải đọc như vầy: “Sace me antarāyo natthi, sattāhabbhantare ahaṃ puna nivattisāmi. Dutiyampi… Tatiyampi…” ‒ Nghĩa là: nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày. Lần thứ nhì… Lần thứ ba…
Sattāhakicca ấy có 2 cách là:
1) Nhập hạ được 1 hay 2 ngày hoặc trong ngày mới nhập hạ ấy, đã nhập từ buổi chiều cho đến rạng đông, trước khi mặt trời mọc, nếu có việc thì được phép đi trong khoảng 7 ngày, khi đi rồi đã làm xong việc của mình hết 6 ngày, cần phải trở về cho kịp trước khi mặt trời mọc ngày thứ 7.
Phải tính ngày, đi ra là 1 ngày, rồi trở về chỗ nhập hạ cho kịp trong buổi tối trước mặt trời mọc, nghĩa là mặt trời mọc lên thì kể là ngảy thứ 7. Nếu mới nhập hạ trong buổi chiều rồi, nguyện đi liền thì không nên, phải chờ đến gần sáng mới đi được như thế gọi là “việc phải làm trong khoảng 7 ngày thứ nhất” (pathamasattāha).
2) Còn 7 ngày nữa ra hạ, là ngày mùng 9 tháng 9[67] hoặc mùng 9 tháng 10[68], nếu có việc thì được phép đi trong 7 ngày; nhưng phải nguyện trở lại cho kịp trong khoảng 7 ngày. Đi rồi mà có thể làm xong công việc trong không 7 ngày, sẽ làm pavāraṇā chung với tỳ khưu nơi chùa khác gần đó cũng được, không cần phải trở về, cũng không đứt hạ. Nhưng trước, không nên nguyện rằng “Ta sẽ không trở về” như thế đứt hạ, từ khi đi ra khỏi chùa đến bước thứ 2, như thế gọi là “Việc phải làm trong khoảng 7 ngày cuối cùng”.
Kinh chú giải có nói rõ rằng “Navamito patthāya gantuṃ vattati, āgacchatu vā, magacchatu vā, anāpatti na dukkatāraho vā hoti”. Nghĩa là: Nếu chỉ còn 7 ngày nữa sẽ ra hạ, tỳ khưu có việc nguyện đi trong khoảng 7 ngày, nếu không có thể được không trở về cũng không sao, không phạm tội tác ác.
Nguyên nhân đứt hạ, nhưng không phạm tội có 4: tăng chia rẽ nhau; chư tỳ khưu muốn chia rẽ tăng; có sự rủi ro đến sanh mạng; có sự rủi ro đến phạm hạnh.
Lại nữa, nếu nhập hạ có thú dữ, khó đi khất thực, kẻ cướp hoặc ma quỉ phá hại, hoặc chỗ ở bị lửa cháy nước lụt, hoặc khó nuôi sanh mạng, thiếu thuốc ngừa bịnh, thiếu người hộ độ, được phép đi ra khỏi nơi ấy, không phạm giới, nhưng đứt hạ. Nếu có phụ nữ trêu ghẹo, có người xin gả con, có thể làm cho hư phạm hạnh, bỏ đi khỏi chỗ ấy, không phạm tội.
Lại nữa, nếu thấy hoặc nghe tin có tỳ khưu chia rẽ tăng, cố ý chia rẽ tăng, mình tính đi đến có thể hoà giải được, bỏ đi như thế cũng vô tội, nhưng đứt hạ. Nếu có thí chủ thỉnh nhập hạ 3 tháng, mình đã nhận chịu rồi mà lại bỏ đi, phạm tác ác, hoặc có tỳ khưu rủ nhập hạ cùng nhau để học Pāli trong 1 chỗ, đã ưng thuận rồi bỏ đi, phạm tác ác.
Lại nữa, câu “Imasmiṃ vihāre imaṃ temāsaṃ vassaṃ upemi” để đọc nhập hạ ấy, không phải là Phật ngôn, chỉ là lời chú giải của các A-la-hán. Cho nên, tỳ khưu nếu tâm đã quyết định nhập hạ rồi không cần phải đọc câu Pāli ấy cũng được. Phải nên phân ranh chỗ nhập hạ và nên biết mặt trời: mặt trời đỏ đã mọc rồi phải ra khỏi chùa, nếu vào chùa thì phải vào cho kịp trước khi có ánh sáng đỏ mặt trời.
