IV. KẾT LUẬN
Pháp hành đúng sẽ dẫn đến kết quả đúng. Pháp hành đúng tùy thuộc vào trí tuệ và những thiện pháp đã tích lũy đời trước.
Điều quan trọng trong pháp hành này là làm sao thay đổi được tà kiến cho rằng Danh-Sắc này là “Ta”, là tự ngã của chúng ta. Nếu hành giả không thể chuyển đổiđược tà kiến này thì khó có thể đạt đến Tuệ thứ nhất (Tuệ phân biệt danh – sắc), và không có Tuệ thứ nhất thì không thể phát triển 16 tuệ minh sát và chứng Niết bànđược. Khi hành đúng và có kết quả, hành giả sẽ tự biết, cũng giống như việc nếm đường — bạn không cần người thầy bảo cho bạn biết vị đường là như thế nào.
Trong thời đại này, con người nặng về tham ái và yếu về trí tuệ. Nó là vậy bởi vì đây là kỷ nguyên vật chất dành cho tất cả mọi người (không phải chỉ có vua chúa mới hưởng được như ngày xưa), những phương tiện kỹ thuật hiện đại bủa vây chung quanh làm chuyển hướng tâm chúng ta. Người mới bắt đầu hành thiền nếu có ý nghĩrằng ta rất thích hành thiền và chắc chắn sẽ sớm thấy Pháp (Dhamma), người ấy sẽ thất bại. Họ thất bại là vì phiền não có sức mạnh hơn, do đã tích luỹ lâu đời trong họ, mà việc hành thiền là một quá trình gạn lọc từ từ. Người muốn loại trừ phiền nãotrong tâm, cần phải hành đúng chánh pháp để diệt trừ phiền não và đồng thời cũng phải hiểu pháp hành qua việc nghiên cứu những lời dạy xác đáng của Đức Phật. Không hiểu chánh pháp (pariyatti) và pháp hành đúng để đoạn tận khổ, ta không thể chứng Niết bàn được.
Thiền sư Achaan Naeb nói rằng, việc thực hành Vipassanā này rất khó, khó hơn cả việc đi trên dây nữa. Nếu hành giả rơi xuống, hành giả phải tiếp tục đứng dậy và cố gắng mãi cho đến khi thành công. Đây là nhiệt tâm tinh tấn (ātāpī) hỗ trợ trực tiếp cho chánh niệm tỉnh giác (sati – sampajañña) trú trong sát-na hiện tại. Việc duy trìTrung Đạo (không tham cũng không sân) — sự quân bình — này, đòi hỏi rất nhiều cố gắng, thận trọng. Nó quả thực là khó, nhưng không phải không thể – nếu hành giảthực sự muốn đoạn tận khổ.
“Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia.
Số người còn ở lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui Niết bàn.
Bỏ dục không sở hữu,
Bậc trí tự rửa sạch
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập Giác Chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.” (Dhammapada 85 — 89)
–ooOoo–
[1] Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỳ kheo, do pháp ấy, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các tỳ kheo, đó là tác ý chân chánh (yonisomanasikāra)”. (Aguttara Nikāya)
[2] Ngoại trừ một điều là chúng ta phải tự chế đối với việc nói năng, hay làm những việc không cần thiết,… và chúng ta cũng phải có chánh niệm, tỉnh giác cộng với sikkhàti để biết pháp hành của mình đúng hay sai.
[3] “… Cũng như một người muốn làm cho nước trong, dùng một trái hạnh (katukanut) rồi thọc tay vào trong bình quấy hai, ba lần, nước vẫn chưa trong. Nhưng y không vì thế mà quăng trái hạnh đi, ngược lại, y sẽ chà đi, chà lại nhiều lần. Khi y làm như vậy, chất bùn sẽ lóng xuống và nước sẽ trở nên trong vắt. Vị hành giả(tỳ kheo) cũng vậy, không nên thối chí mà cần phải nhận thức thấu đáo, tác ý nhiều lần, phân biện và định rõ chỉ nội sắc mà thôi.”
[4] Nhất thời đoạn diệt (tadanganirodha) bắt đầu với Tuệ thứ nhất — Nāmarūpaparicchedañāṇa (Tuệ phân biệt Danh-Sắc). Ở Tuệ này, tà kiến về “ta” được loại trừ và tiếp tục cho đến Tuệ thứ mười hai — Anulomañāṇa (Thuận thứ tuệ). Ở Tuệ này, sự diệt trở thành thường hay vĩnh viễn. (Xem “16 Tuệ Minh Sát”.)
[5] Để hiểu rõ Danh-Sắc nào nên dùng như đối tượng của sáu căn, xem đồ hình “Tóm tắt 12 xứ (ayatana)” ở cuối Phần Thực Hành này.
[6] Khi Ngài Udayi hỏi Ngài Xá Lợi Phất, Niết Bàn sao có thể là lạc được, bởi vì không có thọ, Bậc Tướng Quân Chánh Pháp trả lời: “Chính cái chỗ không có thọ ấy là lạc”. (Anguttara-Nikāya, Nibbānasutta)
[7] Sắc (rūpa) khi được quán như cái đau, không còn là sắc ngồi, v.v… nữa, mà trở thành sắc thân (rūpakāya), tức sắc được xem như thân vậy.
[8] Trong Tương Ưng Kinh, Đức Phật nói với nam cư sĩ Nakulapitā (lúc ấy đang bệnh hoạn già yếu) rằng, đối với hàng phàm nhân không tu tập, khi bệnh hoạn phát sanh, thân bất an và tâm cũng bất an; nhưng đối với người đã diệt được thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), thân bất an nhưng tâm thì không.
____________________