8. Pavāraṇā – tự tứ
Pavāraṇā dịch là tự tứ, là sau khi đã nhập hạ 3 tháng (từ 16 tháng 6 đến rằm tháng 9), chư vị tỳ khưu nhóm lại mà tỏ tội lỗi cùng nhau.
Ðức Phật có dạy “Như Lai cho phép, tỳ khưu đã nhập hạ mãn mùa mưa rồi phải hành lễ pavāraṇā theo 3 điều: vì được thấy; vì được nghe; vì được nghi. Pavāraṇā là sự tỏ cho nhau, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo.
Chư tỳ khưu nên hành lễ pavāraṇā như vầy: cho tỳ khưu thông hiểu tuyên bố cho tăng biết rằng: “suṇātu me bhante saṅgho ajja pavāraṇā pannarasī /catuddasī yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho pavāreyya ‒ Bạch đại đức Tăng, xin tăng nghe tôi trình, ngày nay là ngày pavāraṇā 15 /14 nếu lễ pavāraṇā đến kỳ cho chư tăng, chư tăng nên hành lễ pavāraṇā”. Rồi vị trưởng lão nên mặc y chừa vai một bên ngồi chồm hổm chấp tay đọc: “Saṅghaṃ āvuso pavāremi diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upadāya passanto paṭikarissāmi. Dutiyampi… Tatiyampi… ‒ Này ngài, tôi xin pavāraṇā với tăng nếu có thấy, nghe hoặc nghi, xin các ngài đem lòng tiếp độ thức tỉnh tôi, khi được biết tôi sẽ hành theo, lần thứ nhì… lần thứ ba…” Rồi vị thấp hạ đọc: “Saṅghaṃ bhante pavāremi … patikarissāmi. Dutiyampi… Tatiyampi…” Như thế gọi là lễ pavāraṇā.
Ngày pavāraṇā có 3: ngày rằm, 30 hoặc 29, nếu tháng thiếu, và ngày chư tăng hòa hợp (samaggī). Nếu nhập hạ kỳ trước phải hành lễ pavāraṇā trong ngày rằm tháng 9, nhập hạ kỳ sau phải hành lễ pavāraṇā trong ngày rằm tháng 10, như đã có giải trong lễ uposatha.
Lại nữa pavāraṇā nói về người hành có 3: tăng pavāraṇā; gana pavāraṇā; puggala pavāraṇā. Tỳ khưu từ 5 vị trở lên gọi là tăng saṅgha pavāraṇā, nêu hành như đã có giải trước. Tỳ khưu 2, 3, 4 vị gọi là gana pavāraṇā. Nếu có 3 hay 4 vị, nên cho vị thông hiểu tụng tuyên ngôn: “Suṇātu me ayasmamto ajja pavāraṇā pannarasī /catuddasī yadāyasmantā naṃ pattakallaṃ mayaṃ aññamaññaṃ pavareyyāma”, rồi vị cao hạ nên mặc y chừa vai 1 bên, ngồi chồm hổm chấp tay trước mặt các vị khác đọc: “Ahaṃ āvuso āyasmanto pavāremi… patikarissāmi. Dutiyampi… Tatiyampi…” Rồi vị thấp hạ đọc: “Ahaṃ bhante (āyasmanto) pavāremi… patikarissāmi. Dutiyampi… Tatiyampi…”. Nếu chỉ có 2 vị, không nên đọc tụng tuyên ngôn, hội họp nhau rồi vị cao hạ nên mặc y chừa vai 1 bên, ngồi chồm hổm, chấp tay trước mặt các vị thấp hạ đọc: “Ahaṃ āvuso āyasmantaṃ pavāremi vadantuman ayasmā… paṭikarissāmi. Dutiyampi… Tatiyampi…”. Vị thấp hạ đọc: “Ahaṃ bhante…” Như thế gọi là gana uposatha. Nếu có 1 vị, khi đến ngày pavāraṇā nên hành pubbakarakiccha trước (quét dọn tịnh xá…) rồi ngồi chờ các tỳ khưu khác. Nếu không có vị nào đến nên adhiṭṭhāna rằng: “Ajja me pavāraṇā”. Trong kinh chú giải dạy rằng: phải để thêm ngày như vầy: “Ajja me pavāraṇā catuddasī /paṇṇarasī adhiṭṭhāmi”. Như thế gọi là puggala pavāraṇā.
Trong kỳ lễ pavāraṇā có nhiều vị, không nên đọc pavāraṇā chung cùng nhau, phải đọc mỗi vị 3 bận, trừ ra có duyên cớ như: thí chủ đương bố thí, tỳ khưu đương nghe pháp, đêm gần tàn, hành pavāraṇā, mỗi vị 3 bận không kịp, hoặc 10 điều nguy hiểm, không thể hành pavāraṇā mỗi vị đọc 3 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 2 bận, nếu đọc mỗi vị đọc 2 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 1 bận, nếu đọc mỗi vị 1 bận không kịp thì đọc chung cùng nhau với những vị đã nhập hạ chung một kỳ, nhưng phải tụng tuyên ngôn trước như vầy: “Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ brahmacariyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito vā saṅgho bhavissati yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho (devācikaṃ) ekavācikaṃ (samānavassikaṃ) pavāreyya”, đọc xong rồi nên pavāraṇā như trước. Nghĩa là: “Bạch đại đức tăng, xin tăng nghe tôi trình, ấy là điều nguy hiểm đến phạm hạnh, nếu tăng pavāraṇā 3 bận chắc không kịp, điều nguy hiểm đến phạm hạnh ấy ắt sẽ phát sanh lên không sai. Nếu tăng sự vừa đến tăng rồi, tăng nên pavāraṇā (2 bận), (1 bận) cho tỳ khưu nhập hạ chung 1 kỳ nhau đều pavāraṇā chung cùng nhau (samānavassikā pavāraṇā)”.
9. Vật dùng theo thời (kālika)
Vật dùng theo thời có 4: vật để dùng trong buổi sáng (yāvakālika); vật để dùng trong 1 ngày, 1 đêm (yāmakālika); vật để dùng trong 7 ngày (sattāhakālika); vật để dùng cho đến hết (yāvajīvika).
- Yāvajīvī Giải về yāvajīvika trước cho dễ bề phân biệt.
Ðức Phật cho phép dùng 5 thứ thuốc: rễ cây; nước cốt cây; lá cây; trái cây; nước nhựa cây, trái và múi luôn cả, và bông, vỏ cây. Các món ấy đều là vật để dùng cho đến hết. Đã thọ các vật ấy, khi có bịnh đem ra dùng, được phép cất giữ cho đến hết. Không bịnh mà dùng, phạm tác ác (tanipaṭīggahetvā yāvajīvaṃ pariharituṃ satipaccaye paribhuññituṃ asatipaccaye paribhuññatassa āpatti dukkatassa).
- Yāvakālika.
5 món ăn: cơm, bánh sốt, bánh nguội, cá, thịt gọi là bhojana (vật thực).
Ngoài bhojana, yāvakālika, sattāhakālika và yāvajīvika ra, các món ăn khác gọi là vật nhai ăn (khādaniya), các thứ bánh làm bằng gạo, nếp, đậu, mè không cần phải kể, dầu là rễ cây, khoai, củ, cộng, đọt lá, vỏ, bông, trái… cũng đều gọi là khādaniya cả. Tóm lại, vật để làm thuốc gọi là yāvajīvika, vật ăn không gọi là yāvajīvika được.
Vỏ mía còn vị ngọt gọi là món ăn, ngoài ra các thứ vỏ cây khác đều thuộc về yāvajīvika cả. Các thứ lá như lá khoai, lá đậu, lá cải, lá xoài không gọi là thuốc được. Các thứ bông cũng vậy. Các thứ trái như: mít, sa kê, thốt nốt, dừa, xoài và những trái khác dùng để làm món ăn không gọi là yāvajīvika được, các thứ hột cũng vậy. Bột làm bằng 7 thứ mể, đậu, mè, mít, sa kê đều là vật thực. Các thứ nước nhựa, chỉ nước mía là vật sattāhakālika, ngoài ra đều là món thuốc, được phép để dùng cho đến hết.
5 thứ bhojana và các món khādaniya là vật chỉ được phép để dùng từ khi mặt trời mọc cho đến đúng ngọ, dùng ngoài giờ ấy phạm ưng xả đối trị. Thọ lãnh để dành qua ngày sau cũng phạm ưng xả đối trị.
- Yāmakālika
Có 8 thứ nước: nước làm bằng xoài sống hoặc chín (ambapānaṃ), nước làm bằng trái diêm phù (jambupānaṃ), nước làm bằng chuối có hột (pocapānaṃ), nước làm bằng chuối không hột (mocapānaṃ), nước làm bằng trái cà na (madhupānaṃ), nước làm bằng trái thị hoặc trái nho (muddikāpānaṃ), nước làm bằng rễ cây hoặc ngó sen (sālukapānaṃ), nước làm bằng trái nhãn, chôm chôm (phārūsakapānaṃ). 8 thứ nước làm bằng trái cây ấy gọi là vật chỉ được phép để dùng trong 1 ngày 1 đêm.
Giải về các làm nước bằng trái xoài: nên để xoài vào trong nước rồi đâm, xong đem ra phơi nắng cho chín, lược lấy nước, thêm mật ong hoặc đường vào rồi dùng. Nếu tự mình làm thì chỉ được dùng trong buổi sáng. Người chưa tu lên bậc trên làm, được phép để đến 1 ngày 1 đêm, nếu đem dùng chung với cơm cũng được nhưng không nên để quá ngọ.
Các thứ nước trái cây khác cũng làm như thế. Không nên nấu (phơi nắng cho chín thì được). Ðức Phật có dạy: “Như Lai cho phép dùng vị các thứ trái cây trừ ra 7 thứ mể. Như Lai cho phép dùng vị của các thứ lá cây, trừ ra các lá để ăn đã luộc chín. Như Lai cho phép dùng vị của các thứ bông cây, trừ ra bông cà na. Như Lai cho phép dùng vị của nước mía ròng (anu… sabbaṃ phalarasaṃ thapetvā dhaññaha lasaraṃ ‒ anu… sabbaṃ pattarasaṃ thapetvā dākarasaṃ ‒ anu… sabbaṃ puppharasaṃ thapetvā madhuka puppharasaṃ ‒ anu… ucchurasaṃ).
Các thứ lá cây đều thuộc về vật để dùng cho đến hết. Nếu làm cho chín, chung lộn với vật nào, chỉ được phép để dùng theo vật ấy (vật ăn buổi sáng, vật dùng, 1 ngày, 1 đêm, hoặc vật dùng trong 7 ngày). Nấu với nước lã thì thuộc về vị thuốc. Các thứ lá sống hoặc luộc chín là vật ăn chung trong bữa cơm. Lá vò với nước mát, hoặc phơi nắng cho chín để làm thuốc cũng nên. Các thứ bông, trừ ra bông cà na, nên làm thuốc được cả.
Các yāmakālika, nếu thọ rồi để dùng quá 1 ngày 1 đêm, đến mặt trời mọc, phạm tác ác.
- Sattāhakālika
Sữa lỏng (sappi), sữa đặc (navanitaṃ), dầu (telaṃ), mật ong (madhu), nước mía (phāṇitaṃ) đều là vật để dùng đến 7 ngày. Ðến ngày thứ 8 mặt trời mọc lên, phạm ưng xả đối trị, ăn vào phạm thêm tội tác ác.
Sữa bò, sữa dê, sữa trâu, các thứ thịt của loài thú mà đức Phật không cấm[69], sữa của loài thú ấy gọi là sữa; về phần mỡ cũng vậy. Sữa bò, sữa dê, sữa trâu… gọi là sữa tươi (khīraṃ). Sữa ấy để lâu, đến chua gọi là sữa chua (dadhi). Sữa chua họ thắng lại gọi là dầu (takkaṃ). Dầu ấy họ thắng lại nữa gọi là bơ đặc (navanitaṃ)[70]. Bơ đặc ấy họ thắng lại nữa gọi là bơ lỏng (sappi).
Sữa tươi, sữa chua, dầu thuộc về yāvakālika, là vật dùng trong buổi sáng. Sữa đặc, bơ lỏng là món để dùng đến 7 ngày (sattāhakālika). Dầu, mật ong, nước mía, sữa đặc, sữa lỏng mà tỳ khưu đã thọ trong buổi sáng dùng làm vật ăn được, nhưng quá ngọ rồi không nên. Nếu để dùng ngoài buổi ăn sáng, được cất đến 7 ngày, quá 7 ngày thì phạm ưng xả đối trị, kể theo mỗi vật và đồ đựng.
Dầu mè, dầu đu đủ, dầu cà na là vật ăn buổi sáng. Các thứ dầu khác như dầu hột cải đều thuộc về yāvajīvika. Thọ lãnh dầu mè, buổi sáng, ăn chung trong buổi cơm cũng được, nhưng quá ngọ rồi không nên, dùng ngoài bữa ăn được cất đến 7 ngày để làm thuốc được phép dùng cho đến hết. Dầu có lộn chút ít nước, hoặc hâm nóng, chỉ nên dùng trong buổi sáng. Thọ dầu chung với vật thực cũng vậy, dùng để ngoài da, được phép thoa bóp cho đến hết.
Thọ hột mè, hột đu đủ, làm dầu trong ngày, để được đến 7 ngày. Nếu để qua ngày thứ 2 mới thắng dầu, được dùng đến 6 ngày, thắng trong ngày thứ 3, thứ 4 hoặc thứ 6, nên để đến 5, 4 hoặc 2 ngày; làm trong ngày thứ 7 chỉ được dùng trong ngày ấy thôi. Thọ hột mè, hột đu đủ để quá 7 ngày, phạm tác ác.
Thọ dầu dừa, dầu hột cải và các thứ dầu khác, thứ dầu không có kể trong Pāli, để quá 7 ngày, phạm tác ác; khác nhau với dầu có nói trong Pāli. Thọ mỡ trong buổi sáng, thắng trong buổi sáng, dùng ngoài bữa ăn, được phép để đến 7 ngày. Thọ sái giờ thắng lược sái giờ, đem dùng, phạm 3 tội tác ác. Thọ trong giờ, thắng lược sái giờ, đem dùng, phạm 3 tội tác ác. Thọ trong giờ, thắng trong giờ, lược ngoài giờ, đem dùng, phạm 1 tội tác ác. Thọ trong giờ, thắng trong giờ, lược trong giờ, không phạm tội. Thọ trong giờ đem dùng với cơm cũng nên (không được để quá ngọ). Thọ sái giờ chỉ nên dùng ngoài bữa cơm và được phép để đến 7 ngày, quá 7 ngày, phạm ưng xả đối trị.
Thọ nước mía (sống hoặc chín) không lộn với xác (cái) được phép dùng như mật ong. Thọ đường thẻ, đường tán, đường phèn làm bằng nước mía mà họ dâng trong buổi sáng đem dùng với cơm cũng nên. Tự mình làm chỉ dùng được ngoài buổi ăn sáng. Các thứ đường ấy là vật sattāhakālika, dầu có bịnh hoặc không cũng dùng được đến 7 ngày.
Ðức Phật cho phép: đối với người bịnh, đối với người, đối với thì giờ, đối với dịp, đối với xứ, đối với mỡ, đối với vị thuốc. Ðối với người có bịnh như: Ngài chỉ cho phép tỳ khưu bị ma nhập được ăn thịt tươi, máu tươi (trừ ra thịt người), ăn trong buổi sáng hoặc buổi chiều cũng được. Cho phép đối với người, như: người ăn hay ợ cơm trở ra khỏi cổ, rồi nuốt vào không phạm tội. Cho phép đối với thì giờ, như: tỳ khưu bị rắn cắn được phép dùng 4 thứ thuốc: nước tiểu, phẩn, tro, đất, nếu không có ai dâng, tự mình lấy dùng cũng nên. Cho phép đối với dịp, như: cho phép tỳ khưu dùng vật thực nhiều vị trong khi có dịp, ngoài ra không nên dùng. Cho phép đối với xứ, như: cho tỳ khưu ngoài xứ Trung Ấn Độ, từ 5 vị trở lên được phép truyền tỳ khưu giới. Cho phép, tỳ khưu thọ mỡ thắng, lược trong giờ, chỉ nên dùng mỡ lỏng, cho phép cần dùng mỡ lỏng làm bằng các thứ mỡ của loài thú. Cho phép đối với thuốc, như: sữa lỏng, sữa đặc, dầu, mật ong, nước mía, mà tỳ khưu đã thọ rồi được phép dùng tuỳ thích trong buổi sáng ngày ấy; quá ngọ, nếu có bịnh nên dùng đến 7 ngày, nhưng các thứ đường cứng (đường thẻ, đường sắc, đường om, đường tán, đường phèn) nếu có bịnh thì được phép nhai, không bịnh nên dùng chung với nước. Cả 5 thứ thuốc ấy, dùng đến 7 ngày, còn dư nên cho đến người khác hoặc để thoa bó cũng được.
Giải về: Yāvakālika, yāmakālika; sattahakālika và yāvajīvika, để lộn chung cùng nhau rằng: “Yāvakālikena bhikkhave yāmakālikaṃ tadahu paṭiggahitaṃ… sattāhāti kantenakappati”. Nghĩa là: “Này các tỳ khưu! Yāmakālika sattāhakālika, yāvajīvika, 1 trong 3 vật ấy mà tỳ khưu thọ lãnh chung với yāvakālika, chỉ nên dùng trong buổi sáng ấy, quá ngọ rồi thôi”. Thọ 1 trong 2 vật sattāhakālika và yāvajīvika, chung với yāmakālika, chỉ nên dùng trong 1 ngày, 1 đêm thôi. Thọ yāvajīvika chung với sattāhakālika chỉ nên để đến 7 ngày; qua ngày thứ 8 cho đến người khác. Ấy là nói về vật có vị lộn chung cùng nhau.
Nếu thọ 1 trong 8 thứ nước yāmakālika chung lộn với dừa, lấy dừa ra, 8 thứ nước yāmakālika dùng ngoài giờ được. Thọ sữa cục với cơm nguội, lấy sữa ra cất dùng đến 7 ngày cũng nên; mật ong, đường cũng vậy.
Vật yāmakālika, sattāhakālika và yāvajīvika trộn lộn với vật thực, nếu có thể lấy ra, làm cho thật sạch để dùng theo thời đều được cả. Không sạch, không nên cất giữ.
Tỳ khưu không nên nấu nướng vật thực mà được phép hâm nóng những vật đã chín sẵn. Thí chủ họ dâng cháo nóng, có bỏ hành tỏi, gừng… tỳ khưu không nên đem khuấy cho chín, tính làm cho nguội được, dầu cơm còn ngòi không nên tính đậy cho chín, đậy cho nóng được, nếu vật đã chín sẵn đem hâm lại không sao.
10. Giải về cách thức adhiṭṭhāna
Y nên adhiṭṭhāna[71] có 7 thứ: tam y (ticīvara), y tắm mưa (vāsikasāṭikā), y lót ngồi (nisīdanaṃ), y lót nằm (paccattharanaṃ), y rịt ghẻ (kaṇḍupaṭicchādi), y lau mặt (mukhamuñchana colaṃ), các thứ y phụ tùng nhỏ như vải lược nước, áo bát, đãy (parikkharacolaṃ). Cả 7 thứ y đều là vật nên adhiṭṭhāna theo tên.
Ðức Phật dạy phải adhiṭṭhāna tam y, không cho gởi; adhiṭṭhāna y tắm mưa đến 4 tháng, hết 4 tháng mưa rồi phải gởi, adhiṭṭhāna y lót ngồi, không cho gởi; adhiṭṭhāna vải rịt ghẻ, cho đến khi hết ghẻ rồi gỡ, adhiṭṭhāna y lau mặt, không cho gởi, adhiṭṭhāna các thứ y phụ tùng, không cho gởi.
Tam y là: y 2 lớp để đắp trùm (saṅghāṭi), y vai trái (uttarāsaṅga), y nội để mặc (antaravāsaka). Ba y ấy phải cắt, may làm cho đúng phép rồi nhuộm cho có màu, làm dấu (bindukappa) rồi mới nên nguyện đặt tên (adhiṭṭhāna), không cắt không nên mặc vì đức Phật có dạy “nābhikkhave acchinnakāni civarāni dhāretabbāni”. Chẳng nên mặc y cà sa không cắt, tỳ khưu nào dùng ca sa không cắt, phạm tác ác.
Tam y, dầu cắt cho lớn rộng đến đâu đến đâu cũng phải nhỏ hơn y của Phật mới nên; nhỏ hơn hết là: y 2 lớp và y vai trái, bề dài 4 hắc 1 bàn tay, bề ngang 2 hắc 1 bàn tay; y nôi bề dài 4 hắc 1 bàn tay, bề ngang dầu 2 hắc cũng được. Lớn hoặc nhỏ hơn kiểu ấy không nên nguyện đặt tên là ca sa.
Khi đã cắt may, nhuộm xong nên: 1) Làm dấu y, nên dùng 1 trong 3 màu (đem, xanh, sám tro, hoặc bùn) vẽ vòng tròn bằng mắt ngỗng, đọc “imaṃ bindukappaṃ karomi” rồi adhiṭṭhāna; 2) adhiṭṭhāna có 2 cách: adhiṭṭhāna bằng thân và bằng khẩu.
Nếu y 2 lớp cũ, nên đọc xả adhiṭṭhāna rằng “imaṃ saṅghātiṃ paccuddhārāmi ‒ tôi xả y 2 lớp này” lấy tay cầm y 2 lớp hoặc để trên mình đọc trong tâm rằng “imaṃ saṅghātiṃ adhiṭṭhāna ‒ tôi adhiṭṭhāna y hai lớp này” như thế gọi là adhiṭṭhāna bằng thân. Adhitthānabằng khẩu thì đọc “imaṃ saṅghātiṃ adhiṭṭhāmi”. Adhitthāna bằng khẩu có 2 cách: trong hắc; ngoài hắc. Nếu y ở trong hắc, đọc “imaṃ saṅghātiṃ adhiṭṭhāmi”. Y ở ngoài hắc để trong phòng, trong chùa, phải nhớ đến chỗ để y, rồi đọc “etaṃ saṅghatiṃ adhiṭṭhāmi”. Các y khác cũng phải làm như thế, chỉ nên đổi tên thôi. Ðọc xả y ở trong hắc: Imaṃ / Etaṃ[72] uttarāsaṅgam paccuddharāmi antaravāsakaṃ paccuddharāmi.
Ðọc adhiṭṭhāna: “Imaṃ / Etaṃ uttarasaṅgam adhiṭṭhāmi, antaravāsakaṃ adhiṭṭhāmi, vassikasātikaṃ adhiṭṭhāmi, paccattharanaṃ adhiṭṭhāmi, kaṇḍupaṭicchādi adhiṭṭhāmi, mukhamuñchanacolaṃ adhiṭṭhāmi, parikkhāracolaṃ adhiṭṭhāmi”. Nếu adhiṭṭhāna tam y làm y phụ tùng, đọc: “Imaṃ / Etaṃcīvaraṃ parikkhāracolaṃ adhiṭṭhāmi”. Nếu adhiṭṭhāna nhiều y chung cùng nhau đọc: “Imaṃ / Etaṃcīvarāni parikkhāracolaṃ adhiṭṭhāmi”. Nếu adhiṭṭhāna patta thì đọc: “Imaṃ pattam adhiṭṭhāmi”.
11. Giải về cách gởi y dư (vikappa)
Ðức Phật dạy: “Anujānāmi bhikkhave atirekacīvaraṃ vikappetuṃ. Anu… āyāmena atthaṅgulaṃsugataṃ gulena caturaṅgulavitthataṃ pacchimaṃ cīvaraṃ vikappetuṃ ‒ Này các tỳ khưu! Như Lai dạy phải gởi y dư, Như Lai dạy phải gởi y pacchimacīvara là y nhỏ hơn hết bề dài 8 ngón tay, bề ngang 4 ngón tay (ngón tay của đức Phật).
Y tắm mưa, vải rịt ghẻ, khi đã hết kỳ adhiṭṭhāna rồi nên gởi bằng 2 cách: gởi trước mặt, gởi khuất mặt.
- Gởi y trước mặt 2 cách:
- Trong hắc đọc: Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi. Nhiều y thì đọc: Imāni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi.
- Ngoài hắc đọc: Etaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi. Nhiều y thì đọc: Etāni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi. Đọc gởi trước mặt 1 vị tỳ khưu, rồi cất y cũng được.
Nếu đem ra mặc, xả hoặc adhiṭṭhāna không nên. Khi người chịu gởi đọc: Imaṃ cīvaraṃ mayhaṃ santakaṃ (nhiều y: Imāni cīvarāni mayhaṃ santakaṃ) paribhuñjavāvisajjehivā yathāpaccayamvākarohi ‒ Ngài lấy dùng, hoặc xả hoặc làm theo việc cần dùng của tôi. Ðọc xả như thế rồi đem dùng mặc, đắp cũng nên.
- Gởi y để khuất mặt
- Gần, đọc: Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappanatthāyadammi. Nhiều y: Etāni cīvarāni tuyhaṃ vikappanatthāyadammi ‒ Tôi gởi y này đến ngài.
- Xa, đọc: Etaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappanatthāyadammi. Nhiều y: Etāni cīvarāni tuyhaṃ vikappanatthāyadammi.
Đọc gởi trước mặt 1 vị tỳ khưu, tỳ khưu chịu lãnh gởi nên hỏi chủ y rằng “Người xuất gia nào thân thiết hay gần gũi với ngài?” Chủ gởi y, tùy thích nói: “Ngài Tissa (hoặc sa di Tissa) là người thân thiết với tôi”. Vị chịu lãnh gởi nói “Ahaṃ tissabhikkhudammi” hoặc “Ahaṃ tissassasāmañerassa dammi” theo tên mà tỳ khưu xin gởi ấy. Như thế gọi là khuất mặt, rồi cất giữ, như thế ấy cũng được. Khi tỳ khưu giùm chịu lãnh gởi ấy đọc: “Tissassabhikkhuno santakaṃ paribhuñjavāvisajjehi vā yathāpaccayaṃ vā karohi” như đã có giải trong cách gởi trước mặt, điều thứ 2 ấy rồi, mới gọi là xả, khi đã xả rồi, đem y ra mặc đều được cả.
Vấn: Gởi trước mặt và khuất mặt khác nhau như thế nào? Ðáp: Trong cách gởi trước mặt ấy, tự mình gởi nhờ người khác xả. Trong cách gởi khuất mặt, nhờ người khác gởi cho, nhờ người khác xả cho, khác nhau như thế ấy. Nếu đã gởi đến người nào, người ấy không thông hiểu các xả, nên đem y ấy gởi cho tỳ khưu thông hiểu, rồi nhờ vị ấy xả, mới nên. Người chủ đem y ấy adhiṭṭhāna theo tên rồi dùng, dầu quá 10 ngày, cũng không phạm tội, ấy là adhiṭṭhāna và vikkappa y dư trước 10 ngày, nếu để quá 10 ngày phạm ưng xả đối trị theo điều học “lễ dâng y lần thứ nhất” (pathamakathina sikkhāpada).
12. Giải về cách đứt adhiṭṭhāna
Y đã adhiṭṭhāna theo tên, như đã có giải, đứt adhiṭṭhāna do 9 điều: 1) cho đến người khác (aññassadāṇena); 2) bị bọn cướp đoạt (acchinditvāgahaṇena); 3) bạn thiết lấy (vissāsagāhena); 4)trở làm người thấp hèn (phạm bất cộng trụ theo ngoại đạo) (hīnāyāvattaṇena); 5) xả giới (sikkhāpaccakkhāṇena); 6) chết (kālakiriyāya); 7) đổi tướng mạo (trai biến ra gái, gái biến ra trai) (lingaparivattaṇena); 8) xả bỏ adhiṭṭhāna (paccuddharaṇena); 9) lủng lỗ.
Y lủng lỗ bằng lưng móng tay út, lủng đứt hết chỉ mới đứt adhiṭṭhāna. Y hai lớp, y vai trái rách bề dài từ bìa vào 1 gang, rách bề ngang từ bìa vào 8 ngón tay mới đứt adhiṭṭhāna. Y nội rách bề dài từ bìa vào 1 gang, bề ngang từ bìa vào 4 ngón tay mới đứt adhiṭṭhāna. Y đã đứt adhiṭṭhāna như thế, phải may vá lại rồi adhiṭṭhāna thêm, đem mặc mới nên. Nên vá y trong 10 ngày kể từ ngày rách, để quá 10 ngày phạm ưng xả đối trị như y dư.
—